Cơ Sở Lý Thuyết Về Hiệu Ứng Lan Tỏa Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài


Phương pháp nghiên cứu

Tác giả

Quốc Gia

Kết luận chung

Hạn chế



Anitta Phommahaxay (2013)


Lào (1990-

2001)

Có ảnh hưởng tích cực từ FDI đến năng

suất doanh nghiệp


Chưa nghiên cứu sâu vào các biến lan tỏa theo chiều ngang, và dọc

Có ảnh hưởng tiêu cực từ nguồn nhân lực đến sự phát triển kinh tế



Arif Rahman và Kazuo Inaba

(2021)


Banglades, Việt Nam

Có ảnh hưởng tích cực theo chiều ngang từ FDI đến năng suất doanh nghiệp tại Banglades.

Có ảnh hưởng tích cực từ FDI đến năng suất doanh nghiệp theo chiều ngược tại Việt Nam


Phương pháp OLS có thể cho kết quả không chính xác


Mô hình Cobb-Douglas


Phương pháp ước lượng FEM, REM


Le Thanh Thuy (2005)


Việt Nam (1995-1999 và

2000-2002)

Lan tỏa tích cực trong giai đoạn 1995-

1999

Dữ liệu cấp ngành

Không có sự lan tỏa trong giai đoạn 2000- 2002

Khả năng thiên lệch do thiếu các biến quan trọng ảnh hưởng đến năng suất

Newman (2014)

Việt Nam (2009-2011)

Có sự lan tỏa tích cực theo chiều ngược và tiêu cực theo chiều xuôi

Cỡ mẫu khá nhỏ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại tỉnh Savannakhet, Lào - 5


Phương pháp nghiên cứu

Tác giả

Quốc Gia

Kết luận chung

Hạn chế




Mô hình liên doanh có sự lan tỏa tích cực hơn mô hình 100% vốn FDI

Chưa nghiên cứu sâu các nhân tố đặc trưng doanh nghiệp ảnh hưởng đến lan tỏa

Chanthavone Chanthavong (2010)


Lào (2004-

2015)


Có ảnh hưởng tích cực từ FDI đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng

Chỉ đi nghiên cứu trong lĩnh vực ngân

hàng

Cỡ mẫu nhỏ

Phouthakannha Nantharath (2014)


Lào (1993-

2015)


FDI từ khu vực sản xuất làm tăng trưởng kinh tế

Chỉ chú trọng nghiên cứu trong lĩnh vực

sản xuất

Cỡ mẫu nhỏ


Phương pháp bán tham số


Javorcik (2004)


Lithuania (năm 1996-2000)

Có lan tỏa tích cực theo chiều dọc ngược

chiều


Không có sự lan tỏa theo chiều xuôi và chiều ngang


Merlevede và Shoors (2008)


Romania (1996-

2001)

Không có sự lan tỏa theo chiều ngang


Có sự lan tỏa tích cực theo chiều xuôi và tiêu cực theo chiều ngược


Phương pháp nghiên cứu

Tác giả

Quốc Gia

Kết luận chung

Hạn chế


Phương pháp GMM


Bwalya (2005)

Zambia (1993-

1995)

Có sự lan tỏa tiêu cực theo chiều ngang


Không có sự lan tỏa theo chiều dọc

Mô hình phương trình đồng thời

Kohpaiboon (2006)


Thái Lan (1996)

Lan tỏa công nghệ có ảnh hưởng đến quyết định xuất khẩu

Chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của lan tỏa công nghệ đến xuất khẩu


Mô hình Heckman (1979)

Frances Ruane và Julie Sutherland (2004)


Ireland (1991-

1998)

Có ảnh hưởng từ FDI đến quyết định xuất

khẩu


Chỉ nghiên cứu riêng ảnh hưởng của FDI tới các doanh nghiệp xuất khẩu

Ảnh hưởng tiêu cực giữa cường độ xuất khẩu và sự có mặt của FDI

Greenaway (2004)

Anh (1992-

1996)

Có ảnh hưởng từ FDI đến quyết định xuất khẩu

Chỉ nghiên cứu riêng ảnh hưởng của FDI tới các doanh nghiệp xuất khẩu


Kneller và Pisu (2007)


Anh (1992-

1999)

Không tồn tại lan tỏa từ FDI đến quyết

định tham gia xuất khẩu


Chỉ nghiên cứu riêng ảnh hưởng của FDI tới các doanh nghiệp xuất khẩu

Lan tỏa tích cực từ FDI đến tỷ trọng xuất khẩu

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


1.2. Khoảng trống nghiên cứu


Nghiên cứu về FDI và tác động lan tỏa của FDI trên thế giới là khá nhiều, tuy nhiên tại Lào còn hạn chế. Nghiên cứu này bên cạnh những kế thừa còn cố gắng lấp đầy các khoảng trống như là:

Thứ nhất, các nghiên cứu về FDI tại Lào chủ yếu phân tích hiệu ứng lan tỏa của FDI ở cấp độ vĩ mô mà còn thiếu các nghiên cứu làm cho cấp độ doanh nghiệp.

Thư hai, hiện nay, tại Lào phần lớn các nghiên cứu hướng vào phân tích tình trạng FDI vào Lào, phân tích hiệu ứng lan tỏa của FDI theo các kênh là chuyển giao công nghệ mà còn thiếu các nghiên cứu phân tích hiệu ứng lan tỏa theo chiều lan tỏa là liên kết ngang và liên kết dọc.

Thứ ba, các nghiên cứu về FDI tại Lào còn thiếu các nghiên cứu đưa ra ảnh hưởng của hiệu ứng lan tỏa FDI theo quy mô doanh nghiệp và theo lĩnh vực kinh doanh vì mỗi loại hình quy mô doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh lại có đặc điểm khác nhau dẫn đến ảnh hưởng lan tỏa cũng là khác nhau.

Thứ tư, các nghiên cứu về FDI tại Lào phần lớn mới chỉ dừng lại ở mô tả tác động lan tỏa của FDI mà chưa đưa ra được các hàm ý chính sách nhằm hạn chế những hiệu ứng lan tỏa tiêu cực và phát huy những tác động lan tỏa tích cực, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.

Những khoảng trống nghiên cứu này một lần nữa khẳng định tính cấp thiết của việc nghiên cứu về hiệu ứng lan tỏa của FDI tại tỉnh Savannakhet, Lào. Để lấp đầy những khoảng trống nghiên cứu trên, luận án này sẽ phân tích tác động lan tỏa của FDI theo cả chiều ngang và chiều dọc ở cấp độ doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp một bằng chứng thực nghiệm cho tỉnh Savannakhet Savalanka nói riêng và cho Lào nói chung từ đó làm cơ sở để hoạch định chính sách, chiến lược thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI một cách hiệu quả nhất


Tiểu kết Chương 1

Trong chương 1, NCS đã tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới tác động lan tỏa của FDI, các nghiên cứu này thường sử dụng phương pháp phân tích định lượng để kiểm định và lượng hóa các tác động nói trên. Nhiều tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra tác động tràn của FDI theo hai kênh chính là: Tác động tràn theo chiều ngang, và tác động lan tỏa theo chiều dọc (bao gồm các mối liên kết xuôi chiều và lan tỏa ngược chiều). Trong đó:

Tác động lan tỏa của FDI theo chiều ngang (nội bộ ngành) (biến Horizontal) được định nghĩa là những tác động có lợi của FDI tới các doanh nghiệp trong nước hoạt động trong cùng ngành, cùng lĩnh vực mà quốc gia nhận đầu tư bị hạn chế về khả năng bắt chước công nghệ.

Tác động lan tỏa theo chiều dọc - hay chính là những tác động liên ngành bao gồm các mối liên kết ngược và xuôi chiều. Các mối liên kết ngược (Backward Linkages) xảy ra khi các doanh nghiệp FDI mua hàng hóa và dịch vụ từ doanh nghiệp trong nước trong các ngành công nghiệp thượng nguồn. Các mối liên kết xuôi (Forward Linkages) được tạo ra khi các doanh nghiệp FDI đầu tư cho các doanh nghiệp nội địa nhằm cải thiện công nghệ, giảm chi phí đầu vào trung gian cho các sản phẩm.

Trên cơ sở tổng quan, luận án chỉ ra các khoảng trống nghiên cứu như là nghiên cứu trước đây tại Lào thường làm ở cập độ vĩ mô, thường phân tích tác động lan tỏa nói chung mà không tách theo chiều ngang, chiều dọc; Các nghiên cứu còn chưa phân tích so sánh tác động lan tỏa của FDI theo quy mô, loại hình doanh nghiệp và chưa đưa ra được hàm ý chính sách nhằm thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI hợp lý nhất. Luận án này bên cạnh những kế thừa sẽ cố gắng lấp đầy các khoảng trống nghiên cứu đó.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU ỨNG LAN TỎA CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

2.1. Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)


2.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài


Theo tổ chức thương mại thế giới WTO (1996), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”.

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1993, tr.86), FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế của nước chủ đầu tư. Ngoài mục đích lợi nhuận, chủ đầu tư mong muốn tìm được chỗ đứng trong việc quản lý toàn bộ doanh nghiệp và mở rộng thị trường.

Ủy ban Liên hợp quốc về thương mại và phát triển UNCTAD (2009, tr. 35) đưa ra khái niệm FDI là hoạt động đầu tư gắn với một mối quan hệ dài hạn và phản ánh lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một chủ thể kinh tế ở một nước (nhà đầu tư hoặc công ty mẹ) tại một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác. Qua định nghĩa này, có thể thấy được vấn đề về lợi ích và sự kiểm soát của chủ đầu tư đối với dòng vốn bỏ ra. Trong hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành, kiểm soát hoạt động sử dụng vốn, do lợi ích của họ gắn liền với hiệu quả đầu tư.

Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam ban hành năm 1996, quy định: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”

Theo Luật Đầu tư nước ngoài của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào ban hành năm 1998 và được bổ sung hoàn thiện sau hai lần sửa đổi (1994 và 2004) “Đầu tư


trực tiếp nước ngoài có nghĩa là sự đưa vào Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào vốn gồm có tài sản, công nghệ và kinh nghiệm của nước ngoài với mục đích để kinh doanh”.

Như vậy mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng xét về bản chất, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình di chuyển vốn quốc tế trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn. Để tham gia trực tiếp vào việc quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn, nhà đầu tư nước ngoài phải có một lượng vốn nhất định và tuân theo các hình thức đầu tư nhất định do pháp luật nước sở tại quy định. Nói cách khác, trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài sẽ sử dụng vốn, tài sản, kinh nghiệm, uy tín và nhãn hiệu sản phẩm của mình để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nước sở tại nhằm thu lợi nhuận và để đạt được những mục tiêu kinh tế – xã hội nhất định. về thực chất đây là hình thức xuất khẩu vốn, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hóa.

2.1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài


Thứ nhất, chủ đầu tư FDI là chủ sở hữu, là một bộ phận của hình thức chu chuyển vốn quốc tế trong đó chủ đầu tư có quốc tịch nước ngoài, tiến hành đầu tư tại một nước khác vì vậy nhà đầu tư nước ngoài phải chấp hành luật pháp của nước tiếp nhận đầu tư. Chủ sở hữu vốn đầu tư trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình sử dụng vốn, có nghĩa vụ và quyền lợi từ hoạt động sản xuất kinh doanh tương ứng với phần vốn góp đó. Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dưới hình thức 100% vốn thì có toàn quyền quyết định, nếu góp vốn thì quyền này phụ thuộc vào mức độ góp vốn. Thu nhập từ hoạt động đầu tư này phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả sản xuất kinh doanh, mức độ lãi được chia theo tỷ lệ góp vốn của các bên, nếu bị lỗ thì trách nhiệm của các bên cũng tương ứng với phần góp vốn đó.

Thứ hai, FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư nước ngoài dưới hình thức vốn điều lệ hoặc vốn pháp định mà nó còn bao gồm cả vốn vay của các nhà đầu tư để triển khai và mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư được trích lại từ lợi nhuận sau thuế từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, nước sở tại phải có chính sách về tài chính phù hợp tránh trường hợp một số nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng chỉ đưa một lượng vốn nhỏ vào còn sau đó tiến hành vay vốn tại nước sở tại


để thực hiện đầu tư, mở rộng kinh doanh làm ảnh hưởng đến mục đích thu hút đầu tư nước ngoài của nước sở tại.

Thứ ba, FDI là vốn đầu tư phát triển dài hạn, trực tiếp từ bên nước ngoài vì vậy đối với nước tiếp nhận đầu tư thì đây chính là nguồn vốn dài hạn bổ sung hết sức cần thiết trong nền kinh tế. Vốn FDI là dòng vốn quốc tế gắn liền với việc xây dựng các công trình, nhà máy, chi nhánh sản xuất vì thế thời gian đầu tư dài, lượng vốn đầu tư lớn, có tính ổn định cao tại nước nhận đầu tư. Khác với đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI), là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư đến các nước khác nhưng không nắm quyền quản lý, điều hành thông qua các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu… Đặc điểm của đầu tư nước ngoài gián tiếp là có thời gian hoạt động ngắn, biến động bất thường hơn vì đây là hình thức mà nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Do tính chất trực tiếp của hình thức đầu tư này nên FDI ít chịu sự chi phối, ràng buộc của chính phủ so với các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài khác, lĩnh vực mà FDI thường hướng tới là những lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ tư, FDI là hình thức đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài, họ mang vốn đến nước khác để đầu tư. Vì vậy, khác với các nguồn vốn vay, vốn FDI tại nước sở tại không phải hoàn trả nợ và cũng không tạo gánh nặng nợ quốc gia, đây là một ưu điểm so với các hình thức đầu tư nước ngoài khác. Việc mang vốn từ bên ngoài vào đầu tư tại nước sở tại sẽ tạo thêm nhiều vốn cho đầu tư, nhất là những nước đang phát triển và vốn này không phải là khoản nợ của quốc gia, sẽ đảm bảo an ninh tài chính cho quốc gia tiếp nhận vốn tốt hơn nhiều so với các khoản vốn vay quốc gia khác. Để được gọi là doanh nghiệp FDI thì phía nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ nhất định, tùy theo quy định của từng nước và được thay đổi thay đổi theo thời gian.

Thứ năm, FDI là hình thức xuất khẩu tư bản nhằm thu lợi nhuận cao và các nhà đầu tư nước ngoài quyết định về quy mô và sử dụng vốn FDI. Do các nhà đầu tư nước ngoài luôn hướng tới mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cao nên có thể gây ra nhiều thiệt thòi, tổn thất ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia và mục tiêu thu hút vốn của nước nhận đầu tư.

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 12/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí