Mối Quan Hệ Giữa Lan Tỏa Công Nghệ, Dịch Chuyển Lao Động Hoạt Động R&d Với Đầu Ra Của Doanh Nghiệp


không có điều kiện (cả chủ quan và khách quan) để phát huy hết khả năng của mình. Ngoài ra, năng suất lao động của doanh nghiệp có thể tăng lên do rất nhiều các yếu tố như quy mô, thời cơ thị trường… Do vậy, rất khó đánh giá mức độ tác động từ dịch chuyển lao động đến năng suất hay hiệu quả làm việc.

Dịch chuyển lao động là một kênh quan trọng bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI và do đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của các doanh nghiệp trong nước. Tác động này xuất hiện giống nhau ở cùng một ngành khi công nhân lành nghề và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp FDI được đào tạo với kỹ năng quản lý và kỹ thuật tiên tiến chuyển sang cho các doanh nghiệp trong nước hay tự mở doanh nghiệp riêng của mình. Lý thuyết việc làm đã dự đoán tác động tích cực sự hiện diện của FDI đến năng suất của các doanh nghiệp trong nước thông qua các kênh di chuyển lao động (Fosfuri, 2001), (Glass, 2002). Sự dịch chuyển này cho phép các doanh nghiệp trong nước thiếu năng lực về quản lý, tay nghề lao động có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp FDI. Kênh này được xem là có tác động tích cực về năng suất trong nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI luôn không mong muốn việc dịch chuyển lao động diễn ra. Sự dịch chuyển các kỹ năng công nghệ và quản lý của các doanh nghiệp FDI có thể xem như là hiện tượng chảy máu chất xám ngược cho nền kinh tế của nước sở tại khi họ đạt được kỹ năng kinh doanh đặc biệt khan hiếm và cần thiết (Dunning, 1979).



Sơ đồ 2 1 Mối quan hệ giữa lan tỏa công nghệ dịch chuyển lao động hoạt 1


Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ giữa lan tỏa công nghệ, dịch chuyển lao động hoạt động R&D với đầu ra của doanh nghiệp

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

d. Cạnh tranh


Một kênh truyền dẫn tác động lan tỏa được coi là rất quan trọng đối với các nước tiếp nhận FDI là sự có mặt của các doanh nghiệp FDI sẽ tạo ra tác động cạnh tranh cho các công ty nội địa. Quá trình cạnh tranh sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trong nước hoạt động hiệu quả hơn trong việc sử dụng nguồn lực sẵn có và ứng dụng công nghệ, nâng cao năng suất của những doanh nghiệp này. Tuy nhiên cần nhận thức rõ ràng rằng, quá trình cạnh tranh ngoài tạo ra những tác động tích cực, nó cũng có thể dẫn tới các tác động tiêu cực cho các doanh nghiệp trong nước (Aitken and Harrison, 1999, tr. 613-616). Ví dụ, các doanh nghiệp FDI mang vào thị trường nội địa một công nghệ mới và tạo ra các sản phẩm mới thay thế các sản phẩm đang có sẵn được sản xuất bởi các doanh nghiệp trong nước, qua đó có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình tồn tại của doanh nghiệp nội địa, tùy theo mức độ thay thế của sản phẩm mới này. Hoặc một trường hợp khác, các doanh nghiệp FDI chiếm mất thị phần của các doanh nghiệp nội địa cũng làm giảm bớt hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp trong nước này.


Doanh nghiệp FDI có lợi thế về vốn, công nghệ, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh, bí quyết marketing đã tạo ra sức ép đáng kể buộc các doanh nghiệp trong nước phải thay đổi cách thức quản lý, năng lực công nghệ, sử dụng các hoạt động marketing hiệu quả hơn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Với áp lực cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước buộc phải cải thiện hoặc tìm kiếm công nghệ mới, phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực, thực hiện các hoạt động R&D (Nguyễn Phi Lan, 2006). Nếu môi trường cạnh tranh ở nước sở tại là rất cao, buộc các doanh nghiệp FDI phải mang theo công nghệ tương đối mới và tiên tiến vào để giữ thị phần. Vì thế phạm vi cho tác động lan tỏa sẽ tăng lên (Perez, 1997).

e. Xuất khẩu


Hiệu ứng lan tỏa từ FDI cũng có khả năng tạo ra những tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp nội địa. Các nghiên cứu của Aitken & Harrison (1994, tr. 116-121), Alvarez & Lopez (2008, tr. 723-749) đã làm nổi bật vai trò của FDI tới tỷ trọng xuất khẩu của các công ty trong nước. Hoạt động xuất khẩu luôn gắn liền với hoạt động thiết lập các mạng lưới phân phối, cơ sở hạ tầng giao thông hay thị hiếu của thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp FDI, với kinh nghiệm hoạt động lâu năm và tầm ảnh hưởng to lớn, luôn nắm chắc các yếu tố giúp tăng sản lượng xuất khẩu hơn các doanh nghiệp tại các quốc gia đang phát triển. Hơn nữa, thông qua hợp tác với các doanh nghiệp FDI, chính các doanh nghiệp nội địa cũng có thể giảm chi phí đầu vào và tăng khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu.

2.2.3.2. Tác động tiêu cực


a. Tác động từ hiệu ứng cạnh tranh


FDI có thể tạo ra tác động lan tỏa tiêu cực có thể đủ lớn để triệt tiêu các tác động lan tỏa tích cực (Aitken, Harrison, 1999). Điều này xảy ra khi các doanh nghiệp FDI xâm nhập thị trường nhưng lợi thế về bí quyết, công nghệ của họ có thể lấy mất thị trường của các doanh nghiệp trong nước làm cho họ sản xuất ở quy mô kém hiệu quả hơn dẫn đến năng suất thấp. Đây được gọi là hiệu ứng cạnh tranh (Caves, 1974). Các doanh nghiệp FDI xuất hiện tại thị trường nước sở tại với công nghệ hiện đại có thể thu hút được nhu cầu và khách hàng từ các doanh nghiệp trong nước, gây ra những tác động bất lợi cho các doanh nghiệp nội địa. Buộc họ phải cắt giảm năng suất, sản


lương. Một số doanh nghiệp thậm chí phải hủy bỏ chiến lược kinh doanh cũ, tìm kiếm lĩnh vực kinh doanh mới. Vì thế trong cùng một ngành, hầu hết các doanh nghiệp trong nước sẽ gặp bất lợi trong cạnh tranh với doanh nghiệp FDI. Họ sẽ phải chia sẻ thậm chí bị lấy mất một phần hay toàn bộ thị trường. Việc thu hẹp khu vực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước sẽ gây ra nhiều hậu quả về mặt kinh tế

- xã hội mà mọi chính phủ đều không mong muốn (Blomstrom, Kokko, 1994).


b. Tác động tiêu cực từ lan tỏa công nghệ


Chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI đến các doanh nghiệp nội địa không phải lúc nào cũng mang nghĩa tích cực. Nếu các doanh nghiệp FDI mang vào thị trường các máy móc lạc hậu, kém hiệu quả thì không những hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước giảm sút mà còn gây ra các vấn đề về môi trường.

Những động thái trên thị trường lao động như chảy máu chất xám sang các doanh nghiệp công nghệ cao, hạn chế chuyển giao công nghệ hay áp lực cạnh tranh quá mạnh của các doanh nghiệp công nghệ cao sẽ đẩy các doanh nghiệp công nghệ thấp hơn không những thụt lùi về sau mà còn có khả năng bị thải loại khỏi thị trường và do đó tạo ra các tác động lan tỏa âm (Aitken và Harrison, 1999)

Bên cạnh đó, trường hợp tại một thị trường, đầu vào do các doanh nghiệp công nghệ cao sản xuất thì đắt hơn và ít cần thiết hơn đối với những yêu cầu tại các doanh nghiệp trong nước cần đầu vào, khi đó sẽ tạo ra một sự lan tỏa tiêu cực theo chiều xuôi.

c. Tác động tiêu cực từ dịch chuyển lao động


Bên cạnh tác động tích cực do dịch chuyển lao động từ các doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiêp trong nước thì trên thực tế, việc dịch chuyển lao động lại có khả năng diễn ra theo chiều ngược lại. Tức là lao động có tay nghề, trình độ cao sẽ dời bỏ các doanh nghiệp trong nước và chuyển sang làm việc tại các doanh nghiệp FDI. Do các doanh nghiệp FDI thường trả thù lao cao hơn, môi trường làm việc chuyên nghiệp và hấp dẫn hơn đối với người lao động. Tình trạng chảy máu chất xám xảy ra khiến cho các doanh nghiệp trong nước bị thiệt hại nặng nề. (Gorg and Greenaway, 2003)


Các lao động đó có thể mang nguồn khách hàng, nguồn hàng đầu vào cũng như kinh nghiệm làm việc ở thị trường trong nước sang các doanh nghiệp FDI và từ đó nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp FDI. Đây là điều mà các doanh nghiệp trong nước không hề mong muốn.

d. Gây ra các vấn đê về môi trường và xã hội


Các doanh nghiệp nước ngoài thường mang công nghệ của nước mình hoặc nước khác vào nước được đầu tư, tuy nhiên không thể tránh khỏi việc một số chủ đầu tư mang các loại công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường vào nước đó. Nếu nước tiếp nhận không có sự thẩm định kỹ lưỡng thì sẽ gây ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia mình.

Bên cạnh đó, sự tồn tại của các doanh nghiệp FDI cũng phần nào tạo ra sự phân hóa giàu nghèo, sự mất cân đối giữa các vùng miền do họ chỉ tập trung đầu tư vào các vùng có điều kiện thuận lợi, tài nguyên phong phú và lao động dồi dào. Từ đó tạo ra các vấn đề xã hội cho nước nhận đầu tư.

2.3. Lý thuyết liên quan đến tác động lan tỏa của FDI


Các lý thuyết về FDI tiếp cận, phân tích vai trò và tác động của FDI đến doanh nghiệp, nền kinh tế của nước tiếp nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Trong đó liên quan đến hiệu ứng lan toả có thể kể đến các lý thuyết như sau:

2.3.1. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh


Trong lý thuyết tăng trưởng nội sinh, FDI được giải thích là nguồn vốn trực tiếp giúp tăng trưởng kinh tế và quan trọng hơn là tác động lan tỏa của FDI (Romer, 1986; Lucas, 1988; Mankiw và cộng sự, 1992; Paugel, 2007). Theo lý thuyết này, FDI được xem là một nhân tố quan trọng giúp cho các quốc gia tiếp nhận có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực công nghệ và năng suất sản xuất thông qua các hiệu ứng lan tỏa tích cực từ các doanh nghiệp FDI đến các doanh nghiệp trong nước. Cụ thể, thông qua hoạt động đào tạo của các doanh nghiệp FDI và khả năng trao đổi, học hỏi của các doanh nghiệp trong nước, FDI tạo ra cơ hội thuận lợi để nước tiếp nhận nâng cao năng lực và trình độ cho đội ngũ lao động trong nước, đặc biệt là chuyển giao về kinh nghiệm quản trị, kiến thức marketing, năng lực xuất khẩu và hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D).


Lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã giúp luận giải một cách toàn diện hơn vai trò của FDI đối với quá trình tăng trưởng của doanh nghiệp và kinh tế nước tiếp nhận khi đưa vào mô hình cả kênh tác động trực tiếp và tác động lan tỏa. Đây là đóng góp nổi bật của lý thuyết này.

2.3.2. Lý thuyết sản xuất và tiến bộ công nghệ

Ở cấp độ vi mô, tác động lan tỏa của FDI đến doanh nghiệp trong nước có thể được phân tích thông qua lý thuyết sản xuất và thay đổi công nghệ. Mô hình tăng trưởng nội sinh nhấn mạnh đóng góp lan tỏa của dòng vốn FDI đến nền kinh tế nước tiếp nhận ở cấp độ vĩ mô. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước chính là những chủ thể kinh tế trực tiếp tương tác với doanh nghiệp FDI, đưa ra quyết định và thực hiện những chuyển đổi trong sản xuất kinh doanh. Do vậy, nghiên cứu hiệu ứng lan tỏa từ FDI sẽ là phù hợp hơn khi xem xét ở cấp doanh nghiệp (Aitken & Harrison, 1999; Kneller & Pisu, 2007).

Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp là quá trình phối hợp và chuyển hóa các yếu tố đầu vào (hay yếu tố sản xuất) thành các yếu tố đầu ra (hay sản phẩm hàng hóa, dịch vụ). Yếu tố đầu vào được chia thành hai nhóm là lao động và vốn. Trong đó, lao động là yếu tố nền tảng trong hầu hết quy trình sản xuất. Nó có thể được hiểu là thời gian, công sức bỏ ra của nhà quản lý, công nhân và nhiều vị trí công việc khác. Các yếu tố về vốn như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nhà xưởng và năng lượng.

Mối quan hệ giữa số lượng các yếu tố đầu vào và số lượng đầu ra của quá trình sản xuất được biểu diễn bằng hàm sản xuất. Theo đó, hàm sản xuất cho biết mức sản lượng tối đa (Y) mà doanh nghiệp có thể sản xuất được bằng cách kết hợp các yếu tố đầu vào (K, L) cho trước với quy trình công nghệ nhất định. Trong lý thuyết sản xuất, phổ biến nhất là hàm sản xuất Cobb-Douglas (Alhabeeb & Moffitt, 2013). Hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng: 𝑌 = 𝐴𝐾𝛼𝐿𝛽 (A, α, β ˃0). Với dạng hàm này, hai yếu tố sản xuất K và L có thể thay thế cho nhau ở một mức độ nào đó nhưng không hoàn toàn. Hàm sản xuất Cobb-Douglas phản ánh những đặc điểm chung của các quá trình sản xuất trong thực tiễn. Đặc biệt, dạng hàm này còn bao gồm cả nhân tố quan trọng là công nghệ sản xuất (A) hay còn gọi là năng suất các nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity – TFP). Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) bao gồm các biến số khác ngoài các yếu tố đầu vào truyền thống (vốn và lao động) và có ảnh hưởng quan trọng đến sản lượng đầu ra cũng như năng suất của doanh nghiệp. Felipe (1999) xem đó là


những yếu tố phi truyền thống như kiến thức và kỹ năng quản lý, trình độ lao động, cơ cấu nguồn lực, tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nghiên cứu và phát triển, … Những yếu tố này tác động đến sự biến đổi và khả năng kết hợp của các yếu tố lao động và vốn. Chúng có thể được hình thành và phát triển từ nguồn lực nội tại của doanh nghiệp và cũng có thể là những ảnh hưởng lan tỏa hấp thụ được từ môi trường bên ngoài, ví dụ như hiệu ứng lan tỏa từ các doanh nghiệp FDI vốn có nhiều ưu thế về công nghệ sản xuất. Theo đó, qua quá trình tương tác, học hỏi từ các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước có thể từng bước cải thiện, đổi mới công nghệ sản xuất, từ đó nâng cao năng suất hoạt động và khả năng cạnh tranh (Caves, 1974; Kohpaipoon, 2006; Le & Pomfret, 2011).

2.3.3. Lý thuyết về khả năng hấp thụ

Cohen và Levinthal (1989, 1990) đưa ra lý thuyết khả năng hấp thụ. Trong đó, khả năng thụ có thể được hiểu là khả năng của doanh nghiệp có thể tiếp thu và chuyển hóa các kiến thức từ bên ngoài thông qua quá trình học hỏi, thích ứng và vận dụng những kiến thức này. Xét ở cấp độ doanh nghiệp thì khả năng hấp thụ các hiệu ứng lan tỏa từ FDI thường rất đa dạng và chịu ảnh hưởng bởi các đặc trưng nội tại của doanh nghiệp trong nước (Farole & cộng sự, 2014; 2015). Doanh nghiệp vốn khác biệt về nhiều mặt nên Görg và Greenaway (2004) cho rằng không nên kỳ vọng hiệu ứng lan tỏa từ FDI diễn ra đồng đều với tất cả các doanh nghiệp vì tính đặc thù hay sự khác biệt của doanh nghiệp trong nước.

Như vậy, mức độ lan tỏa từ FDI khó có thể diễn ra đồng nhất đối với tất cả doanh nghiệp trong cùng ngành hay cho toàn bộ doanh nghiệp trong nước. Nói cách khác, mỗi doanh nghiệp với những đặc trưng riêng (như chất lượng nhân lực, quy mô, hình thức sở hữu, kinh nghiệm hoạt động, khoảng cách công nghệ với doanh nghiệp FDI, hoạt động nghiên cứu và triển khai R&D, kinh nghiệm, vị trí địa lý,…) có thể có những phản ứng khác nhau đối với sự hiện diện của FDI và có khả năng khác nhau trong việc hấp thụ các hiệu ứng lan tỏa từ FDI (Görg & Greenaway, 2004; Smeets, 2008; Sun, 2009; Farole & cộng sự, 2014; Blalock & Gertler, 2009; Jordaan, 2011). Do đó, các đặc trưng nội tại của doanh nghiệp trong nước được xem là những chỉ số quan trọng đại diện cho khả năng hấp thụ và ảnh hưởng quan trọng đến mức độ lan tỏa từ doanh nghiệp FDI.


2.3.4. Đề xuất khung lý thuyết cho luận án


Như vậy, thông qua lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã nêu bật vai trò quan trọng của các hiệu ứng lan tỏa của FDI. Trong khi đó, lý thuyết sản xuất và tiến bộ công nghệ cho rằng lan tỏa từ FDI được xem là yếu tố phi truyền thống có thể tác động gián tiếp giúp cải thiện công nghệ của doanh nghiệp trong nước. Dựa trên nhận định lý thuyết này, luận án xây dựng giả thuyết và kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa từ FDI đến doanh nghiệp trong nước. Cuối cùng, lý thuyết về khả năng hấp thụ cho rằng các hiệu ứng lan tỏa từ FDI diễn ra không đồng nhất do sự khác biệt về khả năng hấp thụ của doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp với những đặc trưng riêng có thể có những phản ứng khác nhau đối với sự hiện diện của FDI và có khả năng khác nhau trong việc hấp thụ các hiệu ứng lan tỏa từ FDI.

Từ các lý thuyết kể trên, cùng với bằng chứng thực nghiệm và bối cảnh thực tiễn trong nước, luận án đề xuất khung lý thuyết về tác động lan tỏa của FDI đến doanh nghiệp trong nướcnhư sơ đồ 2.1 dưới đây:


Hiệu ứng lan tỏa của FDI

Lý thuyết sản xuất và tiến bộ công nghệ

DN FDI có thể lan tỏa về Công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý, trình độ lao động, v.v..

Tác động lan tỏa

Đặc trưng của doanh nghiệp nội địa

Lý thuyết tăng trưởng nội sinh

Doanh nghiệp trong nước

Xuất hiện của FDI

Lý thuyết về khả năng hấp thụ

Lan tỏa theo chiều ngang

-Mô phỏng/sao chép hay bắt chước

- Di chuyển lao động

- Cạnh tranh

Lan tỏa theo chiều dọc

- Liên kết xuôi: DN FDI bán đầu vào cho DN nội địa

-Liên kết ngược: DN FDI mua đầu vào từ DN nội địa

- Cạnh tranh

Sơ đồ 2.2. Khung lý thuyết đề xuất của luận án


Nguồn: NCS đề xuất

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/02/2023