Kinh Nghiệm Của Các Nước Về Cho Vay Hộ Nghèo Và Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Hộ Nghèo‌



biết và thông tin lại với cán bộ ngân hàng để ngăn chặn những rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay.Ngoài ra, họ còn phải có tiêu chuẩn về đạo đức và sự liêm khiết, bởi lẽ nếu người cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm hay cố tình vi phạm có thể sẽ gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng.

1.3.2. Các nhân tố khách quan‌

- Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo là hoạt động có tính rủi ro cao. Ngoài những nguyên nhân khách quan như thiên tai, bão lụt, dịch bệnh cây trồng vật nuôi....thường xẩy ra trên diện rộng, thiệt hại lớn còn là những nguyên nhân khác từ bản thân hộ nghèo như: Thiếu kiến thức làm ăn, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, sức cạnh tranh kém, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đầu tư.

- Do cơ sở hạ tầng kém phát triển ở vùng sâu, vùng xa,, có những xã chưa có đường giao thông đến xã nên nhiều hộ nghèo chưa có điều kiện sử dụng vốn Ngân hàng, hơn nữa trình độ dân trí chưa cao là những cản trở cho việc thực hiện các chính sách tín dụng đối với hộ nghèo.

- Vốn tín dụng Ngân hàng chưa đồng bộ với các giải pháp khuyến nông ,khuyến lâm, khuyến ngư, cung cấp vật tư kỹ thuật cho sản xuất và tổ chức thị trường, lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội đối với nông nghiệp nông thôn nông dân còn nhiều vấn đề khó khăn nên điều kiện nâng cao hiệu quả còn nhiều tồn tại, vốn và hiệu quả đầu tư thấp.

- Việc xác định đối tượng hộ nghèo vay vốn còn nhiều bất cập. Theo cơ chế phải là hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh nhưng việc bình nghị và xét chọn từ Uỷ ban Nhân dân xã do Ban xóa đói giảm nghèo lập danh sách đơn thuần chỉ là danh sách hộ nghèo, trong đó nhiều hộ không có điều kiện và năng lực tổ chức sản xuất, hộ nghèo thuộc diện cứu trợ xã hội hoặc có những hộ không thuộc hộ nghèo cũng trong danh sách được vay vốn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo.

- Phương thức đầu tư chưa phong phú dẫn đến việc sử dụng vốn vay sai mục đích, vốn vay không phát huy hiệu quả, ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư vốn.

- Hành lang pháp lý, cũng như những tác động từ phía chính phủ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay của NHCSXH. Do hoạt động cho vay của NHCSXH được quy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.



Hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh - 6

định chặt chẽ bởi các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành. Đồng thời, mọi hoạt động cho vay, lãi suất cho vay của NHCSXH đều nhận được sự chỉ đạo từ chính phủ.

1.4. Kinh nghiệm của các nước về cho vay hộ nghèo và nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo‌

1.4.1. Kinh nghiệm một số nước‌

1.4.1.1. Bangladesh

Grameen Bank (GB) ở Bangladesh là một trong những ví dụ điển hình về quản lý tín dụng chính sách ở một tổ chức tín dụng cho người nghèo phát triển thành công trên thế giới.

Theo tìm hiểu trên website luanvanaz.com , khi nói về vấn đề “ Kinh nghiệm Ngân hàng Grameen Bank về quản lý tín dụng chính sách” thì có nêu rõ về kinh nghiệm của ngân hàng Grammeen Bank: “ Đối tượng phục vụ của GB đa phần là những phụ nữ, những người có thu nhập thấp. GB như một dự án cung cấp dịch vụ ngân hàng cho những hộ gia đình nghèo nhất, giúp họ tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp tràn lan ở nông thôn Bangladesh. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ vốn để người nghèo đầu tư vào các hoạt động kinh doanh nhỏ nhằm tăng thu nhập.

Ngân hàng GB là một tổ chức hoạt động theo mô hình ngân hàng cổ phần, được thực hiện theo cơ chế lãi suất thực dương, hoạt động theo luật riêng không bị chi phối bởi luật tài chính – ngân hàng của Bangladesh. Thủ tục cho vay không thực hiện theo nguyên tắc thế chấp tài sản nhưng thay vào đó là hệ thống quy trình quy tắc nghiệp vụ, quy chế của các thành viên trong nhóm, trách nhiệm tập thể của những người vay vốn, có hệ thống kiểm soát, thống kê báo cáo và quản lý chặt chẽ. Trong quá trình hoạt động, GB vẫn luôn được sự hỗ trợ từ bên ngoài. Như vậy, GB hoạt động như các ngân hàng thương mại khác không được bao cấp từ phía Chính phủ, do vậy lãi suất cho vay tới các thành viên luôn cao hơn lãi suất trên thị trường. GB cho vay tới các thành viên thông qua nhóm tiết kiệm và vay vốn. GB cho vay không áp dụng biện pháp thế chấp tài sản mà chỉ cần tín chấp qua các nhóm tiết kiệm và vay vốn. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là nguồn vốn của Ngân hàng Grameen 100% là từ tiền dư tiết kiệm, trong đó hơn 63% là tiết



kiệm từ các thành viên vay vốn ngân hàng. Từ năm 1995, Grameen đã không nhận thêm bất kỳ nguồn vốn tài trợ nào. Trong tương lai, ngân hàng cũng không có chủ trương nhận tài trợ hoặc thậm chí là vay từ các nguồn bên ngoài . Số tiền tăng trưởng từ hoạt động của Grameen đủ để bù đắp chi phí hoạt động vàmở rộng các chương trình tín dụng. Tiền tiết kiệm ở Grameen được huy động theo hai hình thức bắt buộc và tự nguyện, tiền tiết kiệm bắt buộc được hưởng lãi suất và có thể rút ra sau ba năm. Để chủ động nguồn vốn, Grameen huy động tiết kiệm với lãi suất cao hơn Ngân hàng thương mại và cho vay với lãi suất thấp hơn Ngân hàng thương mại. Lãi suất huy động tiết kiệm trung bình của Grameen là 8.5%/năm, mức lãi suất huy động cao nhất là 12%/năm.Lãi suất cho vay của Grameen còn thấp hơn lãi suất nhà nước áp dụng.Thủ tục vay vốn của GB rất đơn giản và thuận tiện, người vay vốn chỉ cần làm đơn và nhóm bảo lãnh là đủ. Nhưng ngân hàng có cơ chế kiểm tra rất chặt chẽ, tạo cho người nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Cơ chế hoạt động của Ngân hàng GB cho phép bất cứ người nông dân nào không có đất canh tác, thu nhập dưới 2500 taka/năm (tương đương 100 USD) đều được vay vốn, không cần phải thế chấp, cầm cố tài sản để đảm bảo nợ vay. Mức tiền vay thấp nhất là 5000 taka (tương đương 200 USD). Cho vay theo lãi suất thị trường. GB được quyền đi vay để cho vay và được ủy thác nhận tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước, huy động tiền gửi, tiết kiệm của các thành viên, quản lý các quỹ của nhóm và được phát hành trái phiếu vay nợ.

Kinh nghiệm thành công từ hoạt động Ngân hàng GB đó là: kiên trì mục tiêu phục vụ và khai thác triệt để những đặc điểm của người nghèo, khơi dậy tính tích cực từ bản năng vượt nghèo của họ, khẳng định mục tiêu chiến lược của tín dụng là giúp người nghèo thoát cảnh cùng cực, đối tượng phục vụ trước hết là phụ nữ, vì người nghèo khổ nhất ở nông thôn Bangladesh là phụ nữ. Tiếp đến việc cho vay của Ngân hàng GB thông qua tổ nhóm vay vốn, nhằm quản lý giám sát lẫn nhau, hạn chế tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, ngoài ra thông qua hoạt động tổ vay vốn đã huy động tiết kiệm bắt buộc mỗi tuần 1 taka, như thế vừa huy động được nguồn vốn, vừa tạo cho người vay có nguồn trả nợ khi gặp khó khăn và nhất là tạo thói quen tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo. Một kinh nghiệm khác đối với hoạt động Ngân hàng GB đó là cho



vay hộ nghèo theo lãi suất thị trường, tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những ngân hàng thấp nhất ở Băng-la-đét, điều đó chứng tỏ việc cho vay người nghèo theo lãi suất thị trường có tác dụng thúc đẩy người nghèo hoà vào cơ chế kinh tế thị trường, chủ động cân đối chi phí sản xuất và giá thành để có lãi, có khả năng trả nợ gốc và lãi tốt.

Mô hình của ngân hàng Grameen thành công và đạt được sự bền vững nhờ những yếu tố: Thứ nhất về nguồn vốn: Grameen áp dụng hình thức tiết kiệm bắt buộc và huy động tiết kiệm với mức lãi suất cạnh tranh so với ngân hàng thương mại vì vậy thu hút được nguồn tiết kiệm rất lớn từ không chỉ người nghèo mà còn từ trong dân cư. Ngoài tiết kiệm, Grameen còn thu hút vốn thông qua các chương trình bảo hiểm, quỹ lương hưu như một nguồn thu tiết kiệm thời hạn dài. Thứ hai về bảo đảm lợi nhuận:Grameen áp dụng mức lãi suất cho vay cao đủ để bù đắp chi phí hoạt động và thu được lợi nhuận. Grameen sử dụng hình thức tiết kiệm bắt buộc và thu phí bảohiểm tiền vay để đảm bảo luôn có nguồn bù đắp cho những tổn thất tín dụng. Ngoài ra, tuy không bắt buộc trách nhiệm liên đới trong các tổ nhóm, Grameen vẫn đảm bảo mức thu nợ cao nhờ phân kỳ trả nợ ngắn (trả hàng tuần) và cung cấp nhiều dịch vụ và cơ hội phụ thêm cho khách hàng nhưcổ phần, lương hưu, học bổng nhằm giữ khách hàng luôn muốn sinh hoạt với Grameen trong dài hạn. Thứ ba về quản lý: Grameen xây dựng hệ thống sổ sách đơn giản, mỗi khách hàng có một quyển sổ tiết kiệm vay vốn, hàng tuần trả nợ đều được cán bộ tín dụng ký xác nhận, một tháng giám đốc chi nhánh kiểm tra một lần và ba tháng giám đốc khu vực cùng với kiểm toán ngân hàng kiểm tra một lần nữa. Tiền mặt được quay vòng ngay trong ngày, sáng cán bộ tín dụng đi thu nợ và chiều giải ngân tại chi nhánh giúp ngân hàng không bị đọng vốn.”

1.4.1.2. Indonesia:

Theo trang luanvanaz.com, khi nói về “ Kinh nghiệm chiến lược phát triển ngân hàng Indonesia (BRI) trong bối cảnh hội nhập” có nêu như sau:

“Ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI) chuyển từ ngân hàng hợp tác (cooperative bank) thành ngân hàng thương mại nhà nước năm 1950. Trong những năm 1970, 3600 đơn vị Desas BRI (ngân hàng làng) được tạo ra để thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp của chính phủ và trở thành đại lý cho các chương trình cho vay có trợ



cấp của chính phủ, nhưng các đơn vị này không đạt được tính bền vững. Năm 1984, đơn vị Desas được tái cơ cấu và tiếp cận tài chính vi mô theo hướng thương mại, áp dụng mức lãi suất bền vững, không có trợ cấp, gia tăng hiệu quả quản lý và nỗ lực huy động tiết kiệm, giúp BRI có lợi nhuận tài chính ngay năm sau đó. Năm 2003, BRI niêm yết, và trở thành ngân hàng vi mô lớn về bền vững tài chính hàng đầu Indonexia và khu vực.

Thành công của BRI là xây dựng được mạng lưới hoạt động rộng khắp, BRI có xu hướng tập trung vào thị trấn huyện lỵ và khu vực phát triển tương đối tốt, cho đến cuối năm 2011, BRI có 18 văn phòng giao dịch cấp vùng, 431 chi nhánh văn phòng, 502 chi nhánh phụ, và gần 5000 đơn vị BRI khác trong cả nước (GB, 2011). Hoạt động của BRI được chia ra làm 4 đơn vị kinh doanh gồm: (1) Ngân hàng TCVM; (2) Ngân hàng bán lẻ;

(3) Ngân hàng công ty; (4) Ngân hàng Ðầu tư.

Tiết kiệm là chìa khóa thành công đối với hoạt động của BRI, hoạt động tiết kiệm được tiến hành ngay tại đơn vị Desas, tại khu vực đô thị và theo các chương trình của chính phủ. Phương châm cho phép nhận tiền tiết kiệm bằng bất cứ khoản tiền nào, với cơ chế rút vốn linh hoạt và luôn được đảm bảo một lãi suất thực dương, do vậy, chúng được ưa chuộng với các hộ gia đình có thu nhập thấp. BRI có cơ chế khuyến khích và thu hút khách hàng mới, bằng các tích lũy điểm khi gửi tiền, và giải thưởng bằng xổ số cho các khách hàng. Chính vì vậy, nguồn vốn của BRI rất đa dạng, đặc biệt có hơn 32,80% tiền tiết kiệm từ người dân được tiết kiệm theo ngày hoặc tuần và 32,64% tiền gửi có kỳ hạn, điều đó xóa bỏ đi khả năng người nghèo không thể tiết kiệm, và nguồn tiết kiệm này BRI chỉ phải trả với chi phí rẻ. Ngoài ra, các đơn vị Desas cũng khuyến khích tiết kiệm từ nhân viên, coi mỗi Desas như trung tâm tạo lợi nhuận, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động.

Bằng nguồn vốn dồi dào, năm 2011, BRI đã giải ngân 78,99 tỷ Rupiah khoản vay thương mại vi mô, tăng 13,34% so với 2010. Ðối tượng được phục vụ chủ yếu là doanh nghiệp siêu nhỏ (chiếm 28,60% thị phần) và các doanh nghiệp nhỏ, hoạt động bán lẻ cho người nghèo (chiếm 46,7%). Tuy nhiên, đối với khách hàng là người rất nghèo thì BRI đã bỏ qua, và không sử dụng cơ chế cho vay theo nhóm như GB tại Bangladesh, nhưng BRI có tham gia chương trình của Chính phủ nhằm tạo thu nhập cho người nông dân và



ngư dân nhỏ, được giám sát và quản lý bởi các chi nhánh BRI.

Các khoản vay TCVM tại BRI cung cấp vốn lưu động, vốn đầu tư cho người vay với điều kiện bắt buộc người vay phải có thế chấp, được xác định một cách linh hoạt và nới lỏng dần đối với khách hàng có uy tín. Số tiền cho vay dao động khoảng 3$ đến khoảng 5000$ và thời gian vay dao động từ 1 tháng - 36 tháng (tùy khoản vay). Trả nợ vay được chia nhỏ, trả linh hoạt theo từng kỳ, hoặc trả hàng tháng, quý, hoặc nửa năm (tùy theo lựa chọn từ khách hàng), tạo điều kiện cho người vay dễ dàng trả nợ và tránh việc trả nợ gốc và lãi 1 lần vào cuối kỳ, giảm khả năng rủi ro cho người vay. Do vậy, tỷ lệ hoàn trả nợ vay tại BRI trên 98%, tình trạng nợ xấu thấp (NPL năm 2011 chỉ là 2,30%). Các kết quả tài chính đều cho thấy, BRI đảm bảo an toàn, hệ số đủ vốn CAR khoảng 14,96% năm 2011, cao hơn nhiều so với 8% theo tiêu chuẩn Basel II; hệ số thanh khoản LDR thấp hơn 80%, đảm bảo sự an toàn về thanh khoản, giải quyết bài toán vốn cố hữu hoạt động ngân hàng về thanh khoản khi sử dụng tỷ lệ tiền gửi cao (với kỳ hạn ngắn) phục vụ cho vay (dài hạn).”

1.4.2. Bài học kinh nghiệm có khả năng vận dụng đối với NHCSXH Việt Nam‌

Qua việc nghiên cứu một số nước trong việc cho vay hộ nghèo và nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo ta rút ra một số bài học kinh nghiệm có khả năng vận dụng đối với NHCSXH Việt Nam như sau:

Thứ nhất, Thông qua bài học từ mô hình ngân hàng GB của Bangladesh và ngân hàng BRI ở Indonesia chúng ta có thể rút ra một số bài học để cải cách hoạt động đối với hoạt động của NHCSXH Việt Nam. NHCSXH Việt Nam hiện nay có nguồn vốn hoạt động chủ yếu được do nhà nước rót vốn về. Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm tại NHCSXH Việt Nam còn thấp nếu so với các ngân hàng thương mại Việt Nam và hình thức huy động tiền gửi còn nghèo nàn và kém hấp dẫn, chính vì vậy NHCSXH Việt Namrất khó khăn trong việc huy động tiền gửi tiết kiệm từ người nghèo như các ngân hàng quốc tế. Ngoài ra, với lạm phát cao do bất ổn kinh tế vĩ mô làm giảm đi năng lực tài chính của NHCSXH Việt Nam. Do vậy, NHCSXH Việt Nam cần tái cấu trúc theo hướng gia tăng các dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt dịch vụ nhận tiền gửi dân cư cần có nhiều cải tiến về mức lãi suất, hình thức huy động, các chương trình hấp dẫn để thu hút



nguồn vốn từ dân cư làm vốn cho vay các đối tượng nghèo thay vì như hiện tại phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn từ TW.

Thứ hai, từng bước tiến tới hoạt động cho vay theo lãi suất thị trường chứ không như hiện tại lãi suất ngày càng thấp và nhà nước hàng năm phải cấp bù phần chênh lệch lãi suất. Điều này nhằm tiến tới làm động lực cho hộ nghèo vươn lên làm ăn, tránh trường hợp lãi suất quá thấp khiến hộ nghèo sử dụng vốn không đúng mục đích đã cam kết ban đầu.Điều mà người nghèo cần đó là làm thế nào sử dụng được vốn vay một cách hiệu quả để tự thoát nghèo. Kinh nghiệm cung cấp tín dụng vi mô của ngân hàng Grameen, người nghèo hoàn toàn thoát nghèo và thoát nghèo bền vững bằng các nguồn vốn vay với mức lãi suất thị trường. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho người nghèo, bên cạnh việc được vay vốn, họ còn được tham gia các loại hình dịch vụkhác như gửi tiết kiệm, chương trình bảo hiểm hay quĩ lương hưu. Và quan trọng hơn đó là được hỗ trợ hướng dẫn cách quản lý vốn cũng như kiến thức sản xuất kinh doanh.



CHƯƠNG 2‌

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH BẮC NINH‌

2.1. Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh‌

2.1.1. Sơ lược quá trình phát triển‌

Tên đầy đủ: Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam Tên viết tắt: VBSP (Vietnam Bank for Social Policies) Loại hình doanh nghiệp: Ngân hàng quốc doanh

Trụ sở chính: 169 phố Linh Đường, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội, Việt Nam.

Ngày 31/08/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hànhQuyết định số 525/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận để cung cấp nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo thiếuvốn kinh doanh sản xuất. Qua 7 năm hoạt động (1995-2002) các tổ chức tài chính quốc tế nhận xét rằng:“Hoạt động của Ngân hàng Phục vụ người nghèo là một chương trình cho vay ưu đãi của Chính phủ chứ chưa phải là hoạt động của một tổ chức tín dụng, chưa có cơ sở cho sự phát triển bền vững vì chưa nhận được vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế”.

Ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Từ đây chính thức tách việc cho vay chính sách ra khỏi hoạt động tín dụng thông thường của các NHTM Nhà nước và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng.Theo đó, nguồn tài chính do Nhà nước huy động để phục vụ cho công tác xóa đói giảm nghèo được NHCSXH sử dụng để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, ổn định xã hội, đồng thời hoàn thiện mô hình tổ chức, bộ máy.

Trên cơ sở Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí