Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Fdi) Của Tncs Và Vai Trò Của Nó Ở Các Nước Đang Phát Triển.


hơn nữa của tích tụ sản xuất, xu hướng đa dạn hoá sản phẩm, đa dạng hoá ngành đang trở thành xu hướng phổ biến và tổ chức Concern đã đáp ứng đòi hỏi đó. Trong các Concern thường bao gồm các công ty hoạt động ở các ngành kinh tế khác nhau, như công nghiệp, vận tải, thương nghiệp, ngân hàng, bảo hiểm,… Người ta thấy rằng trong số 500 công ty lớn nhất của Mỹ, thị phẩn của Concern đa ngành vào những năm 70 chiếm 94& so với 66% năm 1949. Trong số các Concern thì Daimler Chrysler AG (DC) của Cộng hoà Liên bang Đức và Mỹ là một Concern khá điển hình. Nó bao gồm nhiều công ty thành viên trong nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó có công ty Motorentua Binen Union (MTU) sản xuất các loại động cơ; công ty Doocnie sản xuất các mặt hàng thuộc ngành hàng không, còn công ty AEG sản xuất các mặt hàng thuộc ngành kỹ thuật điện,… Do đó sản phảm của DC hết sức đa dạng, từ những động cơ thông dụng đến động cơ xe tăng, tàu biển, máy bay, tên lửa có điều khiển và những trang bị kỹ thuật khác. Song các ngành sản xuất chủ yếu của Concern DC vẫn là các loại động cơ thông dụng. Hiện nay, DC có số tài sản ở nước ngoài lên đến 41,7 tỷ USD và doanh thu hàng năm là 55,2 tỷ USD, chỉ tính riêng cho 281 chi nhánh ở nứơc ngoài. Các Concern thường xây dựng một hệ thống dịch vụ kỹ thuật và thương mại tương đối hoàn chỉnh. Trong hệ thống này có cả trung tâm khoa học, viện nghiên cứu, phòng thiết kế và bộ phận triển khai sản xuất thử, viện thăm dò và nghiên cứu thị trường,… Tất cả nhằm bảo đảm cho Concern đổi mới kỹ thuật kịp thời và thích ứng nhanh chóng với điều kiện biến động của thị trường quốc tế, tăng sức mạnh cạnh tranh để thu lợi nhuận cao.

+ Conglomerate: là kết quả của quá trình liên kết công ty theo chiều dọc, tức là công ty lớn thâm nhập vào công ty, xí nghiệp của các ngành sản xuất khác không có sự liên hệ ràng buộc hoặc quy định về kỹ thuật sản xuất kinh doanh. Mối liên hệ giữa công ty mẹ và các chi nhánh chủ yếu là tài chính; điều hành thông qua cơ cấu quyền lực và liên kết với các ngân hàng đầu tư, ngân hàng thương mại, công ty đầu tư, công ty bảo hiểm,… Hoạt động bành trướng và thâu tóm của Conglomerate cơ bản trên thị trường chứng khoán. Công ty mẹ lựa chọn các công ty đang hoạt động tốt ở tất cả


các ngành có tỷ suất lợi nhuận cao và nuốt dần bằng cách mua cổ phiếu của chúng. Do đó cơ cấu ngành kinh doanh trong tập đoàn luôn biến đổi nhanh chóng theo hướng đa dạng, hỗn hợp và cơ cấu quản lý, điều hành phải gọn nhẹ, linh hoạt.

Công ty Điện tín, Điện thoại (ITT) của Mỹ vốn là một Trust đầu đàn của thế giới trong lĩnh vực điện thoại và viễn thông quốc tế. Ngày nay, nó đã trở thành một Conglomerate khổng lồ bành trướng xâm nhập vào ngành ngân hàng, bảo hiểm, khai thác đáy biển, vũ trụ, dịch vụ, khách sạn,, kể cả những ngành công nghiệp thực phẩm và báo chí,…

Việc phân loại các công ty xuyên quốc gia theo các hình thức từ Cartel đến Conglomerate là những nấc thang phản ánh sự giảm dần tính chất sở hữu tư nhân thuần tuý và sự tăng lên của nhân tố “tập thể” trong sở hữu tư bản – xét trong giới hạn quan hệ sản xuất TBCN. Mặt khác, việc phân loại như trên đảm bảo tính logic trong nghiên cứu và cũng phù hợp với hiện thực TBNC ở chỗ các công ty tư bản độc quyền vốn đã tồn tại trong những loại hình cơ bản này ở phạm vi quốc gia, nhưng do quá trình phát triển buộc chúng phải vượt ra khỏi biên giới quốc gia và hoạt động trên phạm vi quốc tế mà thội. Trên thực tế dù hoạt động quốc tế nhưng nó vẫn mang những dấu ấn quốc gia và chịu sự kiểm soát của công ty gốc ở chính quốc.‌

1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của TNCs và vai trò của nó ở các nước đang phát triển.

1.2.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

Mặc dù còn nhiều khác biệt về quan niệm, nhìn chung ở các nước trên thế giới, FDI được hiểu là một hoạt động kinh doanh mà trong đó có sự tách biệt ở tầm vĩ mô về mặt chủ thể, nhưng lại có sự kết hợp ở tầm vi mô trong sử dụng vốn và quản lý đối tượng đầu tư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc gia đó


Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam - 3

để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hoá lợi ích của mình.

Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấy phép có giá trị…), tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý…) hoặc tài sản chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ…).

Như vậy, FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài (chủ đầu tư, vốn đầu tư và địa điểm đầu tư từ các quốc gia khác nhau). Nhân tố nước ngoài ở đây không chỉ thể hiện ở sự khác biệt về quốc tịch hoặc về lãnh thổ cư trú thường xuyên của các bên tham gia vào quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài mà còn thể hiện ở việc di chuyển tư bản trong đầu tư trực tiếp vượt ra khỏi biên giới một quốc gia. Hai đặc điểm cơ bản của FDI là: có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lý đối tượng đầu tư.

1.2.2. Vai trò FDI của TNCs đối với những nền kinh tế đang phát triển.

Hiện nay trên thế giới xu thế xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra ngày càng mạnh, nó gây ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế của mỗi quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá. Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của mỗi quốc gia đều có sự gắn liền với các quốc gia trong và ngoài khu vực. Một trong những yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các lĩnh vực đời sống xã hội trong nền kinh tế thế giới đó là sự hoạt động mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia (TNC). Các TNC đã trở thành lực lượng thao túng chủ yếu đối với sự vận động tư bản quốc tế trên phạm vi toàn cầu và có vai trò rất to lớn góp phần thúc đẩy các lĩnh vực như: thúc đẩy phân công lao động xã hội trên phạm vi toàn cầu, chuyển giao và phát triển công nghệ, tạo việc làm, phát triển nguồn


nhân lực, thúc đẩy đầu tư trực tiếp và chuyển dich cơ cấu kinh tế, tham gia vào quá trình điều tiết nền kinh tế thế giới v.v.. - các lĩnh vực này đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của từng quôc gia và trên phạm vi toàn cầu.

Thứ nhất, thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội

Xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ rộng khắp trên phạm vi toàn thế giới, mà lực lượng chủ yếu tác động tới kinh tế toàn cầu đó là các TNC. Sự hoạt động của các TNC thúc đẩy sự chuyên môn hoá ngày càng sâu, rộng, biểu hiện ở chỗ các công ty mẹ và các công ty chi nhánh ở các nước TBCN phát triển đảm nhiệm những khâu đòi hỏi trình độ khoa học công nghệ cao, phức tạp của dây chuyền sản xuất. Còn các chi nhánh cắm ở các nước đang phát triển tuỳ theo điều kiện của mình có thể đảm nhận các khâu ít phức tạp hơn, những khâu mà lao động giản đơn cũng có thể thao tác được. Chẳng hạn, Việc sản xuất máy tính điện tử hiện nay của các TNC Nhật Bản, Mỹ, Cộng hoà Liên Bang Đức thì việc sản xuất “phần mềm” “phần cứng” và việc lắp đặt các bộ phận đầu, cuối được thực hiện theo sự phân công chuyên môn hoá theo cách thức công nghiệp hoá.

Việc thực hiện phân công chuyên môn hoá sản xuất trên phạm vi toàn cầu là một bước tiến có tính chất lịch sử, nó cho phép khai thác được tiềm năng và thế mạnh của từng nước, từng khu vực, tạo được các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và phản ánh quá trình tất yếu kinh tê- kỹ thuật. Thực hiện sự phân công chuyên môn hoá tư bản chủ nghĩa trên phạm vi quốc tế thì các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã khai thác được tiềm năng của các nước đang phát triển về tài nguyên và sức lao động để làm tăng hiệu suất của tư bản. Còn về phía các nước đang phát triển cũng có những lợi ích kinh tế nhất định khi tham gia vào sự phân công lao động quốc tế như: giải quyết


được một phần lao động thất nghiệp, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ, cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Chủ nghĩa tư bản với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận nên sự hoạt động của các TNC không thể tránh khỏi những hậu quả mà chúng đưa đến cho các nước chủ nhà cần phải khắc phục như: làm què quặt sự phát triển kinh tế của một số nước, tạo ra sự phụ thuộc nặng nề của các nước này vào các nước tư bản phát triển.v.v... Do đó, vấn đề đặt ra là các nước tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế quốc tế phải có đường lối chiến lược đúng đắn của mình, phải biết chấp nhận sự phân công này ở mức độ nào, khả năng nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến đến dâu thì mới có thể khắc phục được những tiêu cực do các TNC gây nên.

Thứ hai, thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các loại thị trường hàng hoá, dịch vụ.

Cùng với việc phân công chuyên môn hoá các TNC đã khai thác được thị trường tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển, hạ giá trành, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá. Cùng với những sản phẩm hàng hoá thông thường mang tính truyền thống, dưới tác động của các TNC thế giới hàng hoá được bổ sung hàng loạt các mặt hàng mới. Chẳng hạn, những tri thức của con người được thể hiện trong các phát minh sáng chế cũng được đem trao đổi dưới hình thức hàng hoá và phương thức trao đổi cũng được đa dạng hoá; trong lĩnh vực dịch vụ bưu chính viễn thông, bảo hiểm sự hoạt động của các TNC đã góp phần rất lón thúc đẩy thị trường này ở các nước đang phát triển.v.v...

Các TNC đang trở thành một lực lượng đông đảo nắm giữ nguồn hàng hoá và thị trường thế giới. Hiện chúng đã kiểm soát 60% buôn bán quốc tế và trong nhiều ngành hàng đã kiểm soát hầu như toàn bộ thị trường. Chẳng hạn, một số ngành hàng nông sản như: chè, cà phê, ca cao, chuối, các TNC đã kiểm soát tới 80 - 90% thị phần. (1) Đồng thời các TNC đã thúc đẩy và


phát triển mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ, gây ra những hiện tượng tiêu cực trên thị trường ở phạm vi toàn cầu như: tranh chấp thương mại, thâu tóm thị trường v.v...

Thứ ba, đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ

Để chiến thắng trong cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu, các TNC đã đi đầu trong việc nghiên cứu thử nghiệm những dây chuyền công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nhiên liệu, nghiên cứu thiết lập hệ thống điều khiển tự động hoá, phương pháp điều khiển từ xa trong quản lý. Vì vậy nó tạo động lực thúc đẩy sự phát triển khoa học và công nghệ trên phạm vi toàn cầu. Theo tính toán của các chuyên gia Liên hợp quốc các TNC kiểm soát tới 80% các phát minh sáng chế của thế giới. Các TNC khi đã nắm được lực lượng khoa học - công nghệ của thế giới, chúng buộc phải thực hiện sự chuyển giao kỹ thuật, công nghệ sang các nước khác, mà chủ yếu là sang các nước đang phát triển. Đối với các nước kém phát triển, các TNC đã thực hiện chuyển giao công nghệ từ công ty mẹ sang công ty chi nhánh cũng như từ nước mẹ sang nước chủ nhà, thực hiện đào tạo cán bộ quản lý và công nhân lành nghề Do đó, các TNC trở thành lực lượng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới. Đồng thời chúng chiếm giữ một vị tri to lớn trong việc thực hiện cách mạng khoa học và công nghệ, thực hiện quá trình công nghiệp hoá ở các nước đang phát triển. Điều đó đòi hỏi các quốc gia trên thế giới phải có chiến lược kinh tế đúng đắn mới có thể tận dụng được cơ hội để ứng dụng được các thành tựu khoa học - công nghệ tiến tiến trên thế giới (các thành tựu khoa học - công nghệ mới phần lớn nằm trong tay các TNC), mới có khả năng tránh được nguy cơ tụt hậu về kinh tế.


Thứ tư, tăng nguồn vốn ngoại lực cho các nước đang phát triển, là lực lượng chủ yếu thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cần hiểu thêm rằng, nguồn vốn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là bằng tiền mà nó còn bao hàm cả công nghệ, trình độ quản lý, cổ phiếu, trái phiếu v.v... vốn không phải chỉ của riêng một nhà kinh doanh hay một nước mà là vốn quốc tế nói chung - quốc tế hoá nguồn vốn. Hiện nay, thương mại nội bộ các TNC và thương mại giữa các TNC với nhau chiếm khoảng 2/3 thương mại thế giới, trên 4/5 đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trên thế giới là do TNCs tiến hành, hơn 9/10 thành quả nghiên cứu triển khai kỹ thuật và chuyển giao kỹ thuật trên thế giới nằm trong tay các TNC. (2)

Lực lượng chủ yếu thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là các TNC (hiện tại các TNC chiếm khoảng 90% lượng vốn FDI). Nguồn vốn FDI không chỉ có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các thành quả về các mặt như: chuyển giao công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển các dịch vụ và các nguồn phụ thêm khác cho các nước chủ nhà mà nguồn vốn này còn có tác động rất lớn đến sự biến đổi cơ cấu kinh tế của nước chủ nhà qua sự biến đổi cơ cấu đầu tư ở chính các nước này, tạo nên sự biến đổi cơ cấu kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng trong các công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng trong ngành nông nghiệp. Cùng với sự biến đổi cơ cấu ngành, cơ cấu lao động, cơ cấu vùng cũng có sự biến đổi theo, trong đó có sự hình thành các trung tâm thương mại, trung tâm công nghiệp kỹ thuật cao, đồng thời cũng làm biến đổi cơ cấu lao động và cơ cấu nghề nghiệp.

Thực tế cho thấy sự chuyển biến nền kinh tế của Việt Nam trong những năm đổi mới là một minh chứng khẳng định sự đóng góp vô cùng quan trọng của vốn đầu nước nước ngoài. Sáu tháng đầu năm 2006 vốn đầu tư trực tiếp


nước ngoài tăng khá nhanh, tổng vốn của các dự án cấp phép mới và vốn đăng ký tăng thêm của các dự án đang hoạt động ước đạt 2.845 triệu USD. (3)

Các quốc gia đang phát triển nếu có chiến lượng sử dụng được lợi thế của mình sẽ thúc đẩy sự chuyển biến cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ phù hợp với yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, Chính sự biến đối cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực sẽ có tác động rất lớn tới quá trình tăng trưởng kinh tế của các nước chủ nhà và góp phần tăng trưởng kinh tế trên phạm vi toàn cầu.

Thứ năm, các TNC đã góp phần quan trọng tạo động lực cạnh tranh mạnh mẽ, do đó thúc đẩy quá trình cải cách về mọi mặt ở các nước đang phát triển để phát triển.

Hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo cơ hội, nhưng cũng vừa là sức ép lớn thúc đẩy các quốc gia phải đẩy mạnh cải cách về mọi mặt để phát triển trong xu thế toàn cầu hoá. Hiện nay có nhiều quốc gia trên thế giới đã tận dụng tốt các cơ hội để phát triển và sự có mặt của các TNC đã buộc các quốc gia phải tham gia vào xu thế cạnh tranh toàn cầu, do đó đã thúc đẩy quá trình cải cách để cùng phát triển.

Chẳng hạn, ở Trung Quốc, nhờ quá trình toàn cầu hoá kinh tế quốc tế mà Trung Quốc đã tiến hành thực hiện cải cách một cách tích cực. Tính đến cuối năm 2004 đã có 3000 văn bản pháp quy ở cấp Trung ương đã bị huỷ bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung thêm, trên 200000 văn bản của chính quyền địa phưong cũng bị huỷ bỏ. Do vậy, nền kinh tế Trung quốc tiếp tục được tạo những hành lang mới pháp lý để phát triển và ngày càng đạt được những thành tựu to lớn. (4)

Thứ sáu, sự hoạt động của TNCs đã góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp cho người lao động ở các nước đang phát triển, qua đó góp phần làm tăng thu nhập tăng trưởng kinh tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023