Hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây - 13


hạn chế, thủ tục còn rườm rà.

Tiếp tục các biện pháp chủ động kiềm chế và đẩy lùi nguy cơ lạm phát nhằm ổn định giá trị của đồng nội tệ. Ổn định giá trị là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ bởi nếu lạm phát cao, đồng tiền bị mất giá sẽ khiến người dân chuyển qua giữ tài sản dưới dạng tích luỹ vàng. Hơn nữa, khi đồng tiền bị mất giá Ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để bù đắp phần trượt giá. Điều đó ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng.

3.3.3. Kiến nghị với chính phủ

Chính phủ là cơ quan có vai trò điều hành mọi hoạt động kinh tế, do vậy Chính phủ có một vai trò chính yếu và quan trọng trong việc định hướng mọi hoạt động của quốc gia. Chính phủ là cơ quan thực hiện việc luật pháp hóa những chủ trương, chính sách và những biện pháp cần thiết trong từng giai đoạn, từng thời kỳ nhằm tạo điều kiện về môi trường kinh doanh phát triển kinh tế đất nước ngày càng thuận lợi và đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Để tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng cần có sự quan tâm của Chính phủ trên các mặt sau:

Ổn định nền kinh tế vĩ mô bởi nền kinh tế ổn định và phát triển với tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo điều kiện cho người dân có việc làm thu nhập ổn định, tăng tích lũy và tiết kiệm nhờ đó khả năng thu hút vốn của các NHTM được nâng cao. Kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ là một trong những mục tiêu nhiệm vụ quan trọng để tạo lập môi trường kinh tế ổn định ở Việt Nam hiện nay. Nhà nước nên để thị trường hoạt động theo đúng quan hệ cung cầu, các yếu tố của thị trường tài chính tiền tệ như tỷ giá, lãi suất...cần được chỉ đạo theo nguyên tắc kinh tế thị trường. Nhà nước chỉ can thiệp ở mức độ nhất định để kiểm soát lạm phát. Duy trì tốc độ tăng trưởng đều đặn, kiểm soát tốt mọi tín hiệu thị trường, nền kinh tế ổn định, giá trị đồng nội tệ được giữ vững, nâng cao lòng tin của mọi thành phần kinh tế vào ngân hàng sẽ thu hút được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

Xây dựng và từng bước sửa đổi hoàn thiện các khung pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư, đảm bảo sự bình đẳng và an toàn cho tất cả các NHTM, định chế tài chính hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam trong lĩnh vực tín dụng,


dịch vụ ngân hàng, đầu tư và các nghiệp vụ tài chính khác. Đồng thời mở rộng những khuyến khích của Nhà nước sẽ tác động đến tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, chuyển dần vốn nhàn rỗi trong tiêu dùng sang đầu từ hoặc gửi vào ngân hàng, tăng thêm sự tin tưởng của người dân đối với ngân hàng.

Thúc đẩy thị trường tài chính trong nước phát triển, điều này sẽ tạo điều kiện cho các NHTM đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, đặc biệt thị trường chứng khoán phát triển sẽ có nhiều thuận lợi cho việc huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán. Mặt khác, đây là nơi quy tụ và phân phối các nguồn vốn tiềm tàng trong dân chúng, trong các doanh nghiệp để biến các nguồn vốn ngắn hạn thành vốn trung dài hạn nhằm đầu từ phát triển sản xuất và cũng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán của mình thành tiền mặt một cách dễ dàng nhanh chóng. Thông qua thị trường chứng khoán sẽ tạo ra các kênh làm cho mọi nguồn vốn trong xã hội chảy đến các nơi có nhu cầu đầu tư và sử dụng vốn có hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.


KẾT LUẬN

Hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây - 13

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, môi trường kinh doanh có nhiều biến động, diễn biến trái chiều, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực tài chính tiền tệ, vì vậy nguồn vốn luôn đóng vai trò quan trọng quyết định đến hoạt động kinh doanh. Bất kỳ một ngân hàng nào tồn tại, phát triển cần phải coi trọng công tác huy động vốn và có giải pháp huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. Đối với BIDV chi nhánh Hà Tây công tác huy động vốn được nhận thức là công tác trọng tâm số 1 quyết định đến quy mô và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường và hiệu quả hoạt động kinh doanh thì việc tạo lập một nguồn vốn ổn định vững chắc với chi phí hợp lý là một điều kiện tiên quyết. Chính vì vậy, trong quá trình học tập, nghiên cứu và công tác tại BIDV chi nhánh Hà Tây, tác giả đã lựa chọn vấn đề trên để làm đề tài nghiên cứu và hoàn thiện luận văn với những nội dung chủ yếu sau:

Hệ thống hóa, phân tích làm rõ những vấn đề cơ bản liên quan đến hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM như nguồn vốn huy động, nhận tiền gửi, vốn vay, nguồn vốn khác cùng với một số phương pháp đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn và những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn.

Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn qua các chỉ tiêu đánh giá như: quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng trưởng, chi phí huy động trên tổng nguồn, tỷ lệ lãi cận biên; những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan được nghiên cứu chi tiết. Trên cơ sở kế hoạch kinh doanh, mục tiêu huy động vốn trong những năm tới, tình hình thực tế tại chi nhánh, cũng như khả năng, quyền tự chủ trong hành động cũng như cơ hội và thách thức. Một số giải pháp về chính sách lãi suất, sản phẩm, marketing, nhân sự, quy trình giao dịch đã được đề ra với mục tiêu nâng cao hiệu quả huy động vốn tại BIDV chi nhánh Hà Tây.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

2. TS. Nguyễn Thị Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê.

3. Hoàng Thị Hồng Lê (2014), Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, luận văn thạc sỹ.

4. Nguyễn Thị Phương Liên (2011), Giáo trình quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại, Trường Đại học Thương Mại.

5. Nguyễn Thị Mùi (2005), Giáo trình nghiệp vụ NHTM, Nhà xuất bản tài chính.

6. Lương Thị Quỳnh Nga (2011), Nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam, luận văn thạc sỹ.

7. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2010), Quy định số 7038/ Quy định về định giá chuyển vốn nội bộ, Hà Nội.

8. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2015), Quy định số 1630/ Quy định điều hành vốn nội bộ, Hà Nội.

9. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2013, 2014, 2015), Báo cáo thường niên, Hà Nội.

10. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Hà Tây (2013, 2014, 2015), Báo cáo hoạt động kinh doanh Chi nhánh Hà Tây, Hà Nội.

11. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2014), Công văn số 6481/

Cẩm nang các nội dung quy định nghiệp vụ tiền gửi, Hà Nội.

12. Vũ Thị Thu Nguyệt (2014), Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam, luận văn thạc sỹ.

13. Mai Xuân Phúc (2013), Mở rộng huy động vốn tại ngân hàng TMCP Phương Tây - Chi nhánh Đà Nẵng, luận văn thạc sỹ.

14. Nguyễn Thị Lan Phương (2010), Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, luận văn thạc sỹ.


15. Bùi Hoàng Tùng (2014), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Trung Yên, luận văn thạc sỹ.

16. Tống Thị Vân (2015), Đẩy mạnh huy động vốn dân cư tại ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Nam Định, luận văn thạc sỹ.

17. Trần Thị Hải Yến (2014), Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, luận văn thạc sỹ.

Các trang Web

18. Báo Dân trí, http://www.dantri.com.vn

19. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, http://www.vnba.gov.vn

20. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, http://www.bidv.com.vn

21. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, http://www.sbv.gov.vn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/05/2023