Khái Quát Về Cho Vay Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam‌



6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu‌

Việc nghiên cứu vấn đề nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh góp phần làm rõ hơn nữa ý nghĩa của chương trình cho vay hộ nghèo. Chương trình cho vay hộ nghèo mang đậm dấu ấn nhân văn, kinh tế, chính trị hết sức to lớn, hợp lòng dân.

- Luận văn đã khái quát được lịch sử ra đời và hoạt động của NHCSXH nói chung và Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Thông tin trình bày trong luận văn mang tính cập nhật, bám sát những chuyển biến những thay đổi mới nhất của lý luận và thực tiễn áp dụng các nhân tố có liên quan từ năm 2012 đến năm 2016

- Trình bày có hệ thống vai trò, sự cần thiết và nội dung về hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng CSXH nói chung.

- Đánh giá và so sánh một cách khái quát thực trạng của chất lượng cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Bắc Ninh từ năm 2012 đến năm 2016

- Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, luận văn nêu lên một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam – chi nhánh tỉnh Bắc Ninh.

- Nghiên cứu vấn đề hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh luận văn cung cấp một lượng không nhỏ thông tin tham khảo đáng tin cậy cho cả người tìm hiểu với mục đích nghiên cứu lẫn các nhà quản lý. Với đóng góp trên, tác giả hy vọng rằng luận văn sẽ là nguồn tài liệu bổ ích và cần thiết đối với cơ quan nhà nước nói chung và ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – chi nhánh tỉnh Bắc Ninh nói riêng trong việc nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo.

7. Kết cấu của luận văn‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả cho vay với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

Hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh - 3



Chương 2: Thực trạng hiệu quả cho vay hộ nghèo tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam – chi nhánh tỉnh Bắc Ninh

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam – chi nhánh tỉnh Bắc Ninh



CHƯƠNG 1‌

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM‌


1.1. Khái quát về cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam‌

1.1.1. Khái niệm về hộ nghèo:‌

Tháng 9/1993, tại Băng Cốc Thái Lan ESCAP tổ chức hội nghị bàn về xoá đói giảm nghèo đã nêu ra định nghĩa về đói nghèo như sau: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của các địa phương”. Theo khái niệm này thì mức độ đói nghèo ở các nước khác nhau là khác nhau. Theo số liệu của ngân hàng thế giới thì hiện nay trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người sống dưới mức nghèo khổ, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em.

Ở Việt Nam, căn cứ vào tình hình kinh tếxã hội và mức thu nhập của người dân trong những năm qua thì khái niệm đói nghèo được xác định như sau:

“Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thoả mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện”.

Ngoài ra còn có khái niệm khác về đói nghèo như sau : “Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng quy định của sự nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội cụ thể của từng địa phương hay từng quốc gia”.

Ở Việt Nam, theo trang web Thư viện Học liệu mở Việt Nam VOER (Những lý luận chung về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo,2016) nêu rõ: “ Nghèo được chia thành ba mức: nghèo tuyệt đối, nghèo tương đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu. Thứ nhất là nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo không có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn, mặc, ở, đi lại... Thứ hai là nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo có mức sống



dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét. Thứ ba là nghèo có nhu cầu tối thiểu là tình trạng một bộ phận dân cư có những đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một số sinh hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu.”

- Khái niệm về hộ nghèo: “Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thoả mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện”.

1.1.2. Sự cần thiết cho vay đối với hộ nghèo:‌

Không thể phủ nhận tình hình kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng nhưng so với thế giới thì tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam đánh giá là còn chậm và khả năng tụt hậu cao. GS. Finn Tarp- Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển thế giới cho biết kết quả điều tra tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo của năm 2016 là 16,2% trong khi 2 năm trước đó con số này là 12,9%. Nói cách khác, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam gia tăng trong những năm gần đây.

Theo tìm hiểu trên website Thư viện học liệu mở Việt Nam VOER, khi bàn về vấn đề “ Sự cần thiết phải hỗ trợ vốn cho người nghèo” thì có nêu khái quát về tình trạng nghèo đói ở Việt Nam như sau: “ Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành công rất lớn trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, tuy nhiên cũng cần thấy rằng, những thành tựu này vẫn còn rất mong manh. Thu nhập của một bộ phận lớn dân cư vẫn nằm giáp danh mức nghèo, do vậy chỉ cần những điều chỉnh nhỏ về chuẩn nghèo, cũng khiến họ rơi xuống ngưỡng nghèo và làm tăng tỷ lệ hộ nghèo. Phần lớn thu nhập của người nghèo từ nông nghiệp. Với điều kiện nguồn lực rất hạn chế (đất đai, lao động, vốn), thu nhập của những người nghèo rất bấp bênh và dễ bị tổn thương trước những đột biến của mỗi gia đình và cộng đồng. Nhiều gia đình tuy mức thu nhập ở trên ngưỡng nghèo nhưng vẫn giáp danh với ngưỡng nghèo đói vì vậy khi có dao động về thu nhập cũng có thể khiến họ trượt xuống ngưỡng nghèo. Tính vụ mùa trong sản xuất nông nghiệp cũng tạo nên khó khăn cho người nghèo.Đa số người nghèo sống trong các vùng tài nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như vùng núi, vùng sâu, vùng xa hoặc ở các vùng Đồng bằng sông Cửu



Long, miền Trung, do sự biến động của thời tiết(bão, lụt, hạn hán) khiến cho các điều kiện sinh sống. Đặc biệt, sự kếm phát triển về cơ sở hạ tầng của các vùng nghèo đã làm cho các vùng này càng bị tách biệt với các vùng khác.Đói nghèo là một hiện tượng phổ biến ở nông thôn với 90% số người nghèo sinh sống ở nông thôn.Trong khu vực thành thị, tuy tỷ lệ nghèo đói thấp hơn và mức sống trung bình cao hơn mức chung cả nước, nhưng mức độ cải thiện đời sống không đều. Đa số người nghèo thành thị đều làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức, công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh.ác vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người sinh sống, có tỷ lệ nghèo đói khá cao. Có tới 64% số người nghèo tập chung tại các vùng núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Đây là những vùng có điều kiện sống khó khăn, địa lý cách biệt, khả năng tiếp cận với với các điều kiện sản xuất và dịch vụ còn nhiều hạn chế, hạ tầng cơ sở kém phát triển, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và thiên tai xảy ra thường xuyên.Bên cạnh đó, do điều kiện thiên nhiên không thuận lơi, số người cứu trợ đột xuất hàng năm khá cao khoảng 1- 1,5 triệu người. Hàng năm số hộ tái nghèo trong tổng số hộ vừa thoát khỏi nghèo vẫn còn rất lớn.”

Qua đó, chúng ta có thể kết luận về sự cần thiết của việc cho vay đối với hộ nghèo như sau: “Đói nghèo là hiện tượng phổ biến của nền kinh tế thị trườngvà tồn tại khách quan đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển; đặc biệt đối với nước ta quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường xuất phát điểm nghèo nàn lạc hậu tình trạng đói nghèo càng không tránh khỏi, thậm chí trầm trọng và gay gắt. Như vậy, hỗ trợ người nghèo trước hết là mục tiêu của xã hội. Xóa đói giảm nghèo sẽ hạn chế được các tệ nạn xã hội, tạo sự ổn định công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Người nghèo được hỗ trợ để tự vươn lên, tạo thu nhập, từ đó làm tăng sức mua, khuyến khích sản xuất phát triển. Chính vì vậy, quan điểm cơ bản của chiến lược phát triển xã hội mà Đảng ta đã đề ra là phát triển kinh tế, ổn định và công bằng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.

Tóm lại, hỗ trợ người nghèo là một tất yếu khách quan. Xuất phát từ lý do của



sự đói nghèo có thể khẳng định một điều: mặc dù kinh tế đất nước có thể tăng trưởng nhưng nếu không có chính sách và chương trình riêng về XĐGN thì các hộ gia đình nghèo không thể thoát ra khỏi đói nghèo được. Chính vì vậy, Chính phủ đã đề ra những chính sách đặc biệt trợ giúp người nghèo, nhằm thu hẹp dần khoảng cách giữa giàu và nghèo”.

1.1.3. Tiêu chí xác định hộ nghèo:‌

Từ năm 1993 đến nay tại Việt Nam đã 6 lần thay đổi mức chuẩn nghèo. Chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 thực hiện theo Quyết định 09/2011/QĐTTg ngày 30/01/2011 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 -2015 quy định như sau:

- Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.

- Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.

- Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.

- Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.

Ngày 19/11/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 59/2015/QĐ- TTg “Quyết định về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”quy định như sau:

“- Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ đủ 700.000 đồng/người/tháng trở xuống; hoặc có thu nhập bình quân trên 700.000 đồng/người/tháng đến 1.000.000 đồng/người/tháng và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

- Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ đủ 900.000 đồng/người/tháng trở xuống, hoặc có thu nhập bình quân trên 900.000 đồng/người/tháng đến 1.300.000 đồng/người/tháng và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.



- Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân trên 700.000 đồng/người/tháng đến 1.000.000 đồng/người/tháng và thiếu hụt dưới3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

- Hộ cận nghèo ởthành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên

900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.”

1.1.4. Khái quát về cho vay hộ nghèo:‌

Theo nghị định chính phủ về về hoạt động tín dụng đối với người nghèo thì cho vay hộ nghèo là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do nhà nước huy động để cho người nghèo vay ưu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Đây là khoản tín dụng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định tùy theo từng nguồn vốn vay.

Việc cho vay hộ nghèo của NHCSXH gồm các nội dung sau:

Về mục đích cho vay: Mục tiêu vi mô làgiúp hộ nghèo có thể có thêm một phần kinh tế để phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống cho gia đình và bản thân. Mục tiêu vĩ mô là góp phần thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo quốc gia, giúp xã hội ổn định và tạo việc làm.

Về nguyên tắc vay vốn:Hộ nghèo vay vốn phải bảo đảm vốn vay được sử dụng đúng mục đích và món vay khi đến hạn được hoàn trả nợ gốc và lãi như thỏa thuận đã ký.

Về điều kiện vay vốn:

- Hộ nghèo cư trú hợp pháp tại địa phương được Uỷ ban nhân dân (UBND) xã xác nhận trên danh sách Mẫu số 03/TD.

- Có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn hộ nghèo do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội công bố từng thời kỳ.

- Người vay vốn là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), là người ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ NHCSXH.



- Hộ nghèo phải tham gia tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn.

Lưu ý: Theo quyết định 316/NHCS-KH nêu rõ “Những đối tượng là hộ nghèo nhưng không còn sức lao động; thuộc diện chính sách xã hội như già cả neo đơn, tàn tật, thiếu ăn do ngân sách Nhà nước trợ cấp; độc thân đang trong thời gian thi hành án; bị chính quyền địa phương loại ra khỏi danh sách vay vốn vì mắc tệ nạn xã hội, lười biếng không chịu lao động thì không được vay vốn của NHCSXH”.

Về mục đích sử dụng vốn vay:Hộ nghèo vay vốn NHCSXH có thể sử dụng vốn vay nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như đầu tư mua sắm gia súc, gia cầm, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, mua sắm công cụ lao động,… hoặc góp vốn để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh của gia đình được địa phương cho phép thực hiện. Ngoài ra hộ nghèo có thể vay vốn để giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu của gia đình về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và học tập. Khi xem xét cho vay, NHCSXH ưu tiên cho hộ nghèo vay để sản xuất kinh doanh rồi mới xem xét đến cho vay các mục đích khác.

Về phương thức cho vay: NHCSXH cho vay theo phương thức uỷ thác cho vay thông qua 4 tổ chức Hội đoàn thể tại địa phương gồm Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên trên cơ sở thành lập các tổ TK&VV. Nếu hộ vay chưa là thành viên của tổ TK&VV tại nơi sinh sống thì phải gia nhập tổ tiết kiệm và vay vốn, được tổ họp kết nạp thành viên mới và lập danh sách thành viên bổ sung có xác nhận của UBND cấp xã để gửi NHCSXH. Người vay vay NHCSXH thông qua các tổ chức hội đoàn thể địa phương. Các hội đoàn thể này cần có các điều kiện nhưcó uy tín trong nhân dân, có mạng lưới cán bộ năng nổ trong hoạt động tại các vùng nghèo, có tín nhiệm lớn với ngân hàng cũng như ủy ban nhân dân địa phương, am hiểu rõ cách thức hoạt động cũng như nghiệp vụ để hướng dẫn hộ vay vay vốn, có trình độ tổ chức báo cáo, kế toán, thống kê theo quy định NHCSXH đề ra. Hai bên NHCSXH và tổ chức hội thực hiện trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng ủy thác mà hai bên đã thỏa thuận. Mọi quy chế hoạt động, quy chế ủy thác cho vay, mức phí hoa hồng chi trả cho tổ trưởng tổ TK&VV đều thực hiện theo quy định Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mức phí quản lý cho NHCSXH.

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí