2.3. COTRIMOXAZOL
Là thuốc phối hợp của Sulfamethoxazol với Trimethoprim tỷ lệ 5/1
Định tính: sắc ký lớp mỏng
Định lượng:
- Sulfamethoxazol: chiết bằng HCl, định lượng bằng phép đo nitrit
- Trimethoprim: chiết bằng cloroform (có NaOH), sau đó chiết Trimethoprim từ dịch cloroform bằng dung dịch acid acetic, đo độ hấp thụ UV
Tác dụng: Hiệp đồng kháng khuẩn do ức chế 1 số giai đoạn trong quá trình tổng hợp acid folic của vi khuẩn, nên có tác dụng với hầu hết các vi khuẩn trừ trực khuẩn lao.
Chỉ định: Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, đường niệu, đường hô hấp, tai – mũi – họng. Các nhiễm khuẩn ngoài da và phần mềm ở ngoại và sản khoa.
Chống chỉ định: Suy thận, phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh.
Có thể bạn quan tâm!
- Hóa dược trường CĐ phương đông Đà Nẵng - 12
- Kháng Sinh Nhóm Cloramphenicol Và Dẫn Chất
- Hóa dược trường CĐ phương đông Đà Nẵng - 14
- Hóa dược trường CĐ phương đông Đà Nẵng - 16
- Sơ Lược Về Chu Trình Phát Triển Của Ký Sinh Trùng Sốt Rét
- Hóa dược trường CĐ phương đông Đà Nẵng - 18
Xem toàn bộ 293 trang tài liệu này.
Dạng thuốc:
- Viên 120mg: Sulfamethoxazol 100mg + Trimethoprim 20mg
- Viên 480mg: Sulfamethoxazol 400mg + Trimethoprim 80mg
- Viên 960mg: Sulfamethoxazol 800mg + Trimethoprim 160mg
110
BÀI 13. THUỐC KHÁNG NẤM
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Trình bày được công thức cấu tạo, các tính chất lý hóa và ứng dụng các tính chất đó trong kiểm nghiệm các thuốc kháng nấm.
2. Trình bày được cơ chế tác dụng và công dụng của các thuốc kháng nấm.
ĐẠI CƯƠNG
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, do đó nấm gây bệnh dễ có điều kiện phát triển nhất là ở các nơi có điều kiện vệ sinh kém và thường xuyên ẩm ướt như các xí nghiệp thủy hải sản, công nhân cao su… Các khảo sát của bệnh biện da liễu thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ nhiễm nấm chiếm 60% trên tổng số bệnh nhân đến khám. Gần đây với sự phát triển của bệnh AIDS, nguy cơ nhiễm nấm nội tạng do Cryptococcus, Blastomyces cũng có chiều hướng gia tăng, bệnh nấm cũng thường hay gặp ở những bệnh nhân đang điều trị ung thư, ghép cơ quan, ghép tủy… do phải thường xuyên sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch (cyclosporin A, tacrolimus, azathioprin và corticoid)
Theo hình dạng, người ta phân loại nấm gây bệnh ra thành:
Nấm sợi
Các loài Aspergilus
Nấm ngoài da thuộc 3 loại lớn: Microsporum, Epidermophyton, Trichophyton.
Nấm men
Candida, Cryptococcus, Geotrichum, Trichosporon.
Nấm lây truyền cho người từ đất, do tiếp xúc với thú vật hay từ người.
Một số loài nấm có thể sống cộng sinh trong cơ thể người (âm đạo phụ nữ), chỉ bùng phát khi có sự thay đổi làm mất cân bằng quần thể vi sinh vật (có thai, dậy thì, dùng chất sát khuẩn quá mức, sử dụng xà phòng không thích hợp, mặc quần áo chật và chất liệu polyester…)
Người ta phân biệt 2 loại bệnh nấm:
- Bệnh nấm sâu hay nấm nội tạng
- Bệnh nấm ngoài da hay nấm da – màng nhầy
Theo sự phân phối của thuốc kháng nấm, người ta chia làm 2 loại thuốc:
- Thuốc kháng nấm toàn thân để trị các bệnh nấm nội tạng
- Thuốc kháng nấm tại chỗ để trị các bệnh nấm da – màng nhầy.
Sự phân chia này không luôn luôn cố định vì một số thuốc kháng nấm toàn thân có thể sử dụng tại chỗ, ví dụ trường hợp của Ketoconazol, Amphotericin B…
MỘT SỐ THUỐC THÔNG DỤNG
1. CLOTRIMAZOL
Công thức: C22H17ClN2ptl: 344,8
Tên khoa học: 1-[(2-clorophenyl) diphenylmethyl]-1H-imidazol
Điều chế: phản ứng giữa imidazol và 2-clorotriphenylmethyl clorid, dùng trime-thylamin làm chất nhận proton.
111
Tính chất:
- Lý tính: bột kết tinh trắng hoặc hơi vàng, thực tế không tan trong nước, tan trong ethanol và dicloromethan, khó tan trong ether; tan trong các acid vô cơ loãng. Điểm chảy khoảng 141oC đến 145oC.
- Hóa tính: hóa tính của clotrimazol là hóa tính của nhân imidazol và của các gốc phenyl. Chế phẩm không tan trong nước, thêm acid hydrocloric loãng, lắc, tan hoàn toàn. Định lượng: bằng phương pháp đo acid trong môi trường khan, dung môi acid acetic khan, chỉ thị naphtholbenzein. Trong phương pháp này, một phần tử clotrimazol phản ứng với một phân tử acid percloric.
Dung dịch chế phẩm 0,04% trong dung dịch acid hydrocloric 0,01M trong methanol, ở vùng sóng từ 230 nm đến 350 nm có hai cực đại hấp thụ ở 262 nm và 265 nm.
Vô cơ hóa rồi xác định sự có mặt của ion clorid bằng thuốc thử bạc nitrat.
Công dụng:
Dùng ngoài để điều trị nấm ngoài da do Candida albicans gây ra; điều trị nấm ở thân, háng, bàn chân do Trichophyton rubrum, T.mentagrophytes, Epidermophyton floccosum và Microsporum canis gây ra và nhiều loại nấm ngoài da khác.
Dạng bào chế:
Kem bôi 1%, dung dịch dùng ngoài 1%, dung dịch rửa 1%; viên nén đặt âm đạo 100mg và 500mg.
Để phòng và điều trị nấm ở miệng – hầu do các loại Candida gây ra dùng dạng viên hình thoi “lozenge’ 10mg để ngậm.
Tác dụng phụ: tuy thuốc có tác dụng kháng nhiều loại nấm, uống hấp thu tốt, song do gây rối loạn tiêu hóa nặng nên không được dùng để điều trị nhiễm nấm toàn thân.
2. KETOCONAZOL
Công thức: C26H28Cl2N4O4 ptl: 531,4
112
Tên khoa học: 1-acetyl-4-[4-[[2,4-diclorophenyl)-2-(1H-imidazol-1-ylmethyl)-1,3- dioxolan-4-yl]methoxy]phenyl]piperazin
Tính chất: bột kết tinh trắng hoặc hầu như trắng, thực tế không tan trong nước; dễ tan trong dicloromethan, tan trong methanol; hơi tan trong ethanol. Nóng chảy ở 1480C – 1520C.
Định tính:
- So sánh phổ hồng ngoại với phổ của chất chuẩn. Xác định clo bằng cách vô cơ hóa rồi dùng thuốc thử bạc nitrat.
- Dùng phương pháp đo phổ hấp thụ tử ngoại.
- Dùng các thuốc thử chung của alcaloid để định tính.
Định lượng:
- Dùng phương pháp đo acid trong môi trường khan, dung môi là hỗn hợp acid acetic khan và ethyl methyl ceton, chỉ thị đo điện thế. Một phân tử ketoconazol phản ứng với 2 phân tử acid percloric.
- Dùng phương pháp đo phổ hập thụ tử ngoại.
Công dụng:
- Điều trị bệnh nấm do các loài Blastomyces gây ra (giống itraconazol)
- Điều trị bệnh viêm phổi, viêm màng bụng, viêm đường tiết niệu, bệnh nấm miệng
– hầu, âm hộ - âm đạo do các loài nấm Candida gây ra (giống fluconazol)
- Điều trị nấm phổi, nấm móng, nấm huyết (giống fluconazol và itraconazol)
- Ngoài ra, ketoconazol còn dùng điều trị ung thư biểu bì, hội chứng Cushing; phụ nữ rậm râu.
Cách dùng và liều dùng:
Uống 200 – 400 mg/ngày
Là thuốc kháng nấm phổ rộng, dùng uống để điều trị nhiễm nhấm toàn thân.
Ketoconazol dễ tan trong môi trường acid của dạ dày nên dễ hấp thu, vì vậy không dùng đồng thời cúng các thuốc làm giảm pH dạ dày.
Dạng bào chế: kem bôi 2%; dầu gội “shampoo” 1%; hỗn dịch uống 100 mg/5ml; viên nén 200mg.
3. FLUCONAZOL
Công thức: C13H12F2N6O ptl: 306,27 Tên khoa học: 2-(2,4-difluorophenyl)-1,3-bis(1H-1,2,4- triazol-1-yl)propan-2-ol
Tính chất:
Lý tính: tinh thể hoặc bột kết tinh trắng, khó tan trong nước ethanol. Nóng chảy ở khoảng 139oC.
Hóa tính: hóa tính của fluconazol chủ yếu là hóa
tính của nhân thơm. Tuy có 6 nguyên tử nitơ trong 2 dị vòng triazol, song fluconazol có tính base rất yếu. Vì vậy ngoài các phép thử chung như điểm chảy, đo phổ hồng ngoại hoặc sắc lý lớp mỏng để định tính fluconazol thì một phương pháp hay được dùng để định tính và định lượng là đo phổ hấp thụ tử ngoại.
113
Công dụng: chủ yếu để điều trị các bệnh nấm candida như bệnh nấm candida ở âm đạo, miệng – hầu, thực quản, đường tiết niệu, màng bụng và nhiễm candida toàn thân như candida huyết, candida phát tán, viêm phổi. Ngoài ra, fluconazol còn được dùng điều trị viêm não do Crytococcus.
Dạng bào chế: viên né, hỗn dịch uống, dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch. Do uống hấp thu nhanh và hầu như toàn thân nên chỉ dùng dạng tiêm đối với bệnh nhân không dung nạp hoặc không thể dùng được đường uống.
114
BÀI 14. THUỐC KHÁNG VIRUS
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Trình bày được một số bệnh do virus gây ra trên người
2. Trình bày được cấu trúc và tính chất, công dụng của một số thuốc trị virus.
3. Sử dụng được một số thuốc trị các bệnh thông thường do virus gây ra.
ĐẠI CƯƠNG
Có nhiều bệnh do virus gây ra trên người và súc vật mà cho đến nay việc tìm ra được thuốc chữa là điều còn nhiều khó khăn với trình độ khoa học của thế giới hiện đại. Đối với các bệnh do virus gây ra hiện nay người ta chỉ cố gắng tìm ra thuốc chủng ngừa.
Một số bệnh virus gây ra trên người:
- Bệnh cúm do Orthomyxo virus gây ra
- Mụn cóc: Papopa virus
- Sổ mũi: Corona virus
- Sốt xuất huyết: Toga virus
- Quai bị, ban đỏ, rubella: Paramyxo virus
- Viêm hô hấp, viêm mắt: Adeno virus
- Bệnh dại: Rhadovirus
- Dời ăn, trái rạ: Herpes virus
- AIDS và một vài trường hợp ung thư, thoái hóa não…: Retro virus
Và còn nhiều bệnh khác nữa mà ngày nay người ta tìm ra được nguyên nhân là do các tác nhân virus như viêm gan siêu vi A, B, C…, đậu mùa… Các viêm nhiễm đường hô hấp trên ở trẻ em và người lớn có đến 60 – 70% là do virus gây ra.
Trong các bệnh do virus gây ra kể trên thì AIDS là căn bệnh hiểm nghèo nhất hiện nay chưa tìm được cách chữa trị hiệu quả.
Việc tìm ra các thuốc kháng virus gặp rất nhiều khó khăn do các lý do sau:
- Sự sao chép của virus tùy thuộc vào quá trình chuyển hóa của tế bào ký chủ. Do vậy thuốc có tác dụng diệt virus sẽ ảnh hưởng hay làm tổn hại đến ký chủ.
- Ở một số bệnh như AIDS lại còn nhiều trở ngại hơn trong việc nghiên cứu thuốc:
Không có mẫu thú vật nào phù hợp để thử nghiệm nghiên cứu tìm ra vaccin phòng chống HIV cũng như nghiên cứu tìm ra thuốc mới.
Ở bệnh nhân có tình trạng suy sụp hệ thống miễn dịch của toàn bộ cơ thể, khác với tình trạng nhiễm khuẩn thông thường khác. Do vậy để điều trị AIDS ngoài thuốc kháng virus còn phải bổ sung các liệu trình chống lại các bệnh cơ hội khác như: nấm phổi, não, ung thư Kaposi, nhiễm trùng, loét, tiêu chảy…cho bệnh nhân.
Virus HIV có thời gian ủ bệnh khá lâu trong cơ thể ký chủ nên dễ bị đột biến, rất dễ dàng kháng thuốc. Mặc khác đây cũng là nguyên nhân là người ta không thể tìm được một epitope (khung kháng nguyên chung) của tất cả các virus nên việc tìm thuốc chủng ngừa là điều cực kỳ khó khăn.
Vì các lý do trên hiện nay việc tìm ra một thuốc lý tưởng chống virus trên lý thuyết là điều khó thực hiện được.
115
Với một số bệnh khác như cúm đậu mùa, bại liệt, viêm não, ho gà, viêm gan siêu vi… ngày nay nhờ sự tiến bộ của công nghệ gen người ta đã tìm ra thuốc chủng ngừa.
I. THUỐC TRỊ VIRUS
1. NHÓM CÁC CHẤT TƯƠNG TỰ NUCLEOTID
Các thuốc nhóm này có cấu trúc tương tự base pyrimidin và purin nhưng thay đổi cấu trúc bằng cách gắn thêm một gốc halogen hay một nhóm trifluoromethyl. Cũng có thể người ta thay đổi phần đường. Nhóm thuốc này tác động theo cơ chế can thiệp vào chuỗi AND của virus bằng cách ngăn cản sự kéo dài của chuỗi và mất khả năng thành lập diester phosphat với vị trí 5 – hydroxyl của các nucleotid.
1.1 Nhóm các chất tương tự pyrimidin
Zidovudin Idoxuridin Trifluridin AZT, Azidothymidin TFT
116
Một số chất tiêu biểu
1.1.1 Idoxuridin
Có cấu trúc 5-iodo-2’-desoxyuridin tương tự như pyrimidin, tác động bằng cách thay thế base thymidin.
Tác dụng tốt trên các loại virus thủy đậu, virus bệnh zona, virus herpes 1 và 2 (HSV1 và HSV2). Thường được sử dụng điều trị viêm da do virus, viêm kết mạc do virus.
1.1.2 Trifluridin
Có cấu trúc trifluorothymidin Công dụng tương tự Idoxuridin
1.1.3 Idodesoxycytidin
Cấu trúc 5-iodo-2’-desoxyuridin Sử dụng: viêm sừng do virus.
1.2 Nhóm có cấu trúc tương tự base purin
Acyclorvir Ganciclorvir
117