Phân Tích Hiệu Ứng Lan Tỏa Từ Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Tỉnh Savannakhet, Lào Giai Đoạn 2010-2020


Tiểu kết Chương 3


Ở chương này, Luận án đã làm rõ được các vấn đề:


Thứ nhất, phân tích tổng quan bối cảnh tỉnh Savannakhet, Lào. Từ đó có thể thấy được đặc điểm về điều kiện tự nhiên, về kinh tế - xã hội của tỉnh trong tiến trình hội nhập kinh tế, thu hút nguồn vốn FDI.

Thứ hai, phân tích thực trạng tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại tỉnh trong giai đoạn 2010-2020. Có thể thấy, quy mô dòng vốn FDI đầu tư tại tỉnh có xu hướng tăng dần qua các năm. Với 35 dự án vào năm 2010 thì đến năm 2020 đã có 76 dự án. Tuy tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn còn đang có những diễn biến phức tạp nhưng cùng với những biện pháp quản lý y tế tốt của tỉnh, đầu tư FDI tuy giảm nhưng vẫn đạt mức khả quan. Vốn FDI đầu tư tại tỉnh phần lớn đến từ các đối tác tại Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam… với hình thức liên doanh là chủ yếu. FDI đầu tư tập trung vào ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 21,05%), ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt (chiếm 12,72%), công nghiệp chế biến (chiếm 12,6%).

Thứ ba, đánh giá được tình hình đầu tư FDI tại tỉnh Savannakhet, Lào trong giai đoạn này. Không thể phủ nhận những thành tựu to lớn do nguồn vốn FDI mang lại cho đầu tư phát triển kinh tê – xã hội của tỉnh như: bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; góp phần nâng cao kinh ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế, tăng thu ngoại tệ; tạo nguồn thu Ngân sách Nhà nước; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, FDI đầu tư tại tỉnh cũng mang lại những mặt tiêu cực, hạn chế như: đầu tư mất cân đối vào các ngành, các vùng; gây ra tình trạng chảy máu chất xám, tăng khoảng cách giàu nghèo, gây ra những tệ nạn xã hội không mong muốn; FDI còn gây ô nhiễm môi trường khi các doanh nghiệp đó sử dụng những công nghệ lạc hậu, cũ kỹ, không phù hợp, gây ra các vấn đề về xả thải, làm ô nhiễm môi trường; quy hoạch chưa rõ ràng và công tác quản lý xúc tiến các dự án FDI còn yếu kém.


CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU ỨNG LAN TỎA TỪ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH SAVANNAKHET, LÀO GIAI ĐOẠN 2010-2020

4.1. Hiệu ứng lan tỏa từ FDI đến các doanh nghiệp trong nước tại tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010-2020

4.1.1. Hiệu ứng lan tỏa FDI qua hoạt động chuyển giao công nghệ


Hoạt động chuyển giao công nghệ ở cấp doanh nghiệp khá hạn chế, đặc biệt là chuyển giao từ khối FDI sang các doanh nghiệp trong nước có sự biến động không ổn định và vẫn ở mức thấp.

Hình 4.1. Cơ cấu chuyển giao công nghệ trong các doanh nghiệp tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010-2020

Đơn vị tính: %


100 89.49 89.28 89.35 89.57 89.18 89.13 89.09 89.06 89.07 89.69 90.38

80

60

40

20 10.51 10.72 10.65 10.43 10.82 10.87 10.91 10.94 10.93 10.31

0

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

9.62

CGCN từ DN FDI

CGCN từ DN nội địa


Nguồn: Tác giả thống kê theo số liệu điều tra sử dụng công nghệ của Tổng cục

Thống kê tỉnh Savannakhet, 2021


Có thể thấy hoạt động chuyển giao công nghệ chủ yếu diễn ra giữa các doanh nghiệp nội địa với nhau. Trong khi chuyển giao từ doanh nghiệp nội địa chiếm quanh mức 89-90% ở giai đoạn 2010-2020 thì chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI chỉ chiếm từ 9-10%. Vào năm 2019-2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thì tỷ lệ chuyển giao công nghệ từ FDI lại có xu hướng giảm xuống, chỉ đạt 9,62% vào năm 2020.

Kỳ vòng khi thu hút vốn FDI là các doanh nghiệp nội địa có thể bắt chước, sao chép công nghệ và học hỏi thêm kinh nghiệm của các doanh nghiệp này. Trong khi


thực tế là các doanh nghiệp FDI lại không dễ dàng hợp tác với các doanh nghiệp nội địa. Các doanh nghiệp FDI thường coi doanh nghiệp nội địa tại tỉnh Savannakhet nói riêng và tại Lào nói chung là các công xưởng của mình chứ chưa trở thành đối tác thực sự. Vì thế họ có xu hướng không chia sẻ bí quyết kinh doanh cũng như dây chuyền, công nghệ.

DN quy mô nhỏ và siêu nhỏ

DN quy mô vừa

DN quy mô lớn

2010 2 0 11 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

78.31

78.86

80.19

81.02

80.91

81.1

80.96

81.24

81.37

79.29

79.15

Hình 4.2. Cơ cấu chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI tới các doanh nghiệp nội địa theo quy mô tại tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010-2020


14.46

7.23

14.66

6.48

14.97

4.84

15.11

3.87

14.53

4.56

14.97

3.93

15.45

3.59

15.64

3.12

15.6

3.03

15.2

5.51

14.59

6.26

Nguồn: Tác giả thống kê theo số liệu điều tra sử dụng công nghệ của Tổng cục

Thống kê tỉnh Savannakhet, 2021


Nhìn chung chuyển giao công nghệ trong nhóm doanh nghiệp có quy mô vừa chiếm tỷ trọng cao nhất và đạt giá trị lớn nhất vào năm 2018 là 81,37% trong tổng số hoạt động chuyển giao công nghệ. Xếp thứ hai là nhóm các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ, đạt giá trị lớn nhất là 15,64% vào năm 2017. Nhóm các doanh nghiệp lớn chỉ đạt mức tối đa là 7,23% vào năm 2010. Trong đó, chuyển giao giữa các doanh nghiệp cùng ngành chiếm tỷ trọng lớn hơn chuyển giao khác ngành (chiếm khoảng hơn 58%). Có thể giải thích rằng các doanh nghiệp trong nước do năng lực công nghệ kém, khả năng hấp thụ công nghệ kém không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp FDI nên khó trở thành đối tác của họ, và vì thế mà chuyển giao công nghệ khác ngành xảy ra ít hơn. Trong khi nhóm doanh nghiệp lớn, đã đủ khả năng về công nghệ cũng như nguồn lực thường không cần hợp tác với các doanh nghiệp FDI, nên


sự chuyển giao công nghệ ở nhóm doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng thấp. Nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ có điểm yếu về cạnh tranh và nguồn lực nên không hoặc ít có khả năng hợp tác với các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên nhóm doanh nghiệp này muốn tồn tại trong một thị trường cạnh tranh như hiện nay, rất cần sự đổi mới, một số doanh nghiệp sẵn sàng bỏ nguồn lực để mua công nghệ từ các doanh nghiệp FDI. Hành động này rất được khuyến khích, mặc dù vậy, các doanh nghiệp cũng cần cân đối nguồn lực để tránh lãng phí mà không mang lại hiệu quả cao.

Để trở thành đối tác thực sự của các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp Lào cần có quy mô, nguồn lực phù hợp với đội ngũ lao động có khả năng tiếp thu công nghệ mới thì mới có thể áp dụng chuyển giao công nghệ một cách hiệu quả được.

Công nghiệp

Nông nghiệp

Dịch vụ

2010 2 0 11 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

89.12

89.18

89.46

89.75

89.61

89.64

89.73

89.71

89.76

89.77

89.7

Hình 4.3. Cơ cấu chuyển giao công nghệ theo ngành tại tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010-2020


9.71

1.17

9.7

1.12

9.69

0.85

9.67

0.58

9.6

0.79

9.63

0.73

9.66

0.61

9.62

0.67

9.71

0.53

9.72

0.51

9.77

0.53

Nguồn: Tác giả thống kê theo số liệu điều tra sử dụng công nghệ của Tổng cục

Thống kê tỉnh Savannakhet, 2021


Chuyển giao công nghệ diễn ra nhiều nhất ở nhóm ngành công nghiệp với tỷ lệ lớn nhất là 89,77% vào năm 2019. Nhóm ngành nông nghiệp đứng thứ hai và đạt giá


trị lớn nhất là 9,77% vào năm 2020. Trong khi nhóm ngành dịch vụ chỉ đạt giá trị lớn nhất là 1,17% vào năm 2010. Có thể thấy, chuyển giao công nghệ chủ yếu diễn ra ở ngành công nghiệp, do ngành công nghiệp cần thường xuyên đổi mới về dây chuyền sản xuất cũng như công nghệ sản phẩm mới đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng và cạnh tranh được với các đối thủ cùng ngành. Trong khi với nhóm ngành nông nghiệp và dịch vụ thì đòi hỏi về công nghệ không cao, sự chuyển giao công nghệ dường như không thu hút được các doanh nghiệp này.

4.1.2. Hiệu ứng lan tỏa FDI qua hoạt động R&D


Hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D là một trong những kênh truyền dẫn tác động lan tỏa tích cực. Thực hiện hoạt động R&D, các doanh nghiệp FDI có thể tiến hành ở nước chủ nhà và đưa vào tỉnh thông qua hoạt động đầu tư. Mức độ R&D ở tỉnh Savannakhet là khá thấp và tác động lan tỏa từ doanh nghiệp FDI qua hoạt động này là không đáng kể. Với nhóm các doanh nghiệp FDI đầu tư nhiều nhất vào tỉnh Savannakhet là Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam thì hoạt động R&D hầu hết được thực hiện ở nước chủ nhà.

Hiện nay, giữa doanh nghiệp Lào và các doanh nghiệp FDI có một khoảng cách lớn về R&D. Doanh nghiệp Lào ít khi giới thiệu một sản phẩm mới trên thị trường dựa trên các công nghệ mới được phát triển. Để nâng cao điều đó, doanh nghiệp nội địa phải có một nguồn lực tài chính mạnh và điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vốn, nhân lực, chiến lược kinh doanh, mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp… Hợp tác với các doanh nghiệp FDI có thể giúp doanh nghiệp nội địa giảm bớt chi phí cho hoạt động R&D mà vẫn đạt được mục tiêu tăng trưởng.

Chi cho hoạt động R&D ở tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010-2020 là không nhiều. Trong đó chi cho R&D của các doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ đạt giá trị lớn nhất là 1,73% trên doanh thu vào năm 2018. Sau đó do cú sốc về đại dịch Covid-19, hoạt động R&D bị hạn chế, cắt giảm, chỉ đạt 0,97% vào năm 2020.

Chi cho hoạt động R&D của khối FDI cũng không cao, chỉ đạt giá trị lớn nhất là 3,78% vào năm 2012. Cùng chung xu hướng bị ảnh hưởng về đại dịch, hoạt động R&D bị hạn chế và giảm còn 2,11% vào năm 2020.


Bảng 4.1. Tỷ lệ chi cho hoạt động R&D so với doanh thu

Đơn vị tính: % doanh thu


Năm

Doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp trong nước

2010

3,12

1,71

2011

3,11

1,32

2012

3,78

1,15

2013

3,71

1,61

2014

3,21

1,27

2015

3,47

1,36

2016

3,69

1,66

2017

3,63

1,68

2018

3,18

1,73

2019

2,31

1,03

2020

2,11

0,97

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại tỉnh Savannakhet, Lào - 11

Nguồn: Tác giả thống kê theo số liệu của Tổng cục Thuế tỉnh Savannakhet, 2021


Hình 4.4. Cơ cấu kinh phí dành cho hoạt động R&D của các doanh nghiệp tại tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010-2020

Đơn vị tính: %



Liên doanh,

23.41

NSNN, 12.11


Vốn tự có của DN, 61.22


Vay tín

dụng, 3.26


Vốn tự có của DN Vay tín dụng

Liên doanh

NSNN

Nguồn: Tác giả thống kê theo số liệu điều tra sử dụng công nghệ của Tổng cục

Thống kê tỉnh Savannakhet, 2021


Nguồn kinh phí hỗ trợ hoạt động R&D dựa trên nguồn vốn tự có là chủ yếu, chiếm 61,22%. Nguồn kinh phí từ hình thức liên doanh đứng thứ hai, chiếm tỷ trọng


là 23,41%. Trong khi các hoạt động có sự hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước còn hạn chế, chỉ chiếm 12,11%. Doanh nghiệp Lào với trình độ nhân lực còn yếu kém, năng lực tài chính hạn chế đã phần nào hạn chế năng lực công nghệ. Việc phối hợp với khối FDI thông qua hợp tác liên doanh để tăng cường vốn cho R&D cần được phát huy để tạo ra các sản phẩm có công nghệ cao, tăng cường năng suất của doanh nghiệp và đạt mục tiêu hấp thụ hiệu ứng lan tỏa tích cực. Tuy nhiên chế độ hỗ trợ, tạo điều kiện cho tăng cường hợp tác liên doanh liên kết R&D còn nhiều bất cập và hạn chế khiến cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài tỏ ra quan ngại và chưa thực sự đầu tư bỏ vốn để thực hiện nghiên cứu, phát triển.

Do sự khác biệt về mức độ phức tạp giữa các doanh nghiệp đang hoạt động tại tỉnh và bên ngoài lãnh thổ Lào trong cùng một lĩnh vực, việc chuyển giao công nghệ với chi phí và rủi ro thấp cần tập trung với việc tiếp nhận và cải tiến những công nghệ sẵn có thay vì tiến hành nghiên cứu và phát triển công nghệ mới rất tốn kém và nhiều khi không thành công gây lãng phí nguồn lực.

Theo kết quả điều tra được tiến hành với toàn bộ doanh nghiệp hoạt động tại tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010-2020, chỉ có khoảng 7% số doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D trong khi khoảng 5% chỉ cải tiến công nghệ sẵn có. Số còn lại không hề có bất cứ chương trình, kế hoạch đầu tư cho R&D. Điều này tỏ ra là một bất lợi cho việc tận dụng hiệu ứng lan tỏa thông qua R&D. Việc nghiên cứu và phát triển thường diễn ra ở các công ty lớn hoặc công ty có liên doanh với nước ngoài và một số ít có cổ phần sở hữu nhà nước.

4.1.3. Dịch chuyển lao động giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước


Tính đến cuối năm 2020, trong tổng số hơn 34 nghìn lao động làm việc tại các doanh nghiệp tại tỉnh Savannakhet. Trong đó, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng khá cao là 15,33%, tỷ lệ lao động trình độ Đại học và Cao đẳng chiếm tỷ trọng khá cao là 21,11% và 22,12%. Trong khi tỷ lệ lao động Trung cấp chiếm phần lớn là 25,81%. Tỷ lệ lao động trên Đại học chỉ chiếm 3,4%.


Hình 4.5. Cơ cấu trình độ học vấn của lao động trong doanh nghiệp tại tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010-2020


4%

21%

15%

12%

22%

26%

Chưa qua đào tạo Sơ cấp

Trung cấp Cao Đẳng Đại học

Trên Đại Học

Nguồn: Tác giả thống kê theo số liệu điều tra sử dụng lao động của Tổng cục

Thống kê tỉnh Savannakhet, 2021


Lao động có kỹ năng chuyển từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp trong nước được coi là một trong những kênh quan trọng tạo ra tác động lan tỏa tích cực. Một trong những mục tiêu quan trọng trong việc thu hút FDI vào tỉnh là chuyển giao công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý, sản xuất từ cac doanh nghiệp đó cho các doanh nghiệp trong nước, nâng cao trình độ, tay nghề cho đội ngũ lao động, từ đó làm tăng năng suất doanh nghiệp.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê tỉnh Savannakhet năm 2021, tỷ lệ lao động chuyển đi từ doanh nghiệp FDI là 17,11% trong đó tỷ lệ lao động có tay nghề cao là 54,34%. Tuy nhiên, số lao động chuyển đi tử doanh nghiệp FDI sang DN trong nước chỉ chiếm khoảng 27,12%, số lao động chuyển sang làm tại các doanh nghiệp FDI khác chiếm phần lớn là 64,71%. Số còn lại tự mở công ty riêng. Như vậy, việc dịch chuyển lao động từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp trong nước là khá yếu. Lý do có thể kể đến là nguồn lực của các doanh nghiệp trong nước về vốn, môi trường hoạt động, môi trường kinh doanh còn yếu kém, chưa đáp ứng được kỳ vọng của người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp FDI. Và do đó, họ thường không có xu hướng chuyển sang doanh nghiệp trong nước để làm việc.

Việc tỷ lệ lao động chuyển sang làm tại doanh nghiệp FDI ở mức thấp, chưa xét đến kỹ năng của những lao động này thì cũng thể hiện rằng khả năng xuất hiện tác động lan tỏa cũng rất thấp theo kênh dịch chuyển lao động.

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 12/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí