Giải Pháp Đa Dạng Hoá Và Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Doanh Nghiệp .


Đối với doanh nghiệp lâu năm: đây là phân khúc thị trường mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Hiện tại, các doanh nghiệp làm ăn uy tín với ngân hàng là các công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng và giải trí, dịch vụ. Vì có thể nói trong năm 2015 nước ta sẽ mở cửa hội nhập hoàn toàn với các nước trên thế giới. Do vậy, các công ty đa quốc gia sẽ có cơ hội mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh do không còn rào cản quá nhiều giữa các nền kinh tế giữa các nước với nhau. Song, khi đời sống dân cư được nâng cao thì vấn đề vui chơi, giải trí với họ là cần thiết và lợi thế của ngân hàng là nằm gần khu du lịch văn hóa Đầm Sen. Như vậy, đầu tư cho vay trong lĩnh vực này sẽ mang lại lợi ích cho ngân hàng.

Đối với doanh nghiệp mới: thông thường là các doanh nghiệp tư nhân và các hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ chủ yếu là kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng và du lịch. Đây là ngành hàng kinh doanh ít biến động, ổn định trong thời gian dài, đặc biệt là dân cư trong thành phố tăng lên rất nhanh và nhu cầu sửa sang về nhà ở là cần thiết. Mức sống nâng cao con người cũng tăng dần nhu cầu thẩm mỹ và tiện nghi về nhà cửa hơn. Vì vậy doanh thu của họ duy trì rất tốt nên ngân hàng sẽ yên tâm hơn khi đầu tư vào nhóm khách hàng mới nhưng không mạo hiểm, thu hồi vốn nhanh và ít rủi ro hơn.

Tóm lại khi ngân hàng muốn mở rộng quy mô hoạt động là phải mở rông số lượng khách hàng, tạo niềm tin với khách hàng để mở rộng kinh doanh ngày càng hiệu quả. Mang lại những lợi ích thiết thực cho khách hàng cũng như đ ối với ngân hàng HDBank.

1.2. Giải pháp đa dạng hoá và nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp.

Tăng cường công tác thẩm định tín dung, thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, xử lý rủi ro: Ngân hàng luôn cố gắng để các khoản nợ quá hạn không xảy ra bằng cách sàng lọc, phân tích, thẩm định thật kỹ khách hàng vay vốn, tuy nhiên vẫn để xảy ra hiện tượng nợ quá hạn, nợ xấu.

Thẩm định tín dụng:

Khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và kinh doanh chủ yếu các ngành hàng như TMDV, CNCB, xây dựng. Việc thẩm định tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp thì hoàn toàn không khó. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thì đa phần dựa vào báo cáo tài chính. Tuy nhiên, đứng về phía gốc độ ngân hàng khi phân tích phải xem xét kĩ lư ỡng mức độ tin cậy của BCTC, đến kiểm tra thực tế mặt bằng và các mặt hàng doanh nghiệp kinh doanh và phối hợp với


kiểm tra các chứng từ, hóa đơn có khớp nhau không? Quan trọng nhất vẫn là thẩm định phương án kinh doanh, ngân hàng sẽ phải nên đi sâu phân tích khía cạnh liên quan đến thị trường tiêu thụ, hiệu quả mà dự án đạt được, ngành hàng kinh doanh có ổn định trên thị trường cạnh tranh khó khăn như hiện nay, các rủi ro về biến động giá nguyên vật liệu đầu vào… Vì vậy, nếu không thực hiện tốt giai đoạn này thì sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng rất lớn. Thẩm định tốt sẽ có tín dụng tốt nhưng nếu khắc khe trong khâu này thì các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn để tiếp cận vốn của ngân hàng. Do đó, để thuận mua vừa bán, ngân hàng sẽ thông qua chính sách cho vay trả góp, cho vay bảo lãnh. Ở các nước phát triển trên thế giới thì cho vay trả góp đang rất phát triển và chiếm tỷ trọng tương đối cao trong các ngân hàng. Tạo nhiều ưu đãi và điều kiện cho các doanh nghiệp thực sự cần vốn kinh doanh có hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Công tác thu hồi các khoản nợ quá hạn:

Tuy nợ quá hạn của chi nhánh trong những năm qua luôn ở tỷ lệ thấp dưới mức quy định chung của ngân hàng nhưng để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác cho vay thì việc giảm nợ quá hạn là rất cần thiết. Để giảm nợ quá hạn, tổ xử lý nợ tại ngân hàng phải tiến hành đánh giá và phân loại khách hàng ở mục quá hạn, việc này căn cứ vào ý muốn và khả năng trả nợ của họ.

+ Nếu khách hàng có ý muốn trả nợ và có nguồn thu nhập có khả năng trả nợ thì vận

động họ nhanh chóng trả nợ cho Ngân hàng.

+ Nếu khách hàng không có ý muốn trả nợ hoặc không có nguồn thu nhập để trả nợ thì tiến hành phát mãi tài sản mà họ thế chấp tại Ngân hàng để nhanh chóng làm giảm nợ quá hạn.

+ Để hoàn thiện hơn nữa công tác thu hồi nợ Ngân hàng cần phải nắm bắt thật kỹ những thông tin về khách hàng để có những biện pháp xử lý kịp thời những rủi ro có thể xảy ra.

Để xử lý nợ xấu nhanh hơn chỉ còn hi vọng nền kinh tế phục hồi, thị trường bất động sản ấm lên, xử lý tài sản bảo đảm trên thị trường bất động sản. Khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc có nguy cơ làm ăn thua lỗ cán bộ tín dụng nên khéo léo giảm dần dư nợ và kiên quyết thu hồi vốn trước hạn. Ngân hàng nên thận trọng trong việc quyết định cho vay và thu hồi nợ xấu đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành công nghiệp chế biến vì tại thời điểm 1/2/2014, chỉ số tồn kho ngành công


nghiệp chế biến chế tạo tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 12,7% so với thời điểm năm trước.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay DN: Chi nhánh cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc cho vay DN với những món vay có giá trị lớn ở trung tâm và 2 phòng giao dịch nhằm hạn chế những rủi ro tiềm ẩn cụ thể là các công ty TNHH, CTCP vì thông thường các doanh nghiệp này vay vốn rất lớn.

+ Ban lãnh đạo đốc thúc CBTD tăng cường công tác giám sát việc sử dụng vốn vay của các DN định kỳ gọi điện hỏi thăm tình hình sản xuất kinh doanh của họ và động viên họ khi đang gặp khó khăn.

+ Vào cuối mỗi năm tổ chức hội nghị khách hàng nhằm mục đích thu thập ý kiến của họ về công tác cho vay của Ngân hàng và khen thưởng những khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả nhất, khách hàng vay vốn tại Ngân hàng nhiều nhất và trả lãi và gốc đúng hạn nhất.

Hoàn thiện hệ thống pháp lý, quy chế cho vay DN giúp cho các chi nhánh, phòng giao dịch dễ dàng hoạt động bao gồm: Luật NHNN, luật các TCTD, luật bảo hiểm tiền gửi, luật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng.

+ Chỉnh sửa kịp thời những bất cập trong hệ thống máy tính và đường truyền để hạn chế tối đa việc tắc nghẽn mạng dẫn đến việc không giao dịch được, khách hàng phải chờ đợi như tình trạng hiện nay, có như vậy mới giải phóng nhanh khách hàng đến giao dịch, tạo tâm lý thoải mái, tiết kiệm được thời gian, đây cũng chính là yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách hàng.

+ Đơn giản hóa các thủ tục cho vay cần thiết nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các hồ sơ liên quan.

Phát triển nguồn nhân lực ngân hàng:

+ Đối với những vị trí lãnh đạo: cần tuyển người có kinh nghiệm – liên hệ với các công ty “săn đầu người” thực hiện, hoặc kiến nghị hội sở điều chuyển các nhân viên ở các chi nhánh khác có các bộ phận này về hỗ trợ cho mình trong vài năm.

+ Đối với nhân viên của từng bộ phận: cần tuyển các nhân viên có chuyên ngành phù hợp – chuyên ngành tài chính tín dụng và chuyên ngành Marketing. Tùy theo tính chất của từng bộ phận mà yêu cầu cụ thể về phẩm chất phù hợp với công việc.


Cán bộ tín dụng cần phải có kiến thức về hoạt đông của DN, khi tuyển nhân viên cho phòng KHDN cần mở rộng đối tượng, ngoài những người học chuyên ngành tài chính tín dụng, phòng KHDN cần tuyển nhân viên có kiến thức về tài chính và kiến thức về thẩm định dự án.

+ Theo dòi tình hình biến động nền kinh tế của cả nước nói chung và của TP. HCM nói riêng về các thông tin từ các cuộc hội thảo kinh tế, thông tin trên báo, mạng, đài và các nguồn tin có thề thu thập được về tình hình của khách hàng, tình hình quy hoạch tổng thể chung của địa bàn để đề xuất những biện pháp xử lý kịp thời với những cơ hội cũng như thách thức đối với hoạt động của Ngân hàng.

+ Thường xuyên thu thập ý kiến của khách hàng cũng như người dân trên địa bàn để

có thể đưa ra những đề xuất cải tiến, thay đổi kịp thời.

+ Định kỳ đến tham gia vào quá trình làm việc của các chi nhánh đạt nhiều thành tích trong cùng hệ thống để các nhân viên có thế học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

+ Quảng bá hình ảnh và các chính sách của Ngân hàng đến khách hàng mục tiêu bằng các biện pháp phù hợp như: tặng quà có hình logo của Ngân hàng, tặng quà động viên khách hàng, …

+ Nghiên cứu khả năng phối hợp các sản phẩm của Ngân hàng và thành lập dự án về việc phối hợp đó nếu thấy khả thi.

+ Đặc biệt phải nghiên cứu thời điểm thích hợp để đề xuất với hội sở về việc hiện đại hóa hệ thống các máy móc tại chi nhánh và xây dựng cơ sở khang trang hiện đại.

1.3. Các giải pháp liên quan

Cải thiện qui trình cho vay doanh nghiệp của hệ thống HDBank gọn nhẹ, không phức tạp nhưng vẫn đúng quy chế, quy định mang lại cho khách hàng sự thoải mái và an toàn nhất khi đến HDBank. Quy trình cho vay nên có các tiêu chuẩn sau:

Ngân hàng nên bố trí bàn tư vấn, tiếp khách khi khách hàng đến ngân hàng nhằm tạo cho khách hàng sự thoải mái trong việc giao dịch với ngân hàng.

Nên có những tờ thông tin đơn giản, dễ hiểu nhằm giúp khách hàng hiểu các sản phẩm cho vay và giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết. Chuyên môn hóa khâu quản lý hồ sơ khách hàng vay của nhân viên tín dụng. Tuy đây là việc không mang lại thu nhập cho ngân hàng nhưng khi thực hiện tốt khâu này sẽ góp phần đẩy


nhanh tiến độ làm việc, giải quyết nhanh hồ sơ vay vốn của khách hàng. Từ đó, tạo nên một hình ảnh năng động, hoạt động hiệu quả.

Các DN đến vay vốn ngân hàng để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, họ cần được giải ngân nhanh để bắt kịp kế hoạch sản xuất. Do đó, ngân hàng cần nghiên cứu rút giảm các thủ tục cần thiết, giảm bớt thời gian đi lại của các DN.

Về lãi suất: điều chỉnh mức lãi suất linh hoạt cho phù hợp với cung cầu và nguồn vốn như cho vay ưu đãi cho các doanh nghiệp vay vốn mua nguyên vật liệu với lãi suất 8,5% trong 3 tháng đầu và điều chỉnh lãi suất huy động thích hợp nhằm mang lại lợi nhuận.

2. Kiến nghị nâng cao hoạt động tín dụng doanh nghiệp

2.1. Tập trung chủ lực vào sản phẩm chính: mặc dù ngân hàng vẫn phát triển đa dạng hóa nhiều loại sản phẩm dịch vụ để tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn. Nhưng chi nhánh vẫn nên tập trung vào 1 hoặc 2 sản phẩm dịch vụ chính mang lại doanh thu lớn cho ngân hàng.

Để làm được như vậy ngân hàng cần phải:

Thứ nhất: có những nhân viên tín dụng chuyên trách để đánh giá, thẩm định năng lực pháp lý của doanh nghiệp, đánh giá chính xác tình hình tài chính hiện tại và khách hàng sử dụng nguồn vay của ngân hàng để kinh doanh mặt hàng gì? Đánh giá tiềm năng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai để giảm thiểu tối thiểu tối đa rủi ro tín dụng. Như vậy cũng giảm được một phần đáng kể nợ xấu cho chi nhánh.

Thứ hai: Tập trung chủ yếu vào khách hàng tiềm năng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho khách hàng tiềm năng có thể tiếp cận được nguồn vốn vay của mình như: xây dựng các điều kiện về gói tín dụng và lãi suất linh hoạt( lãi suất ưu đãi, thanh toán linh hoạt, tặng quà, hỗ trợ vay vốn theo hạn mức, vay vốn theo dự án kinh doanh, …)

Thứ ba: nhân viên tín dụng theo dòi tình hình kinh doanh của khách hàng, báo cáo về cho ngân hàng để ngân hàng luôn chủ động trong việc thu hồi vốn vay.

Tình hình nợ xấu ngày càng tăng cao do các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do kinh tế khủng hoảng hiện tại vì vậy ngân hàng HD cần tiếp cận với từng doanh nghiệp vay vốn kinh doanh. Rà soát lại những DN để tái cơ cấu lại nợ, DN nào có phương án SXKD tốt, làm ăn phát triển sẽ tiếp tục đầu tư để giúp DN khắc phục khó khăn. Đồng


thời, xem xét các trường hợp cụ thể để hoàn trả lãi, giảm một phần lãi suất, xử lí thu hồi tài sản đảm bảo của một số trường hợp không còn kinh doanh.

2.2. Tìm hiểu nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp

Việc có thể cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ thoả mãn nhu cầu khách hàng với chi phí thấp sẽ tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, qua đó làm suy giảm khả năng cạnh tranh của đối thủ bằng cách kéo họ ra xa khỏi lĩnh vực này. Do đó, việc xác định khách hàng và nhu cầu của khách hàng từ đó tìm ra những thị trường chưa khai phá là điều quan trọng đảm bảo tính dẫn đường cho ngân hàng trong việc tạo lập các sản phẩm tín dụng mới

Trên địa bàn kinh doanh của ngân hàng hiện nay có các loại hình doanh nghiệp hoạt động như DNTN, công ty TNHH, công ty cổ phần với qui mô vừa và nhỏ. Đây là những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển. Cùng với chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này thông qua hình thức bảo lãnh, đã cho th ấy một xu hướng phát triển. Vì vậy ngân hàng nên nắm bắt cơ hội này, vừa tranh thủ được mối quan hệ tín dụng đối với các DN trong tương lai.

Hoàn thiện các sản phẩm hiện có

Cải tiến sản phẩm cho vay theo thành phần kinh tế theo hướng nhận thế chấp bằng chính dự án kinh doanh và các chứng chỉ tiền gửi và tài sản thế chấp. Bằng cách liên kết với văn phòng công chứng và các nhà đầu tư liên quan để thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay như vậy sẽ giúp giảm bớt rủi ro cho ngân hàng. Gia tăng thời hạn cho vay kinh doanh bất động sản để vượt qua giai đoạn các doanh nghiệp và nhà đầu tư chưa bán được và đưa vào sử dụng. Sản phẩm cho vay SXKD trả góp cần giảm bớt các điều kiện theo hướng linh hoạt hơn cho phù hợp với đặc tính của khách hàng kinh doanh nhỏ lẻ như không yêu cầu hoá đơn tài chính, không yêu cầu giao dịch qua ngân hàng.

Gia tăng thời hạn cho vay đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, căn hộ và đất đai. Để kéo giãn thời gian khó khăn mà các doanh nghiệp đang đối mặt gỡ rối như hiện nay. Ngân hàng chủ động cho vay mua nhà trả góp và xử lý nhanh chóng các tài sản đảm bảo của doanh nghiệp để giải tỏa phần nợ xấu của ngân hàng xuống thấp nhất có thể.


KẾT LUẬN

Từ những phân tích ở các chương cho ta thấy sự tồn tại vả phát triển của nền kinh tế là một tất yếu khách quan. Nó là bộ phận không thể thiếu được trong nền kinh tế hàng hóa bởi sự ra đời và phát triển của nó không chỉ là sự phù hợp với xu thế phát triển kinh tế ở nước ta mà còn góp phần to lớn làm thay đổi bộ mặt kinh tế.

Để hoạt động kinh doanh của lĩnh vực này hiệu quả thì ngân hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Với chức năng là trung gian tài chính ngân hàng huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và đầu tư cho các đơn vị còn thiếu vốn. Vì vậy, ngân hàng chính là nơi hỗ trợ vốn tích cực nhất cho nền kinh tế.

Tuy nhiên thực trạng hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay doanh nghiệp nói riêng tại chi nhánh Lãnh Binh Thăng vẫn còn nhiều tồn tại. Nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trú trọng đầu tư hơn nữa, vì đây là nhóm đối tượng khách hàng có tiềm năng rất lớn và các ngân hàng lớn và hiện đại trên thế giới đều khai thác tốt mảng khách hàng này.

Qua đó chúng ta có thể thấy được tính tất yếu khách quan của việc phải đầu tư phát triển để mở rộng hoạt động cho vay này tại các NHTM nói chung và Chi nhánh Lãnh Binh Thăng nói riêng. Do thời gian nghiên cứu cũng như tìm hi ểu thực tế chưa nhiều nên trong khóa luận còn nhiều vấn đề chưa được tìm hiểu kĩ. Kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để khóa luận ngày càng hoàn thiện hơn.


PHỤ LỤC


Góp ý kiến của quý thầy cô để khóa luận ngày càng hoàn thiện hơn PHỤ LỤC 1

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí