Xu Thế Công Nghiệp Hóa Trên Địa Bàn Tỉnh Bắc Giang


kinh tế xã hội và cơ chế phê duyệt, kiểm tra giám sát là tương đối chặt chẽ, trong khi đầu tư của của dự án bằng vốn NSNN còn có nhiều chỗ hổng.

Cụ thể, tái cơ cấu nguồn vốn đầu tư cần sớm xác định rõ chức năng, nhiệm vụ kinh tế của Nhà nước trong kinh tế thị trường, lĩnh vực nào cần Nhà nước đầu tư, lĩnh vực nào kết hợp với tư nhân đầu tư. Vốn đầu tư Nhà nước sẽ không đổ vào những ngành nghề mà khu vực tư nhân làm được, những lĩnh vực thuần tuý kinh doanh như taxi, khách sạn, nhà hàng... Đầu tư Nhà nước và tư nhân không cạnh tranh mà bổ sung, hợp tác với nhau.

Tái cơ cấu đầu tư không có nghĩa là giảm vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước một cách tuyệt đối (để kinh tế phát triển vẫn yêu cầu phải đầu tư) mà là điều chỉnh về tỉ trọng đầu tư hiện chưa hợp lý trong tổng nguồn vốn nhằm đạt hiệu quả nhất, quản lý và sử dụng tốt nhất. Cần từng bước điều chỉnh cơ cấu để giảm dần đầu tư công trong tổng đầu tư xã hội bằng cách Nhà nước rút dần ra khỏi lĩnh vực kinh doanh thuần túy nhằm mục tiêu lợi nhuận. Đối với tái cơ cấu ngành, lĩnh vực thì vốn ngân sách Nhà nước sẽ cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả, huy động các nguồn lực khác theo phương thức công - tư, mở rộng mô hình xã hội hóa, kể cả các dịch vụ công ích.

Tuy nhiên với xu thế tái đầu tư và chủ trương tài đầu tư của Chính phủ thì thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng có bước chuyển biến mới, ánh hưởng không nhỏ đến nguồn lực cũng như các yếu tố khác của dự án.

3.2.1.2. Xu thế công nghiệp hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Công nghiệp hóa là một quá trình phát triển tất yếu, quá trình này diễn ra nhanh hay chậm còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.

Xét trong tổng thể là một bộ phận của nước ta, quá trình đô thị hoá được nhìn nhận trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội như một hệ thống phát triển toàn diện nhằm đảm bảo tận dụng tối đa những lợi thế của công nghiệp hóa, tạo một thế chủ động giúp chính quyền tỉnh tạo điều kiện phát triển dân cư, nâng cao đời sống đi đôi với đóng góp hơn nữa cho cả nước.


Tuy nhiên, phát triển đô thị nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng tự phát gây ảnh hưởng xấu không lường trước được tới công tác quản lý dự án đầu tư nói chung và công tác quản lý dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước nói riêng. Do một số khu công nghiệp hình hành đã thu hút nhiều lao động, vấn đề này đòi hỏi trong thời gian tới phải thực hiện một số lượng rất lớn các dự án đầu tư để nâng cấp, cải tạo hệ thống hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân.

Như vậy, với số lượng lớn các dự án đầu tư trong tương lai, tỉnh Bắc Giang sẽ gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý, khó khăn trong việc cân đối nguồn vốn để thực hiện các dự án đầu tư, khó khăn do nguồn nhân lực hạn chế trong việc thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư. Vô hình chung, quá trình công nghiệp hóa đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới công tác quản lý dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

3.2.1.3. Xu thế phát triển, những tác động và khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới đối với công tác quản lý dự án đầu tư

Xu hướng phát triển công nghệ trên thế giới hiện nay diễn ra mạnh trong rất nhiều lĩnh vực. Những xu hướng công nghệ trong nước và thế giới đã, đang và sẽ tác động tới nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Tiến bộ khoa học công nghệ cũng đã tác động rất nhiều đến công tác quản lý dự án đầu tư.

Có thể nói, tiến bộ khoa học công nghệ đã hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý Nhà nước. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, công tác quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng đa dạng và phức tạp; nâng cao năng lực và hiệu quả của quản lý Nhà nước. Là một trong những tỉnh đi đầu thực hiện cải cách thủ tục hành chính, hướng tới “một cửa, một dấu” một cách hiệu quả, nhanh chóng, cần thiết chấm dứt tình trạng chia rẽ, phân mảnh thông tin giữa các đơn vị quản lý, từng bước tổ chức, sắp xếp và xây dựng một hệ thống dữ liệu chung phục vụ quản lý Nhà nước là không thể thiếu, trong đó phân cấp cụ thể mức độ phổ cập và quyền truy cập, khai thác và cập nhật thông tin; các dữ liệu về quản lý hành chính đòi hỏi được


số hoá, đồng thời thực hiện chương trình tin học hoá công tác xây dựng kế hoạch, cũng như xác định các mục tiêu tăng trưởng trong quy hoạch.

3.2.2. Các mục tiêu quản lý dự án đầu tư bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 – 2015

3.2.2.1. Về vốn đầu tư cho các dự án bằng NSNN

Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh theo kế hoạch đề ra trong giai đoạn 2011 – 2015, cần phải huy động nguồn vốn đầu tư khoảng xấp xỉ 18 ngàn tỷ đồng (Bảng 3.3), vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, gấp 2,1 lần so với 5 năm trước, bình quân mỗi năm phải huy động 3,66 ngàn tỷ đồng, đây là một thách thức lớn đối với tỉnh Bắc Giang.

Bảng: 3.3: Kế hoạch vốn đầu tư phát triển bằng NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011- 2015

Đvt: tỷ đồng



A


DANH MỤC

Tổng số

Dự kiến giai đoạn 2011-2015

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015


TỔNG SỐ

18,309

2,893

3,545

3,776

3,986

4,110

1

Vốn ngân sách do Trung

ương quản lý

2,223

350

392

439

492

551

2

Vốn ngân sách do Địa

phương quản lý

8,077

1,200

1,380

1,587

1,825

2,085

3

Vốn ODA do tỉnh quản lý

2,406

308

507

533

534

524

4

Vốn ODA do Trung ương

quản lý

2,182

261

471

505

515

430

5

Vốn trái phiếu chính phủ

3,201

724

745

672

580

480

6

Vốn vay tín dụng ưu đãi

đầu tư

220

50

50

40

40

40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang - 19

Nguồn: UBND tỉnh Bắc Giang- Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang 2006-2020 [74]

Trong đó cơ cấu nguồn vốn như sau:

- Vốn ngân sách nhà nước là 10.300 tỷ đồng chiếm 14,1% trong tổng nguồn vốn đầu tư (vốn ngân sách do trung ương quản lý là 2.223 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương là 8.077 tỷ đồng).


- Vốn ODA là 4.488 tỷ đồng chiếm 6,3% trong tổng nguồn vốn đầu tư (vốn ODA do tỉnh quản lý là 2.406 tỷ đồng, ODA do trung ương quản lý là 2.182 tỷ đồng).

- Vốn trái phiếu Chính phủ là 3.201 tỷ đồng chiếm 4,4% trong tổng vốn đầu tư.

- Vốn tín dụng ưu đãi đầu tư 220 tỷ đồng chiếm 0,3% trong tổng vốn đầu tư.

3.2.2.2. Về các dự án đầu tư bằng vốn NSNN

Trong 5 năm tới, cần tranh thủ tối đa nguồn vốn từ bên ngoài, đồng thời huy động mạnh mẽ các nguồn lực từ dân cư và các doanh nghiệp, của mọi thành phần kinh tế và tính đến kênh khai thác vốn từ thị trường chứng khoán cho phát triển doanh nghiệp. Định hướng với nguồn vốn đã dự kiến nêu trên thì trong giai đoạn 2011- 2015 số dự án đầu tư tăng lên tương ứng, có nhiều dự án có tốc độ tăng vốn đầu tư nhanh. Mục tiêu trong giai đoạn này có 386 dự án được đầu tư cụ thể theo (bảng 3.4).

Bảng 3.4: Tổng hợp dự án dự kiến đầu tư giai đoạn 2011- 2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Đơn vị tính: Dự án


STT


DANH MỤC

Dự kiến giai đoạn 2011-2015

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015


TỔNG SỐ

168

185

190

206

218

1

Dự án nhóm A

11

12

12

12

12

2

Dự án nhóm B

41

46

54

56

64

3

Dự án nhóm C

116

127

126

144

145

Nguồn: UBND tỉnh Bắc Giang- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015[76]

Trong các dự án định hướng đầu tư cụ thể như sau:

- Dự án đầu tư vốn qua các bộ ngành quản lý: Tổng số dự án đầu tư qua các bộ ngành trong giai đoạn này 21 dự án với số vốn đầu tư là 3.558 tỷ đồng. Trong đó qua Bộ công thương là 3 dự án với tổng số vốn là 1.280 tỷ đồng, Bộ giao thông vận tải là 5 dự án với số vốn đầu tư là 1.178 tỷ đồng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông


thôn là 4 dự án với tổng số vốn là 578 tỷ đồng, Bộ giáo dục và đào tạo 3 dự án, vốn đầu tư là 400 tỷ đồng, các lĩnh vực còn lại là 6 dự án với số tiền là 122 tỷ đồng.

- Dự án vốn ngân sách tỉnh đầu tư theo các ngành: Tổng số dự án đầu tư là 89 dự án. Trong đó 4 dự án cho ngành công nghiệp với số vốn đầu tư là 230 tỷ đồng, 12 dự án đầu tư cho ngành giao thông vận tải với số vốn là 998 tỷ đồng; 38 dự án cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn với số vốn là 1.748 tỷ đồng, 7 dự án cho ngành y tế với số vốn là 310 tỷ đồng, 13 dự án ngành văn hóa thể theo du lịch, thông tin truyền thông và Bộ công thương với số vốn 890 tỷ đồng, 7 dự án cho ngành giáo dục với số vốn đầu tư là 106 tỷ đồng, 3 dự án cho quản lý nhà nước với số vốn đầu tư 600 tỷ đồng; 5 dự án cho phát triển đô thị với số vốn là 360 tỷ đồng, ngoài ra còn dự án chương trình 135 với số vốn 332 tỷ đồng và một số dự án khác do huyện và thành phố đầu tư với số vốn 391 tỷ đồng.

- Dự án sử dụng vốn ODA: Tổng số dự án ODA là 19 dự án với số vốn là

4.588 tỷ đồng. Trong đó số dự án do tỉnh trực tiếp quản lý là 10 dự án với số vốn là

2.406 tỷ đồng và dự án qua các Bộ quản lý là 9 dự án với số vốn đầu tư là 2.182 tỷ đồng.

- Dự án bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ: Tổng số 33 dự án với tổng số vốn là 3.201 tỷ đồng đầu tư cho các công trình giao thông, xây dựng bệnh viện và trường học.

Ngoài các dự án do ngân sách nhà nước đầu tư còn có dự án đầu tư do doanh nghiệp và vốn đầu tư nước ngoài với các dự án lớn và tiêu biểu như sau: Dự án nhà máy nhiệt điện Vũ Xã, huyện Lục Nam với tổng số vốn dự kiến là 800 tỷ đồng; dự án nhiệt điện Yên Lư huyện Yên Dũng vốn dự kiến là 5.690 tỷ đồng; dự án Công ty đạm và hóa chất Hà Bắc vốn đầu tư là 5.000 tỷ đồng.

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Để có thể thực hiện được những định hướng trong giai đoạn 2011-2015, ngoài những biện pháp nhằm huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư đáp ứng cho đầu tư phát triển toàn xã hội thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho


các dự án cũng cần được quan tâm và thực hiện một cách chặt chẽ, đặc biệt là các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.

Đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn NSNN tuy chỉ chiếm khoảng trên 30% trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, nhưng nó có vị trí rất quan trọng để thu hút các nguồn vốn khác hình thành cơ cấu đầu tư mang tính thúc đẩy cao trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn NSNN trong đầu tư và xây dựng là yêu cầu cấp bách hiện nay, nhất là trong khi nguồn vốn còn eo hẹp, nhu cầu đầu tư lớn. Những tồn tại cố hữu trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng trong nhiều năm qua có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó là do công tác quản lý đầu tư và xây dựng, nhất là đầu tư từ nguồn vốn nhà nước còn nhiều bất cập, thiếu sót; cơ chế chính sách, hệ thống các văn bản pháp quy trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng không đầy đủ, chưa đồng bộ và còn nhiều khiếm khuyết. Vì vậy, có thể kiến nghị các giải pháp nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN như sau:

3.3.1. Cải cách sửa đổi bổ sung văn bản chính sách, cách thức quản lý trong quá trình đầu tư

- Thứ nhất hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy về quản lý đầu tư và xây dựng theo hướng đồng bộ, thống nhất và ổn định:Nghiên cứu xây dựng Luật quản lý hoạt động đầu tư công không nhằm mục đích kinh doanh. Sửa đổi một số điều của Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng hiện còn chưa thống nhất. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản hướng dẫn các luật đã ban hành về quản lý đầu tư theo hướng hạn chế chồng chéo, mâu thuẫn, không thống nhất và không đồng bộ. Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư phải có chế tài cụ thể để xử lý các trường hợp thiếu trách nhiệm gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng, gây thiệt hại cho Nhà nước hoặc cho đối tác thực hiện công tác xây dựng, các trường hợp vi phạm các quy định về đầu tư xây dựng cơ bản đối với tất cả các bên tham gia vào quá trình đầu tư.


- Thứ hai: Nhanh chóng hoàn thiện thể chế Hợp tác Nhà nước-tư nhân (PPP) trong lĩnh vực đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh

+ Phương thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT được Nhà nước Việt Nam đưa vào rất sớm trong Luật đầu tư nước ngoài, rồi sau này đưa vào Luật đầu tư chung năm 2005. Trên cơ sở đấy tỉnh Bắc Giang đã có những cơ chế để thực hiện nhưng số dự án này rất hiếm hoi gần như không có dự án nào được triển khai theo hình thức trên. Đến năm 2009 Chính phủ mới ban hành Nghị định số 108/2009, mà một số điều vừa được Nghị định số 24/2011 sửa đổi, để thể chế hóa bước đầu phương thức đầu tư mới mẻ này. Năm 2010 Thủ tướng Chính phủ lại ra Quyết định số 71/2010 ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công tư (còn gọi là Hợp tác Nhà nước-tư nhân), quốc tế tắt là PPP (Public-Private Partnership).. Có thể thấy, tuy một số loại hình đầu tư theo phương thức PPP được đề ra từ sớm nhưng kết quả đạt được khá nghèo nàn, nguyên nhân chính là do yếu kém về thể chế.

+ Nước ta đã vượt qua ngưỡng nước nghèo để trở thành nước thu nhập trung bình thấp, vì vậy các nguồn vốn ODA hiển nhiên sẽ giảm dần và chấm dứt. Vì vốn ODA chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển hạ tầng, do đó nước ta cần một mặt nâng cao hiệu quả vốn đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng, mặt khác tìm kiếm thêm các nguồn vốn để thay thế vốn ODA. Gần đây Chính phủ quan tâm đẩy mạnh PPP chính là vì lý do đó.

+ Phát triển, khuyến khích hình thức tín dụng đầu tư thay cho hình thức cấp phát đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội có khả năng thu hồi vốn. Nhanh chóng hoàn thiện thể chế Hợp tác Nhà nước - tư nhân (PPP) trong lĩnh vực đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh: Để hoàn thiện thể chế PPP, cần nắm vững đặc thù của nó là quan hệ “3 chia sẻ”, tức là “chia sẻ lợi ích, chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ rủi ro”. Hợp đồng PPP phải xác định rõ ràng nội dung “3 chia sẻ” đó, nhất là chia sẻ rủi ro, vì hợp đồng thường có thời hiệu rất dài, đến 20-30 năm hoặc hơn nữa. Việc chế tài các vi phạm hợp đồng cũng phải rất rành mạch và công bằng. Các trục trặc xảy ra gần đây trong quá trình thực hiện một số hợp đồng PPP thường có


nguyên nhân không thực hiện đúng cam kết từ phía chính quyền nhưng đối tác tư nhân phải chấp nhận.

- Thứ ba: Hoàn thiện thể chế thuê tổ chức quản lý dự án đầu tư bằng vốn NSNN

Trừ một số dự án nhỏ, lẻ cần nghiên cứu việc ban hành việc thực hiện chế độ bắt buộc phải thuê tổ chức tư vấn điều hành dự án (tên cũ là Ban quản lý, nên đổi là tư vấn điều hành dự án, vì chức năng quản lý dự án rất rộng có cả chức năng của người có thẩm quyền, của chủ đầu tư, và nhiều chủ thể khác tham gia quản lý dự án) tổ chức này chuyên nghiệp, độc lập, làm thuê cho chủ đầu tư thông qua hợp đồng kinh tế.

+ Hiện nay, chủ đầu tư các dự án công quy mô lớn là các Bộ, UBND cấp tỉnh và các doanh nghiệp nhà nước. Các Luật Đầu tư (Điều 63) và Luật Xây dựng (Điều

45) nước ta đều quy định hai hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình là:

1) chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án; và 2) chủ đầu tư được thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án. Thế nhưng các chủ đầu tư công thường chỉ chọn dùng hình thức tự quản lý dự án và giao nhiệm vụ quản lý này cho Ban quản lý dự án (các PMU) do Bộ hay cấp tỉnh lập ra. Cách làm này vốn đã tồn tại trong nền kinh tế kế hoạch hóa trước đây, khi đó các ban kiến thiết công trình (tức ban quản lý dự án), đơn vị thiết kế, đơn vị thi công đều là các tổ chức nhà nước, nhận nhiệm vụ trực tiếp từ kế hoạch nhà nước, chỉ có trách nhiệm phối hợp trong công việc chứ không có quan hệ hợp đồng. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, quan hệ hợp đồng kinh tế thay thế cho quan hệ theo kế hoạch, nhưng các tập quán cũ vẫn bám theo dai dẳng, cản trở hội nhập quốc tế, khiến khâu quản lý dự án khó được xã hội hóa và chuyên nghiệp hóa.

+ Hiện nay, chỉ một vài dự án đầu tư công có thuê “tư vấn giám sát thi công”, thế nhưng do thiếu rõ ràng về mặt thể chế nên gặp nhiều vướng mắc. Cách gọi “tư vấn giám sát thi công” cũng rất mập mờ vì có thể chỉ là giám sát khối lượng hay chất lượng thi công, trong khi tư vấn quản lý dự án không chỉ giám sát mà còn quản lý hợp đồng.

+ Sau cải cách mở cửa, Trung Quốc đã sớm nhận thấy các hậu quả tai hại

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 08/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí