Cho Vay Hộ Nghèo Trên Địa Bàn Các Huyện Nghèo Theo Nghị Quyết 30A/2008/nq-Cp Ngày 27/12/2008.



Về mức cho vay: Theo quyết định 316/NHCS-KH ngày 02 tháng 05 năm 2003 của Tổng giám đốc NHCSXH phê duyệt về “ Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hộ nghèo” có nêu rõ: “Mức cho vay đối với từng hộ nghèo được xác định căn cứ vào: nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mỗi hộ có thể vay vốn một hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa đối với một hộ nghèo do HĐQT NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ”. Hiện nay mức cho vay tối đa quy định đối với hộ nghèo là 50.000.000đ/hộ, bao gồm cả nhu cầu sản xuất kinh doanh và các nhu cầu thiết yếu. Cụ thể, theo quyết định 316/NHCS-KH nêu rõ: “ Vốn vay được sử dụng vào các việc sau:

- Cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu với mức cho vay cụ thể như sau:

+ Sửa chữa nhà ở, mức tối đa 3 triệu đồng/1hộ.

+ Điện thắp sáng, mức tối đa 1,5 triệu đồng/1hộ.

+ Nước sạch, mức tối đa 6 triệu đồng/công trình/1hộ.

+ Chi phí học tập tại các trường phổ thông: Tổng Giám đốc uỷ quyền cho Giám đốc Chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố quyết định mức cho vay, nhưng không vượt quá tổng 4 khoản chi phí học tập cao nhất được vay nêu ởmục đích sử dụng vốn vay nêu trên.”

Lưu ý:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

“Nếu hộ đã vay đủ 50 triệu đồng để SXKD, thì không được vay 04 nhu cầu thiết yếu của hộ. Ngược lại, nếu hộ vay đủ 04 nhu cầu thiết yếu, thì nhu cầu SXKD sẽ bằng 50 triệu – (trừ) số vốn đã vay cho 04 nhu cầu thiêt yếu.

Những hộ đang còn dư nợ, nhưng chưa vay đến mức tối đa, nếu có phương án khả thi và có nhu cầu vay bổ sung, thì được vay cho vay đến mức tối đa 50 triệu đồng/1hộ trong mọi thời điểm.

Hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh - 4

Hộ nghèo nếu đủ điều kiện vẫn được vay vốn các chương trình cho vay khác của NHCSXH song song với vay chương trình hộ nghèo.”

Về thời hạn cho vay:Theo Quyết định 316/NHCS-KH nêu rõ: “Bên cho vay và hộ vay thoả thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, chu



kỳ sản xuất, kinh doanh (đối với cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ), khả năng trả nợ của hộ vay, nguồn vốn cho vay của NHCSXH. Loại cho vay bao gồm cho vay ngắn hạn (dưới 1 năm), cho vay trung hạn (từ 1 năm đến 5 năm), cho vay dài hạn (trến 5 năm).”

Lãi suất cho vay:Theo Quyết định 316/NHCS-KH nêu rõ: “Lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Mức lãi suất cụ thể sẽ có thông báo riêng của NHCSXH”. Hiện nay lãi suất cho vay hộ nghèo là 0,55%/tháng. Hộ nghèo vay vốn không phải trả thêm bất kỳ một khoản phí nào khác ngoài lãi suất cho vay. Lãi suất quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay.

Về định kỳ hạn trả nợ, thu nợ, thu lãi: Khi món vay đến hạn hộ vay phải trả đầy đủ gốc và lãi theo cam kết trên hợp đồng. NHCSXH thu nợ gốc của hộ vay trực tiếp tại điểm giao dịch xã cố định hàng tháng. Riêng việc thu lãi của hộ vay được ủy quyền cho các tổ trưởng tổ TK&VV thu theo biên lai NHCSXH phát hành, lãi chưa thu kì này có thể được chuyển sang thu ở kì hạn sau. Riêng các khoản nợ quá hạn thì thu gốc đến đâu thu lãi tới đó, ưu tiên thu gốc trước thu lãi sau với các khoản nợ khó đòi, số lãi chưa thu được sẽ được đưa vào ngoại bảng để có kế hoạch xử lý sau theo quy định của NHCSXH.

Về xử lý nợ đến hạn theo quyết định 316/NHCS-KH nêu thì có các nghiệp vụ như sau:

“Cho vay lưu vụ: Chỉ áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn và trung hạn đầu tư sản xuất kinh doanh có chu kỳ kế tiếp như chu kỳ sản xuất kinh doanh trước. Thời hạn cho vay lưu vụ tối đa không vượt quá thời hạn đã phê duyệt cho vay vào lần trước.

Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: Nếu hộ vay có khó khăn, chưa trả được nợ gốc theo đúng kỳ hạn đã thoả thuận do các nguyên nhân như gặp khó khăn về kinh tế, chưa bán được sản phẩm, chưa kết thúc chu kỳ sản xuất kinh doanh thì khoản nợ của kỳ hạn đó được theo dõi vào kỳ hạn trả nợ tiếp theo mà không chuyển nợ quá hạn của từng kỳ hạn và người vay không phải làm thủ tục điều chỉnh kỳ hạn nợ.



Gia hạn nợ: Nếu hộ vay không trả nợ đúng hạn do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh,... thì hộ vay làm giấy đề nghị gia hạn nợ và gửi cho NHCSXH kiểm tra xác nhận. NHCSXH sau khi nhận được giấy gia hạn nợ thì xem xét cho gia hạn nợ nếu đúng. NHCSXH có thể cho gia hạn nợ một hay nhiều lần với cùng một khoản vay nhưng tổng số thời gian cho gia hạn nợ không quá 12 tháng đối với cho vay ngắn hạn và không quá 1/2 thời hạn cho vay đối với cho vay trung hạn. Nếu hộ nghèo trong quá trình sử dụng vốn vay để sản xuất kinh doanh gặp khó khăn về tài chính, chưa trả được nợ do các nguyên nhân khách quan đã được NHCSXH nơi cho vay cho gia hạn nợ nhưng đến hạn trả nợ, hộ vay vẫn có nhu cầu vay lưu vụ (nếu có đủ điều kiện) thì có thể được xem xét cho vay lưu vụ.

Chuyển nợ quá hạn: Với các hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích, có khả năng trả khoản nợ đến hạn nhưng không trả hoặc đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng, hộ vay không được gia hạn nợ thì NHCSXH chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn. Sau khi chuyển nợ quá hạn, NHCSXH phối hợp với UBND địa phương, các tổ chức hội nhận ủy thác tìm cách thu hồi nợ quá hạn”.

Về xử lý nợ rủi ro: Thực hiện theo Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2011 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH.

Về kiểm tra sử dụng vốn vay: Theo quyết định 316/NHCS-KH nêu rõ việc kiểm tra, kiểm soát vốn vay được thực hiện như sau:

“Kiểm tra trước khi cho vay: được thực hiện từ cơ sở thông qua khâu bình xét, lập danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn do tổ tiết kiệm và vay vốn và UBND cấp xã thực hiện. Khi nhận được hồ sơ vay vốn, cán bộ cho vay kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, điều kiện vay vốn, đối tượng vay vốn... theo quy định tại văn bản này.

Kiểm tra trong khi cho vay: kiểm tra việc giải ngân phải đúng tên hộ nghèo được phê duyệt trong danh sách theo mẫu số 03/TD.

Kiểm tra sau khi cho vay: Bên cho vay thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn vay theo định kỳ hoặc đột xuất khi cần thiết, thực hiện việc đối chiếu nợ công khai ít nhất một năm một lần. Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp kết hợp



cùng với Bên cho vay tổ chức các đợt kiểm tra cơ sở theo định kỳ và đột xuất, ít nhất một năm một lần”.

Đặc biệt chú ý,sau khi hộ vay được giải ngân thì trong vòng 30 ngày tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay của từng hộ vay đã được giải ngân theo mẫu số 06/TD của NHCSXH. Ngoài ra tổ chức Hội, đoàn thể phải kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất theo quy định trong văn bản ủy thác đã kí kết với NHCSXH. Sau khi kiểm tra xong kết quả kiểm tra được làm thành 2 liên, 1 liên lưu tại Hội và 1 liên được gửi đến NHCSXH để lưu giữ theo quy định. Ngoài ra, khi cần thiết tổ chức Hội, đoàn thể phải phối hợp với NHCSXH để kiểm tra sử dụng vốn vay đối với hộ vay.

Về quyền và nghĩa vụ của các bên: Theo quyết định 316/NHCS-KH nêu rõ: “17- Quyền và nghĩa vụ của các Bên

17.1- Đối với hộ nghèo vay vốn:

a. Có quyền trả nợ trước hạn và từ chối các yêu cầu của Bên cho vay trái với quy định tại văn bản này.

b. Có nghĩa vụ trả nợ (gốc, lãi) đầy đủ, kịp thời; phải kê khai đầy đủ, trung thực các thông tin liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đã cung cấp; thực hiện đầy đủ các cam kết ghi trong hồ sơ vay vốn.

17.2- Đối với Bên cho vay:

a. Có quyền từ chối yêu cầu vay vốn của hộ nghèo trái với quy định tại văn bản này và yêu cầu hộ vay trả nợ trước hạn nếu phát hiện hộ sử dụng vốn vay sai mục đích.

b. Có trách nhiệm lưu giữ đầy đủ hồ sơ tín dụng theo quy định tại văn bản

này”.


Về quy trình cho vay hộ nghèo:

Tín dụng của NHCSXH là nhằm hỗ trợ vốn cho người nghèo, và các đối tượng

chính sách khác để sản xuất kinh doanh, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cải thiện đời sống. Tuy nhiên, trên nguyên tác bảo toàn và phát triển nguồn vốn,



NHCSXH đã xây dựng một quy trình cho vay với các điều kiện và nguyên tắc cho vay chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay.

SƠ ĐỒ CHO VAY HỘ NGHÈO


(1)




(6)

(5)

Tổ chức

CTXH cấp xã

UBND cấp xã

Tổ TK&VV

Hộ nghèo

(7)


(8) (2)


NHCSXH

(3)




(4)


Hình 1.1: Sơ đồ quy trình cho vay hộ nghèo‌

Theo sơ đồ trên, quy trình cho vay hộ nghèo bao gồm các bước sau:

Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn (Mẫu số 01/TD), gửi cho Tổ TK&VV.

Bước 2: Tổ TK&VV cùng tổ chức Hội, đoàn thể tổ chức họp để bình xét công khai những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách Mẫu 03/TD trình UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.

Bước 3: Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới Ngân hàng.

Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã (Mẫu 04/TD).

Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã. Bước 6: Tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV.

Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.



Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho người vay.

1.1.5. Các chương trình cho vay đối với hộ nghèo:‌

Theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hiện nay NHCSXH đang thực hiện cho hộ nghèo vay các chương trình tín dụng như sau:

“1. Cho vay hộ nghèo

- Mục tiêu: NHCSXH thực hiện cho vay hộ nghèo góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hội.

- Đối tượng vay vốn: Là những hộ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Chính phủ từng thời kỳ.

- Phương thức cho vay: Cho vay ủy thác thông qua tổ chức Hội, đoàn thể.

- Mức cho vay tối đa: 50 triệu đồng/1 hộ vay

- Lãi suất cho vay hộ nghèo: 0.55%/tháng

2. Cho vay hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị Quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008.

- Mục tiêu: Giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo.

- Phạm vi áp dụng: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Kạn, Bắc Giang, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Kon Tum.

- Đối tượng vay vốn: Là các Hộ nghèo trên các địa bàn huyện nghèo thuộc các chi nhánh nêu trên.

- Phương thức cho vay: Cho vay ủy thác thông qua tổ chức Hội, đoàn thể.

- Mức cho vay tối đa: 10 triệu đồng/1 hộ vay (kể từ ngày 01/01/2014).

- Lãi suất cho vay: Bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo.

3. Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167 giai đoạn 1

- Mục tiêu: Giúp hộ nghèo ở khu vực nông thôn có nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.



- Đối tượng vay vốn: Hộ gia đình nghèo có tên trong danh sách hộ nghèo được vay vốn tại Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006- 2010 do UBND tỉnh phê duyệt.

- Phương thức cho vay: Cho vay ủy thác thông qua tổ chức Hội, đoàn thể.

- Mức cho vay tối đa: 8 triệu đồng/1 hộ vay.

- Lãi suất cho vay: 0,25%/tháng.

4. Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167 giai đoạn 2

- Mục tiêu: Giúp hộ nghèo ở khu vực nông thôn có nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

- Đối tượng vay vốn: Hộ gia đình nghèo có tên trong danh sách hộ nghèo được vay vốn tại Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011- 2015 do UBND tỉnh phê duyệt.Trường hợp trong quá trình thực hiện chính sách các hộ này đã thoát nghèo, thì vẫn được xem xét cho vay.

- Phương thức cho vay: Cho vay có ủy thác thông qua tổ chức Hội, đoàn thể.

- Mức cho vay tối đa: 25 triệu đồng/1 hộ vay.

- Lãi suất cho vay: 0,25%/tháng.

5. Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

- Mục tiêu: Giúp cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn có thêm một phần học phí trang trải học tập và HSSV có nguy cơ bỏ học được tiếp tục theo học.

- Đối tượng được vay vốn: HSSV đang theo học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở đào tạo nghề Bộ đội xuất ngũ theo học tại các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ sở dạy nghề khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

- Phương thức cho vay:

+ Đối với HSSV vay vốn thông qua hộ gia đình: Cho vay ủy thác thông qua tổ chức Hội, đoàn thể.

+ Đối với HSSV mồ côi: NHCSXH cho vay trực tiếp

- Mức cho vay tối đa: Theo quy định của Chính phủ từng thời kỳ.



6. Cho vay đi làm việc ở nước ngoài đối với người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số

- Đối tượng vay vốn: Người lao động thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo; Người lao động là người dân tộc thiểu số (không bao gồm người kinh trên địa bàn).

- Phương thức cho vay: Cho vay trực tiếp hoặc cho vay ủy thác thông qua tổ chức Hội, đoàn thể.

- Mức cho vay: Bằng 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài được ghi trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài”.

1.2. Hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội

1.2.1. Khái niệm về hiệu quả cho vay hộ nghèo‌

Đối với các Ngân hàng thương mại thì các dịch vụ tín dụng là một trong những sản phẩm quan trọng nhất của ngân hàng, chúng gồm các sản phẩm cho vay và các dịch vụ mang tính chất tín dụng. Đối với NHCSXH hiện nay thì hoạt động tín dụng chủ yếu của NHCSXH là cho vay và chúng là sản phẩm dễ bị rủi ro nhất. Vì vậy hiệu quả tín dụng hộ nghèo được xem như là hiệu quả cho vay hộ nghèo.

NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%; không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước. Vì vậy, khi nói đến “Hiệu quả cho vay của NHCSXH” chúng ta nên tiếp cận vấn đề hiệu quả cho vay của NHCSXH trên 2 góc độ, đó là: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

Theo tìm hiểu trên website Thư viện học liệu mở Việt Nam VOER, khi bàn về vấn đề “ Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo” thì có nêu rằng: “Hiệu quả cho vay hộ nghèo là một khái niệm tổng hợp bao hàm ý nghĩa toàn diện về kinh tế, chính trị xã hội. Hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo là sự thoả mãn nhu cầu về sử dụng vốn giữa chủ thể Ngân hàng và người vay vốn, những lợi ích kinh tế mà xã hội thu được và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Cụ thể, xét về mặt kinh tế. Thứ nhất, tín dụng hộ nghèo giúp người nghèo thoát khỏi đói nghèo sau một quá trình xoá đói giảm nghèo cuộc sống đã khá lên và mức thu nhập đã ở trên chuẩn nghèo, có khả năng vươn lên hoà nhập với cộng đồng. Góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo,

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí