So Sánh Khía Cạnh Niềm Tin Trong Hành Vi Đi Lễ Chùa Của Thanh Niên Sinh Viên (Theo Các Biến Số)


Biểu hiện niềm tin so với các biến số


Không đi làm thêm Có đi làm thêm Không theo tôn giáo Có theo tôn giáo

Vùng cao, vùng sâu, vùng xa

Nông thông

Thành phố Trường Đại học Giao thông Vận Tải Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

Năm 4

Năm 1

Nữ

Nam


2.45 2.5 2.55 2.6 2.65 2.7 2.75 2.8 2.85 2.9

4

5

6

Đi làm

thêm

Quê quán

Tôn giáo

công trong cuộc sống. Khi đi lễ chùa, niềm tin của sinh viên lại được củng cố và họ có nhiều năng lượng hơn để hoàn thành tốt mọi công việc để đạt được những ước mơ trong tương lai của bản thân.


1

2

3

Sinh viên Trường theo

học

Giới tính năm học

Biểu đồ 3.4. So sánh khía cạnh niềm tin trong hành vi đi lễ chùa của thanh niên sinh viên (theo các biến số)

Nhìn vào biểu đồ 3.4 chúng ta thấy, niềm tin của thanh niên khi đi lễ chùa, tin vào sức mạnh của Đức Phật và giáo lý của Đạo Phật có sự khác biệt giữa sinh viên năm thứ nhất và năm thứ tư. Sinh viên năm thứ nhất với mức độ thừa nhận ĐTB là 2,82 trong khi đó sinh viên năm thứ tư có ĐTB là 2,95. Có thể do sinh viên năm thứ tư, sau thời gian học tập và sinh sống ở môi trường mới, môi trường của những người bạn bè trí thức cùng trang lứa, họ có sự nhận thức và niềm tin sâu sắc hơn đối với tín ngưỡng nói chung và Phật giáo nói riêng. Sinh viên trường ĐH Nội vụ Hà Nội có niềm tin thấp hơn ĐTB là 2,77 so với sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội ĐTB là 2,93 và trường Đại học Gia thông Vận tải ĐTB là 2,95. Đặc trưng của sinh viên Nội vụ là chuyên nghiên cứu về


các mảng Nội vụ có thể họ có cách suy nghĩ khác, tin hơn vào thực tiễn và bản thân ngay cả khi thực hiên các hình thức tôn giáo, lễ chùa. TN sinh viên vùng nông thôn có mức độ thừa nhận về niềm tin khi đi lễ chùa cao hơn hẳn so với sinh viên ở các địa bàn sinh sống khác với ĐTB là 2,97 trong khi sinh viên ở thành phố ĐTB là 2,73 ở vùng cao vùng sâu vùng xa ĐTB là 2,64. Có thể nói, ở các vùng nông thôn Việt Nam với văn hóa làng xã cũng với nên sản xuất nông nghiệp “trông trời, trông đất, trông mây” từ ngàn đời nay, đã ảnh hưởng đến tâm lý của con người trong đó cóa thế hệ trẻ, có niềm tin cao với Phật giáo. Sinh viên theo tôn giáo có mức độ nhận thức cao hơn với ĐTB là 2,89, sinh viên khong theo tôn giáo ĐTB là 2,73. Những người theo tôn giáo thì họ luôn có niềm tin vào đức tin, chính vì vậy khi đến với Phật giáo họ cũng nghĩ Phật giáo sẽ có những tư tưởng giá trị nhất định đối với con người. Sinh viên đi làm thêm có mức độ thừa nhận niềm tin cao hơn với ĐTB 2,93 còn sinh viên không đi làm thêm có ĐTB là 2,85. Phải chăng với sinh viên cuộc sống, sự trải nghiệm khiến họ tìm kiếm niềm tin và có niềm tin hơn với những đối tượng mà họ hướng đến.

Như vậy, những sinh viên năm thứ tư, ở nông thôn ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Giao thông Vận tải, có theo tôn giáo và có đi làm thêm sẽ có mức độ thừa nhận niềm tin cao hơn đối tượng còn lại. Sinh viên với đặc điểm của tuổi trẻ, đầy khát vọng nhưng vẫn còn nhiều mơ hồ nên mức độ niềm tin thể hiện đối với Đức Phật và giáo lý của Đạo Phật ở mức độ trung bình. Mặc dù vậy, mức độ niềm tin đó với sinh viên với đặc tính của người trẻ, nó vẫn đủ để thực hiện nhiều những điều tạo sự khác biệt cho họ.

3.1.2.3. Thực hiện nghi lễ khi đi lễ chùa của sinh viên

Cách thức đi lễ được thể hiện qua nhiều biểu hiện của hành vi khác như trang phục đi lễ, cách thức sắm đồ lễ, quy trình lễ tại chùa cách thức đi lễ cho chúng ta nhiều chỉ báo về niềm tin tôn giáo, nhận thức tôn giáo của người đi lễ. Một số chỉ báo trong cách thức đi lễ thể hiện rất rõ tính mục đích của người đi lễ chùa.

a. Chuẩn bị hành lễ

Đi lễ chùa, thực hiện các nghi lễ tại chùa là một hình thức giao tiếp với các đối tượng thiêng được thờ cúng tại chùa. Số đông sinh viên đi lễ thực hiện hành vi này như


trên đã phân tích là để mong cầu sự bình an, thanh thản, cho bản thân, cầu xin sự phù hộ một điều gì đó cho bản thân và gia đình; hay cầu xin những gì trực tiếp gắn liền với cuộc sống hàng ngày của họ như tiền tài, công danh, tình duyên, cầu xin may mắn trong học hành thi cử…

Bảng 3.12. Hành động chuẩn bị hành lễ khi đi lễ chùa của sinh viên


Hành động chuẩn bị hành lễ

ĐTB

ĐLC

TH

1. Chuẩn bị đồ lễ mặn

1,45

0,76

10

2. Chuẩn bị đồ lễ chay

2,44

1,23

6

3. Chuẩn bị đồ lễ sống

1,77

0,96

9

4. Chuẩn bị hương, vàng mã

3,65

0,96

1

5. Chuẩn bị sớ

2,68

1,18

4

6. Chuẩn bị tiền cúng

3,02

1,38

2

7. Chuẩn bị thân tâm thanh tịnh

2,98

1,34

3

8.Chuẩn bị trang phục nghiêm túc

2,47

1,22

5

9. Chuẩn bị thời gian

2,35

1,22

7

10. Chuẩn bị tâm thế hướng Phật

2,01

1,11

8

Trung bình

2,49

0,71


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội - 14

Ghi chú: Mức thấp rất thấp 1 ≤ ĐTB ≤ 1,5; Mức thấp: 1,5 <ĐTB < 2,5; Mức trung bình 2,5 ≤ ĐTB ≤ 3,0; Mức cao 3,0 ≤ ĐTB ≤ 4,0; Mức rất cao 4,0 ≤ ĐTB ≤ 5,0

Nhìn vào bảng trên ta thấy: trong hành động chuẩn bị lễ, mức độ lựa chọn của thanh niên đối với việc chọn đồ lễ là hương, vàng mã có mức độ thừa nhận cao nhất. Đốt vàng mã từ lâu đã trở thành một tập tục quen thuộc của người dân Việt Nam. Với quan niệm “trần sao, âm vậy”, nhiều người đã bỏ ra một khoản tiền không hề nhỏ để mua vàng mã dâng cúng rồi đốt, gây ô nhiễm môi trường, lãng phí tiền của và gây mất an toàn chung cho xã hội. Tục đốt vàng mã trong giáo lý của Phật giáo không có. Đây chỉ là tập tục có lâu đời của người Trung Quốc hướng về kính hiếu thần thánh, ông bà tổ tiên…và đã trở thành truyền thống từ xưa đến nay. Trước đây, giáo hội đã có nhiều văn bản hướng dẫn người dân, không nên đốt vàng mã; hướng dẫn làm thế nào để có sự trang nghiêm,


tốt đẹp trong các lễ hội Phật giáo. Gần đây, khi kinh tế phát triển, người dân có điều kiện kinh tế hơn nên tập tục đốt vàng mã lại nagyf càng trở nên nhiều hơn nữa so với trước kia. Sinh viên, tầng lớp trẻ cũng chịu ảnh hưởng bới truyền thống và những xu hướng tác động chung của xã hội.

