trong tay các hãng logistics nước ngoài do có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp tại Việt Nam mà chính họ là những người nhập khẩu nhiều hàng nhất. Ngay cả khi doanh nghiệp Việt Nam giành quyền chủ động về vận tải thì chưa chắc điều này đã tạo ra cơ hội làm ăn cho các doanh nghiệp kinh doanh giao nhận vận tải và logistics của Việt Nam vì khái niệm logistics vẫn còn khá mới đối với họ. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa ý thức đầu tư và quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng, bằng chứng là hầu hết không có phòng logistics hoặc đại lý chuỗi cung ứng do đó các doanh nghiệp logistics của Việt Nam vẫn gặp khó khăn khi chào dịch vụ này.
Tóm lại, số lựơng tham gia tuy nhiều nhưng trên thực tế các doanh nghiệp giao nhận vận tải của Việt Nam đến nay vẫn chưa có dịch vụ logistics của riêng mình mà cung cấp dịch vụ thông qua các công ty nước ngoài bằng cách trở thành đại lý cho họ. Nói một cách khác, các doanh nghiệp giao nhận vận tải của Việt Nam chưa trở thành nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp theo đúng nghĩa.
2/ Những thành tựu đã đạt được của toàn ngành
Nắm bắt được xu hướng phát triển chung của các doanh nghiệp giao nhận vận tải tại các nước đang phát triển là trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics, các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam đã bước đầu thử nghiệm áp dụng cung cấp dịch vụ logistics bên cạnh các hoạt động kinh doanh khác. Tuy việc cung cấp dịch vụ này chưa đạt đến tiêu chuẩn chung, loại hình dịch vụ còn tản mạn, chưa mang tính liên kết nhưng dù sao những gì đã đạt được cũng là những thành tựu đáng khích lệ và phần nào mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải của Việt Nam trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba trong một tương lai gần.
Theo thống kê, ở Việt Nam hiện có khoảng 1000 doanh nghiệp giao nhận vận tải thì có tới 800 doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ logistics. Tại thành phố Hồ Chí Minh, trung bình mỗi tuần có một doanh nghiệp
logistics được cấp phép thành lập hoặc bổ sung chức năng logistics. Trong hồ sơ doanh nghiệp của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh hiện có 63 công ty đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics đang hoạt động trên địa bàn, phần lớn là các công ty vừa và nhỏ với số vốn khoảng vài trăm triệu đến vài tỷ đồng. Sự ra đời của hàng loạt các công ty giao nhận và logistics trong thời gian qua đã phần nào minh chứng cho sự phát triển nhanh chóng và hoạt động khá hiệu quả của ngành này.
Dịch vụ logistics ở các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam được triển khai chủ yếu là hoạt động vận tải trong đó vận tải biển chiếm đa số ( xấp xỉ 80%). Trong thời gian gần đây, vận tải biển đã đạt được những thành tựu đáng kể. Theo quy hoạch đến 2010 thì hệ thống cảng biển có khả năng thông qua 100 triệu tấn hàng. Tuy nhiên, số liệu các chuyên gia kinh tế biển cung cấp thì con số thực tế hiện nay đã vượt quá xa dự báo. Lượng hàng hóa thông quá các cảng chính của Việt Nam không ngừng tăng trong vài mấy năm vừa qua đã khẳng định thực tế này
Bảng 4: Hàng hóa thông qua các cụm cảng Việt Nam
Đơn vị: triệu tấn
2004 | 2005 | 2006 | 6 tháng đầu năm 2007 | |
Hải Phòng | 10 | 10,5 | 11.15 | 6,37 |
Đà Nẵng | 2,3 | 3,9 | 3,9 | 1,35 |
Sài Gòn | 11.5 | 12 | 11,9 | 9 |
Cần Thơ | 1,1 | 1,25 | 2.03 | 1,15 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt Động Logistics Giúp Nâng Cao Tính Linh Hoạt Trong Hoạt Động Kinh Doanh
- Sơ Lựơc Phân Tích Swot Về Dịch Vụ Logistics Tại Singapore
- Cơ Cấu Thành Phần Của Các Dngnvt Vn Rất Đa Dạng
- Nguyên Nhân Của Tình Trạng Bất Cập Này
- Một Số Yêu Cầu Nhằm Phát Triển Hoạt Động Logistics Tại Các Dngnvt Việt Nam
- Định Hướng Phát Triển Logistics Tại Việt Nam Và
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp từ các website của các cảng
Như vậy, lượng hàng hóa qua cụm cảng Hải Phòng và cụm cảng Sài Gòn vẫn đóng vai trò chủ đạo, và những con số này đã liên tục gia tăng qua các năm từ năm 2004 đến năm 2006. Riêng 6 tháng đầu năm 2007, lượng
hàng qua cảng Sài Gòn đạt 9 triệu tấn tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Còn con số 6,37 triệu tấn qua cảng Hải Phòng đã đạt 60,1% chỉ tiêu mà cảng đã đặt ra trong năm nay.
Riêng cảng Đà Nẵng, trong 6 tháng đầu năm nay đã có những tiến bộ đáng kể. Sản lượng hàng thông qua cảng đến hết tháng 6/2007 đạt 1.353.749 tấn, đạt mức 52,1% kế hoặch sản lượng được giao, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2006. Đặc biệt lượng container 6 tháng đạt 24.046 TEUs, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2006. Biểu đồ dưới đây sẽ thể hiện rõ mức tăng dần đều của sản lượng hàng hóa thông qua cảng Đà Nẵng qua 6 tháng đầu năm như sau:
Biểu đồ 1: Sản lượng hàng hóa qua cảng Đà Nẵng 6 tháng đầu năm 2007
Nguồn: http:// www.danangportvn.com, 15/7/2007
Nếu như hàng hóa qua cảng Đà Nẵng trong 5 tháng đầu năm không tháng nào vượt quá ngưỡng 250 ngàn tấn, thì trong tháng 6 con số đã đạt mức gần 350 ngàn tấn, tăng 100 ngàn tấn, tương đương với số tương đối là 64,8%. Có được sự tăng trưởng này là do dự án nâng cấp mở rộng cảng của thành phố với mức vốn trên 100 triệu USD, và đầu tư 120 tỷ đồng ( bằng nguồn vốn ODA) để mua sắm các thiết bị máy móc phục vụ cho việc bốc dỡ hàng hóa. [20]. Cộng thêm với lợi thế mà thiên nhiên ban tặng, vì Đà Nẵng là một trong những cảng nước sâu, có thể tiếp nhận tàu 40.000 tấn ra vào cảng.
Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không - một phương thức vận chuyển còn khá non trẻ ở Việt Nam - trong thời gian vừa qua cũng đã có được những tiến bộ rõ rệt. Năm 2006 đánh dấu 10 năm liên tiếp Vietnam Airlines đảm bảo an toàn tuyệt đối trong khai thác hàng không. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong vận chuyển hàng hóa và hành khách lần lượt đạt 12,3% và 17%. Cụ thể là năm 2000 Vietnam Airlines vận chuyển được 46 ngàn tấn, năm 2001 là 49 ngàn tấn và năm 2006 con số đó tăng vọt là 105 ngàn tấn. Trong vòng 5 năm qua, sản lượng hàng hóa vận chuyển của Vietnam Airlines đã tăng lên gấp đôi. Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không vẫn sẽ tiếp tục ổn định trong năm 2007.
Bên cạnh đó ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài để phát triển cung cấp dịch vụ logistics và hoạt động khá hiệu quả như VINAFCO ( dịch vụ logistics đóng góp vào mức tăng trưởng doanh thu của công ty từ 5- 20%). Có những doanh nghiệp tư nhân như Tân Tiền Phong bước đầu thử nghiệm cung cấp dịch vụ logistics nhưng đã thu được kết quả đáng kể. Trong giai đoạn 2000 - 2005, công ty đã thực hiện dịch vụ cung ứng cho hàng ngàn tấn thép từ nhà máy thép ở Hà Nội tới kho ở thành phố Hồ Chí Minh thông qua vận tải đường bộ bằng xe tải, lưu kho, vận tải đường biển, chở tới kho của công ty và phân phối tới công trường cho nhà thầu. Hiện Tân Tiền Phong đang cung cấp dịch vụ logistics cho rất nhiều mặt hàng khác nhau tại Việt Nam với tổng khối lượng xấp xỉ 50.000 tấn /năm. Một số doanh nghiệp đã có những dự án đầu tư hết sức táo bạo và cũng tham vọng trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu ở Việt Nam, như GEMADEPT đầu tư xây dựng cảng Cái Mép để vận tải hàng hóa từ Việt Nam thẳng đi EU, Mỹ, Nhật Bản không cần qua các cảng chuyển tải; liên doanh với SCHENDER để thành lập công ty logistics với vốn pháp định lên tới 5 triệu USD.
3/ Thành tựu đạt được của một số doanh nghiệp tiêu biểu
Để có cái nhìn cụ thể về hoạt động logistics mà một số doanh nghiệp Việt Nam đang triển khai cung cấp, người viết xin được giới thiệu về loại hình dịch vụ này tại một số công ty điển hình. Đây là những doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả, có mức tăng trưởng doanh thu cao, tuy mới bước đầu triển khai cung cấp dịch vụ logistics nhưng đã đạt được một số kết quả nhất định.
3.1. GEMADEPT
GEMADEPT là công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển, doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam, được thành lập trên nguyên tắc vốn 50/50. Công ty là một trong những điển hình của ngành giao nhận vận tải Việt Nam hoạt động khá hiệu quả và đã tham gia thị trường chứng khoán. Theo đánh giá của công ty chứng khoán Bảo Việt, GEMADEPT là công ty có tốc độ tăng trưởng lớn nhất trong 10 năm qua trên thị trường chứng khoán, đạt trên 20% mỗi năm. Năm 2007 doanh thu của GEMADEPT đạt trên ngưỡng 1600 tỷ đồng, dự kiến đến năm 2008 sẽ đạt con số 1800 tỷ. GEMADEPT đã đi đầu trong số các doanh nghiệp giao nhận vận tải của Việt Nam ứng dụng và phát triển dịch vụ logistics với tham vọng trở thành một hãng vận tải logistics hàng đầu ở Việt Nam và trên thị trường quốc tế, do đó Logistics là một trong những lĩnh vực mà GEMADEPT chú trọng phát triển nhất.
Để thực hiện kế hoạch phát triển đội tàu, công ty cổ phần GEMADEPT vừa mua thêm 3 tàu vận tải container viễn dương:
Bảng 5: Tàu vận tải Container của GEMADEPT
Tên tàu | Năm đóng | Trọng tải | Sức chở | Phương án khai thác | |
1 | Pacific Gloria | 1997 | 9125 | 699 | Cho thuê định hạn, |
Pacific Pearl | 1998 | 9125 | 699 | chạy tuyến nội địa và các tuyến quốc tế |
3 | Stellar Pacific | 1984 | 9835 | 576 |
Nguồn: Gamadept.wordpress.com, 12/08/2007
Việc mua thêm 03 tàu trên đã nâng tổng số tàu vận tải container viễn dương của công ty cổ phần GEMADEPT lên thành 05 tàu với tổng trọng tải trên 4000 TEUs.
Sau gần 2 năm chuẩn bị, công ty TNHH SCHENKER - GEMADEPT Logistics Việt Nam đã được thành lập và được tỉnh Bình Dương cấp giấy chứng nhận đăng ký king doanh vào ngày 12/7/2007, công ty có vốn điều lệ 1,5 triệu USD. Đây là công ty liên doanh giữa GEMADEPT và SCHENKER, công ty đứng thứ 2 trên thế giới về logistics. Sau khi thành lập công ty sẽ triển khai xây dựng hệ thống kho bãi vào bậc nhất ở Việt Nam với tổng vốn đầu tư lên tới hàng chục triệu USD. Với kinh nghiệm hoạt động toàn cầu và quá trình hơn 10 năm hợp tác với GEMADEPT, SCHENKER sẽ đưa công nghiệp logistics và triển khai hàng loạt các dịch vụ liên quan đến cung ứng, giao nhận vận tải, kho bãi tại thị trường Việt Nam. Các tập đoàn sản xuất phân phối lớn như NIKE, ADIDAS, INTEL… và các công ty sản xuất, xuất nhập khẩu Việt Nam sẽ có thêm sự lựa chọn để đảm bảo việc lưu thông hàng hóa với chi phí hợp lý và tiết kiệm thời gian nhất.
3.2. Công ty cổ phần vận tải và thuê tàu- Vietfracht
Với bề dày truyền thống hơn 40 năm, sở hữu một thương hiệu uy tín và cũng là doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội có vốn điều lệ lớn vào bậc nhất (150 tỷ đồng), công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu - Vietfracht đang được nhắc tới rất nhiều trên thị trường giao nhận vận tải trong nước. Việc tiến hành niêm yết trên thị trường chứng khoán cách đây 6 tháng
đã thể hiện tham vọng của Vietfracht trong việc trở thành một “con cá kình” trong lĩnh vực vận tải biển.
Tiền thân là công ty Vận tải Ngoại thương được thành lập năm 1963, Vietfracht là doanh nghiệp vận tải biển có bề dày truyền thống vào loại bậc nhất ở Việt Nam. Sau hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, từ nghề truyền thống môi giới thuê tàu, Vietfracht hiện là một doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển tổng hợp với quy mô vốn điều lệ lên tới 150 tỷ đồng, sở hữu một đội tàu có tổng năng lực chuyên chở hơn 16.000 DWT. [21].
Thế mạnh của Vietfracht là có mạng lưới các đơn vị trực thuộc tại các cảng biển và thành phố lớn của Việt Nam, khép kín từ vận tải biển, vận tải đường bộ đến việc cho thuê kho bãi. Không chỉ đi đầu trong việc áp dụng phương thức “vay mua, thuê mua” để phát triển đội tàu, Vietfracht là đơn vị có mạng lưới đại diện ở nhiều nước trên thế giới, có công ty liên doanh ở Anh và ở Singapore. Theo các chuyên gia thì lợi thế của Vietfracht chỉ đứng sau Vinalines.
Bên cạnh đó, Vietfracht đang sở hữu một hệ thống khách hàng và bạn hàng trung thành, từ đó tạo ra tính ổn định cao trong hoạt động kinh doanh. Trong lĩnh vực đại lý tàu biển, đại lý vận tải container, công ty đang làm đại lý cho một loạt các hãng tàu biển hàng đầu thế giới như: US Lines ( Hoa Kỳ), Bright Shipping ( Hàn Quốc), EP ( Singapore). Tính trung bình mỗi năm lĩnh vực này hiện đang mang lại cho đơn vị 65 tỷ đồng giá trị sản lượng. Vietfracht cũng đang là đối tác của World Courier Asia Co, ltd; Honda Viet Nam, MOL Logistics, Handkyu Nhật Bản… trong lĩnh vực giao nhận tiếp vận với sản lượng khoảng 30 tỷ đồng/ năm.
Vietfracht đã chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần vào giữa năm 2006 và chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội từ 28/ 12/ 2006. Tại Đại hội đồng thường niên của Công ty được tổ chức 25 /4
/ 2007 đã nhất trí phương án đầu tư phát triển đội tàu trong năm 2007: mua 1-
2 tàu qua sử dụng dưới 25 tuổi cỡ 10.000- 40.000 DWT với giá 12 triệu USD nhằm hoàn thành tham vọng trở thành một “ con cá kình” trong ngành vận tải biển Việt Nam.
3.3. Cảng Container quốc tế Việt Nam - VICT
VICT là cảng Container chuyên dụng đầu tiên của Việt Nam và cũng là một trong những cảng hiện đại vào bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á, trực thuộc quản lý và khai thác của Công ty liên doanh phát triển tiếp vận số 1. Công nghệ thông tin là một thế mạnh cạnh tranh của VICT. Với mạng lưới thông tin hiện đại MAPS, hệ điều hành IBM cài đặt chương trình AS 400, đây là cảng đầu tiên tại Việt Nam áp dụng thực hiện hệ thống vi tính quản lý trong tất cả các hoạt động khai thác cảng, nhằm mục đích thu thập và xử lý thông tin và dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác, cũng như để hạn chế những lỗi do con người gây ra. Cho tới nay, VICT là cảng duy nhất ở Việt Nam đi tiên phong trong việc áp dụng EDI - hệ thống trao đổi dữ liệu trực tuyến giữa các với hãng tàu; hệ thống quản trị cảng TMS; bên cạnh đó, VICT cũng đã và đang phát triển một hệ thống thu thập dữ liệu không dây sử dụng tần số vô tuyến, áp dụng trong quản lý kho bãi giúp tận dụng tối đa không gian kho bãi, tránh tình trạng di chuyển container không hợp lý, tận dụng thời gian để thiết bị nghỉ ngơi. [18].
III/ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DNGNVT VIỆT NAM.
1/ Những kết quả bước đầu cần được tập trung phát triển
Các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam ngày càng ý thức hơn về tầm quan trọng của hoạt động logistics. Trong những năm vừa qua các doanh nghiệp này đã phần nào hoàn thành nhiệm vụ là cung ứng được một số dịch vụ trong chuỗi dịch vụ logistics như chuyên chở, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho khách hàng trong nước là chủ yếu. Qua đó góp phần đáp ứng nhu cầu nội địa, đảm bảo cho các hoạt động giao