tập huấn để cập nhật những kiến thức về chế độ mới nhất về quản lý đầu tư cho các ban quản lý dự án.
- Qui định rõ trách nhiệm cụ thể đối với các ban quản lý dự án về chất lượng công trình và quản lý chi phí trong thực hiện dự án, chế độ báo cáo, xử lý các vi phạm trong quá trình đầu tư. Những quy định này cần được cụ thể hóa và chế độ hóa đối với từng loại công việc và cho từng đối tượng cán bộ.
- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn để cập nhật những kiến thức về chế độ mới nhất về quản lý đầu tư và xây dựng cho các cán bộ của ban quản lý dự án trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
3.4. Kiến nghị
Để phù hợp với nền kinh tế đa thành phần vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và pháp luật để điều chỉnh các hành vi trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, quá trình đổi mới diễn ra nhanh chóng và sâu rộng làm cho hệ thống luật pháp và chính sách không theo kịp. Khi áp dụng vào thực tế quản lý đầu tư xây dựng, chúng bộc lộ các nhược điểm vừa chồng chéo lại vừa sơ hở nên dễ bị lợi dụng, làm thất thoát vốn đầu tư. Vì vậy, ta cần đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách và pháp luật về đầu tư xây dựng như:
Thứ nhất, giao chức năng quản lý nhà nước về công tác đấu thầu cho Bộ Xây dựng quản lý. Vì mục tiêu đấu thầu là lựa chọn các nhà tư vấn, nhà thầu có đủ năng lực về tài chính, công nghệ và nhân lực để thực hiện dự án đầu tư một cách hiệu quả nhất. Chỉ có Bộ Xây dựng mới đủ khả năng xem xét toàn diện các năng lực này, trước hết là về công nghệ và nhân lực, sau đó là kỹ thuật xây dựng cũng như chất lượng công trình trong suốt quá trình đầu tư xây dựng.
Thứ hai, giao cho Bộ Xây dựng chức năng quản lý nhà nước một cách toàn diện trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và giảm bớt chức năng quản lý các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc như hiện nay. Làm như vậy sẽ khắc phục được
Có thể bạn quan tâm!
- Xu Thế Công Nghiệp Hóa Trên Địa Bàn Tỉnh Bắc Giang
- Đổi Mới Cơ Chế Quản Lý Đầu Tư Dự Án Sử Dụng Vốn Nhà Nước
- Kiện Toàn Công Tác Quản Lý Đền Bù, Giải Phóng Mặt Bằng Xây Dựng
- Ngân Hàng Thế Giới (2005), Báo Cáo Phát Triển Việt Nam Năm 2005.
- Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang - 24
- Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang - 25
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
những bất hợp lý trong việc ban hành và quản lý các tiêu chuẩn, quy phạm và định mức kinh tế kỹ thuật trong xây dựng, góp phần hạn chế lãng phí và thất thoát vốn đầu tư.
Thứ ba, giao Bộ Xây dựng và các Sở Xây dựng (trừ các địa phương có Sở Giao thông công chính) quản lý thống nhất các công trình xây dựng trong đô thị, đặc biệt là hệ thống hạ tầng kỹ thuật, để tránh tình trạng đầu tư không đồng bộ, nhằm hạn chế những lãng phí và thất thoát vốn đầu tư.
Thứ tư, ban hành Luật đầu tư công, thực hiện mở rộng hình thức xã hội hóa trong đầu tư công thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào các dự án công. Trên cơ sở phân định rõ chức năng của các Bộ, ngành trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, từng bước thể chế hoá các văn bản pháp luật, trước hết ra soát những điểm chưa hợp lý chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế thực hiện các Luật đầu tư, Luật Xây dựng, Luật nhà ở…Đồng thời tổ chức lại bộ máy của ngành Xây dựng, tạo điều kiện cho ngành quản lý tốt các lĩnh vực theo luật định.
Thứ năm, Chính phủ khẩn trương hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện thức đẩy các thành phần kinh tế đầu tư các dự án bằng ngân sách Nhà nước thông qua các hình thức BT, BOT, BTO, PPP tạo bước đột phá trong các dự án lớn.
Ngoài ra, Chính phủ xây dựng Luật Đầu tư nhằm điều chỉnh toàn bộ các hoạt động đầu tư trong nền kinh tế, bao gồm mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế; đồng thời Chính phủ sẽ ban hành các văn bản pháp quy, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về quản lý các nguồn vốn đầu tư theo hướng tạo điều kiện để huy động ở mức cao nhất các nguồn vốn đầu tư trong phạm vi toàn xã hội. Đồng thời, khắc phục được những yếu kém, tồn tại trong cơ chế quản lý đầu tư hiện nay, nhằm sử dụng các nguồn vốn đầu tư tập trung, đúng quy hoạch, kế hoạch, có hiệu quả, chống được thất thoát, lãng phí trong đầu tư.
Chính phủ ban hành cơ chế quản lý đầu tư nhằm tiếp tục việc phân cấp triệt để trong quản lý đầu tư, phù hợp với yêu cầu về cải cách hành chính, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, đơn giản hoá về thủ tục đầu tư. Đi đôi với việc phân cấp trong quản lý đầu tư, xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân nhằm
nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quá trình đầu tư.
Quy định rõ tiêu chuẩn hoá các tổ chức tư vấn, nhà thầu, đảm bảo tính độc lập, khách quan trong hoạt động tư vấn, xoá bỏ tình trạng “khép kín “trong đầu tư, xây dựng như hiện nay.
Chính phủ quản lý toàn diện bằng cách tạo ra khuôn khổ pháp lý, định ra các tiêu chuẩn tiêu chí đầu tư và tổ chức hướng dẫn thực hiện, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình đầu tư, từ khâu thực hiện quy hoạch, kế hoạch theo các quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật; chi phí thất thoát, lãng phí và tiêu cực trong đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.
KẾT LUẬN
Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn NSNN là một phạm trù khoa học khá phức tạp, có liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau và có tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển KT-XH của đất nước. Trong giai đoạn vừa qua, đầu tư các dự án bằng vốn NSNN đã mang lại một số thành quả cho kinh tế xã hội như tăng cường cơ sở vật chất kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, nâng cao sức cạnh tranh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm mới cho xã hội. Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu một cách hệ thống bằng các phương pháp định tính và định lượng về hiệu quả các dự án đầu tư bằng vón NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua cho thấy, hiệu quả của các dự án đầu tư bằng vốn NSNN là chưa cao ở cả tầm vĩ mô và vi mô, thể hiện qua những điểm chính sau:
- Thứ nhất: Tác động của dự án đầu tư bằng vốn NSNN chưa nhiều đối với sự phát triển của nền kinh tế trong tỉnh Bắc Giang.
-Thứ hai: Tác động của dự án đầu tư bằng vốn NSNN chưa mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Thứ ba: Tác động của dự án bằng vốn NSNN đến tạo việc làm cho người lao động chưa cao.
- Thứ tư: Tác động của dự án bằng vốn NSNN chưa nhiều đến việc tăng cường kim ngạch xuất khẩu.
- Thứ năm: Tác động chưa nhiều của các dự án đầu tư bằng vốn NSNN đối với việc phát triển kinh tế ở các vùng khó khăn.
- Thứ sáu: Tác động của các dự án đầu tư bằng vốn NSNN chưa nhiều đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
- Thứ bảy: Một số dự án đầu tư bằng vốn NSNN tác động chưa tốt đối với môi trường.
Những nguyên nhân của các hạn chế trên có thể khái quát là: Chính sách chế độ về quản lý dự án chưa đầy đủ, không đồng bộ và hợp lý, thiếu sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý và thực hiện dự án trong các giai đoạn chuẩn bị dự án, trình và phê duyệt đự án, trong giải phóng mặt bằng xây dựng, công tác quy hoạch phát triển chưa hoàn thiện và đồng bộ cụ thể Quy hoạch chưa thực sự đi trước một bước làm cơ sở cho việc xây dựng dự án; chủ trương đầu tư các dự án khi tính toán về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, môi trường đầu tư còn hời hợt thiếu cụ thể, tổ chức quản lý đầu tư xây dựng công trình của chúng ta còn chậm đối mới, công tác kế hoạch vốn còn nhiều bất cập không phù hợp với thực tế thực hiện dự án như: Nhận thức về công tác kế hoạch còn yếu tại một số huyện, bố trí vốn cho các dự án còn dàn trải, nhiều dự án không hoàn thành theo đúng thời gan quy định, công tác đề bù giải phóng mặt bằng ở một số dự án còn gập nhiều khó khăn, công tác lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật tổng dự toán ở một số dự án chưa tốt, công tác lựa chọn nhà thầu. Năng lực chủ đầu tư, tổ chuyên gia xét thầu còn hạn chế, năng lực của các cơ quan thay mặt cho chủ đầu tư còn nhiều bất cập, điều này thể hiện ở gần như mọi công đoạn từ chuẩn bị dự án đến thực hiện dự án, năng lực của các nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây dựng còn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về lượng và chất. Hệ quả của sự yếu kém này ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện dự án cũng như chất lượng và hiệu quả của dự án, tiến độ thi công các dự án chậm, thanh toán vốn đầu tư cho các đơn vị thi công còn bất cấp, công tác quyết toán vốn đầu tư dự án còn chậm.
Với phân tích cụ thể tại chương II về các hạn chế nguyên nhân hạn chế hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn NSNN. Luận án đề xuất tám nhóm giải pháp cơ bản sau:
(1) Cải cách sửa đổi bổ sung văn bản chính sách, cách thức quản lý trong quá trình đầu tư như: (i) Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy về quản lý dự án đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, thống nhất và ổn định; (ii)Nhanh chóng hoàn thiện thể chế hợp tác Nhà nước – Tư nhân (PPP) trong lĩnh vực đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh (iii) Hoàn thiện thể chế thuê tổ chức quản lý dự án bằng vốn NSNN; (iv) Đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng; (v) Nghiên cứu bổ xung chính sách liên quan đến công tác đến bù, theo giá thị trường; (vi) Phát triển khuyến khích hình thức tín dụng thay cho hình thức cấp phát đối với dự án đầu tư.
(2) Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch xây dựng và tăng cường quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch.
(3) Hoàn thiện quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư.
(4) Đổi mới công tác quản lý vốn của các dự án đầu tư như: (i) Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư dự án sử dụng vốn NSNN; (ii) Đổi mới công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư dự án; (iii) Phân cấp quản lý vốn dự án đầu tư bằng NSNN.
(5) Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát của Nhà nước trong dự án đầu tư : Kiểm soát trước khi bỏ vốn, kiểm soát trong khi bỏ vốn, kiểm soát sau khi bỏ vốn.
(6) Kiện toán nâng cao công tác giao nhận thầu: Coi trọng công tác lập hồ sơ mới thầu, thực hiện cơ chế rút ngắn quy trình thời gian trình duyệt kế hoạch đấu thầu, mở rộng hình thức giao thầu theo kế hoạch.
(7) Kiện toàn công tác điều hành triển khai thực hiện đự án: (i) Kiện toàn công tác quản lý đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng; (ii) Củng cố tăng cường công tác quản lý định mức, đơn giá, dự toán và chi phí xây dựng.
(8) Để thực hiện những giải pháp này, Luận án kiến nghị các cơ quan Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành theo thẩm quyền của mình hoàn thiện các chiến lược, cơ chế, chính sách, kế hoạch, quy hoạch phát triển KT-XH theo ngành, vùng lãnh thổ; hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng môi trường đầu tư lành mạnh, tạo điều kiện tốt nâng cao hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước.
Có thể nói rằng các dự án đầu tư bằng vốn NSNN trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có nhưng kết quả rất đáng khích lệ, tuy nhiên hiệu quả còn chưa cao chưa đạt được kỳ vọng, và còn tiềm ẩn những thất thoát lãng phí trong thực hiện dự án rất đáng lo ngại và quan tâm giải quyết. Yêu cầu việc nâng cao hiệu quả đầu tư công cũng như xu thế chuyển đổi hình thức tái đầu tư công hiện này, việc nâng cao hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn NSNN ngày càng cấp bách và quyết liệt hơn, điều đó đặt ra phải có những giải pháp đồng bộ cả về chính sách và cách thức tiến hành thực hiện dự án đầu tư.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Lê Thế Sáu (2006), “Quản lý tài chính dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Thanh tra Tài chính, (53), trang 31 - 34.
2. Lê Thế Sáu (2007), “Một số giải pháp tăng cường quản lý tài chính dự án đầu tư thuộc vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (4), trang 77 - 80.
3. Lê Thế Sáu (2011), “Dự án đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước những tác động đến công bằng xã hội”, Tạp chí Hỗ trợ Phát triển, (63), trang 22 - 25.
4. Lê Thế Sáu (2011), “Dự án đầu tư bằng vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học Kiểm toán, (48), trang 48 -51.
5. Lê Thế Sáu, PGS.TS Vũ Duy Hào (2011), “Luận bàn về chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư bằng vốn Ngân sách nhà nước”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (172), trang 42 – 44.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Phương Bắc (2002), Định hướng và giải pháp đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh, luận án Tiến sĩ kinh tế trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Bàn về chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong thời kỳ mới, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư , Hà Nội.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Bối cảnh trong nước quốc tế và việc nghiên cứu xây dựng chiến lược 2011-2020, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư , Hà Nội.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư, địa chỉ http://www.mpi.gov.vn, mạng internet.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015.
6. Bộ Tài chính, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài Chính, địa chỉ http://www.mof.gov.vn, mạng internet.
7. Mai Văn Bưu (2008), Giáo trình hiệu quả và quản lý dự án nhà nước, NXB Khoa học Kỹ thuật.
8. Mai Văn Bưu (1998), Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước, NXB Khoa học
kỹ thuật, Hà Nội.
9. Thái Bá Cẩm (2003), Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, NXB Tài Chính, Hà Nội.
10. Dương Đăng Chính (2007), Quản lý tài chính công, NXB tài chính, Hà Nội.
11. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1996), Nghị định về Quản dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 42/NĐ-CP.
12. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1997), Nghị định về Quản dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 92/NĐ-CP.
13. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1999), Nghị định về Quản dự án đầu tư xây dựng công trình,Nghị định số 52/1999/NĐ-CP.
14. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 16/NĐ-CP.
15. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP.
16. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 99/2007/NĐ-CP.
17. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP.
18. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 83/2009/NĐ-CP.
19. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2010), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2009, NXB thống kê, Hà Nội.
20. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2011), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2010, NXB thống kê, Hà Nội.
21. Nguyễn Quang Dong (2003), Bài giảng kinh tế lượng, NXB Thống kê, Hà Nội.
22. Huỳnh Thế Du (2011), Mô hình PPP: Kinh nghiệm quốc tế,