Các Tiêu Chí Đánh Giá Hiệu Quả Cho Vay Hộ Nghèo‌



phục vụ cho sự phát triển và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết công ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trính tích tụ và tập chung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, giúp cho người nghèo xác định rõ trách nhiệm của mình trong quan hệ vay mượn, khuyến khích người nghèo sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh tạo thu nhập để trả nợ Ngân hàng, tránh sự hiểu nhầm tín dụng là cấp phát. Còn xét về mặt xã hội. Thứ nhất, tín dụng cho hộ nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi cuộc sống ở nông thôn, an ninh, trật tự an toàn xã hội phát triển tốt, hạn chế được những mặt tiêu cực. Tạo ra bộ mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn. Thứ hai, tăng cường sự gắn bó giữa các hội viên với các tổ chức hội, đoàn thể của mình thông qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản lý kinh tế gia đình...Nêu cao tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường tình làng nghĩa xóm, tạo niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước. Thứ ba, góp phần trực tiếp vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn thông qua áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề, dịch vụ mới trong nông nghiệp đã góp phần thực hiện phân công lại lao động trong nông nghiệp và lao động xã hội”.

Ngoài ra, khi nói về hiệu quả cho vay hộ nghèo chúng ta còn có thể xét hiệu quả cho vay dưới 3 góc độ: góc độ ngân hàng, góc độ người vay và góc độ xã hội. Dưới góc độ ngân hàng, hiệu quả cho vay hộ nghèo là sau khi hộ nghèo được vay vốn ngân hàng thì các khoản vay khi đến hạn được hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi, không có món vay quá hạn xảy ra, hộ vay thoát được khỏi diện hộ nghèo. Dưới góc độ người vay, hiệu quả cho vay hộ nghèo là hộ nghèo sau khi vay vốn NHCSXH thì làm ăn kinh tế tốt, thu nhập ngày càng tăng cao và thoát khỏi đói nghèo. Dưới góc độ xã hội, hiệu quả cho vay hộ nghèo là khi thông qua các khoản vay mà ngân hàng cho hộ nghèo vay, các hoạt động sản xuất kinh tế của hộ vay như chăn nuôi trâu bò, xây dựng chuồng trại,…sẽ được tiến hành và giúp hộ vay thoát khỏi đói nghèo, không tái nghèo và mặt khác nó sẽ làm nền kinh tế địa phương ngày một phát triển.

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay hộ nghèo‌



Chúng ta tiếp cận vấn đề hiệu quả cho vay của NHCSXH trên 2 góc độ, đó là: hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế.

1.2.2.1. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay hộ nghèo xét trên phương diện hiệu quả xã hội:

Luỹ kế số lượt hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng:

Chỉ tiêu này cho biết số hộ nghèo đã được sử dụng vốn tín dụng ưu đãi trên tổng số hộ hộ nghèo của toàn quốc, đây là chỉ tiêu đánh giá vế số lượng. Chỉ tiêu này được tính luỹ kế từ hộ vay đầu tiên đến hết kỳ cần báo cáo kết quả.

 Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng 1

Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn:

Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với công tác tín dụng; bằng tổng số hộ nghèo được vay vốn trên tổng số hộ nghèo đói theo chuẩn mực được công bố. Nó là chỉ tiêu phản ánh số hộ nghèo được vayvốn từ NHCSXH so với tổng số hộ nghèo trên toàn quốc, hay từng địa phương. Chỉ tiêu này cao hay thấp sẽ phản ánh tầm ảnh hưởng, độ tín nhiệm, năng lực hỗ trợ của NHCSXH đối với người nghèo trên toàn quốc, hay ở một địa phương cụ thể nào đó. Mặt khác nó phản ánh trình độ nhận thức của người nghèo về vai trò của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế gia đình, về khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức của nhà nước. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt vì như vậy sẽ có nhiều hộ nghèo có cơ hội để thoát khỏi ngưỡng nghèo để tiến tới cuộc sống khá giả hơn.

 Số tiền vay bình quân 1 hộ Chỉ tiêu này đánh giá mức đầu tư cho một 2


Số tiền vay bình quân 1 hộ:



Chỉ tiêu này đánh giá mức đầu tư cho một hộ ngày càng tăng lên hay giảm xuống. Điều đó chứng tỏ việc cho vay có đáp ứng được nhu cầu thực tế của các hộ nghèo hay không.

 Chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo thoát nghèo Là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh 3

Chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo thoát nghèo:

Là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả của công tác tín dụng đối với hộ nghèo. Hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo đói là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cao hơn chuẩn mực nghèo đói hiện hành, không còn nằm trong trong danh sách hộ nghèo, có khả năng vươn lên hoà nhập với cộngđồng. Chỉ tiêu này phản ánh số hộ gia đình được vay vốn của NHCSXH thoát khỏi ngưỡng nghèo đói trong tổng số hộ gia đình được vay vốn của NHCSXH. Chỉ tiêu này càng cao có nghĩa là vốn vay từ NHSXH đã giúp được nhiều hộ nghèo cải thiện được điều kiện sản xuất, nâng cao được năng suất lao động, biết kinh doanh để có mức thu nhập cao hơn và thoát nghèo từ đó có cơ hội để phát triển kinh tế gia đình trở thành khá và giàu. Khi kinh tế của các hộ gia đình được vay vốn khá lên đã tạo cơ sở cho việc phát triển kinh tế địa phương và đảm bảo vấn đề anh sinh xã hội tại địa phương đó.

1 2 2 2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay hộ nghèo xét trên phương diện 4

1.2.2.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay hộ nghèo xét trên phương diện hiệu quả kinh tế:

Khi nói đến hiệu quả kinh tế trong hoạt động cho vay của NHCSXH, như đã nói ở trên, chúng ta không thể dùng tiêu chí ‘lợi nhuận’ để đánh giá được vì theo quy định tại khoản 2 điều 4 của Nghị định 78/2002/NĐ-CP thì: “hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội không vì mục đích lợi nhuận” mà chúng ta phải xem



xét từ các góc độ như tiết kiệm chi phí cho NSNN, hạn chế tổn thất dẫn đến mất vốn, sử dụng hiệu quả nguồn vốn do NSNN cấp và vốn tự huy động được cho các mục tiêu anh sinh xã hội, v.v…

Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng tiết kiệm chi phí:

Khi phân tích hiệu quả kinh tế hoạt động cho vay của NHCSXH đầu tiên chúng ta phải phân tích hiệu quá kinhtế trên góc độ tiết kiệm các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động cho vay của ngân hàng này. Nếu ngân hàng tiết kiệm được các khoản chi trong khi vẫn đảm bảo thực hiện được các mục tiêu xã hội mà Chính phủ giao thì hoạt động cho vay được gọi là có hiệu quả kinh tế.

* Tỷ lệ nợ quá hạn:

Nợ quá hạn là khoản nợ của người đi vay mà khi đến hạn phải trả cho ngân hàng mà người đi vay chưa hoặc không hoàn trả số tiền đã vay ngân hàng. Khác với các ngân hàng khác, vốn NHCSXH được huy động từ nhiều nguồn khác nhau và hoạt động của NHCSXH cũng có tính đặc thù khác với các ngân hàng khác nên nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của NHCSXH, đến khả năng hoàn trả vốn cho các nguồn vốn huy động phải hoàn trả, và đặc biệt đến khả năng cấp tín dụng ở các chu kỳ tiếp theo.

Tỉ lệ nợ quá hạn được tính theo công thức sau:


Tỷ lệ nợ quá hạn =

Nợ quá hạn

x 100%

Tổng dư nợ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh - 5

Tỷ lệ này cho biết có bao nhiêu phần trăm dư nợ bị quá hạn trong tổng dư nợ của NHCSXH. Tỷ lệ này phản ánh khả năng mất vốn của NHCSXH khi cho các đối tượng chính sách vay tiền. Nếu tỷ lệ này từ 0-5% thì mức độ rủi ro mất vốn của NHCSXH là trong tầm kiểm soát được và nó đảm bảo cho NHCSXH hoạt động an toàn, bền vững. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt vì nó giúp NHCSXH có thể tiết kiệm được nhiều chi phí như chi phí quản lý nợ và xử lý nợ rủi ro, v.v…Đặc biệt tỷ lệ này còn thể hiện người vay vốn sử dụng vốn có hiệu quả, NHCSXH cho vay vốn đúng đối tượng,...Tỷ lệ này càng thấp càng tốt vì nó giúp NHCSXH có thể đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn tín dụng để tiết kiệm các chi phí .

*Tỷ lệ cấp bù lãi suất:


Tỷ lệ cấp

bù lãi suất

=

Số tiền Chính phủ cấp bù lãi suất cho NHCSXH trong kỳ

Tổng số tiền lãi NHCSXH phải chi ra để trả cho người gửi tiền

x

100


Trong điều kiện NHCSXH vẫn đảm bảo được nguồn vốn để thực hiện các chương trình cho vaytheo chỉ đạo của Chính phủ mà tỷ lệ cấp bù lãi suất thấp thì càng tốt vì như vậy có nghĩa là NHCSXH đã tìm kiếm được những nguồn vốn khác như vốn tài trợ, vốn ủy thác, v.v… với lãi suất thấp để cho vay mà không cần phải huy động vốn trên thị trường với lãi suất cao, điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho ngân hàng. Mà như đã nêu, nếu ngân hàng tiết kiệm được chi phí mà lại vẫn đảm bảo được các mục tiêu xã hội mà Chính phủ giao thì hoạt động cho vay được gọi là có hiệu quả kinh tế. Vì trên thực tế lãi suất cho vay một số chương trình của NHCSXH thấp hơn lãi suất huy động vốn của NHCSXH. Ví dụ lãi suất cho vay đối với hộ nghèo chỉ có 6,6%/năm hay lãi suất cho vay hộ nghèo nhà ở chỉ có 3%/năm trong khi đó lãi suất huy động đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 1 năm là 6.8%/năm.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thu lãi:

* Tỷ lệ thu lãi: Được xác định theo công thức:


Tỷ lệ thu lãi =

Số lãi thực thu

x 100%

Số lãi phải thu

Trong đó, số lãi phải thu = số lãi phát sinh (trong tháng) + số lãi tồn được giao. Tỷ lệ thu lãi cao cho thấy chất lượng tín dụng tốt và ngược lại.

* Lãi tồn đọng: Được xác định theo công thức: Lãi tồn đọng = Số lãi phải thu - Số lãi thực thu

Lãi tồn đọng gồm lãi phát sinh của nợ quá hạn và lãi tồn của nợ trong hạn. Chỉ tiêu lãi tồn đọng cũng là một trong những chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình tài chính của NHCSXH. Đây là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng tín dụng của NHCSXH. Chỉ số này thấp sẽ cho thấy chất lượng tín dụng tốt và ngược lại. Lãi tồn đọng là do người vay không thực hiện nghĩa vụ trả lãi theo đúng hạn (hàng tháng) cho NHCSXH.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng xử lý rủi ro:

Ngoài việc tiết kiệm chi phí trong hoạt động cho vay, nếu NHCSXH hạn chế được



các tổn thất trong hoạt động cho vay như: tổn thất do mất vốn gốc, tổn thất do không thu được tiền lãi, v.v… trong khi vẫn đảm bảo thực hiện được các mục tiêu xã hội cũng được là hoạt động có hiệu quả kinh tế.

* Tỷ lệ nợ khoanh thu hồi được:


Chỉ tiêu này phản ánh khả năng xử lý nợ rủi ro của NHCSXH tỷ lệ này càng 5

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng xử lý nợ rủi ro của NHCSXH, tỷ lệ này càng cao càng tốt vì nó giúp NHCSXH hạn chế được tổn thất và bảo toàn được nguồn vốn để hoạt động bền vững hơn. Ngoài ra việc tăng cường thu hồi nợ khoanh còn giúp cho các đối tượng vay vốn nâng cao được ý thức trong việc sử dụng và hoàn trả vốn vay cho NHCSXH.

* Tỷ lệ nợ được gia hạn nợ:


Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm dư nợ trong tổng dư nợ trong kỳ 6

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm dư nợ trong tổng dư nợ trong kỳ của NHCSXH mà người vay vốn không có điều kiện để trả nợ đúng hạn và phải xin gia hạn nợ. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt vì NHCSXH sẽ hạn chế được rủi ro trong cho vay, tiết kiệm được cách chí phí xử lý nợ có rủi ro và đặc biệt là tăng được vòng quay vốn tín dụng để tiết kiệm chi phí huy động vốn và chí phí cấp bù lãi suất cho NSNN.

* Tỷ lệ nợ được xóa nợ:

Dư nợ được xóa nợ trong kỳ

Tỷ lệ nợ được xóa nợ = ----------------------------------------- x100%

Tổng dư nợ trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm dư nợ trong tổng dư nợ trong kỳ của NHCSXH được xử lý xóa nợ. Tỷ lệ này càng thấp thì càng tốt vì NHCSXH sẽ bảo toàn



được nguồn vốn trong hoạt động cho vay.

Chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng thêm thu nhập của hộ nghèo:

Tỷ lệ thu nhập tăng Thu nhập của hộ nghèo trước khi vay NHCSXH

thêm của hộ nghèo sau =------------------------------------------------------ x 100%

Khi vay NHCSXH Thu nhập của hộ nghèo sau khi vay NHCSXH

Chỉ tiêu này cho biết hộ nghèo sau khi vay NHCSXH thì tăng thu nhập lên được bao nhiêu phần trăm so với trước khi vay NHCSXH. Tỷ lệ này càng cao thì càng tốt vì như vậy NHCSXH cho khách hàng vay có hiệu quả kinh tế và khách hàng làm ăn kinh tế có hiệu quả, nhanh thoát được nghèo. Chỉ tiêu này chủ yếu do UBND xã phối hợp với bộ lao động thương binh & xã hội hàng năm đi điều tra, rà soát trên địa bàn để xem hiệu quả kinh tế của hộ nghèo sau khi được vay vốn NHCSXH.

Như vậy, khi đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của NHCSXH chúng ta phải đánh giá trên 2 góc độ là hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế trong đó hiệu quả kinh tế được xem xét trên góc độ bảo toàn vốn, hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí, v.v... giúp NHCSXH có thể tồn tại, phát triển bền vững để hướng đến thực hiện mục tiêu về hiệu quả xã hội.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay hộ nghèo‌

1.3.1. Các nhân tố chủ quan‌

- Cơ chế cho vay, mối quan hệ với chính quyền địa phương và các tổ chức hội, ban ngành đoàn thể địa phương có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả cho vay hộ nghèo. Nguyên nhân là do NHCSXH có đặc thù khác biệt với các ngân hàng khác là cho vay ủy thác thông qua các Hội đoàn thể (Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Đoàn thanh niên) và có sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Chính vì vậy, với phương thức cho vay như hiện nay hoạt động cho vay của NHCSXH sẽ phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của Hội đoàn thể. Bởi vì mặc dù là đơn vị cho vay và quản lý món vay nhưng hiệu quả cho vay phụ thuộc khá nhiều vào tổ chức hội đoàn thể, chính quyền địa phương do không ai nắm bắt được tình hình đời sống kinh tế, thông tin người vay hơn chính quyền địa phương. Nếu hoạt động của Hội đoàn thể hiệu quả sẽ làm cho hoạt động cho vay của NHCSXH có hiệu quả, từ đó làm gia tăng khối lượng cho vay ưu đãi của NHCSXH.



Ngược lại, nếu hoạt động của Hội đoàn thể không hiệu quả sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của NHCSXH, ảnh hưởng tới chất lượng cũng như hiệu quả của hoạt động cho vay.

- Lãi suất cho vay: Nhìn chung lãi suất cho vay của NHCSXH thấp hơn rất nhiều so với NHTM. Rủi ro cho vay cao do năng lực tài chính của người vay thấp hoặc không có điều kiện thuận lợi để làm ăn. Cho vay với lãi suất thấp một mặt hỗ trợ tài chính cho người vay nhưng mặt khác lại tạo tư tưởng ỷ lại cho người vay đồng thời chi tiêu ngân sách lớn, vượt quá khả năng của nhà nước. Chính vì vậy lãi suất cho vay có tác động không nhỏ tới hoạt động cho vay của NHCSXH.

- Tình hình huy động vốn của NHCSXH: Nguồn vốn để cho vay của NHCSXH chủ yếu dựa trên nguồn vốn được chính phủ phê duyệt hàng năm, nguồn vốn huy động từ dân cư và trong tổ tiết kiệm và vay vốn còn hạn chế. Chính vì vậy hoạt động huy động vốn hiệu quả là điều kiện tiên quyết để ngân hàng tiến hành mở rộng cho vay. Nếu nguồn vốn cho vay ưu đãi bị hạn chế sẽ không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của hộ vay, làm cho quy mô hoạt động của NHCSXH bị giảm xuống. Ngược lại, nếu nguồn vốn cho vay ưu đãi lớn sẽ đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của người vay đặc biệt là hộ nghèo, qua đó tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, giúp đỡ người nghèo có công ăn việc làm ổn định, làm giảm tỷ lệ hộ nghèo.

- Năng lực của cán bộ tín dụng Ngân hàng chính sách xã hội và của các tổ chức chính trị nhận uỷ thác và tổ TK&VV: Hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đề cao năng lực làm việc về quản lý và chuyên môn của con người.Cán bộ ngân hàng là những người có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay. Thái độ phục vụ, trình độ hiểu biết của cán bộ ngân hàng là bộ mặt cũng như là trung tâm giải đáp mọi thông tin của khách hàng khi cần vì đối tượng cho vay là người nghèo thường là những người có trình độ dân trí thấp, ít được tiếp xúc với thông tin đại chúng. Bên cạnh trình độ của cán bộ Ngân hàng, trình độ của các tổ chức nhận uỷ thác đặc biệt là trình độ của tổ trưởng các tổ tiết kiệm và vay vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả cho vay hộ nghèo vì họ là đối tượng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, cùng địa bàn, hiểu rõ hoàn cảnh gia đình cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Khi khách hàng có vấn đề họ sẽ là người đầu tiên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023