So Sánh Sự Khác Biệt Giữa Các Đặc Điểm Nhân Khẩu Học Đến Ý Định Sử Dụng Dịch Vụ Spa Của Phụ Nữ Việt Nam Thông Qua Phân Tích Anova


Đối với dữ liệu thông thường thì hệ số VIF nên bé hơn 2 thì sẽ không sảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Như vậy nhìn vào bảng các biến độc lập trong mô hình đều < 2, không sảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc ở mô hình được thể hiện thông qua phương trình hồi quy tuyến tính sau đây:

YD = -0,654+ 0,266 TĐ+ 0,74CM+ 0,306NT + 0,363 HA

Kết quả phân tích hồi quy về kiểm định các giả thuyết:

- Yếu tố thái độ với dịch vụ spa có giá trị sig. = 0,000 <0,05. Do đó, có thể chấp nhận giả thuyết H1.

- Yếu tố chuẩn mực chủ quan có giá trị sig = 0,003 < 0,05. Chấp nhận giả thuyết H2.

- Yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi có giá trị sig = 0,000 < 0,05. Chấp nhận giả thuyết H3.

- Yếu tố sự quan tâm tới hình ảnh bản thân có giá trị sig = 0,000 < 0,05. Chấp nhận giả thuyết H4.

Ở mô hình thứ 2, khi đưa biến nhân khẩu học vào chạy hồi quy, ta có thể thấy giá trị sig của các biến thu nhập, trình độ học vấn và nghề nghiệp đều có giá trị >0,05. Do đó, các giả thuyết đều bị bác bỏ, các biến thu nhập, trình độ học vấn và nghề nghiệp đều không có ý nghĩa thống kê và ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ spa của. Chỉ có biến độ tuổi có sig< 0,05 dó đó có thể khẳng định biến độ tuổi có ý nghĩa thống kê và ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam. Lúc này, mô hình hồi quy được viết lại như sau:

YD = -0,526+ 0,259 TĐ+ 0,249CM+ 0,292NT + 0,349 HA + 0,04T

4.4. So sánh sự khác biệt giữa các đặc điểm nhân khẩu học đến ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam thông qua phân tích Anova

Trong chương 2, trong bước xây dựng mô hình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một số biến nhân khẩu học như: tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn và thu nhập để làm biến kiểm soát. Trong mục này, tác giả sẽ đi kiểm định sự khác nhau giữa biến ý định sử dụng dịch vụ spa của người tiêu dùng là phụ nữ ở các nhóm khác nhau của biến nhân khẩu học một lần nữa.

Để kiểm định sự khác nhau giữa ý định sử dụng dịch vụ spa đối với các nhóm là nghề nghiệp, trình độ học vấn và thu nhập nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp phân tích Anova với sig. = 5% để kiểm định sự khác nhau giữa hành vi sử dụng dịch vụ spa giữa các nhóm trong các biến kiểm soát này.


4.4.1. So sánh sự khác biệt của biến độ tuổi đến biến ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam

Bảng 4.22. Kết quả kiểm định Anova giữa biến độ tuổi và ý định sử dụng dịch vụ spa


Sum of Squares

df

Mean Square

F

Sig.

Between Groups

28.794

2

14.397

47.778

.000

Within Groups

197.674

656

.301



Total

226.468

658




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số yếu tố tác động tới ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam - 14

Nguồn: trích điều tra của tác giả

Theo kết quả của bảng Anova, sig. < 0,05 như vậy ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê của ý định sử dụng dịch vụ spa theo các nhóm độ tuổi khác nhau. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả phân tích hồi quy tại mục 4.3. Điều này có thể giải thích rõ hơn ở phỏng vấn định tính, khi các đối tượng được hỏi được cho rằng tính thế hệ hiện nay đang tạo ra một sự khác biệt rất rõ ràng trong các nhóm thế hệ X, Y và Z. Kết quả của sự khác biệt này sẽ được thể hiện rõ nét hơn thông qua bảng kết quả thống kê.

Bảng 4.23. Kết quả so sánh giữa các nhóm tuổi



(I) Tuổi

Mean Difference (I-J)


Std. Error


Sig.

95% Confidence Interval

Dưới hạn dưới

Dưới hạn trên

18-35

36-55 tuổi

.18812*

.04881

.000

.0735

.3028

tuổi

Trên 55 tuổi

.55617*

.05699

.000

.4223

.6900

36-55

18-35 tuổi

-.18812*

.04881

.000

-.3028

-.0735

tuổi

Trên 55 tuổi

.36805*

.06112

.000

.2245

.5116

Trên

18-35 tuổi

-.55617*

.05699

.000

-.6900

-.4223

55

tuổi

36-55 tuổi


-.36805*


.06112


.000


-.5116


-.2245

*. The mean difference is significant at the 0.05 level.


Nguồn: trích điều tra của tác giả


Thông qua kết quả của hai bảng 4.22 và 4.23 ta có thể thấy được nhóm độ tuổi từ 18- 35 là nhóm có ý định sử dụng dịch vụ spa nhiều nhất. Kết quả này không nằm ngoài mong đợi của nghiên cứu sinh và rất phù hợp với kết quả của quá trình nghiên cứu định tính, khi người được phỏng vấn đều cho rằng nhóm độ tuổi từ 18 - 35 là nhóm rất quan tâm đến hình ảnh bản thân của mình, dễ dàng chấp nhận cái mới. Họ sẽ sử dụng các phương pháp tiên tiến, hiện đại để có thể có được diện mạo đẹp hơn. Một trong những cách đó chính là sử dụng các dịch vụ spa. Tiếp theo là nhóm độ tuổi từ 36 - 55 và cuối cùng là nhóm trên

55. Mặc dù 2 nhóm độ tuổi trên là những người phụ nữ có điều kiện kinh tế, thu nhập trung bình khá tốt, nhưng phần lớn trong số họ vẫn là những người có quan điểm truyền thống, họ bị ảnh hưởng nhiều của các chuẩn mực chủ quan, do đó họ cũng ngần ngại hơn khi tới các trung tâm spa để sử dụng các dịch vụ.

Bảng 4.24. Mô tả thống kê về các nhóm độ tuổi và ý định sử dụng dịch vụ spa




N


Mean


Std.

Deviation


Std. Error

95% Confidence Interval for Mean


Minimum


Maximum

Dưới hạn dưới

Dưới hạn trên



18-35 tuổi

318

4.3310

.45491

.02551

4.2808

4.3812

3.50

5.00

36-55 tuổi

210

4.1429

.41338

.02853

4.0866

4.1991

2.75

4.75

Trên 55 tuổi

131

3.7748

.86093

.07522

3.6260

3.9236

1.00

5.00

Total

659

4.1605

.58667

.02285

4.1156

4.2053

1.00

5.00

Nguồn: trích điều tra của tác giả


4.4.2. So sánh sự khác biệt của biến thu nhập đến biến ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam

Bảng 4.25. Kết quả kiểm định Anova giữa thu nhập và ý định sử dụng dịch vụ spa


Tổng bình phương

Bậc tự do

TB

F

Sig.

Giữa các nhóm

39.484

4

9.871

34.525

.000

Trong các nhóm

186.984

654

.286



Tổng

226.468

658




Nguồn: trích điều tra của tác giả


Theo kết quả của bảng Anova, sig. < 0,05 như vậy ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê của ý định sử dụng dịch vụ spa theo các nhóm thu nhập khác nhau. Bảng 4.26. Mô tả thống kê về các nhóm thu nhập với ý định sử dụng dịch vụ spa



N


Mean


Std.

Deviation


Std. Error

95% Confidence Interval for Mean


Mini- mum


Maxi

-mum

Dưới hạn dưới


Dưới hạn trên

Dưới 5 triệu đồng

31

3.4839

.83899

.15069

3.1761

3.7916

1.00

4.50

5-10 triệu đồng

48

3.6302

1.03012

.14868

3.3311

3.9293

1.00

5.00

10-15 triệu đồng

167

4.0928

.46689

.03613

4.0215

4.1641

2.75

5.00

15-20 triệu đồng

186

4.2236

.42452

.03113

4.3324

4.4552

3.50

5.00

Trên 20 triệu đồng

227

4.3938

.45344

.03010

4.1643

4.2829

3.50

5.00

Total

659

4.1605

.58667

.02285

4.1156

4.2053

1.00

5.00

Nguồn: trích điều tra của tác giả

Như vậy, có thể thấy có sự khác biệt rõ rệt về ý nghĩa thống kê trong ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ ở các nhóm thu nhập khác nhau. Nhóm đối tượng trên 20 triệu có sự lựa chọn nhiều nhất, nhóm đối tượng có thu nhập từ 15 triệu đến 20 triệu có sự lựa chọn lớn thứ hai. Ba nhóm còn lại có sự lựa chọn tương đối sát nhau. Vấn đề này cũng hoàn toàn có thể giải thích được bởi nguyên nhân, khi thu nhập của người tiêu dùng tăng thì nhu cầu sử dụng dịch vụ spa cũng được kéo theo. Khi có thu nhập tốt, người phụ nữ sẽ có điều kiện để chăm sóc bản thân mình hơn từ đó có thể tăng cường sức khỏe cũng như hình ảnh bản thân của mình. Ngoài ra người phụ nữ khi công việc càng nhiều áp lực thì họ càng muốn được sử dụng các dịch vụ spa để giải tỏa stress, tái tạo sức lao động của mình.

4.4.3. So sánh sự khác biệt của biến trình độ học vấn đến biến ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam

Bảng 4.27. Kết quả kiểm định Anova giữa trình độ học vấn và ý định sử dụng dịch vụ spa


Sum of Squares

df

Mean Square

F

Sig.

Between Groups

2.059

4

.515

1.500

.200

Within Groups

224.409

654

.343



Total

226.468

658




Nguồn: trích điều tra của tác giả


Theo kết quả của bảng kiểm định Anova cho thấy giá trị sig. = 0,200 > 0,05. Như vậy phương sai giữa biến lựa chọn của biến trình độ học vấn không có sự khác biệt về trình độ học vấn đến ý định sử dụng dịch vụ spa. Nhìn vào bảng Post hoc ta thấy như sau:

Bảng 4.28. Kết quả Post hoc giữa biến trình độ học vấn và ý định sử dụng



(I) Trình độ học vấn

Mean Difference (I-J)


Sai số


Sig.

95% Confidence Interval

Dưới hạn dưới

Dưới hạn trên

<PTTH

PTTH

-.06211

.10079

.973

-.3378

.2136


TC, CĐ

-.15430

.08930

.417

-.3986

.0900


ĐH

-.17920

.08523

.220

-.4123

.0539


SĐH

-.11434

.09252

.730

-.3674

.1388

PTTH

<PTTH

.06211

.10079

.973

-.2136

.3378


TC, CĐ

-.09219

.08063

.783

-.3128

.1284


ĐH

-.11709

.07610

.538

-.3253

.0911


SĐH

-.05223

.08419

.972

-.2825

.1781

TC, CĐ

<PTTH

.15430

.08930

.417

-.0900

.3986


PTTH

.09219

.08063

.783

-.1284

.3128


ĐH

-.02490

.06005

.994

-.1892

.1394


SĐH

.03996

.07002

.979

-.1516

.2315

ĐH

<PTTH

.17920

.08523

.220

-.0539

.4123


PTTH

.11709

.07610

.538

-.0911

.3253


TC, CĐ

.02490

.06005

.994

-.1394

.1892


SĐH

.06486

.06475

.855

-.1123

.2420

SĐH

<PTTH

.11434

.09252

.730

-.1388

.3674


PTTH

.05223

.08419

.972

-.1781

.2825


TC, CĐ

-.03996

.07002

.979

-.2315

.1516


ĐH

-.06486

.06475

.855

-.2420

.1123

Nguồn: trích điều tra của tác giả

Các sig. của bảng Post Hoc đều > 0,05. Như vậy về cơ bản chúng ta chưa có đủ căn cứ để khẳng định có sự khác biệt giữa trình độ học vấn đến ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam. Cụ thể chúng ta có thể xem bảng thống kê mô tả sau:


Bảng 4.29. Bảng phân tích thống kê giữa biến trình độ học vấn và ý định sử dụng




N


TB


Độ lệch chuẩn


Sai số

Khác biệt TB với dộ

tin cậy 95%


Nhỏ nhất


Lớn nhất

Giới hạn

dưới

Giới hạn

trên

<PTTH

59

4.0297

.90507

.11783

3.7938

4.2655

1.00

5.00

PTTH

79

4.0918

.50028

.05629

3.9797

4.2038

2.75

5.00

TC, CĐ

159

4.1840

.49479

.03924

4.1065

4.2615

2.75

5.00

ĐH

237

4.2089

.55821

.03626

4.1374

4.2803

1.25

5.00

SĐH

125

4.1440

.60347

.05398

4.0372

4.2508

1.00

5.00

Total

659

4.1605

.58667

.02285

4.1156

4.2053

1.00

5.00

Nguồn: trích điều tra của tác giả

Bảng 4.29 cho thấy kết quả phân tích thống kê giữa trình độ học vấn và ý định sử dụng dịch vụ spa không qua có sự khác biệt. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu định tính, khi hỏi các đối tượng nhất là đối tượng khách hàng thì họ cho rằng, trình độ học vấn không ảnh hưởng nhiều đến ý định sử dụng dịch vụ spa của họ. Nhu cầu sử dụng của họ là tương đối giống nhau. Đối tượng từ PTTH, tốt nghiệp đại học hay sau đại học… đều có nhu cầu sử dụng dịch vụ spa để làm đẹp khi họ nhận thức được nhu cầu của họ về vấn đề này.

4.4.4. So sánh sự khác biệt của biến nghề nghiệp đến biến ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam

Bảng 4.30. Kết quả kiểm định Anova giữa nghề nghiệp và ý định sử dụng dịch vụ spa


Sum of

Squares


df

Mean

Square


F


Sig.

Between Groups

1.701

6

.283

.822

.553

Within Groups

224.767

652

.345



Total

226.468

658




Nguồn: trích điều tra của tác giả

Theo kết quả tại bảng phân tích Anova ta có sig. = 0,553 > 0,05. Như vậy có thể kết luận rằng không có sự khác biệt về ý định sử dụng giữa các nhóm nghề nghiệp khác nhau. Để xem xét đến kết quả thống kê về nhóm có sử dụng nhiều nhất dịch vụ spa, ta có thể nhìn vào bảng 4.31


Bảng 4.31. Bảng phân tích thống kê giữa biến nghề nghiệp và ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam



N


TB


Độ lệch chuẩn


Sai số chuẩn

Khác biệt TB với độ

tin cậy 95%


Bé nhất


Lớn nhất

Giới hạn dưới

Upper Bound

Sinh viên

36

4.0069

.38492

.06415

3.8767

4.1372

3.25

4.50

Nhân viên văn









phòng (doanh

107

4.2145

.77115

.07455

3.9667

4.2623

1.00

5.00

nghiệp)









Công nhân sản









xuất (doanh

27

4.1019

.73465

.14138

3.8112

4.3925

1.50

5.00

nghiệp)









Công









chức/viên chức

(Hành chính sự

98

4.2015

.47713

.04820

4.1059

4.2972

2.75

5.00

nghiệp)









Quản lý/Chủ kinh doanh


212


4.2005


.61374


.04215


4.1174


4.2836


1.00


5.00

Nội trợ/ hưu trí

112

4.1674

.50936

.04813

4.0720

4.2628

2.75

5.00

Khác

67

4.1418

.42911

.05242

4.0371

4.2465

3.50

5.00

Total

659

4.1605

.58667

.02285

4.1156

4.2053

1.00

5.00

Nguồn: trích điều tra của tác giả

Thông qua bảng phân tích thống kê trong bảng 4.31, có thể thấy rằng nhóm nhân viên văn phòng là nhóm có ý định sử dụng spa nhiều nhất dù số lượng điều tra không phải là nhóm có số lượng nhiều nhất, các nhóm còn lại như công chức/viên chức (hành chính sự nghiệp), nhóm quản lý/chủ hộ kinh doanh có ý định sử dụng nhiều thứ hai, các nhóm còn lại đều cho thấy có ý định sử dụng các dịch vụ spa. Kết quả này có thể giải thích là do nhóm nhân viên văn phòng, công chức viên chức và nhóm quản lý/chủ kinh doanh họ có thu nhập tốt hơn, họ lại thường có thời gian được nghỉ buổi trưa nên họ tranh thủ đi spa một mình hoặc cùng bạn bè vào khung giờ nghỉ trưa vừa có thể làm đẹp vừa có thể giảm stress của một ngày làm việc.


TÓM TẮT CHƯƠNG 4


Chương 4 trình bày kết quả phân tích dữ liệu sau điều tra định lượng chính thức, cụ thể: mô tả mẫu, đánh giá giá trị thang đo qua phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng phân tích hồi quy.

Kết quả đánh giá độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) và giá trị thang đo (phân tích nhân tố khám phá EFA) cho thấy hệ thống thang đo các yếu tố trong mô hình đều có giá trị và độ tin cậy cao.

Kết quả đánh giá giá trị trung bình các thang đo các biến trong mô hình cho thấy giá Giá trị tuyệt đối của hai chỉ số Skewness, Kurtosis đều nằm trong khoảng -1, 1 phản ánh dữ liệu các biến độc lập và các biến phụ thuộc có phân phối tương đối chuẩn và đủ điều kiện để thực hiện kiểm định và phân tích tiếp.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mô hình nghiên cứu có ý nghĩa thống kê

Nội dung của chương 4 là cơ sở để hình thành các gợi ý cho nhà kinh doanh và quản lý spa và những hạn chế của nghiên cứu trong chương 5.

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 16/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí