Thực Trạng Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Fdi Tại Tỉnh Savannakhet Giai Đoạn 2010-2020


Tiểu kết chương 2


Trong chương 2, NCS đã trình bày cơ sở lý luận về hiệu ứng lan tỏa của FDI với các vấn đề cơ bản như định nghĩa về FDI và hiệu ứng lan tỏa của FDI. Phân loại hiệu ứng lan tỏa của FDI theo chiều bao gồm: lan tỏa theo chiều ngang và lan tỏa theo chiều dọc, hiệu ứng lan tỏa theo kênh: mô phỏng/sao chép hay bắt chước, dịch chuyển lao động, cạnh tranh, xuất khẩu, liên kết sản xuất. Trong đó, theo kênh NCS chia theo lan tỏa tích cực và lan tỏa tiêu cực của FDI.

Bên cạnh đó, Chương 2 có tóm tắt một số lý thuyết về hiệu ứng lan tỏa của FDI được sử dụng trong luận án, bao gồm có lý thuyết tăng trưởng nội sinh, lý thuyết sản xuất và tiến bộ công nghệ và lý thuyết về khả năng hấp thụ. Trong đó, lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã nêu bật vai trò quan trọng của các hiệu ứng lan tỏa của FDI. Lý thuyết sản xuất và tiến bộ công nghệ cho rằng lan tỏa từ FDI được xem là yếu tố phi truyền thống có thể tác động gián tiếp giúp cải thiện công nghệ của doanh nghiệp trong nước. Dựa trên nhận định lý thuyết này, luận án xây dựng giả thuyết và kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa từ FDI đến doanh nghiệp trong nước. Cuối cùng, lý thuyết về khả năng hấp thụ cho rằng các hiệu ứng lan tỏa từ FDI diễn ra không đồng nhất do sự khác biệt về khả năng hấp thụ của doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp với những đặc trưng riêng có thể có những phản ứng khác nhau đối với sự hiện diện của FDI và có khả năng khác nhau trong việc hấp thụ các hiệu ứng lan tỏa từ FDI. Trên cơ sở lý luận chung về hiệu ứng lan tỏa FDI, cơ sở lý thuyết cùng với bằng chứng thực nghiệm và bối cảnh thực tiễn trong nước, luận án đề xuất khung lý sử dụng trong luận án.


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI TẠI TỈNH SAVANNAKHET GIAI ĐOẠN 2010-2020

3.1. Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên, xã hội, kinh tế của tỉnh Savannakhet, Lào

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên


Savannakhet là một tỉnh thuộc miền Trung của Lào. Tỉnh có diện tích 21.774km2, vùng núi chiếm 42%, đồng bằng chiếm 58%. Nông thôn chiếm 84%, thành thị chiếm 16%. Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Khammuane có chiều dài 314km, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Saravane có chiều dài 259km, phía Đông tiếp giáp với Việt Nam có chiều dài 122km (tiếp giáp với 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị), phía Tây tiếp giáp với tỉnh Mukdahan, tỉnh Nakhon Phanom của Thái Lan có chiều dài 152km2.

3.1.2. Đặc điểm về xã hội


Về quốc phòng và an ninh


Tỉnh Savannakhet luôn ổn định về chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, người dân hiền hòa, thân thiện.

Về Giáo dục và phát triển xã hội


Tỉnh đã tập trung thực hiện các mục tiêu "Phát triển Thiên niên kỷ" (MDGs) của Liên Hợp Quốc. Hệ thống giáo dục đã phát triển kể cả số lượng và chất lượng. Số lượng giáo viên, học sinh, trường học và phòng học được tăng lên cả về chất lượng và số lượng. Loại hình giáo dục và dạy nghề được quan tâm phát triển cả công lập và trường tư nhân. Toàn tỉnh đã công bố phổ cập giáo dục bắt buộc cấp I (tiểu học) ngoài ra đã có hơn 50% số huyện được công nhận hoàn thành phổ cập cấp II (trung học cơ sở).

Về y tế


Ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc sức khỏe đối với các bệnh viện cấp tỉnh, cấp huyện (Bệnh viện Đa khoa của tỉnh có hơn 300 giường bệnh, với phương tiện khám chữa bệnh tiên tiến), Chính quyền địa phương còn quan tâm đến các bệnh viện nhỏ ở các cụm bản và trạm y tế ở các bản để phục vụ nhân dân (với khoảng hơn 187 cơ sở y tế. Tại thị xã Kaysone Phomvihane, ngoài Bệnh viên Đa


khoa của tỉnh còn có bệnh viện của Thị xã cùng hơn 10 phòng khám và Trung tâm y tế, khám, chữa bệnh của tư nhân).

Về du lịch


Tỉnh Savannakhet được xem là một trong những địa phương có tiềm năng phát triển ngành "công nghiệp du lịch" nên được chính quyền quan tâm tạo mọi điều kiện để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư và phát triển kinh tế, dịch vụ du lịch. Các sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, khách du lịch đến Savannakhet ngày càng tăng.

Về giao thông


Tỉnh Savannakhet, có 5 cặp cửa khẩu với Việt Nam. Trong đó có 01 cặp cửa khẩu phụ dự kiến mở giữa Quảng Bình - Savannakhet là Làng Ho - Cạ Pai và 4 cặp của khẩu với Quảng Trị là Lao Bảo - Đen-sạ-vẳn, Tà Rùng - La-cồ, Bản Cheng - Bản May, Thanh - Đen-vi-lay và cửa khẩu Hữu nghị II với tỉnh Mukdahan của Thái Lan

Savannakhet nằm trên hành lang của quốc lộ số 9 nối cửa khẩu Lao Bảo (của Việt Nam) và Đen-Sạ-Vẳn (của Lào), qua cầu Hữu nghị II sang Mục Đa Hán của Thái Lan - đi Myanmar, nằm trên hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) và quốc lộ số 13 chạy dài từ phía Nam lên phía Bắc của Lào. Sân bay Savannakhet có các chuyến bay từ Viêng Chăn đến Savannakhet - Champasak và ngược lại; từ Savannakhet đến Bangkok (Thái Lan) và ngược lại. Ngoài ra tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi từ Savannakhet đi các địa phương của Lào, đi các nước khác, cũng như đi các huyện, thị trấn, thị tứ.

Về thông tin liên lạc, tài chính-Ngân hàng


Savannakhet có hệ thống bưu chính viễn thông hiện đại, hiện có năm nhà cung cấp dịch vụ này, có thể liên lạc dễ dàng, thuận lợi cả trong nội địa cũng như đi quốc tế. Đặc biệt Nhà mạng UNITEL đã phủ sóng đến các bản, huyện (15/15 huyện).

Hiện nay, ngoài Ngân hàng Trung ương miền Trung, còn có 12 Ngân hàng Thương mại của Lào và của nước ngoài có Văn phòng hoạt động tại địa phương.


3.1.3. Đặc điểm về kinh tế


Sau khi thực hiện chính sách kinh tế thị trường (năm 1978), Chính phủ Lào và Chính quyền tỉnh đã có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư có điều kiện cạnh tranh với khu vực và quốc tế một cách hiệu quả theo xu thế phát triển của thế giới và khu vực. Đầu tư trong nước và nước ngoài cũng có xu hướng tăng kéo theo sự phát triển của thương mại, sản xuất, dịch vụ và nền kinh tế cũng dần phát triển hơn.

Nông nghiệp là thế mạnh của Savannakhet (diện tích sản xuất nông nghiệp hơn 700.000ha, hiện đã có khoảng 220.000ha đưa vào sử dụng). Ngoài trồng lúa, thổ nhưỡng của tỉnh phù hợp với một số loài cây như: cao su, cam, mía, sắn, đay, đậu. Ngoài ra tỉnh còn có thế mạnh về chăn nuôi khai thác thủy, hải sản.

Về công nghiệp thì ngoài các nhà máy trong các khu kinh tế đặc biệt, hiện toàn tỉnh có khoảng gần 2.000 nhà máy công nghiệp tổng giá trị đầu tư 2076,07 tỷ kíp, tạo việc làm cho gần 14.000 công nhân. Trong đó có 73 nhà máy xí nghiệp lớn, 82 nhà máy trung bình có thể đáp ứng được các nhu cầu trong nước và một phần dùng để xuất khẩu. Chính phủ đã có nhiều chính sách mới cho các nhà đầu tư (Luật thúc đẩy đầu tư) đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, khu vực kinh tế đặc biệt và khu kinh tế chuyên biệt.

Các điểm thương mại chủ yếu ngoài Trung tâm Thương mại là các chợ. Cả tỉnh có 68 điểm chợ (trong đó 18 chợ lớn, 7 chợ trung bình 19 chợ nhỏ và 24 chợ ở các thị trấn thị tứ và các cụm bản). Việc đầu tư xây dựng và tổ chức các Trung tâm Thương mại và dịch vụ cũng như các chợ ngày càng được Chính quyền và các doanh nghiệp quan tâm.

3.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Savannakhet, Lào giai đoạn 2010 - 2020

3.2.1. Cơ cấu đầu tư theo quy mô đầu tư


Trải qua hơn ba mươi năm mở cửa với các nhà đầu tư nước ngoài, tỉnh Savannakhet đã thu hút được một lượng vốn đầu tư đáng kể. Tính đến năm 2020, số dự án đầu tư vào tỉnh là 76 dự án với tổng vốn đăng ký là 46,29 triệu USD.


Bảng 3.1. Quy mô dòng vốn FDI vào tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010-2020



Năm

Số dự án

Vốn đăng ký (Triệu USD)

Vốn thực hiện (Triệu USD)

Tốc độ tăng (%)

Số dự án

Vốn đăng ký

Vốn thực hiện

2010

35

16,75

15,47

-

-

-

2011

40

19,26

17,69

14,29

15,04

14,39

2012

41

20,96

18,41

2,50

8,81

4,06

2013

45

24,22

22,30

9,76

15,53

21,10

2014

49

28,94

26,13

8,89

19,50

17,17

2015

53

32,24

27,01

8,16

11,41

3,35

2016

55

37,14

29,28

3,77

15,18

8,43

2017

59

38,17

30,52

7,27

2,77

4,24

2018

79

49,83

49,09

33,90

30,56

60,83

2019

81

52,28

50,52

2,53

4,90

2,92

2020

76

46,29

40,09

(6,17)

(11,45)

(20,63)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại tỉnh Savannakhet, Lào - 8

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Savannakhet, 2021


Hình 3.1. Thực trạng số dự án, vốn đăng ký và vốn thực hiện FDI của Savannakhet giai đoạn 2010-2020


60

50

40

30

20

10

0

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Vốn đăng ký

Vốn thực hiện

Số dự án

Nguồn: Tác giả thống kê theo số liệu của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Savannakhet,

2021


Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những kênh quan trọng bổ sung nguồn vốn cho quá trình phát triển kinh tế. Dựa trên tình hình thực tế, có thể thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh đã đạt được một số hiệu quả nhất định.

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2017, tình hình đầu tư trực tiếp tại tỉnh liên tục có xu hướng tăng. Tốc độ tăng khá ổn định và đều đặn. Số dự án đầu tư năm 2010 là 35 dự án với vốn đăng ký là 16,75 triệu đô, vốn thực hiện là 15,47 triệu đô. Sang năm 2011 số dự án tăng lên là 40 dự án tương đương với tốc độ tăng trưởng là 14,29%. Tổng vốn đăng ký là 19,27 triệu đô tương đương với tốc độ tăng trưởng là 15,04 %, vốn thực hiện là 17,70 triệu đô tương đương với tốc độ tăng trưởng là 14,39%. Từ năm 2012 đến 2017, số dự án tăng khá đều đặn với 41 dự án vào năm 2011, tương đương với tổng vốn đăng ký là 20,96 triệu đô, tổng vốn thực hiện là 18,41 triệu đô. Năm 2017 số dự án tăng lên là 63 dự án với tống vốn đăng ký là 38,17 triệu đô và tổng vốn thực hiện là 30,53 triệu đô.

Năm 2018, thế giới có những xáo trộn trong hệ thống tài chính toàn cầu. Những biến động trên các thị trường ít nhiều bắt nguồn từ chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc, từ đó dẫn đến những phản ứng quyết liệt của Trung Quốc. Lào nói chung và tỉnh Savannakhet nói riêng lại đạt được những lợi ích từ điều này. Do Trung Quốc không thể trực tiếp xuất khẩu hàng hóa bị áp thuế sang Mỹ, họ đã tích cực chuyển thị trường sang các nước lân cận trong đó có tỉnh Savannakhet. Từ đó nhiều doanh nghiệp FDI mới được hình thành trên địa bàn. Số dự án đầu tư FDI tăng lên tới 79 dự án tương đương với tốc độ tăng là 33,9% so với năm 2017. Tổng vốn đăng ký là 49,84 triệu đô, tăng 30,56% so với năm 2017 và tổng vốn thực hiện là 49,09 triệu đô, tăng 60,83% so với năm 2017.

Sang năm 2019, cùng với đà tăng với năm trước, số dự án tiếp tục tăng lên là 81 dự án tương đương với tốc độ tăng trưởng là 2,53%. Tổng vốn đăng ký là 52,28, tăng 4,9% so với năm 2018. Vốn thực hiện là 50,52 triệu đô, tăng 2,92% so với năm 2018.

Tuy nhiên sang năm 2020, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng nặng nề. Các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, thu hẹp cả tổng cung và tổng cầu, gia tăng rủi ro tài chính đã khiến cho các nhà đầu tư FDI phải thu hẹp


quy mô sản xuất kinh doanh, thậm chí rút vốn. Số dự án đầu tư giảm xuống còn 76 dự án tương đương với mức giảm là 6,17%. Tổng vốn đăng ký đầu tư là 46,29 triệu đô, giảm 11,45%. Tổng vốn thực hiện là 40,09 triệu đô, giảm 20,63%.

3.2.2. Cơ cấu đầu tư theo đối tác đầu tư


Bảng dưới đây thể hiện số dự án FDI đầu tư tại tỉnh Savannakhet theo quốc gia trong giai đoạn 2010-2020:

Bảng 3.2. Số dự án đầu tư FDI theo đối tác năm 2010-2020


Quốc gia

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Ấn Độ

1

1

1

1

1

1

1

3

3

3

3

Bỉ

1

1

1

1

1

1

2

2

2

2

2

Đài Loan

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

Hàn Quốc

3

3

3

3

3

3

4

4

4

5

4

Malaysia

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

3

Mỹ

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

Nhật Bản

3

4

4

4

4

5

4

6

6

6

6

Pháp

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

3

Singapore


1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

Thái Lan

7

7

7

8

9

9

9

9

15

16

13

Thụy Điển







1

1

1

1

1

Thụy Sĩ







1

1

3

3

2

Trung

quốc

9

10

11

13

16

19

19

19

24

24

23

Úc

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

3

Việt Nam

4

5

5

6

6

6

6

6

12

12

9

Ý


1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

Tổng số

35

40

41

45

49

53

55

59

79

81

76

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Savannakhet, 2021


Tính đến năm 2020, đã có 16 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư vào tỉnh Savannakhet.


Bảng 3.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đối tác đầu tư năm 2020



Quốc gia


Số dự án

Tổng vốn đăng ký (Triệu USD)

Tỷ trọng (%)

Trên số dự án

Trên tổng số vốn

Ấn Độ

3

0,58

3,95

1,27

Bỉ

2

0,17

2,63

0,37

Đài Loan

1

0,51

1,32

1,08

Hàn Quốc

4

0,43

5,26

0,92

Malaysia

3

0,34

3,95

0,74

Mỹ

1

0,50

1,32

1,08

Nhật Bản

6

1,19

7,89

2,59

Pháp

3

0,32

3,95

0,65

Singapore

1

0,15

1,32

0,32

Thái Lan

13

9,47

17,11

20,46

Thụy Điển

1

0,23

1,32

0,50

Thụy Sĩ

2

0,49

2,63

1,06

Trung quốc

23

21,84

30,26

47,19

Úc

3

0,96

3,95

2,08

Việt Nam

9

8,15

11,84

17,62

Ý

1

0,96

1.32

2.09

Tổng số

76

46,29

100

100

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Savannakhet, 2021


Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Savannakhet chủ yếu đến từ các đối tác ở khu vực Châu Á. Trong đó Trung Quốc chiếm 30,26% số dự án, 47,19% tổng vốn. Thái Lan chiếm 17,11% số dự án, 20,46% tổng vốn. Việt Nam chiếm 11,84% số dự án và 17,62% tổng vốn. Các quốc gia với nền công nghiệp hiện đại như Mỹ, Pháp, Nhật Bản chiếm tỷ lệ không lớn nhưng cũng ảnh hưởng đến đóng góp của khu vực FDI cho tiến trình hiện đại hóa của tỉnh.

3.2.3. Cơ cấu đầu tư theo ngành


Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Savannakhet theo ngành kinh tế đã phản ánh sự thác động của dòng vốn với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 12/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí