Quá Trình Tiến Hành Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Thành Phố Đà Nẵng Từ Năm 2001 Đến Nay


Độ... Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng, Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh Quân khu V). Đây cũng là những địa điểm mà người dân hay khách du lịch thường tới khi đến thành phố. Đà Nẵng là nơi tập trung các trung tâm huấn luyện, đào tạo thể thao thành tích cao: Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia III, Trung tâm Thể thao Quốc phòng III và Đại học Thể dục Thể thao III. Ngoài ra còn có Làng vận động viên và Khu tập luyện bóng đá rộng gần 8 ha, hay Khu thể thao thành tích cao rộng 7 ha, nằm ở khu đô thị mới Tuyên Sơn - Hòa Cường.

3.1.2. Khó khăn

3.1.2.1. Khó khăn về điều kiện tự nhiên

- Đà Nẵng nằm ở khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mũa rõ rệt: mùa mưa có lượng mưa nhiều, bão lũ thường xảy ra gây lũ lụt, ngập úng ở nhiều vùng, thiệt hại lớn đến phát triển kinh tế; ngược lại mùa khô nắng nóng, ít mưa dẫn đến hạn hán, một số sông bị nước mặn xâm nhập. Với lượng mưa phân bố không đều, khí hậu khắc nghiệt ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống dân cư thành phố.

- Diện tích đất trống, đồi trọc lớn và ngày càng gia tăng, đây là đặc điểm quan trọng gây khó khăn cho phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp ở Thành phố.

- Do áp lực gia tăng dân số ngày càng lớn, đất rừng bị con người khai phá biến thành đất canh tác nông nghiệp, đất thổ cư, làm đường giao thông, xây dựng công trình công cộng, khu công nghiệp...

- Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, trữ lượng thấp, chủ yếu là nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng; cát trắng, đá xây dựng, cuội sỏi xây dựng... Tại bồn trũng Đà Nẵng, cách bán đảo Sơn Trà theo hướng đông - đông bắc, khoảng 70 hải lý, mới phát hiện một trữ lượng lớn khí dồi dào, song lại lẫn nhiều khí khác, nên chưa thu hút được sự đầu tư của nước ngoài, vẫn còn nằm trong dạng tiềm năng.


3.1.2.2. Khó khăn về điều kiện kinh tế và xã hội

- Tăng trưởng kinh tế vẫn theo chiều rộng chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, sử dụng lao động giá rẻ, khai thác tài nguyên và gia công hàng xuất khẩu. Một số ngành, lĩnh vực phát triển chưa thật bền vững; vai trò động lực, liên kết khu vực và sức lan tỏa còn yếu.

- Việc thu ngân sách không đảm bảo tiến độ so với dự toán do những khó khăn về kinh tế, sản xuất kinh doanh, những khoản thu từ đất giảm thì cũng kéo theo thu thuế và phí cũng giảm.

- Kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư phát triển nhanh, nhưng vẫn chưa đồng bộ, một số dự án triển khai chậm, kéo dài tiến độ, làm tăng chi phí đầu tư và chậm đưa công trình vào sử dụng; thậm chí có công trình đã đưa vào sử dụng nhưng hiệu quả đầu tư không đạt như mong muốn và dự tính ban đầu.

- Mật độ dân số giữa các quận, huyện có sự chênh lệch khá cao là do tốc độ đô thị hóa nhanh, do hiện tượng di dân của lực lượng lao động từ các huyện ngoại thành và các tỉnh lân cận vào các quận trung tâm thành phố tìm việc làm. Đây cũng là hiện tượng thường xảy ra đối với các thành phố đang trên đà phát triển.

- Trình độ và cơ cấu nguồn nhân lực còn bất cập. Trên địa bàn thành phố có trên 37 dân tộc và người nước ngoài cùng chung sống, trong đó có bộ phận quan trọng là số dân thuộc dân tộc ít người như: người Ê Đê, Mường, Gia Rai, Chơ Ro, Hà Nhì, Si La và Ơ Đu. Trình độ dân trí còn thấp, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động không đồng đều. Thừa lao động giản đơn, nhưng thiếu lao động có kỹ năng, nhất là lao động trong các ngành CN mới và các ngành dựa nhiều vào tri thức, CN chất lượng cao.

- Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đồng đều giữa các vùng; các lĩnh vực văn hóa, văn nghệ phát triển chưa ngang tầm với tiềm năng, lợi thế của thành phố.


3.2. QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY

3.2.1. Quán triệt và vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Thành phố Đà Nẵng

Sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đảng bộ và chính quyền thành phố Đà Nẵng đặt ra yêu cầu xây dựng và phát triển thành phố trong giai đoạn mới. Ngày 16 - 10 - 2003, Bộ chính trị đã ra nghị quyết 33- NQ/TW về "Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa". Đây là một nghị quyết quan trọng, có ý nghĩa hết sức to lớn và lâu dài đối với sự phát triển của thành phố. Nghị quyết khẳng định: "Đà Nẵng phải phấn đấu để trở thành một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020" [5]. Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã ban hành: "Kế hoạch triển khai quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết 33- NQ/TWcủa Bộ Chính trị" số 19-KH/TU, ngày 5-11-2003 và "Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết 33/-NQ/TWcủa Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa" số 16-CTr/TU, ngày 19-11-2003.

Đại hội đại biểu lần thứ XX (tháng 9 - 2010) Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã đưa ra mục tiêu, phương hướng tổng quát của 5 năm 2010 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 là:

Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung, là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của miền Trung và cả nước, tạo nền tảng để xây dựng thành phố trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020 [28, tr.29].


Trên cơ sở "Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020" theo quyết định số 1866/QĐ-TTg, ngày 18/10/2010, cấp ủy và chính quyền thành phố Đà Nẵng đã xác định quan điểm và phương hướng đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức trên địa bàn. Trong đó, nhấn mạnh tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của thành phố nhằm tăng trưởng nhanh, bền vững gắn với đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp và nâng cao chất lượng tăng trưởng. Đà Nẵng phải là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật của vùng và cùng với các thành phố lân cận hình thành hành lang kinh tế Bắc - Nam.

Tháng 10 - 2010 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập khu CN cao Đà Nẵng với 6 nhóm ngành nghề thu hút đầu tư, gồm CN sinh học phục vụ nông nghiệp, thủy sản và y tế; CN vi điện tử, cơ điện tử và quang điện tử; CN tự động hóa và cơ khí chính xác; CN vật liệu mới, năng lượng mới; CN thông tin, truyền thông và phần mềm tin học; CN môi trường, CN phục vụ hóa dầu và một số CN đặc biệt khác.

Với chủ trương, quyết định trên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đà Nẵng nỗ lực xây dựng thành phố giàu về kinh tế, phát triển về văn hóa, khoa học - kỹ thuật, sạch về môi trường và vững mạnh về an ninh quốc phòng, trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020 như Đại hội đại biểu lần thứ XX của Đảng bộ thành phố đã xác định.

3.2.2. Tình hình tổ chức tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

3.2.2.1. Trang bị CN tiên tiến, hiện đại cho các ngành kinh tế

Các ngành sử dụng CN truyền thống ở thành phố chủ yếu là nông nghiệp, chế biến thủy hải sản, giầy da, may mặc, dịch vụ ở trình độ thấp…trong những năm trở lại đây đã có những thay đổi về CN đáng kể trong sản xuất. Ngành thủy sản được coi là mũi đột phá, khai thác hải sản phát


triển theo hướng vươn khơi, các đội tàu đánh bắt xa bờ được trang bị các thiết bị hiện đại để liên lạc tránh bão, việc cải hoán và đóng mới tàu thuyền công suất lớn tăng lên. Đối với các ngành dệt may, da giầy, CN chế biến thực phẩm đồ uống …do đổi mới CN hoặc chuyển đổi dần phương thức sản xuất từ gia công sang sản xuất trực tiếp nên giá trị gia tăng của nhiều sản phẩm đã được nâng lên. Một số cơ sở sản xuất chế biến thủy sản lớn đã bước đầu chuyển hướng sang đầu tư chiều sâu, trang bị dây chuyền máy móc, thiết bị hiện đại để sản xuất các sản phẩm tinh chế, có giá trị gia tãng cao.

Theo kết quả điều tra, đánh giá trình độ CN của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2006 do Bộ Khoa học CN chủ trì, chỉ số trình độ CN của các phân ngành chi tiết như sau: Tỷ trọng thiết bị hiện đại lĩnh vực dệt may, da giầy chiếm 56% và tỷ trọng công nhân sử dụng được trang thiết bị cơ khí hóa và tự động hóa là 75% cao hơn 13% so với mức trung bình là 51,85%. Đây là một trong những ngành công nghiệp được thành phố ưu tiên phát triển trong thời gian qua. Công nghiệp chế biến thủy sản cũng là một trong những ngành công nghiệp có lợi thế tại Đà Nẵng. Tốc độ đổi mới CN đạt mức cao 27,69% năm, và tỷ trọng thiết bị hiện đại cao nhất với Ihđ= 93,17%, nên đây là ngành có năng lực cạnh tranh cao. Ngành chế biến thực phẩm, đồ uống là ngành có sản phẩm cạnh tranh gay gắt nhất trên thị trường nhưng lại không có đầu tư gì ở giai đoạn này hệ số đổi mới thiết bị Kđm = 0 và tỷ trọng thiết bị hiện đại Ihđ cũng chỉ chiếm gần 22% tổng giá trị thiết bị, vì vậy ngành công nghiệp này có sức cạnh tranh thấp. Ngành hóa chất - dược phẩm có hệ thống thiết bị sản xuất thuộc loại cũ nhất với hệ số hao mòn hữu hình h=1,86%, hơn nữa hệ số đổi mới thiết bị Kđm = 0 và tỷ trọng thiết bị hiện đại Ihđ = 0 nên trình độ CN của ngành này rất kém và sản phẩm không có sức cạnh tranh. Trong 15 ngành công nghiệp được khảo sát thì có 3 ngành đạt mức trung bình tiên tiến (Chế biến thuỷ sản; bia, rượi, nước giải khát; Dược-Thiết bị y tế), 10 ngành đạt mức trung bình và 2 ngành ở mức lạc hậu. So với mức chuẩn thực trạng CN tiên tiến của các


nước trong khu vực và trên thế giới thì Đà Nẵng có 9 ngành đạt mức trung bình và 6 ngành ở mức lạc hậu. Tuy nhiên để cạnh tranh sản phẩm trên thị trường, và giữ vững thương hiệu, một số doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng nhà máy với trang thiết bị tiên tiến nổi bật nhất là Công ty cổ phần dược Danapha có ba dây chuyền đạt tiêu chuẩn GMP - WHO. Năm 2009 với mô hình dự án Nhà máy CN dược nano - liposome đầu tiên tại Việt Nam đã gióng tiếng chuông khởi đầu cho thập kỷ CN cao của ngành dược, trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành sản xuất dược, với hệ thống nhà máy quy mô, hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Đối với ngành công nghiệp cơ khí của thành phố với các lĩnh vực sản xuất sắt thép xây dựng, gia công cơ khí, sản xuất máy móc thiết bị, xe có động cơ, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền…chủ yếu do khu vực tư nhân đầu tư quy mô nhỏ nên trình độ CN chưa cao. Chỉ có các nhà máy thuộc khu vực nhà nước như : công ty Sông Thu (thuộc tổng cục CN Bộ Quốc phòng), nhà máy sản xuất lắp ráp xe máy, nhà máy thép Đà Nẵng - Ý…trong thời gian vừa qua đầu tư đổi mới CN. Công nghiệp đóng tàu đã thiết lập CN đóng tàu hiện đại với các bước thiết kế kỹ thuật, thiết kế CN, lập kế hoạch sản xuất, lập quy trình CN… được áp dụng trên máy vi tính theo hướng khép kín. Đồng thời đầu tư, ứng dụng thiết bị, CN cao (như máy hàn hồ quang, máy hàn tự động, máy cắt plasma, máy cắt CNC và thiết bị gia công hiện đại khác), những phần mềm thiết kế (như phần mềm tribol, Nupas, Acad) vào sản xuất. Cụ thể, các CN lắp ráp có tổng đoạn lớn, CN phóng dạng vỏ tàu bằng phần mềm thiết kế trên máy vi tính, dây chuyền sản xuất vật liệu cắt và hàn hiện đại… được đưa vào sử dụng, đã rút ngắn được thời gian thi công và nâng cao chất lượng tàu. Đây là một hướng đi mới mà ngành đóng tàu thành phố đang tập trung đầu tư.

Việc phân tích trình độ CN, thiết bị một số ngành của thành phố, luận án cho rằng CN sản xuất của các ngành công nghiệp của thành phố nhìn chung còn ở trình độ thấp, không có thiết bị hiện đại, máy móc trong các dây chuyền sản xuất hàng tiêu dùng, cũng như sản xuất công nghiệp hỗ trợ lâu nay nhập từ nước


ngoài với giá cao, đây là những dây chuyền đã lạc hậu của các nước phát triển cần mau chóng thay đổi. Điều này một phần do các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu vốn không đầu tư đổi mới CN, một phần do công nhân không đủ trình độ, không có kỹ sư có trình độ cao sử dụng CN mới…

3.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ

Từ năm 2001 đến nay, cơ cấu ngành kinh tế của thành phố có sự chuyển dịch tích cực phù hợp với định hướng CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. Số liệu thống kê sau đây cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ, (theo giá so sánh) diễn biến tương đối khác biệt qua các giai đoạn sau: 2001 -2005; 2006 - 2013 như sau:

Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế ngành của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001 - 2013

Ngành

Tỷ trọng các nhóm ngành kinh tế ( %)

2001

2005

2006

2012

2013

Nông - lâm - thủy sản

7,73

6,01

4,92

2,97

2,37

Công nghiệp - xây dựng

41,65

51,61

47,94

39,15

39,68

Dịch vụ

50,62

42,38

47,14

57,88

57,95

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2006, 2012 [118].

Đơn vị tính: %


Nguồn Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2006 118 Hình 3 1 Cơ cấu kinh tế 1Nguồn Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2006 118 Hình 3 1 Cơ cấu kinh tế 2

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2006 [118]

Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế ngành của Đà Nẵng năm 2001 và 2013


Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2001 - 2005 ít có sự thay đổi so với giai đoạn trước, tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp vào cơ cấu GDP có xu hướng tiếp tục tăng lên; trong khi đó tỷ trọng này của ngành công nghiệp và dịch vụ vẫn tiếp tục có xu hướng giảm xuống. Nông nghiệp từ 7,73% xuống 6,01% mức giảm này không nhiều, nhưng đặc biệt ngành có tốc độ giảm nhanh hơn trong cơ cấu GDP là dịch vụ từ 50,62% năm 2001 xuống 42,38% năm 2005 mặc dù tốc độ tăng bình quân của ngành trong giai đoạn này 10,6%/năm cao hơn so với giai đoạn 1997 - 2000 là 9,83% [12]. Trong khi đó, công nghiệp đóng vai trò quyết định trong phát triển kinh tế của thành phố với tốc độ tăng trưởng bình quân rất cao 25,29%. Đây được xem là giai đoạn mà Đà Nẵng chuyển dịch theo hướng quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt "Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp", cũng như các thành phố lớn khác trong nước đều đề ra mục tiêu và mong muốn đi đầu trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH bằng cách phát triển các khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng.

Giai đoạn tiếp theo 2006 - 2013 được xem là thời kỳ đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành dịch vụ với tốc độ tăng trưởng bình quân 19,01%/năm, gấp hai lần so với hai giai đoạn trước, đóng góp 8,97% vào tăng trưởng GDP và cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm của thành phố 12,1%. Các ngành dịch vụ chất lượng cao phát triển đa dạng hơn đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống. Ngành du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Ngành Bưu chính

- Viễn thông, Vận tải - Kho bãi, Thương mại, Tài chính - Ngân hàng phát triển nhanh, các dịch vụ đào tạo, khoa học CN, tư vấn pháp lý có bước phát triển khá.

Qua từng giai đoạn tốc độ phát triển của từng ngành là khác nhau phù hợp với chủ trương phát triển của thành phố ở mỗi thời điểm như giai đoạn 1997 - 2000 và 2001 - 2005 thành phố chủ trương phát triển các ngành công

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 23/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí