Hiệu Ứng Lan Tỏa Ngang, Ngược, Xuôi Trong Chuỗi Cung Ứng


Thứ sáu, FDI có tính hai chiều. Tức là một nước có thể vừa nhận đầu tư vừa thực hiện đầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng lợi thế so sánh giữa các nước, do vậy bao gồm cả vốn di chuyển vào một nước và dòng vốn di chuyển ra khỏi nền kinh tế của nước đó.

Thứ bảy, FDI không đơn thuần chỉ là vốn mà kèm theo đó là công nghệ, kỹ thuật, phương thức quản lí tiên tiến, cho phép tạo ra những sản phẩm mới, thị trường mới…cho nước tiếp nhận đầu tư. So với hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI). Thì đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn ra khỏi nước tiếp nhận đầu tư.

2.2. Cơ sở lý luận về hiệu ứng lan tỏa của FDI


2.2.1. Khái niệm về hiệu ứng lan tỏa của FDI


Hiệu ứng lan tỏa hay tác động lan tỏa (Spillover effects) là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong kinh tế, có nhiều quan điểm về khái niệm của hiệu ứng lan tỏa. Theo Blomstrom và Kokko (1997, tr. 10) hiệu ứng lan tỏa diễn ra khi có sự thâm nhập, sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI dẫn đến tăng năng suất và hiệu quả lợi nhuận trong các doanh nghiệp của nước chủ nhà, làm tăng áp lực cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp đó phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy quá trình phổ biến và chuyển giao công nghệ. Theo Caves (1996, tr. 10-11), hiệu ứng lan tỏa của FDI xảy ra khi tài sản chuyên biệt của một doanh nghiệp FDI như bí quyết công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến, bí quyết quản trị, marketing… bị rò rỉ ra bên ngoài khiến cho các doanh nghiệp trong nước có thể tiếp thu và áp dụng vào hoạt động của doanh nghiệp mình. Ngoài ra, theo Gorg và Greenaway (2003, tr. 181-182) thì doanh nghiệp FDI cũng có thể chủ động chia sẻ thông tin về các tài sản chuyên biệt của mình cho các doanh nghiệp trong nước là khách hàng hay nhà cung ứng của mình. Từ những khả năng rò rỉ, phát tán hay chia sẻ thông tin mang tính chủ động hay bị động này mà doanh nghiệp FDI có thể tạo ra các tác động gián tiếp hay lan tỏa ảnh hưởng đến năng lực sản xuất, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong nước.

Nói cách khác, hiệu ứng lan tỏa có thể được hiểu là tác động gián tiếp xảy ra khi sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI tại nước nhận đầu tư làm cho các doanh


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

nghiệp tại nước này thay đổi hành vi và hoạt động của mình như thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh, thay đổi công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm…

Tác động của hiệu ứng lan tỏa từ FDI đến doanh nghiệp trong nước không phải luôn luôn mang tính tích cực. Tùy thuộc vào môi trường kinh doanh và đặc trưng riêng mà doanh nghiệp trong nước sẽ có sự thích nghi khác nhau đối với sự hiện diện của doanh nghiệp FDI, do vậy cũng sẽ chịu ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau từ FDI. Ví dụ, quy mô thị trường, quy định luật pháp, quy mô và năng lực công nghệ của doanh nghiệp trong nước sẽ tác động đến các mối liên kết giữa hai khối doanh nghiệp cũng như mức độ lan tỏa (Blomstrom and Kokko, 1998, tr. 257-259). Do vậy, đặc trưng riêng hay khả năng hấp thụ của mỗi doanh nghiệp trong nước đóng một vai trò quan trọng quyết định đến việc doanh nghiệp có thể hưởng lợi hay chịu bất lợi từ các tác động lan tỏa FDI.

2.2.2. Hiệu ứng lan tỏa của FDI theo chiều


2.2.2.1. Lan tỏa theo chiều ngang (Horizontal)


Lan tỏa theo chiều ngang là những hiệu ứng lan tỏa từ FDI đến doanh nghiệp trong nước hoạt động trong cùng một ngành. Doanh nghiệp FDI với phương thức hoạt động, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến có thể tạo ra những lan tỏa tích cực giúp nâng cao năng lực của các doanh nghiệp địa phương hoạt động trong cùng một lĩnh vực ngành nghề. Hiệu ứng lan tỏa theo chiều ngang là hình thức lan tỏa nền tảng và có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là qua kênh cạnh tranh khi doanh nghiệp FDI tạo ra áp lực cạnh tranh lên doanh nghiệp trong nước hoạt động trong cùng ngành (Kneller and Pisu, 2007, tr. 109-111).

Hiệu ứng lan tỏa theo chiều ngang thể hiện thông qua sự di chuyển của đội ngũ lao động đã được đào tạo bởi các doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp trong nước (Aitken, Harrison, 1999, tr.607). Các doanh nghiệp nước ngoài thường thực hiện việc đào tạo lao động địa phương thông qua một loạt các chính sách như đào tạo tại chỗ hay là cử đi đào tạo nước ngoài tại công ty mẹ. Những lao động này có thể thay đổi và chuyển sang làm việc cho các doanh nghiệp trong nước hoặc đứng ra thành lập công ty riêng. Những kỹ năng học hỏi có được từ quá trình được đào tạo và làm việc tại doanh nghiệp FDI sẽ tự động lan tỏa và ứng dụng cho doanh nghiệp trong nước.


Đó có thể là những kiến thức về công nghệ sản xuất, kỹ năng quản lý, khả năng kết nối hay cũng có thể là nguồn khách hàng (Gorg and Greenaway, 2003, tr. 173). Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI thường đưa ra mức lương cao hơn để thu hút các lao động chất lượng cao nên trên thực tế kênh lan tỏa này có thể không tạo ra tác động đáng kể (Klaus Meyer, 2003, tr. 10-11).

Sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI tại nước tiếp nhận có thể tạo ra một hình mẫu để các doanh nghiệp trong nước noi theo. Thông qua quá trình tìm hiểu và quan sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước có thể học hỏi và bắt chước để tiếp cận và ứng dụng những kỹ thuật, công nghệ sản xuất tương tự để từ đó từng bước nâng cao hiệu quả và năng lực sản xuất. Kênh lan tỏa này đòi hỏi doanh nghiệp trong nước phải có một khả năng hấp thụ nhất định. Tức là các doanh nghiệp trong nước không thể quá tụt hậu so với doanh nghiệp nước ngoài Nếu doanh nghiệp trong nước không có động lực để học hỏi và bắt chước doanh nghiệp FDI thì sự cạnh tranh gia tăng từ khối doanh nghiệp FDI cũng sẽ tạo áp lực buộc họ phải làm điều đó. Các doanh nghiệp trong nước có xu hướng ứng dụng những công nghệ sản xuất tương tự như các doanh nghiệp FDI nếu là đối thủ cạnh tranh của nhau, sản xuất cùng loại sản phẩm, có cùng quy mô và cung ứng cho cùng thị trường như nhau (Fredik Sjoholm, 1998, tr. 57).

Sự lan tỏa theo chiều ngang còn thể hiện thông qua sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Hiệu ứng lan tỏa qua kênh cạnh tranh có thể tạo ra những ảnh hưởng khác nhau trong ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, sự cạnh tranh gia tăng từ doanh nghiệp FDI vốn có nhiều ưu thế vượt trội có thể khiến một số doanh nghiệp trong nước bị buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm thị phần và doanh số và thậm chí dẫn đến phá sản. Áp lực cạnh tranh này có thể tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp trong nước (Aitken and Harrion, 1999, tr. 607). Kênh lan tỏa này còn được gọi là “Hiệu ứng cạnh tranh”. Tuy nhiên, về dài hạn thì áp lực cạnh tranh từ FDI có thể mang đến ảnh hưởng tích cực khi nó thực hiện cơ chế sàng lọc và loại thải khỏi thị trường những doanh nghiệp trong nước yếu kém và chậm thích nghi. Những doanh nghiệp trong nước muốn trụ vững trong bối cảnh FDI xâm nhập thị trường trong nước thì phải thực sự năng động, thích ứng với môi trường và không ngừng học hỏi, nâng cao năng lực sản xuất để từ đó gia tăng khả năng cạnh tranh.


2.2.2.2. Lan tỏa theo chiều dọc


Hiệu ứng lan tỏa theo chiều dọc xảy ra khi các doanh nghiệp trong nước ở một ngành cũng có thể chịu tác động bởi doanh nghiệp FDI ở những ngành khác nếu tồn tại mối liên kết cung ứng nhất định. Mối liên kết được tạo lập khi doanh nghiệp trong nước trở thành khách hàng hay nhà cung ứng của doanh nghiệp FDI. Lan tỏa theo chiều dọc thường được chia thành hai loại là liên kết ngược (backward) và liên kết xuôi (forward) (Jarvorcik, 2004, tr. 609-610).

Liên kết ngược (Backward) diễn ra khi doanh nghiệp trong nước cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp nước ngoài có thể góp phần cải tiến công nghệ của nhà cung cấp địa phương. Với sự gia tăng theo quy mô, sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI có thể mang lại lợi ích cho nhà cung cấp nội địa nếu nó làm tăng nhu cầu về đầu vào. Doanh nghiệp nước ngoài có thể trực tiếp chuyển giao công nghệ hoặc hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật cho các nhà cung ứng tại nước tiếp nhận nhằm thúc đẩy cải tiến và nâng cao chất lượng thành phẩm của mình (Moran, 2001, tr.15-16). Doanh nghiệp nước ngoài cũng có thể yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng cao hơn hay đòi hỏi giao hàng đúng hạn, từ đó tạo động lực để doanh nghiệp cung ứng trong nước nâng cao công nghệ và kỹ năng quản lý sản xuất (Javorcik, 2004, tr. 609). Doanh nghiệp FDI có khả năng cung cấp sự hỗ trợ về đào tạo, quản lý, tìm kiếm khách hàng và gia tăng tính kinh tế theo quy mô thông qua việc mở rộng và đảm bảo thị trường cho đầu ra của doanh nghiệp trong nước.

Kênh liên kết xuôi (Forward) diễn ra khi doanh nghiệp trong nước là khách hàng của doanh nghiệp FDI. Khi doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực sản xuất, gia tăng doanh số và thị phần thì nhu cầu về các sản phẩm đầu vào sẽ gia tăng. Do vậy, khi doanh nghiệp cung ứng là doanh nghiệp FDI có nhiều khả năng chia sẻ kiến thức về kỹ thuật sản xuất, kỹ năng quản lý hay kinh nghiệm gia nhập thị trường quốc tế cho các khách hàng của mình (Doan, Mare and Iyer, 2015, tr. 62-64). Liên kết xuôi cũng có thể tạo ra lan tỏa tích cực khi doanh nghiệp FDI bán các yếu tố đầu vào, công nghệ sản xuất hiện đại, chất lượng cao với giá thành hợp lý cho các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, doanh nghiệp trong nước có thể tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc nâng cao năng lực sản xuất thông qua việc tiếp cận và nhân rộng các sản


phẩm công nghệ kỹ thuật tiên tiến từ mối liên kết với các bạn hàng là doanh nghiệp FDI (Blomstrom, 1991, tr. 6-8).

Hiệu ứng lan tỏa chiều dọc từ FDI có thể chịu tác động bởi một số nhân tố. Với kênh liên kết ngược, doanh nghiệp FDI có thể lựa chọn nhập khẩu các yếu tố đầu vào hay sử dụng các sản phẩm dịch vụ đầu vào được cung cấp chính từ các doanh nghiệp FDI thay vì mua từ các nhà cung ứng địa phương (Rodriguez-Clare, 1996, tr. 853- 854). Ngay cả khi doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn các nhà cung ứng tại địa phương thì hiệu ứng lan tỏa có thể bị hạn chế nếu tồn tại khoảng cách công nghệ lớn giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài (Javorcik, 2004, tr.609-611). Với kênh liên kết xuôi, hiệu ứng lan tỏa có thể cao hơn khi doanh nghiệp FDI hướng đến cung ứng đầu vào cho thị trường trong nước và doanh nghiệp trong nước có khả năng học hỏi và ứng dụng kiến thức, công nghệ được chia sẻ, chuyển giao từ đối tác là doanh nghiệp FDI (Driffield, 2007. tr. 468-469).

Hình 2.1. Hiệu ứng lan tỏa ngang, ngược, xuôi trong chuỗi cung ứng


Nguồn Tác giả tổng hợp lại từ nghiên cứu của Lenaerts và Merlevede 2012 Tác 1


Nguồn: Tác giả tổng hợp lại từ nghiên cứu của Lenaerts và Merlevede (2012) Tác động của hiệu ứng lan tỏa FDI

2.2.3. Hiệu ứng lan tỏa của FDI theo kênh tác động


2.2.3.1. Hiệu ứng lan tỏa tích cực


a. Trình diễn và các hiệu ứng bắt chước


Một quốc gia khi tiếp nhận một công nghệ mới sẽ phải chịu chi phí rất lớn và đối mặt với rủi ro lớn khi các công nghệ này chưa được thử nghiệm tại các doanh nghiệp trong nước, ngoài ra để sử dụng được hiệu quả công nghệ đó còn đòi hỏi một lượng kiến thức đáng kể. Nếu công nghệ đó đã được ứng dụng thành công bởi một doanh nghiệp nước ngoài, các công ty nội địa sẽ dễ dàng tiếp cận với công nghệ đó hơn. Thông qua FDI, các doanh nghiệp nước ngoài này sẽ đem công nghệ tiên tiến vào nước tiếp nhận thông qua việc thành lập các công ty con hay chi nhánh. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ thông qua việc thành lập liên doanh với các đối tác nước ngoài hay thông qua chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, mức độ sử dụng công nghệ hiệu quả còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của doanh nghiệp trong nước (Anabel Marin, Martin Bell, 2007, tr. 680).

Trình diễn và bắt chước hay nói cách khác là hiệu ứng học hỏi bằng cách xem (Blomstrom, Magnus, 1999). Do tri thức vượt trội của các doanh nghiệp FDI và lợi thế về công nghệ, tác động lan tỏa có thể xảy ra thông qua việc áp dụng kiến thức và công nghệ mới. Lan tỏa công nghệ có thể xảy ra thông qua học hỏi, bắt chước, công nghệ đảo ngược sản phẩm của doanh nghiệp FDI hoặc qua các quá trình sản xuất. Kiến thức từ các doanh nghiệp FDI có thể lan tỏa sang các doanh nghiệp trong nước thông qua việc thuê nhân viên nước ngoài với các kỹ năng, năng lực quản lý, tay nghề cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước còn có thể sao chép các sản phẩm và quy trình sản xuất của các doanh nghiệp FDI, điều đó dẫn đến sự phát triển công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước.

Như vậy, tác động lan tỏa diễn ra trong cùng một ngành khi doanh nghiệp trong nước học hỏi, sao chép công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý, sản phẩm từ sự hiện diện của khối FDI cùng ngành (Wang, Blomstrom, 1992). Tuy nhiên nếu khoảng cách công nghệ và chia sẻ thị trường giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI là lớn thì khả năng bắt chước khó xuất hiện. Do doanh nghiệp trong nước chưa đủ trình độ, năng lực về vốn, kỹ năng hay nguồn lực để sao chép, học hỏi và ứng dụng công nghệ đó vào quy trình sản xuất của mình (Kokko, 1994).


Mặc dù vậy, trong thực tế, tác động lan tỏa công nghệ là khó diễn ra trong thời gian ngắn do các doanh nghiệp trong nước cần thời gian để nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới cũng như ứng dụng kỹ năng quản lý phù hợp với doanh nghiệp mình để mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, việc mua công nghệ mới và thu hút chuyên gia, lao động tay nghề cao từ khối FDI là khá tốn kém cho các doanh nghiệp trong nước. Họ thường phải nghiên cứu, và xác định mục tiêu kinh doanh của mình thì mới ra quyết định đầu tư. Trên thực tế, thường thì những doanh nghiệp có chiến lược phát triển quy mô, nâng tầm doanh nghiệp mình thì mới áp dụng chiến lược chuyển giao công nghệ. Hơn nữa, các doanh nghiệp FDI lại luôn cố gắng giữ bí mật công nghệ và kỹ năng quản lý của mình.

b. Chuyển giao công nghệ và hoạt động R&D


Chuyển giao công nghệ làm xuất hiện tác động lan tỏa tích cực đối với doanh nghiệp trong nước. Đây là một trong những tác động rất được khuyến khích đối với nước nhận đầu tư nói chung và các doanh nghiệp nội địa nói riêng, đặc biệt là tại các nước đang phát triển nơi mà trình độ công nghệ vẫn còn lạc hậu. Chuyển giao công nghệ qua FDI là quá trình mà bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao công nghệ cùng trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý, sử dụng công nghệ đó. Hai bên thực hiện các hoạt động pháp lý vào các hoạt động thực tiễn để đạt được mục đích của mình trong chuyển giao công nghệ (Kokko, Ari Tasini, Mario, 1996). Khác với chuyển giao công nghệ thuần túy, chuyển giao công nghệ qua FDI thì các chủ thể trực tiếp tham gia quản lý và sử dụng công nghệ đó nên đều chịu tác động của quá trình chuyển giao đó. Hoạt động chuyển giao công nghệ qua FDI được thực hiện nhiều nhất bởi các doanh nghiệp FDI và đối tác tiếp nhận thường là các doanh nghiệp thuộc các nước đang phát triển. Thời hạn của chuyển giao công nghệ thường phụ thuộc vào thời gian của từng dự án FDI. Chuyển giao công nghệ qua FDI là giải pháp ứng dụng lan tỏa ít tốn kém, phù hợp với nguồn vốn có hạn của các nước đang phát triển (Kohpaiboon, 2006).

Bên cạnh công nghệ, các doanh nghiệp FDI còn mang lại những kỹ năng, trình độ quản lý tiên tiến giúp cho các doanh nghiệp trong nước có thể tiếp nhận qua nhiều kênh khác nhau. Do yêu cầu cao trong mỗi dự án đầu tư, chuyển giao công nghệ


thường sẽ giúp nâng cao trình độ của lực lượng lao động trong nước. Chuyển giao công nghệ được chia ra làm ba loại (Lapan, Bardan, 1973):

- Chuyển giao công nghệ trong nội bộ doanh nghiệp, đây là hình thức chuyển giao giữa các MNCs với công ty con tại nước ngoài, tức là doanh nghiệp FDI.

- Chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp FDI với công ty con của MNCs và doanh nghiệp trong nước hoạt động trong cùng ngành (chuyển giao ngang).

- Chuyển giao giữa các doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp FDI chuyển giao công nghệ sang các doanh nghiệp trong nước sản xuất sản phẩm trung gian cung cấp cho các doanh nghiệp FDI đó để sản xuất ra thành phẩm cuối cùng. Hoặc doanh nghiệp trong nước dùng sản phẩm của doanh nghiệp FDI để sản xuất thành phẩm cuối cùng. Đây được gọi là chuyển giao dọc và là tác động lan tỏa kỳ vọng, do chuyển giao từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp trong nước.

Hoạt động R&D của các doanh nghiệp FDI có thể kích thích tác động lan tỏa của chuyển giao công nghệ. Hoạt động R&D của các doanh nghiệp FDI thường rất chuyên sâu nhưng hầu hết thường tiến hành ở công ty mẹ. Điều này phần nào giới hạn quy mô của tác động lan tỏa. Trọng tâm của hoạt động R&D được thực hiện trong các liên kết nước ngoài thường là sự thay đổi công nghệ gốc, vì vậy nó phù hợp với thị trường nước ngoài (Braconier và cộng sự, 2001). Các tác động lan tỏa từ R&D do đó thường được tạo ra từ bên ngoài nước sở tại rồi được đưa vào nước sở tại thông qua hoạt động đầu tư FDI.

c. Dịch chuyển lao động


Kênh tác động lan tỏa này xảy ra khi doanh nghiệp nội địa thuê những lao động đã có thời gian làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài, am hiểu về công nghệ và có thể áp dụng vào các doanh nghiệp trong nước. Hoặc các lao động này tự lập doanh nghiệp riêng của họ (Narula, Marin, 2003). Tác động lan tỏa sẽ diễn ra khi các lao động có trình độ này sử dụng các kiến thức đã tích lũy được trong quá trình làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài vào công việc kinh doanh tiếp đó (Gorg and Greenaway, 2003, tr. 173-174). Tuy nhiên, rất khó có thể đánh giá được tác động của những lao động này đến năng suất lao động của các công ty nội địa. Một ví dụ điển hình là khi những lao động có trình độ cao đến từ các doanh nghiệp nước ngoài này

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/02/2023