Mức độ lựa chọn xếp thứ hạng thứ hai là tiền cúng với ĐTB là 3,02 (mức cao); ĐLC là 1,38. Trong tâm thức của người Việt, cúng tiền khi đi chùa, đình, đền, miếu… mang ý nghĩa như sự đóng góp công đức xây dựng tu bổ, đèn nhang cúng Thánh, Thần, cúng Phật, đồng thời cầu mong may mắn và bình an đến với gia đình, người thân.Tuy nhiên, ngày nay việc cúng tiền ngày càng biến tướng và trở thành vấn nạn, nhất là vào các dịp lễ hội, năm mới. Người đi lễ rải những đồng tiền lẻ khắp mọi nơi, từ các ban thờ đền vườn hoa, hốc cây, giếng nước, thậm chí nhét tiền lẻ vào tay chân của tượng Phật, giẫm đạp lên tiền rơi vãi, gây ra những hình ảnh phản cảm nơi thờ tự, làm mất đi sự tôn nghiêm chốn thờ Phật. Như một thói quen ăn sâu, nhiều người đi lễ cảm thấy không yên lòng khi đi lễ mà không có lễ vật vì sợ Thần Phật không chứng, quở phạt vì không có tâm; sợ những lời cầu nguyện của mình không linh, không nghiệm.

Nhiều người đi lễ nhưng chưa nhận thức đầy đủ để biết nơi mình đến lễ thờ Thần, Thánh hay thờ Phật, chỉ thấy mâm cao cỗ đầy; nhét tiền lẻ khắp các ban, rồi khấn vái cầu xin. Tất cả những đồng tiền lẻ, mệnh giá nhỏ ấy mỗi lần đặt xuống đều được “đổi” lấy một tâm nguyện mang lợi ích cá nhân hoặc để cầu xin một ước muốn nào đó tùy vào từng người. Ngoài việc dúi, nhét tiền vào tay, chân Phật, nhiều nơi, người đi lễ còn thả tiền lẻ xuống giếng, khiến cho ban quản lý của ngôi chùa phải giăng lưới “hứng tiền” hoặc tiến hành “trục vớt” cuối ngà, đó là những việc làm phản văn hóa là những hành vi chưa phù hợp khi đi lễ chùa của những người trẻ tuổi hiện nay. Hòm công đức chính là nơi tiếp nhận những tấm lòng của những người đến chùa dành cho việc tôn tạo, duy tu các công trình văn hóa, tâm linh. Với quan niệm “Tâm xuất thì Phật biết”, việc cúng lễ tại các ngôi chùa không nhất thiết phải bằng tiền lẻ và đặt ở nhiều nơi như vậy. Thay vì rải tiền lẻ, người đi lễ nên thả tiền vào hòm công đức được đặt sẵn tại các chùa hoặc có thể đến bàn công đức tại các chùa, đình, đền… đóng góp lòng thành. Tấm lòng công đức của những người đi lễ là lòng thành nên không ai đong đếm chuyện nhiều – ít. Để quá


trình giao tiếp với thế giới linh thiêng của Phật giáo được tiến hành, điều đòi hỏi đầu tiên đối với người đi lễ là thái độ trang nghiêm, tôn kính khi lễ. Điều này được thể hiện trước hết qua trang phục, trang phục đi lễ được coi là phải trang nghiêm, lịch sự. Nhiều cơ sở thờ tự đều có biển quy định “không mặc váy ngắn, quần sooc vào chùa”. Thực tế, qua quan sát, chúng tôi thấy rằng hiện vẫn có nhiều sinh viên sử dụng các trang phục chưa phù hợp khi đến chùa. Mặc dù khi phỏng vấn sâu thì đa số sinh viên đều có nhận thức đúng đắn về vấn đề này.

b. Thực hiện hành lễ

Nghi lễ (rite gốc từ la tinh ritualis) gồm có nhiều nghi thức (rituals) hành lễ hợp lại. Nghi lễ thờ Phật là một từ, mang ý nghĩa đó là sự tổ chức, thể hiện các khuôn mẫu giao tiếp đã được đặt ra của một hay nhiều người đối với một hay nhiều người khác, và đối với Đức Phật. Hành lễ được hiểu là nghi thức khi hành lễ, hội đủ các yếu tố mang tính văn hóa tâm linh.

Bảng 3.7. Thực trạng hành động của hành vi đi lễ chùa của sinh viên


Hành động thực hiện hành lễ

ĐTB

ĐLC

TH

1. Hành lễ theo đúng trình tự cố định như quy định

của nhà chùa

2,95

1,37

1

2. Hành lễ theo ngẫu nhiên, tùy vào hoàn cảnh

2,43

1,18

5

3. Hành lễ theo thói quen

2,85

1,18

2

4. Nhờ người nhà chùa làm lễ

2,45

1,11

4

5. Hành lễ bắt chước những người xung quanh

2,77

1,15

3

6. Chỉ thắp hương, vái lạy, thể hiện sự thành tâm

2,05

1,18

7

7. Không thực hành lễ

2,10

1,36

6

Trung bình

2,57

0,57


Ghi chú: Mức thấp rất thấp 1 ≤ ĐTB ≤ 1,5; Mức thấp: 1,5 <ĐTB < 2,5; Mức trung bình 2,5 ≤ ĐTB ≤ 3,0; Mức cao 3,0 ≤ ĐTB ≤ 4,0; Mức rất cao 4,0 ≤ ĐTB ≤ 5,0

Nhìn vào bảng kết quả trên chúng ta thấy, mức độ biểu hiện của hành động thực hiện hành lễ của các yếu tố khá cân bằng nhau. Tất cả đều có mực độ biểu hiện mức


trung bình và không có sự khác biệt nhiều. Thực hiện nghi lễ Phật giáo là thực hiện các nghi thức đã được các bậc tổ sư hành trì và chế tác, quy chuẩn. Ngày nay người thực hành nghi lễ tùy theo điều kiện có thể gia giảm một số nghi thức nhưng phải hội đủ các yếu tố về nội dung và hình thức, bản sắc nghi lễ Phật giáo ở Việt Nam để vừa có tính khế hợp, trang nghiêm, vừa mang tính tâm thành. Nghi lễ Phật giáo là sự biểu hiện lòng tôn kính và tin tưởng của mọi người đối với Đức Phật. Thực hành nghi lễ Phật giáo có hệ thống, bài bản tùy theo tập quán của mỗi địa phương mà hình thành nghi lễ. Đây cũng là một phương tiện đắc lực để dẫn dắt con người khi họ đến với thể giới tâm linh, làm trang nghiêm dung hạnh của con người… Nhưng phương tiện bao giờ cũng có hai mặt, nó có công dụng tốt nhưng cũng có nhiều vấn đề tiêu cực. Nhất là đổi với sinh viên, những người trẻ tuổi.

Thực trạng nghi lễ Phật giáo hiện nay đã và đang trở thành một bức tranh nhiều màu sắc, với nhiều nội dung không rõ ràng, khiến cho nhiều người quan tâm nhưng ngộ nhận cho rằng nghi lễ Phật giáo là mê tín dị đoan. Đa số sinh viên không biết về quy trình hành lễ khi đi lễ chùa. Quy tắc cơ bản nhất là quy tắc đi vào chùa theo cửa nào hầu hết sinh viên đi lễ chùa không có hiểu biết đúng đắn theo quy định của nhà Phật. Cửa chùa, tam quan, không bao giờ được đi vào cửa chính. Theo quy định vào cửa bên phải ra cửa bên trái. Người đi lễ chùa thường không ý thức về quy tắc bước vào chùa, thuận thế nào là làm thế đó. “Vào trong chùa thì phải để giầy dép ở ngoài và không nên tiện cửa nào mình vào cửa đấy”. Không ý thức quy tắc cúng lễ khi vào chùa cho thấy sinh viên không chú trọng đến những quy định trong văn hóa Phật giáo, nguyên tắc ứng xử tại chùa. Họ đến chùa chỉ để thực hiện mục đích của mình đó là cầu xin ở chư Phật phù hộ để những mong cầu của cá nhân được thành hiện thực.

Về phương diện giới tính, đề tài nghiên cứu tổng số 480 sinh viên, gồm có 229 giới tính nam và 251 giới tính nữ. Mức độ biểu hiện qua hành động của nam với ĐTB là 2,60; nữ ĐTB là 2,54, nam có hành động mức độ cao hơn nữ. Hiện nay nền văn minh nhân loại đang hướng tới bình đẳng nam nữ với sự đề cao quyền bình đẳng trong xã hội


giữa nam và nữ. Nếu như trước kia, đi lễ chùa thường là người già và đặc biệt là phụ nữ, thì trong xã hội hiện đại ngày nay tỉ lễ người trẻ nhiều và không có sự chênh lệch nhiều về tỉ lệ giới tính giữa nam và nữ. Nam giới có biểu hiện hành động nhiều hơn nữ giới khi đi lễ chùa. Kết quả nghiên cứu này chúng tôi liện hệ đến nghiên cứu về hành vi hung hăng của tác giả Bandura. Ông cho rằng, khi nhìn thấy hành vi trẻ nam bắt chước nhiều hơn nữa và trẻ em thường bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các mô hình đồng tính. Trong các ngôi chùa chúng tôi đến khảo sát, tỉ lệ sư thầy có cao hơn tỉ lệ ni cô. Có thể đây là lý do tạo sự ảnh hưởng đến mức độ biểu hiện trong hành động giữa sinh viên nam và nữ khi đi lễ chùa.


Biểu hiện hành động so với các biến số


2.9

2.85

2.8

2.75

2.7

2.65

2.6

2.55

2.5

Nam

Nữ

Năm 1

Năm 4

Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội

Trường Đại học Giao thông Vận Tải

Thành phố

Nông thông

Vùng cao, vùng sâu, vùng xa

Có theo tôn giáo

Không theo tôn giáo

Có đi làm thêm

Không đi làm thêm

2.45


Giới tính

Trường theo học

Quê quán

Tôn giáo

Đi làm thêm

Sinh viên năm học

Biểu đồ 3.5. So sánh hành động của thanh niên khi đi lễ chùa (theo các biến số)

Về phương diện sinh viên học năm thứ, năm nhất các em đã trải qua một năm học với nhiều sắc thái, với nhiều tâm trạng khác nhau. Vui khi lần đầu tiên được trải nghiệm bậc học mới, làm quen với những con người, môi trường, cách sống mới, học hỏi được


nhiều điều mới. Buồn và có nhiều cảm xúc trái chiều khi không được học cùng những người bạn quen thuộc, đặc biệt với những sinh viên từ các tỉnh về học, xa gia đình, người thân…khiến cho cuộc sống của các em có nhiều sự thay đổi. Đối với sinh viên năm cuối, câu hỏi “ra trường sẽ làm gì?” luôn khiến nhiều sinh viên băn khoăn, trăn trở của sinh viên năm bốn có mức độ biểu hiện hành động cao hơn sinh viên năm nhất. Sinh viên năm cuối kết thúc những năm tháng trên giảng đường đồng nghĩa với việc bạn bắt đầu hành trình xin việc đầy thử thách. Họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi chuẩn bị bước vào những hoạt động và công việc thực tiễn. Thách thức lớn nhất với sinh viên năm cuối chủ yếu là vấn đề việc làm, không phải ai sau khi tốt nghiệp cũng tìm được cho mình một công việc như ý. Có người thì sẵn sàng làm công việc bất kỳ để kiếm thêm thu nhập, người thì nhất quyết tìm việc theo đúng ngành nghề mình học, nói không với việc “trái nghề”, để rồi dẫn đến tình trạng thất nghiệp. Với nhiều nỗi lo lắng, sinh viên năm cuối đến chùa họ thể hiện sự tương tác nhiều hơn so với sinh viên năn nhất.

Về phương diện trường học, đề tài tiến hành khảo sát ba trường. Sau khi phân tích xử lý loại bỏ những mấu phiếu không hợp lệ, chúng tôi sử dụng mỗi trường 160 sinh viên. Trong đó, sinh viên của Trường Đại học Giao thông Vận tải có mức độ biểu hiện cao nhất, tiếp đến là sinh viên Trường Đại học Nội vụ và cuối cùng là trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Sinh viên thuộc khối tự nhiên có biểu hiện hành động nhiều hơn sơ với sinh viên các lĩnh vực khác. Từ kết quả nghiên cứu này, chúng ta có thể tham khảo và lý giải cho một số nội dung tâm lý khác liên quan đến khả năng,tư duy, nhân thức thuộc các lĩnh vực, khối ngành.

b. Mối quan hệ giữa các mặt biểu hiện hành vi đi lễ chùa của sinh viên

Phân tích tương quan và hồi quy giữa các thành tố trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên ở các khía cạnh nhận thức, niềm tin và hành động để tìm hiểu xu hướng, độ mạnh yếu giữa các yếu tố đó, đồng thời có thể dự đoán mức độ ảnh hưởng của các thành tố đó với nhau trong cấu trúc hành vi đi lễ chùa của sinh viên. Hệ số tương quan giữa các mặt biểu hiện hành vi đi lễ chùa của sinh viên được thể hiện ở sơ đồ 3.1 dưới đây:

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí