Đánh Giá Tình Hình Nghiên Cứu Và Những Vấn Đề Liên Quan Đến Luận Án

trung vào việc kết nối các nguồn lực nhằm hỗ trợ nữ lao động nhập cư như: kết nối họ với mạng lưới xã hội xung quanh vừa thúc đẩy để tạo nên tính gắn kết bền vững của mối quan hệ này bằng cách tư vấn, hỗ trợ cho họ khai thác tối đa các nguồn lực từ mạng lưới xã hội này. Để từ đó có thể làm giảm thiểu những tác động xấu của việc di cư lên mối quan hệ gia đình.

Đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, có các nghiên cứu của Lê Thị Thúy Ngà và Nguyễn Như Trang [33]; Lê Thị Thủy và Phạm Thị Hồng Bích [66] Nguyễn Thị Bích Thủy và Nguyễn Thị Hoài An [63]; Nguyễn Bích Thủy [64]. Nhìn chung, các tác giả cho rằng nhân viên CTXH phải có vai trò tham vấn cho thân chủ là người lao động nhập cư khi họ gặp khủng hoảng hay lo lắng về tình trạng sức khỏe, bệnh tật của họ. Ngoài ra, nhân viên CTXH còn có vai trò môi giới, cung cấp thông tin cho thân chủ của mình.

Ở lĩnh vực sức khỏe tâm thần, nhân viên CTXH cần phát hiện sớm, can thiệp trong trường hợp khẩn cấp, đánh giá phân tích vấn đề, cung cấp các dịch vụ chăm sóc tại gia đình, kết nối chuyển gửi và biện hộ cá nhân. Ở cấp độ cộng đồng và xã hội, cần có các hoạt động như truyền thông, biện hộ nhóm, tập huấn và xây dựng các nhóm hỗ trợ được cho là các hoạt động quan trọng [66]. Nhìn chung, các nghiên cứu dưới cách tiếp cận CTXH đối với lao động nhập cư ở Việt Nam đều nhấn mạnh tầm quan trọng của nghề này trong việc hỗ trợ lao động nhập cư trong việc hỗ trợ giải quyết những khó khăn mà họ gặp phải thông qua việc kết nối, chuyển gửi và biện hộ. Tuy nhiên, dường như các tác giả bàn nhiều đến các hoạt động hỗ trợ mà chưa đề cập đến kỹ năng, thái độ và những am hiểu về mặt văn hóa – xã hội của người nhập cư của nhân viên CTXH trong quá trình làm việc với lao động nhập cư. Mặt khác, với đối tượng là LĐTS nói chung và lao động Khmer nói riêng hầu như chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều và là lĩnh vực cần phải được quan tâm.

Tóm lại, các công trình nghiên cứu đều đề cập tới vai trò quan trọng của CTXH trong việc hỗ trợ sinh kế đối với lao động nhập cư nói chung. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở mức đề xuất những giải pháp mà chưa có những nghiên cứu thực nghiệm để cho thấy được những thuận lợi và khó khăn của CTXH trong việc hỗ trợ sinh kế đối với lao động nhập cư. Ngoài ra, vấn đề hỗ trợ

sinh kế đối với LĐTS nhập cư, hầu như chưa có nhiều nghiên cứu đề cập. Điều này, cho thấy đây là chủ đề mới rất đáng cần được quan tâm nghiên cứu.

1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến luận án

1.3.1. Những kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa và tiếp tục phát triển

Thông qua việc tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, tác giả rút được một số đánh giá như sau:

Thứ nhất, về nội dung nghiên cứu liên quan đến pháp luật, chính sách đối với LĐTS nhập cư. Kết quả tổng quan tài liệu cho thấy, tùy vào đặc thù của quốc gia mà có thể có đạo luật riêng về vấn đề người thiểu số hoặc không có luật riêng mà được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật. Đối với nước ta, Đảng và nhà nước khẳng định về nguyên tắc người dân các tộc người thiểu số được coi là bình đẳng với tộc người đa số trên mọi phương diện: dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Bên cạnh đó, với mục tiêu tạo sự bình đẳng trong phát triển giữa các dân tộc, những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số với những chương trình cụ thể. Tuy nhiên, có thể thấy các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số mới chỉ tập trung nhiều vào nhóm dân tộc thiểu số đang cư trú ổn định và chính thức ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của cả nước mà chưa quan tâm đúng mức đến đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu vực đô thị, khu công nghiệp mà trong đó có không ít người LĐTS nhập cư. Đây là nội dung khá quan trọng mà tác giả sẽ chú ý làm rò trong luận án của mình.

Thứ hai, ở nội dung nghiên cứu về thực trạng sinh kế của LĐTS nhập cư. Tác giả nhận thấy rằng đa phần các nghiên cứu đều chỉ ra những rào cản về mặt chính sách và định kiến xã hội dành cho họ. LĐTS nhập cư thường phải đối diện những vấn đề về ngôn ngữ, thất nghiệp và những rủi ro về sức khỏe. Tình hình chung là họ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đến các chính sách phúc lợi xã hội dành cho họ. Thậm chí, còn phải đối diện với những chính sách mang tính “loại trừ” như ở Anh và Thái Lan. Đối với lao động Khmer nhập cư, những nghiên cứu tại Việt Nam cũng chỉ ra những đóng góp quan trọng của họ đối với gia đình ở quê nhà. Tuy nhiên, với sự thiếu hụt về nguồn vốn sinh kế, cuộc sống của họ nơi đất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

khách cũng gặp phải những vấn đề như LĐTS các nơi khác trên thế giới. Lao động Khmer thường phải đối diện với những rủi ro về việc làm, sức khỏe do hạn chế về ngôn ngữ, trình độ học vấn và trình độ tay nghề. Mặc dù, họ có đóng góp đối với sự phát triển của địa phương nhập cư và cả cuộc sống ở quê nhà. Ngoài ra, khi nghiên cứu về sinh kế của LĐTS phải quan tâm đến những yếu tố về văn hóa – xã hội của nhóm người này như một biến độc lập quan trọng.

Thứ ba, ở nội dung về vai trò của CTXH trong hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với LĐTS nhập cư. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều chỉ ra tầm quan trọng của CTXH ở các cấp độ từ vĩ mô đến vi mô. Ở tầm vĩ mô, CTXH đóng vai trò trung gian làm giảm những sự khác biệt xã hội giữa các tộc người và là cầu nối giữa các nhóm thiểu số với các chính sách do các thể chế chính trị quy định. Điều này cũng hàm ý rằng, CSXH có tác động rất lớn đến CTXH trong việc tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động hỗ trợ và can thiệp. Ở những nơi có những chính sách quản lý chặt chẽ và có sự phân biệt với người lao động TSNC thì CTXH có thể rơi vào tình trạng mâu thuẫn giữa những giá trị nghề nghiệp và quan điểm chính sách. Tuy nhiên, dù khó khăn và có nhiều rủi ro nhưng CTXH phải có nhiệm vụ biện hộ để góp phần thay đổi những chính sách chưa hợp lý với DTTS. Đối với những hoạt động hỗ trợ sinh kế cụ thể, các nghiên cứu đều tập trung vào các hoạt động hỗ trợ việc làm, hỗ trợ tinh thần, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội.

Hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 5

Đối với nhân viên CTXH, các nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của việc phải hiểu văn hóa và ngôn ngữ của người thiểu số trong quá trình làm việc. Họ còn phải vượt qua định kiến của bản thân để tôn trọng sự khác biệt từ phía thân chủ cũng như xây dựng được mối quan hệ tin cậỵ và tôn trọng lẫn nhau từ khách hàng của mình. Đây là điểm mà luận án hết sức lưu tâm khi đề cập đến vai trò của nhân viên CTXH trong quá trình làm việc với thân chủ.

Tóm lại, kết quả tổng quan cho thấy hướng nghiên cứu về LĐTS nhập cư nói chung và lao động Khmer nhập cư dưới cách tiếp cận CTXH là hướng nghiên cứu còn rất mới ở Việt Nam. Điều này, một mặt khẳng định được định hướng nghiên cứu của luận án là đúng đắn nhưng cũng đặt ra những thách thức và rất nhiều vấn đề

cần phải giải quyết và làm sáng tỏ trong quá trình tổng quan tài liệu để có thể tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cẩn thận và có kết quả tốt.

1.3.2. Những vấn đề đặt ra với luận án

Từ những kế thừa được đúc kết ở trên đã đặt ra những vấn đề mà luận án cần phải quan tâm, làm rò:

Thứ nhất, lĩnh vực nghiên cứu và thực tiễn về hỗ trợ sinh kế đối với người thiểu số nhập cư ở Việt Nam hầu như chưa được đề cập đến nên việc kế thừa và đánh giá các mô hình CTXH đã triển khai là không khả thi. Vì thế luận án phải mở rộng phạm vi tìm hiểu những hoạt động hỗ trợ đã triển khai trên thực tế dành cho đối tượng này ở Bình Dương nói chung và địa bàn nghiên cứu nói riêng để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện thực nghiệm hỗ trợ sinh kế.

Thứ hai, hoạt động hỗ trợ sinh kế thông qua nghiên cứu tổng quan để được thao tác hóa cụ thể. Tuy nhiên, luận án phải làm rò mối quan hệ giữa nhu cầu của lao động Khmer với các hoạt động hỗ trợ mà có thể họ đã được tiếp cận. Mặt khác, phải làm rò sự khác biệt giữa việc được tiếp cận với nội dung được tiếp cận và tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ được tiếp cận đó.

Thứ ba, luận án nghiên cứu về những hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với lao động là người Khmer nhập cư nên việc áp dụng các quan điểm của lý thuyết sinh kế bền vững; lý thuyết hỗ trợ xã hội và lý thuyết con người trong môi trường là hết sức cần thiết và phù hợp.

Thứ tư, khi thực hiện luận án, tác giả phải hiểu rò về đặc điểm tâm lý và văn hóa - xã hội của lao động Khmer nhập cư để có cách ứng xử cho phù hợp. Những khó khăn trong việc tiếp xúc và khai thác thông tin là những trở ngại cần phải lường trước. Để khắc phục, người nghiên cứu cần phải có thời gian trò chuyện, tìm hiểu để tạo được sự đồng cảm trước khi tiến hành nghiên cứu.

Tiểu kết chương 1

Trong chương tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài, NCS đã tập hợp, so sánh và phân tích các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Từ đó, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án để làm rò những nội dung mà luận án sẽ kế thừa và những điểm mới mà luận án sẽ tập trung nghiên cứu. Kết quả của chương cho thấy hướng nghiên cứu về LĐTS nhập cư nói chung và lao động Khmer nhập cư dưới cách tiếp cận CTXH là hướng nghiên cứu còn rất mới ở Việt Nam. Về mặt lý thuyết, cần kế thừa có chọn lọc các quan điểm của lý thuyết sinh kế bền vững; lý thuyết hỗ trợ xã hội và lý thuyết con người trong môi trường. Về mặt phương pháp nên sử dụng phương pháp hỗn hợp giữa định lượng và định tính. Về mặt triển khai nghiên cứu, NCS phải hiểu rò về đặc điểm tâm lý và văn hóa -xã hội của lao động Khmer nhập cư để có cách ứng xử cho phù hợp.

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VỀ HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG KHMER NHẬP CƯ


2.1. Người lao động Khmer với vấn đề sinh kế

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm người lao động Khmer

2.1.1.1. Khái niệm ngườii lao động Khmer nhập cư

* Khái niệm người lao động Khmer:

Lao động là nhân tố quyết định đối với sự phát triển xã hội loài người. Theo Ăng-ghen thì lao động đã tạo ra chính bản thân con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội [58]. Trong lao động, người lao động đóng vai trò chủ thể. Tại Công ước số 155 về An toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường làm việc (1981), khái niệm người lao động là bao gồm tất cả những người đang được sử dụng, kể cả công chức [184]. Ở Việt Nam, tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2012 định nghĩa: “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động” [42].

- Dân tộc Khmer: Dân tộc Khmer là một tộc người trong một quốc gia đa dân tộc Việt Nam. Người Khmer chủ yếu sinh sống ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Đến cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI người Khmer đã có mặt khá đông ở ĐBSCL, tập trung thành ba vùng lớn: Vùng Sóc Trăng - Bạc Liêu, vùng An Giang - Kiên Giang, vùng Trà Vinh - Vĩnh Long. Trong báo cáo điều tra tổng quan thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số, tính đến ngày 1/7/2015, trên cả nước, dân tộc Khmer có 1.283.405 người và đa phần đang sống tại Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long với 1.201.323 người, chiếm tỷ lệ 93,6%. Trong đó, tập trung nhiều ở các tỉnh Sóc Trăng (406.594 người); Trà Vinh (326,653 người) và Kiên Giang (210,879 người). Riêng tính ở tỉnh Bình Dương số người Khmer đang tạm trú ở Bình Dương là khoảng 16.790 người [76].

- Người lao động Khmer: Từ khái niệm về người lao động và dân tộc Khmer, có thể hiểu người lao động Khmer là người Khmer từ đủ 15 tuổi trở lên, có

khả năng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

Về chính sách dành cho người lao động thiểu số nói chung và lao động là người Khmer nói riêng, tại khoản 1 Điều 19 Luật Việc làm 2013 đã quy định người lao động là người dân tộc thiểu số sẽ được ưu tiên tham gia chính sách việc làm công. Cũng tại luật này, tại khoản 2 điều 20 cũng quy định người lao động là người dân tộc thiểu số có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Nhà nước hỗ trợ [43]:

+ Học nghề, ngoại ngữ; hiểu biết phong tục tập quán, pháp luật của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động;

+ Đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động;

+ Vay vốn với lãi suất ưu đãi.

* Khái niệm về ngưởi lao động Khmer nhập cư

- Người nhập cư: Trong giải thích thuật ngữ về di cư năm 2011, Tổ chức di cư quốc tế (IOM) đưa ra khái niệm nhập cư là dùng để chỉ quá trình những người không phải công dân của quốc gia tiếp nhận di chuyển tới quốc gia đó với mục đích định cư. Dựa trên quan điểm này, Lê Thị Hờ Rin (2016) cho rằng người nhập cư là những người di cư từ nơi ở trước đây, thường là nơi thường trú – một đơn vị hành chính cũ – để nhập cư vào nơi khác – một đơn vị hành chính mới – để sinh sống, làm việc [46]. Theo Lê Văn Thành (2005), trong đề tài về lao động nhập cư ở TP. Hồ Chí Minh, dân nhập cư TP. Hồ Chí Minh được xác định là những người từ các tỉnh khác về sinh sống, làm việc tại TP.HCM và chưa có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM. Còn những người từ các tỉnh về TP.HCM nhưng đã được giải quyết hộ khẩu thường trú vì đủ tiêu chuẩn quy định không nằm trong phạm vi này [46]. Từ những cách hiểu như trên, trong luận án này, người nhập cư được hiểu là những người di chuyển từ nơi ở trước đây sang một nơi ở mới để sinh sống và làm việc nhưng chưa có hộ khẩu thường trú.

- Người Lao động Khmer nhập cư: Trong luận án này, từ khái niệm người lao động Khmer và khái niệm nhập cư, chúng tôi đề xuất khái niệm người lao động

Khmer nhập cư như sau: lao động Khmer nhập cư là người Khmer từ đủ 15 tuổi trở lên di chuyển từ nơi ở trước đây sang một nơi ở khác để làm việc kiếm sống. Đây là những người có khả năng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

2.1.1.2. Đặc điểm và khó khăn của người lao động Khmer và Khmer nhập cư

* Đặc điểm về mặt tâm lý:

Về mặt tâm lý, người Khmer sống thật thà, chất phác, khiêm tốn, dễ tin, nhưng cũng có lòng tự trọng và ý thức dân tộc cao. Có tính phóng khoáng nhưng cũng dễ tự ty mặc cảm. Người lớn tuổi thì thích người khác người tôn trọng, kính nể mình. Trong khi đó, phụ nữ thường e thẹn. Người Khmer có tính cách hiền hòa, không thích người nói dối. Chính vì thế, nếu họ bị lừa gạt dù chỉ một lần cũng có thể làm người Khmer mất niềm tin có khi dẫn đến xung đột và hận thù [5]. Những đặc điểm này cũng được đề cập trong đề tài cấp nhà nước “Những đặc điểm tâm lý cơ bản của cộng đồng người Tây nguyên, Tây Nam Bộ và ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển kinh tế- xã hội ở khu vực này” như sau: “ người Khmer có tính cách bình dị, chất phác, làm nhiều hơn nói, trọng đạo lý, hướng về một cuộc sống êm đềm nơi trần thế, tìm hạnh phúc trong họ hàng, phum, sóc, tìm giải tỏa cho bản thân trong văn học, thơ ca, hát múa, song không cố chấp không bảo lưu ý kiến, giữ hòa khí với người Việt, Hoa, Chăm” [8]

Ở một khía cạnh khác, Huỳnh Thanh Quang [41], khi nghiên cứu về tính cách người Khmer còn cho rằng: người Khmer sống rất thực tế (không phải là thực dụng). Họ luôn quan tâm đến những gì mang lại lợi ích trực tiếp cho họ, họ ít “cân , đo, đong , đếm” ít tính toán thiệt hơn, không thích cạnh tranh, tâm lý này khiến cho họ không kiên định về lập trường tư tưởng.

Dưới sự tác động của công nghiệp hóa – đô thị hóa và kinh tế thị trường, một bộ phận người Khmer cũng nhiều người nông dân ở các vùng quê khác có xu hướng dịch chuyển lên thành phố để kiếm tìm việc làm nhằm giải quyết những khó khăn ở quê nhà. Trên hành trang mưu sinh, họ cũng mang theo những đặc trưng tâm lý của dân tộc mình và đặc điểm này cũng được thể hiện qua các nghiên cứu về lao động Khmer di cư.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022