tai nạn giao thông cũng sẽ được giảm bớt, vì vậy mà phát triển đường cao tốc có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế và xã hội.
- Thứ tư: Phát triển hệ thống giao thông vận tải đối ngoại gắn kết chặt chẽ với hệ thống giao thông vận tải trong nước để chủ động hợp tác, hội nhập khu vực và quốc tế. Những tuyến đường cao tốc, đặc biệt là những tuyến cao tốc đối ngoại, rất quan trọng đối với việc thúc đẩy thương mại và du lịch giữa các quốc gia, đồng thời còn hỗ trợ tích cực cho chương trình hợp tác khu vực Tiểu vùng Mêkông mở rộng.
Xây dựng mạng lưới đường cao tốc quốc gia hoàn chỉnh, hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài của đất nước để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, đã trở thành một đòi hỏi cấp bách. Mạng lưới đường cao tốc bao gồm các trục chính có lưu lượng xe cao, liên kết với hệ thống đường bộ, kết cấu hạ tầng của các phương thức vận tải khác nhằm khai thác đồng bộ, chủ động và hiệu quả các dịch vụ vận tải trong phát triển kinh tế.
Các bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu cách thức huy động vốn xây dựng và phát triển đường cao tốc của các nước, xã hội hóa việc đầu tư thực hiện các dự án đường cao tốc, huy động tối đa mọi nguồn lực, coi trọng nguồn lực trong nước, để đầu tư phát triển đường cao tốc ở Việt Nam. Thêm vào đó, người sử dụng hệ thống giao thông có trách nhiệm đóng góp phí sử dụng để bảo trì và tái đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó có đường cao tốc, tăng cường sự tham gia quản lý đất nước của nhân dân, cộng đồng trách nhiệm, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và nhân dân là một yêu cầu cấp bách của Việt Nam, cần thiết phải đưa vào chính sách, để tăng cường tính pháp lý cho hoạt động này.
3.2. Thực trạng áp dụng các hình thức đầu tư nhằm huy động vốn ngoài ngân sách nhà nước thông qua khảo sát thực tế một số dự án đường cao tốc đã và đang thực hiện.
3.2.1. Dự án đường cao tốc Láng – Hòa Lạc
* Thông tin chung về dự án:
Được triển khai theo quyết định đầu tư số 2013/QĐ-BGTVT ngày 11/7/2003, quyết định điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng số 3072/QĐ-BGTVT ngày 11/10/2007
và quyết định số 3198/QĐ-BGTVT ngày 24/10/2007. Dự án được thực hiện theo hình thức BT, đổi đất lấy hạ tầng, các thông tin cơ bản về dự án như sau:
+ Tổng chiều dài tuyến đường cao tốc: 29,264 km.
+ Điểm đầu: Km 1+800 (Nút giao Trung Hoà - giao đường vành đai III TP Hà Nội).
+ Điểm cuối: Km 31+ 064 (Nút giao Hoà Lạc - giao với QL 21A).
+ Chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải.
+ Quản lý dự án: Ban QLDA Thăng Long.
+ Tổng thầu xây lắp: Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (VINACONEX).
+ Nguồn vốn: Ngân sách trung ương, vốn ngân sách TP Hà Nội (tự huy động và vốn huy động từ quỹ đất tỉnh Hà Tây cũ).
Bảng 3.6. Mức đầu tư điều chỉnh được duyệt
Đơn vị: Triệu đồng
7.527.251 | |
Chi phí xây lắp và thiết bị: | 4.692.481 |
Chi phí bồi thường và GPMB, tái định cư: | 900.000 |
Chi phí QLDA, TV, chi phí khác: | 190.539 |
Dự phòng: | 1.677.075 |
Lãi vay: | 67.156 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bài Học Về Việc Ban Hành Chính Sách Pháp Luật Có Liên Quan
- Bài Học Về Phân Định Trách Nhiệm Giữa Nhà Nước Và Tư Nhân
- So Sánh Chất Lượng Csht Của Việt Nam Với Một Số Nước Trong Khu Vực
- Dự Án Đường Cao Tốc Hà Nội - Hải Phòng
- Đánh Giá Tình Hình Huy Động Vốn Thực Hiện Ba Dự Án:
- Quá Trình Xây Dựng Và Hoàn Thiện Khung Pháp Lý Áp Dụng Hình Thức Ppp Huy Động Vốn Ngoài Ngân Sách Nhà Nước Xây Dựng Đường Cao Tốc Ở Việt Nam.
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo tiến độ thực hiện Dự án Láng – Hòa Lạc, báo cáo tháng 12,2011
* Tình hình thực hiện:
+ Công tác GPMB do Tổng công ty Vinaconex đại diện chủ đầu tư thực
hiện
Đến hết năm 2011, công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn tất được cơ bản
96%, đã chi trả đền bù được 1.464.180 triệu đồng. Còn tồn tại một số điểm thể hiện ở bảng số 14, như sau:
Bảng 3.7. Công tác giải phóng mặt bằng
Lý trình tuyến | Gom trái | Cao tốc trái | Cao tốc phải | Gom phải | Vướng mắc | ||
1 | Huyện Từ Liêm (Km1+800-Km8+154)=6.354m | Đã bàn giao toàn bộ mặt bằng. Tuy nhiên còn vướng đường điện hạ thế và trung thế ở Nút giao TL 70, đường dẫn Phú Đô | |||||
2 | Huyện Hoài Đức (Km8+154 - Km 15+400) = 7,246 Km | Đã bàn giao toàn bộ mặt bằng. | |||||
Km11+500 -:- Km11+600 | Còn phần diện tích thi công đường dân sinh bên đường gom phải và 4 vị trí đường điện hạ thế dọc tuyến | ||||||
3 | Huyện Quốc Oai (Km15+400 - Km 24+430) = 9,030 Km | Đã bàn giao toàn bộ mặt bằng. | |||||
4 | Huyện Thạch Thất (Km24+430 - km 31+064) = 6,634 Km | ||||||
Km29+185 -:- Km29+285 | DN Chè Minh Nguyệt đã bàn giao mặt bằng thi công đường gom trái, còn phần diện tích lưu không | ||||||
Nút giao Phú Cát | Cáp ngầm điện lực 22Kv cấp cho Khu CNC Hoà Lạc, Đường cáp ngầm điện lực 35Kv (tài sản của BQL Khu CNC Hòa Lạc) cấp điện cho Khu CNC Hoà Lạc và đường điện dân sinh 0,4 KV, hộ ông Qui (70m2) | ||||||
Km29+600 -:- Km31+064 (nằm trong diện tích nút giao Hòa Lạc: ~52ha) | |||||||
Cao tốc phải | - Đã bàn giao mặt bằng. | ||||||
Cao tốc trái | - Đã bàn giao mặt bằng; - Phần đường dẫn vướng 5.392m2 (09 hộ) |
Lý trình tuyến | Gom trái | Cao tốc trái | Cao tốc phải | Gom phải | Vướng mắc | ||
Đường Ram 1 (phía Đông Bắc) Nhánh rẽ cao tốc phải, gom phải đi Sơn tây | - Còn 1 hộ dân/665 m2; - Còn đường điện thoại qua đường và dọc đường QL21; - Phần cây xanh: Còn 2 hộ / 596 m2. | ||||||
Đường Ram 2 (phía Tây Bắc) | - Ram 2.2 + mở rộng QL 21 : Còn 5.231m2/8 hộ; - Còn đường điện thoại qua đường và dọc đường QL21; - Phần cây xanh: Còn 2 hộ / 14.061 m2. | ||||||
Đường Ram 3 (phía Tây Nam) | - Ram 3.1: Còn 1 hộ / 422 m2; - Ram 3.2 + Mở rộng QL 21: Còn 12.683m2/13 hộ; - Còn đường điện thoại qua đường và dọc đường QL21; - Phần cây xanh: Còn 3 hộ / 7.062 m2. | ||||||
Đường Ram 4 (phía Đông Nam) Nhánh rẽ từ CTT,GT đi Xuân Mai | - Ram 4.2 + QL 21: Còn 5.591m2/9 hộ; - Còn đường điện thoại qua đường và dọc đường QL21A; - Phần cây xanh: Còn 3 hộ / 2.149 m2. |
Nguồn: Báo cáo tiến độ thực hiện Dự á Láng – Hòa Lạc, báo cáo tháng 12,2011
Trên toàn tuyến còn vướng mắc cục bộ các công trình ngầm, nổi như sau:
* Đoạn qua Huyện Từ Liêm:Đường điện trung thế, hạ thế (nút giao Tỉnh lộ
70);
* Đoạn qua huyện Thạch Thất:
- Đường viễn thông Bưu điện Hà Nội 3;
- Đường điện hạ thế dọc QL 21A, hướng đi Xuân Mai chưa thu hồi.
+ Công tác thi công
Dự án hiện đã thông xe đưa vào hoạt động các tuyến đường và bàn giao cho Sở GTVT Hà Nội quản lý, tổ chức giao thông. Hiện nay, khối lượng công việc
chính còn phải thực hiện của dự án không lớn, chủ yếu tập trung thi công hoàn thiện các hạng mục còn lại: Thi công lớp BTN tạo nhám; hệ thống vỉa hè; điện chiếu sáng trên đường gom; hệ thống thoát nước bổ sung chống ngập; Nút giao Hòa Lạc và các hầm, cầu ngang tuyến (phần đường dẫn và tường chắn).
+ Tình hình giải ngân
Bảng 3.8. Tình hình giải ngân của dự án
Đơn vị: triệu đồng
Danh mục dự án Nguồn vốn | Tổng mức đầu tư | Kế hoạch vốn | Giải ngân | |||
Tổng từ đầu DA đến T12/201 1 | Năm 2011 | Từ đầu DA đến T12/201 1 | Năm 2011 | |||
Tổng mức đầu tư | 7.527.25 1 | |||||
Ngân sách Trung Ư- | 1.840.16 | 1.840.16 | 1.840.16 | |||
1 | ơng | 3 | 3 | 3 | ||
5.687.08 | 3.774.23 | 442.00 | 3.910.43 | 409.00 2 | ||
2 | Ngân sách TP Hà Nội | 9 | 1 | 1 | 2 | |
Cộng | 5.614.39 4 | 442.00 1 | 5.750.59 5 | 409.00 2 |
Nguồn: Báo cáo tiến độ thực hiện Dự án Láng – Hòa Lạc, báo cáo tháng 12,2011
* Những vấn đề cần giải quyết tiếp theo:
- Hiện nay, công tác GPMB còn tồn tại không lớn, chủ yếu tại Nút giao Hòa lạc nhưng các vị trí cần GPMB không tập trung mà nằm rải rác xung quanh khu vực các đường Ram, nhánh rẽ của nút giao và một số các hạng mục công trình ngầm, nổi phải di dời như cáp điện lực, cáp thông tin tại các nút giao tỉnh lộ 70, Phú Đô, bắc Phú Cát, gây khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ của đơn vị thi công do không đủ mặt bằng để thi công và hoàn thiện dứt điểm các hạng mục công trình. Ban quản lý dự án đã đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp
chặt chẽ với Tổng công ty Vinaconex trong công tác này, sớm bàn giao toàn bộ mặt bằng để thi công hoàn thành khối lượng công việc còn lại đảm bảo tiến độ đề ra;
- Các dự án đô thị, tòa nhà làm việc… đã được triển khai đồng loạt hai bên đường gom của dự án. Các dự án này lấn chiếm vỉa hè, san lấp mặt bằng, tạo các đường ngang tự phát và xả nước thải xây dựng (bùn, nước rửa xe bê tông, xe chở đất thải, vật liệu thải xây dựng…) làm hư hỏng mặt đường, vỉa hè, mất vệ sinh môi trường (Nút giao An Khánh, cầu chui dân sinh số 19…), tắc hệ thống thoát nước hiện hữu của dự án làm hạn chế khả năng thoát nước của mặt đường, thường xuyên gây ngập nước mặt đường, ảnh hưởng đến chất lượng công trình, ATGT. Ban Quản lý Dự án đã đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các đơn vị liên quan xử lý triệt để vấn đề này nhắm đảm bảo chất lượng công trình, ATGT và vệ sinh môi trường của dự án;
- Hiện, các hạng mục còn lại của dự án đang được triển khai gấp rút để sớm hoàn thiện toàn bộ dự án nên nhu cầu đáp ứng vốn để triển khai thi công lớn. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ quỹ đất của thành phố Hà nội bố trí cho dự án còn chậm dẫn đến khó khăn về kinh phí cho các đơn vị thi công. Vì vậy, Ban Quản lý Dự án cũng đề nghị UBND thành phố Hà Nội bố trí đủ vốn đáp ứng tiến độ cho dự án theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;
- Việc tổ chức thi công các hạng mục còn lại của Tổng thầu còn chậm, Tổng công ty Vinaconex và các đơn vị của thi công tổ chức được đề nghị thi công quyết liệt các hạng mục đảm bảo tiến độ đề ra.
Như vậy, có thể thấy vấn đề về vốn đầu tư, mặc dù dự án áp dụng mô hình đầu tư BT, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng, song do phân định trách nhiệm chưa rõ ràng nên đất thuộc thành phố đã được Vinaconex sử dụng hết, song việc giải phóng mặt bằng vẫn còn gây cản trở đến thời hạn hoàn thành công trình dự án.
3.2.2. Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình cũng là dự án đầu tiên xây dựng tại phía Bắc, nằm trong quy hoạch đường cao tốc Bắc - Nam và là dự án đầu tiên giao cho nhà đầu tư - Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) thực hiện theo phương thức đầu tư BOT, bằng nguồn vốn phát hành trái phiếu công trình và các nguồn vốn khác. Đây là dự án đường cao tốc đầu tiên sử dụng nguồn vốn trong
nước và do các nhà thầu chính Việt Nam triển khai thi công. Dự án có chiều dài 56 km và được khởi công từ đầu năm 2006. Nhưng, mặc dù đã gần hết thời gian (công trình giai đoạn 1 được đưa vào khai thác sử dụng vào năm 2011), dự án vẫn còn nhiều vướng mắc và chưa đạt được tiến độ, khối lượng hoàn thành như mong muốn. Đến thời điểm giữa năm 2010 trên tuyến vẫn còn rất nhiều điểm chưa có mặt bằng sạch để thi công, làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của cả dự án.
Tổng mức đầu tư dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình: Cấu thành Tổng mức đầu tư gồm các chi phí: xây lắp, chi phí khác và dự phòng
+ Chi phí xây lắp: Được lập theo đơn giá tổng hợp và dùng chung cho cả công trình, đơn giá tổng hợp là đơn giá tính đến giá trị xây lắp sau thuế (bao gồm giá trị xây lắp và thuế giá trị gia tăng), giá trị xây lắp tạm tính bằng 8% xây lắp chính sau thuế.
+ Chi phí khác bao gồm ba phần:
- Chi phí giải phóng mặt bằng được tính dựa theo Quyết định số 1266/2000/QĐ-UB ngày 25 tháng 12 năm 2000 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban hành đơn giá đền bù nhà cửa, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu, di chuyển mộ chí tại địa bàn tỉnh Hà Nam. Chi phí đền bù đất thị trấn, đất nông nghiệp được tính dựa vào đơn giá đền bù đất đai của các huyện ngoại thành Thành phố Hà Nội, có tham khảo một số công trình thuộc tỉnh Hà Nam
- Chi phí phá bom mìn: Diện tích rà phá bom mìn được tính từ chân ta luy ra mỗi bên 50m và tạm tính 3500đ/m2.
- Các khoản khác bao gồm các chi phí cho tư vấn trong nước và chi phí quản lý Nhà nước, ước tính bằng 5% chi phí xây lắp.
+ Chi phí dự phòng: Căn cứ vào Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ về quy chế quản lý và đầu tư xây dựng, chi phí dự phòng được tính 10%.
Trong báo cáo nghiên cứu khả thi, Ban quản lý dự án 1 đã đưa ra phương án trình duyệt, như sau:
Bảng 3.9. Tổng kinh phí trình duyệt của dự án
Đơn vị: VND
Phương án 1 (VND) | Phương án 2 (VND) |
3.499.344.968.544 | 3.020.772.515.155 | |
Giá trị xây lắp | 2.844.536.528.181 | 2.463.298.737.716 |
Chi phí khác | 336.686.170.496 | 282.858.094.243 |
Dự phòng phí | 318.122.269.868 | 274.615.683.196 |
Chỉ tiêu xây lắp | 49.178.091.181 | 39.459.588.346 |
Chỉ tiêu xây dựng | 60.498..820.891 | 48.389.762.114 |
Nguồn:Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Phương án khả thi
Dự án Cầu Giẽ - Ninh Bình, với tổng mức đầu tư ban đầu là 7692 tỷ đồng, cơ cấu vốn:
+ Vốn điều lệ của doanh nghiệp là 1.000 tỷ đồng.
+ Chính phủ bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ (phương án này mới chỉ tính cho tổng mức đầu tư cũ là 3.700 tỷ đồng). Đã phát hành TPCT đợt một là 400 tỷ đồng.
Thời gian hoàn vốn ước tính 31 năm
Sau 2 lần điều chỉnh, tổng mức vốn đầu tư là 8.974 tỷ đồng, bao gồm cả chi phí giải phóng mặt bằng, lãi vay trong quá trình huy động. Ngoài 1.000 tỷ đồng vốn điều lệ được Chính phủ cấp cho VEC (nhưng lại được đưa vào chi phí xây dựng công trình), toàn bộ vốn đầu tư cho Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình còn lại được huy động thông qua kênh phát hành trái phiếu công trình dưới sự bảo lãnh của Bộ Tài Chính.
Theo VEC, giá trị sản lượng thực hiện cả năm 2009 của dự án đạt 1,286,4 tỷ đồng. Giá trị giải ngân của dự án năm 2009 với 1.200 tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch. Giá trị sản lượng tích lũy đến nay được 2.682,4 tỷ đồng, đạt 56% tổng giá trị hợp đồng đã ký.
Phương án huy động vốn có phát hành trái phiếu công trình
+ Tỷ lệ góp vốn: Đây là dự án đầu tiên thực hiện theo mô hình trái phiếu công trình, có vốn đầu tư lớn nên khó có thể thực hiện thành công nếu không có sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ. Trước tiên sự góp vốn của Chính phủ tạo được niềm tin cho đông đảo các nhà đầu tư. Tỷ lệ góp vốn như sau:
- Nhà nước đóng góp 30% Tổng mức đầu tư