Một Số Địa Chỉ Hỗ Trợ Thanh Niên Công Nhân Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Dương

Ở dữ liệu nghiên cứu định tính, khi được hỏi về việc tham gia các sinh hoạt do hội đoàn thể tổ chức, hầu hết các ý kiến đều cho rằng mình ít hoặc hầu như không tham gia về những hoạt động đó. Tuy nhiên, thực tế điền dã dài ngày tại cộng đồng lao động Khmer nhập cư ở phường Bình Hòa – thị xã Thuận An cho thấy chính quyền địa phương cũng rất quan tâm đến các hoạt động lễ tết của lao động Khmer nhập cư và thông qua Hội Liên hiệp Thanh niên của phường hằng năm đều tổ chức các ngày lễ tết lớn như Chol Chnam Thmay hay Ok Bom Bok thu hút rất đông sự tham gia của lao động Khmer trong và ngoài phường:

“Hôm nay là lễ mừng Chol Chnam Thmay do UBND phường phối hợp với chi hội Thanh niên công nhân tổ chức. Bản thân tôi cũng có sự bất ngờ trước sự tham gia rất đông của thanh niên công nhân Khmer, ước tính có khoảng 3000 người tham gia. Buổi lễ diễn ra trang trọng với nhiều tiết mục truyền thống như điệu Apsara rồi biểu diễn thời trang trong ngày cưới của người Khmer. Các nghi lễ “tắm núi cát” và “tắm Phật” đều được thực hiện một cách tôn nghiêm và xúc động. Tôi thấy mọi người tham gia rất vui trong tiếng nhạc truyền thống Khmer réo rắt, nhìn ai cũng thấy phấn khởi.”.

(trích nhật ký điền dã ngày 15/4/2017).

Như vậy, có thể thấy việc tham gia vào các hoạt động văn hóa của địa phương hay tổ chức lễ tết theo phong tục cổ truyền của người Khmer gắn liền với sự quan tâm của chính quyền địa phương. Ở đây, vai trò của các cán bộ Đoàn phường là rất quan trọng khi chính họ là những người tư vấn, tham mưu để Đảng ủy Phường hiểu rò ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của các ngày lễ tết truyền thống đối với cộng đồng lao động Khmer nhập cư. Chính việc đáp ứng nhu cầu này đã giúp bà con cảm thấy gắn bó hơn với vùng đất mới, đó cũng là dịp để người dân bản địa và lao động Khmer nhập cư giao lưu văn hóa và hiểu nhau hơn. Chính vì thế, những hoạt động như phường Bình Hòa tổ chức rất cần được khuyến khích và nhân rộng. Ngoài ra, các chi hội thanh niên công nhân nhà trọ hay chi hội phụ nữ cần tổ chức những chương trình thiết thực và phù hợp với nhu cầu của lao động Khmer thì mới có thể thu hút sự tham gia của họ. Điều này, không những giúp ích đối với lao động Khmer nhập cư mà còn góp phần đảm bảo tình hình an ninh trật tự xã hội của địa phương.

Ở nơi làm việc, để đảm bảo quyền lợi cho công nhân lao động, ở các công ty luôn có tổ chức công đoàn. Tuy nhiên, việc tham gia vào những hoạt động do công đoàn tổ chức đối với lao động Khmer trong nghiên cứu này dường như là xa lạ và

không gần gũi. Có lẽ, họ không tin vào tổ chức này và ngại tham gia như tâm sự của chị Dương T. là công nhân trong công ty gốm, chị cùng chồng đã lên Bình Dương được 04 năm tâm sự:

Ttrong công ty cũng có công đoàn chứ nhưng mà họ cũng làm thuê như mình nên cũng nghe lời ông chủ thôi hà, mình có gì thì tự chịu cho rồi chứ đi thưa thì cũng không được gì mà còn bị để ý nữa”.

(PVS5, Nữ, công nhân, 36 tuổi, Thuận An)

Anh Thạch H. là công nhân công ty gỗ lên Bình Dương được 4 năm hiện đang nghỉ ở nhà chữa bệnh khi nói về công đoàn công ty cũng lộ vẻ bức xúc:

“Lúc trước còn làm thì cũng có tham gia công đoàn mà nó cũng đâu có giúp gì cho mình được đâu, bệnh này thiệt nặng thì hỏi thăm mấy câu chứ không có giúp gì được hết trơn. Chỉ khi nào mình bị tai nạn lao động thì may ra mới có hỗ trợ thôi, nói chung mình tự lo cho mình thôi”.

(PVS11, Nam, công nhân, 36 tuổi, Thuận An)

Không chỉ trong tham gia các hoạt động công đoàn, cách ứng xử trước những sự cố tại nơi làm việc cũng cho thấy một tâm thế “cầu an” của họ. Chị Thạch Y., 30 tuổi, lên Bình Dương được 6 năm. Lúc đó, nhà nghèo, đông anh em mà lại không có đất đai nên chị theo bà con lên Bình Dương làm gốm. Sau này, quen bạn trai cũng là người Khmer trong khu trọ. Họ cưới nhau được 2 năm, hiện chị đang ở nhà nuôi con nhỏ kể lại hồi lúc chị còn làm (2015), công ty của chị có đình công vì ông chủ tăng lương ít quá nên công nhân phản đối không làm. Khi được hỏi, lúc đó chị làm gì, chị kể:

“Em thấy người ta ai cũng không có làm nữa kéo nhau đi ra cổng, rồi la lối tùm lum hết, em cũng sợ vì ai cũng đi mà em không đi cũng không được nhưng em muốn qua nhanh nhanh để còn yên ổn mà đi làm, với em có công việc như ở công ty là mừng lắm rồi nên chịu thiệt chút không sao, không có đòi hỏi gì. ”.

(PVS6, Nữ, công nhân, 36 tuổi, Thuận An)

Trong những diễn ngôn về thân phận của mình ở nơi làm việc, những ngôn từ mà lao động Khmer trong nghiên cứu này sử dụng mang tính “biết thân biết phận” bộc lộ trạng thái chấp nhận, với họ, có lẽ việc yên ổn để có công việc là quan trọng hơn việc đấu tranh đòi quyền lợi, với họ dù công việc có nặng nhọc, lương thấp nhưng vẫn là tốt hơn so ở dưới quê. Những dữ kiện trên cho thấy, chính bản

thân lao động Khmer đang kiến tạo nên hình ảnh thủ thế, an phận không phản ánh sự bị động mà ngược lại đó chính là chiến lược sống dựa trên sự cân nhắc về bản thân và bối cảnh tại nơi làm việc. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức cho các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người lao động ở những nơi có đông lao động Khmer đang làm việc trong tuyên truyền nâng cao nhận thức của họ về lợi ích của việc tham gia vào các tổ chức xã hội.

Đối với nhân viên xã hội, họ cần đóng vai trò là cầu nối để giúp lao động Khmer có thể tăng cường mạng lưới xã hội của mình theo hướng làm tăng khả năng tự lập của họ, giúp họ có thể giải quyết những vấn đề của mình trong tương lai mà không cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của xã hội. Chính vì vậy, nhân viên xã hội cần chú trọng giúp lao động Khmer xây dựng mạng lưới hỗ trợ cá nhân bao gồm gia đình, họ hàng, các tổ chức xã hội chính thức như Công đoàn, Hội phụ nữ, Chi hội thanh niên công nhân…và các tài nguyên khác trong cộng đồng. Mặt khác, nhân viên CTXH cần kết nối giữa mạng lưới hỗ trợ chính thức và phi chính thức để có thể “hiệp lực” với nhau. Bởi lẽ, định chế phi chính thức có khả năng cải thiện hiệu lực của các định chế chính thức do chúng có năng lực góp sức vào hệ thống chính quyền địa phương, vào việc huy động người dân, việc cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của lao động Khmer nhập cư.

3.3.3. Thực trạng hoạt động hỗ trợ thông tin

Trong hoạt động hỗ trợ thông tin, chúng tôi quan tâm đến thông tin ở các lĩnh vực phúc lợi gắn liền với đời sống lao động nhập cư như: khám chữa bệnh, giáo dục, pháp luật, vay vốn.

Bảng 3.11: Hoạt động hỗ trợ thông tin



Điểm trung bình

Điểm trung bình

Tỷ lệ được nhận

về MĐTX

về MĐHQ

hỗ trợ (%)

1.Dịch vụ khám chữa bệnh

1,59

3,49

30,8

2.Giáo dục

1,22

3,4

11,7

3. Nhà trọ/nơi ở

2,20

3,54

59,2

4.Chính sách được hưởng

1,16

3,18

9,4

5. Pháp luật

1,36

3,46

18,6

6. Vay vốn

1,28

3,53

16,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Nguồn: số liệu khảo sát tháng 8/2018

Trong nghiên cứu này, đối với lao động Khmer nhập cư, có 59,2% khi đến Bình Dương là được nhận hỗ trợ thông tin về nhà trọ/nơi ở. Ở hoạt động hỗ trợ thông tin về dịch vụ khám chữa bệnh, có 30,8 % người có nhận hỗ trợ. Trong những

hoạt động hỗ trợ thông tin liên quan đến giáo dục, chính sách được hưởng hay thông tin về pháp luật thì tỷ lệ được nhận hỗ trợ rất thấp. Đơn cử như ở cung cấp thông tin về chính sách được hưởng, chỉ có 9,4% người đã được nhận.

Kết quả trên phản ánh thực trạng về thiếu thông tin liên quan đến các dịch vụ phúc lợi xã hội cần thiết của lao động Khmer nhập cư trong mẫu nghiên cứu này ở Bình Dương là rất phổ biến. Có lẽ vì thiếu thông tin nên dẫn đến những suy nghĩ về bảo hiểm y tế như trường hợp sau:

làm như bảo hiểm y tế nó không có tác dụng như tiền mặt của mình, tiền mặt đưa tới là nó làm ào ào cho mình à. Hồi dưới quê cũng có mua, hình như là ba trăm bảy, khám dưới quê làm như dễ hơn vì là người xã mình, huyện mình, tỉnh mình. Còn trên Bình Dương này là rất khó, làm như nó không muốn làm cho mình đâu, chắc như bảo hiểm y tế là không phải tiền mặt, mắc công làm nhiều giấy tờ”.

(PVS5, nam, công nhân, 32 tuổi, Thuận An)

Bảng 3.12: Nguồn lực hỗ trợ thông tin

Nguồn lực hỗ

Dịch vụ

Giáo

Nhà trọ

Pháp

Vay vốn

Chính

trợ

khám chữa

dục


luật


sách


bệnh





được







hưởng

Gia đình

17,1

23,8

14,6

3

6,7

17,6

Thân tộc – đồng hương

18,9

11,9

27,8

1,5

3,4

.

Đồng nghiệp 40,5

19

19,2

11,9

25,9

11,8

Nhân viên 9,0

23,8

0,9

43,3

6,9

52,9

Chủ nhà trọ 7,2

19

38

38,8

13,8

15,7

Dịch vụ có thu 4,5

2,4

0,5

3,0

41,4

2,9

Khi khảo sát về nguồn lực hỗ trợ về thông tin, kết quả được thể hiện ở bảng dưới đây:


xã hội


phí

(*) Tỷ lệ này được tính trên số người được nhận hỗ trợ

Trong nguồn lực hỗ trợ chính khi cung cấp thông tin có liên quan thì nguồn hỗ trợ chính có nhiều khác biệt so với các hoạt động hỗ trợ khác khi với hoạt động này vai trò của cán bộ xã hội cũng được thể hiện nhiều hơn các khía cạnh như: cung cấp thông tin về giáo dục (23,8%); cung cấp thông tin về pháp luật (38,8%) và cung cấp thông tin về các chính sách được hưởng (52,9%). Điều này cho thấy rằng mặc

dù tỷ lệ người được tiếp cận với các thông tin phúc lợi còn thấp nhưng cũng đáng khích lệ là thông tin đó chủ yếu đến từ cán bộ xã hội cho thấy chính quyền địa phương nơi người Khmer tạm trú cũng đã có những cố gắng trong việc cung cấp thông tin đến lao động nhập cư. Tuy nhiên, ở thông tin về vay vốn thì chủ yếu người dân được tiếp cận chủ yếu từ những dịch vụ có thu phí mà ở đây phổ biến là tình trạng cho vay nặng lãi. Đây cũng là điều cần phải quan tâm trong việc hỗ trợ sinh kế đối với lao động nhập cư.

Khi so sánh mức độ hiệu quả các hoạt động hỗ trợ thông tin với loại hình công việc hiện tại. Kết quả kiểm định T-test đều cho kết quả lớn hơn 0,05 nên không có sự khác biệt giữa công nhân và lao động trong các cơ sở sản xuất nhỏ.

Những kết quả khảo sát trong thực trạng hỗ trợ thông tin phần nào phản ánh những thách thức mà lao động Khmer nhập cư gặp phải khi tới Bình Dương làm việc gặp phải là vấn đề về thông tin về phúc lợi xã hội. Trong bối cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, mức thu nhập của công nhân chưa cao, họ phải chi trả những dịch vụ thường cao hơn so với mức thu nhập của họ. bên cạnh đó những thông tin hữu ích về các dịch vụ giá rẻ, chất lượng lại không đến được với lao động nhâp cư nói chung và lao động Khmer nói riêng.

Bảng 3.13: Một số địa chỉ hỗ trợ thanh niên công nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương

STT

Đơn vị

Địa chỉ

1

Trung tâm Tư vấn pháp luật trực thuộc

Liên đoàn lao động tỉnh Bình Dương

499, Yersin, Phường Phú Cường,

Thủ Dầu Một

2

Trung tâm Văn hóa Thể thao công nhân

lao động tỉnh Bình Dương

Đường 19, Thuận An

3

Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Công nhân

và Lao động trẻ tỉnh Bình Dương

NA7, Chánh Phú Hoà, Bến Cát,

4

Trung tâm giới thiệu việc làm trực thuộc

Hội phụ nữ tỉnh Bình Dương

A247/2 đường Lý Thường Kiệt,

Phường Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một

5

Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản

Bình Dương

213 Yersin, P. Phú Cường, Thủ Dầu

Một

6

Trung tâm dịch vụ việc làm Bình Dương

369 Đại Lộ Bình Dương, Thuận

Giao, Thuận An,

7

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên

tỉnh Bình Dương

486 Cách Mạng Tháng 8, Phú

Cường, Thủ Dầu Một

8

Trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên

168 Phú Lợi, Phú Hoà, Thủ Dầu

Một


Hình 3 1 Một số địa chỉ hỗ trợ thanh niên công nhân trên địa bàn tỉnh 1

Hình 3.1: Một số địa chỉ hỗ trợ thanh niên công nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Kết quả phân tích về địa điểm hỗ trợ công nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương cho thấy đa phần vị trí các nơi này đều nằm ở thành phố Thủ Dầu Một (hình 3.1). Như vậy, vị trí những nơi hỗ trợ cách xa địa điểm công nhân đang sinh sống và làm việc hàng ngày. Mặt khác, đa phần các nơi hỗ trợ lại làm việc vào giờ hành chính cũng là giờ làm việc của công nhân nên việc có thể tiếp cận để nhận được hỗ trợ là rất khó khăn.

Trong bối cảnh đó, có những đơn vị đã tìm ra những mô hình để có thể dễ tiếp cận công nhân hơn như Trung tâm Tư vấn pháp luật trực thuộc Liên đoàn lao động tỉnh Bình Dương đã có đường dây nóng và các hình thức tư vấn trên Zalo hoặc group trên Facebook. Hay hệ thống Đoàn – Hội thì chuyển hoạt động tuyên truyền về cơ sở là các khu trọ hay khu lưu trú của công nhân. Theo số liệu của đề án “Đoàn kết, tập hợp thanh niên công nhân tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 – 2020”:

“Trong 06 tháng đầu năm 2018, Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức đề án các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật cho thanh niên tại các khu nhà trọ được 25 cuộc với 10.500 lượt TNCN tham dự; phát hành hơn

15.200 tờ rơi tuyên truyền pháp luật với các nội dung xoay quanh Luật phòng chống ma túy, Luật bảo hiểm, Luật hôn nhân & gia đình, Luật giao thông đường bộ... tại các Chi đoàn, Chi hội, khu nhà trọ, công ty và các trường học trên địa bàn tỉnh thu hút sự tham gia của 21.300 lượt đoàn viên thanh niên tham gia”.

Đó là những kết quả đáng khích lệ nhưng từ cái nhìn của người trong cuộc cũng cho thấy những tồn tại cần khắc phục như chia sẻ của anh V. là cán bộ Đoàn phường ở Thuận An thẳng thắn đề cập:

“Thực sự em thấy nhiều cái mình làm mang tính hình thức, cũng huy động anh chị em công nhân ra ngồi nhưng họ đâu có biết gì về nội dung chương trình nên ra ngồi rất bị động, chỉ chăm chăm tìm cách lỉnh qua lỉnh lại rồi…chuồn mà cũng đừng trách họ vì có những báo cáo viên trình bày không thu hút, cứ cầm văn bản đọc đọc, mấy cái đó giờ họ có điện thoại họ cần họ lên họ tìm là ra. Cái họ cần là thực tế họ đang gặp thì đôi khi không được giải đáp. Những hoạt động kiểu này cũng gây khó khăn cho cơ sở khi tổ chức thì huy động công nhân rất khó”.

(PVS11, Nam, 24 tuổi, cán bộ Đoàn, Thuận An)

Không chỉ có tổ chức Đoàn Thanh niên, hội Phụ nữ ở các địa phương có đông nữ lao động nhập cư nói chung và nữ lao động Khmer nói riêng cũng có những hoạt động hỗ trợ. Ý kiến từ chị P. đại diện hội phụ nữ của một phường trên địa bàn Thuận An cũng cho biết:

Phường có tổ chức chi hội phụ nữ cho người dân tộc mà chủ yếu là người Khmer, thì chi hội định kỳ sinh hoạt theo quý, mình cũng xuống tuyên truyền, vận

động chị em về môi trường, phổ biến các luật về an toàn giao thông, luật lao động cho người ta nắm vậy đó. Rồi lễ tết của người Khmer mình cũng xuống tặng quà cho các chị vậy đó”. Khi tôi hỏi thêm về hiệu quả thiết thực của chương trình, chị cũng hơi ngập ngừng nhưng thẳng thắn thừa nhận là “ mình cũng chỉ làm phong trào chứ cũng chưa có điều kiện nắm bắt hết tâm tư, tình cảm của họ. Phần vì họ rụt rè, phần sắp xếp thời gian sinh hoạt với mấy chị cũng khó vì phải đi làm suốt nhưng cũng có những cái nhược từ phía hội như chưa sâu sát, tạo tin tưởng cũng như hiểu cặn kẽ về văn hóa của họ nên cũng khó lắm, duy trì được theo quý là nỗ lực lắm rồi”.

(PVS 12, cán bộ hội Phụ nữ, Thuận An)

Những phân tích trên cho thấy những nỗ lực của các đoàn thể, chính quyền địa phương ở Bình Dương trong việc đáp ứng nhu cầu nói chung và nhu cầu về thông tin của lao động nhập cư trong đó lao động Khmer nhưng cũng cần có sự cải tiến và thực sự đi vào chiều sâu. Mặt khác, cũng cần có các chương trình dành riêng cho đối tượng lao động là người thiểu số để có thể đáp ứng nhu cầu của họ và đảm bảo chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tóm lại, cung cấp thông tin là một trong những hoạt động rất quan trọng trong việc hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ được nhận hỗ trợ các thông tin liên quan đến phúc lợi xã hội của lao động Khmer nhập cư còn thấp dù trên thực tế ở Bình Dương các ban ngành, đoàn thể cũng đã có những chương trình hỗ trợ thông tin chung dành cho công nhân. Tuy nhiên, các chương trình này chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu của lao động Khmer nên ít thu hút được sự tham gia của họ. Chính vì thế, cần phải phát huy vai trò của mạng lưới thân tộc và đồng hương cũng như việc tổ chức các chương trình cần phải phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của lao động Khmer ở Bình Dương.

3.3.4. Hoạt động hỗ trợ việc làm

Trong hoạt động hỗ trợ việc làm, chúng tôi quan tâm đến các hỗ trợ về tìm kiếm việc làm, hỗ trợ phương tiện làm việc, thông tin về việc làm, hỗ trợ tiếp cận chính sách việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 3.14 như sau:

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí