Tương Quan Giữa Các Mặt Biểu Hiện Trong Hành Vi Đi Lễ Chùa Của Sinh Viên


Bảng 3.8. Tương quan giữa các mặt biểu hiện trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên

Tương quan


Nhận thức

Niềm tin

Hành động


Chỉ số tương quan

1

.343**

.169**

Nhận thức

Sig. (2-tailed)


.000

.000


N

480

480

480


Chỉ số tương quan

.343**

1

.390**

Niềm tin

Sig. (2-tailed)

.000


.000


N

480

480

480


Chỉ số tương quan

.169**

.390**

1

Hành động

Sig. (2-tailed)

.000

.000



N

480

480

480

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội - 15

**. Tương quan ở mức có ý nghĩa 0.01(2-phía).

Xét trên tổng thể, kết quả phân tích tương quan bảng 3.8 cho thấy các số liệu đều có ý nghĩa về mặt thống kê (Sig. 000). Điều này chứng tỏ các mặt biểu hiện có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Sự hạn chế điểm số của bất kỳ khía cạnh nhận thức nào trong hành vi đi lễ chùa của thanh niên cũng ảnh hưởng đến mức độ biểu hiện của các yếu tố còn lại. Ngược lại chỉ số cao chính là hiệu ứng tích cực đến chỉ số của các khía cạnh còn lại trong hành vi. Tất cả các mặt biểu hiện hành vi đi lễ chùa của thanh niên đều có mối tương quan thuận chặt với nhau. Giữa khía cạnh nhận thức với khía cạnh niềm tin (0,343**). Khi thanh niên có nhận thức, sự hiểu biết về chùa thời ai và Đức Phật là ai thì sẽ tác động đến động cơ, chi phối đến việc thúc đẩy họ đi lễ chùa. Và ngược lại, động cơ thúc đẩy họ đi lễ chùa sẽ tác động đến nhận thức của thanh niên trong quá trình họ đến Phật giáo. Khía cạnh nhận thức và khía cạnh hành động có mối tương quan (0,169**). Từ nhận thức thì thanh niên sẽ có mức độ niềm tin tương ứng, phù hợp với khả năng nhận thức của họ và từ niềm tin có cũng có nhận thức sâu sắc hơn. Khía cạnh nhận thức và niềm tin có mối tương quan (0,390**).

Sự khẳng định mức độ nhận thức của thanh niên ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin


của họ, nhận thức càng cao, rõ nét thì mức độ niềm tin càng cao. Niềm tin của thanh niên vừa phản ánh nhận thức mà nó cũng có sự tác động đến mức độ nhận thức với mức độ niềm tin tương ứng. Có thể biểu diễn mối tương quan giữa biểu hiện của khía cạnh nhận thức và khía cạnh niềm tin của thanh niên khi đi lễ chùa ở mô hình trên..



.343**

Mô hình 1. Tương quan giữa khía cạnh nhận thức và khía cạnh niềm tin trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên

Đối với sinh viên, khi họ cảm nhận được các giá trị của Phật giáo có thể thỏa mãn được nhu cầu trong cuộc sống thì họ sẽ tin tưởng. Sự tin tưởng này làm phpng phú thêm sự hiểu biết của họ, làm giàu kinh nghiệm của bản thân, nhằm giải quyết nhu cầu tìm kiếm sự an toàn, vượt qua nỗi sợ hãi hẫng hụt, làm thăng hoa đời sống tinh thần. Chính vì vậy, các giá trị trong Phật giáo càng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thanh niên thì niềm tin của họ vào đạo càng cao.

Trong mối quan hệ giữa các khía cạnh của hành vi đi lễ chùa, mối tương quan với khía cạnh liên quan đến hành động là thấp hơn cả. Điều này chứng tỏ với thanh niên, thế hệ trẻ, khi họ đi lễ chùa đến với tâm linh, nhận thức, động cơ, niềm tin có thể lớn những chưa được thể hiện tương xứng với hành động. Thanh niên có thể nhận thức ở mức cao, nhưng hành động thì có thể do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên mức độ biểu hiện hành động chưa nhiều. Như anh Hoàng Xuân Ng nói: “trong các mặt biểu hiện của hành vi đi lễ chùa của thanh niên tôi nghĩ mặt hành động sẽ là thấp nhất. Vì hành động


với một đối tượng hư ảo thì với chúng tôi chỉ khi nào thực sự bế tắc thì mới làm, bình thường thì chúng tôi tương tác nhiều hơn với những cái hiện thực”. Mối tương quan giữa khía cạnh nhận thức và khía cạnh hành động là thấp nhất trong các mỗi quan hệ, mối tương quan này lỏng hơn so với các mối quan hệ khác (.343**)



.169**


Mô hình 2. Tương quan giữa khía cạnh nhận thức và khía cạnh hành động trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên

Mặc dù vậy, nhưng mối tương quan giã các khía cạnh trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên vẫn là mỗi tương quan thuận. Niềm tin của sinh viên khi đi lễ chùa lớn thì sẽ tác động lớn đến việc chuẩn bị hành lễ và thực hành nghi lễ của sinh viên trong quá trình họ đến lễ chùa. Niềm tin chính là bộ lọc lựa chọn thông tin và chỉ lối cho mọi hành độngcủa họ trong quá trình thực hiện các nghi lễ tại chùa. Trong cuộc sống, chúng ta thườngcó xu hướng không nhất thiết phải tin những gì mình thấy, nhưng chúng ta thường có xuhướng nhận thấy những gì mà chúng ta đã tin. Bạn cũng thường loại bỏ những thông tintrái ngược với những gì bạn đã tin tưởng mà không xem xét liệu niềm tin và thành kiếncủa bạn có dựa trên sự thật khách quan hay chỉ là cảm nhận chủ quan. Trước một vẫn đềnào đó, niềm tin trở nên sâu sắc và bên vững hơn khi chúng ta có nhận thức rõ nét vềvấn đề mà chúng ta đang tìm hiểu. Khi sinh viên đi lễ chùa, sự nhận thức rõ nét về Phậtgiáo sẽ giúp họ có niềm tin và biểu hiện của hành động rõ nét hơn.


.390**

Mô hình 3. Tương quan giữa khía cạnh hành động và khía cạnh niềm tin trong hành vi đi lễ chùa của thanh niên

Như vậy, tất cả các khía cạnh các mặt biểu hiện hành vi đi lễ chùa của thanh niên đều có mối tương quan vừa thuận vừa chặt. Chính vì vậy để nghiên cứu để tác động tới hành vi của thanh niên khi đi lễ chùa cần phải tác động có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng phải đồng thời đến cả bốn khía cạnh biểu hiện đó là khía cạnh động cơ, khía cạnh nhận thức, khía cạnh niềm tin và khía cạnh hành động.

c. Kết quả hồi quy các thành tố trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên


Nhận thức

Niềm tin

Hành động

.18


Hệ số hồi quy giữa nhận thức và hành động khi đi lễ chùa của thanh niên là 0,20 có ý nghĩa về mặt thống kê, cho phép nhận định rằng nhận thức của thanh niên sẽ giải


thích và dự đoán được 20% hành động của thanh niên khi đi lễ chùa.

Hệ số hồi qui của mối quan hệ trực tiếp giữa biến số Nhận thức và Thái độ là 0,16 có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong khi hệ số hồi qui của mối quan hệ trực tiếp giữa biến số Thái độ và Hành động chọn là 0,21 có ý nghĩa thống kê. Do đó hệ số hồi qui của mối quan hệ gián tiếp giữa biến số Nhận thức và Hành động chọn là tích của hai mối quan hệ trên: 0,16 x 0,21 = 0,03. Kết quả trên có ý nghĩa là nếu biến số Nhận thức thay đổi một độ lệch chuẩn thì biến Hành động chọn thay đổi 0,03 độ lệch chuẩn thông qua biến số Thái độ. Toàn bộ mối quan hệ này là tổng của mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa biến số Nhận thức và biến số hành động chọn 0,03 + 0,41 = 0,44.

Kết quả này cho phép khẳng định biến số Thái độ giải thích một phần mối quan hệ giữa biến số Nhận thức và biến số Hành động chọn (xem hình 2).

3.2.4. So sánh mức độ đi lễ chùa của thanh niên theo các biến số

Mức độ đi lễ chùa của thanh niên so với các biến số

3.20

3.00

2.80

2.60

2.40

2.20

Giới tính Sinh viên Trường theo học

Quê quán

Tôn giáo Đi làm thêm

Nam

Nữ

Năm 1

Năm 4

Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội

Trường Đại học Giao thông Vận Tải

Thành phố

Nông thông

Vùng cao, vùng sâu, vùng xa

Có theo tôn giáo

Không theo tôn giáo

Có đi làm thêm

Không đi làm thêm

So sánh mức độ đi lễ chùa của thanh niên theo các biến số, với kết quả sau:


Biểu đồ 3.6: So sánh mức độ đi lễ chùa của sinh viên theo các biến số

Tìm hiểu hành vi đi lễ chùa của thanh niên, chúng tôi đã tìm hiểu về mức độ đi lễ


chùa của thanh niên. Có 3,5% SINH VIÊN lựa chọn mức độ là không bao giớ đi lễ chùa; 32,2% hiếm khi; 52,5% thỉnh thoảng; 7,9% thường xuyên; 3,8% là rất thường xuyên. Với số liệu này cho thấy, mức độ đi lễ chùa của sinh viên ở mức độ chung là trung bình. Đồng thời khi hỏi về ngày đi lễ chùa thì sinh viên thường hay đi thì đa số sinh viên đều trả lời là họ sẽ đi nhiều vào các dịp lễ nhiều nhất đặc biệt là vào dịp đầu năm mới, ngày rằm mồng một cũng đi nhưng chỉ vào những khi cụ thể như sắp thi, có nhiều thời gian hoặc nhóm bạn cùng nhau đi.

3.1.3. So sánh hành vi đi lễ chùa của sinh viên theo các biến số

3.1.3.1. So sánh theo giới tính

Về phương diện giới tính, nữ giới đi lễ chùa nhiều hơn nam giới (ĐTB của nữ là 2,80 > ĐTB của nam là 2,67), mặc dù mức độ chênh lệch không cao. Do phụ nữ thường yếu đuối, dễ tin vào thần thánh nên hay đi chùa. Người phụ nữ lựa chọn đi chùa để đáp ứng nhu cầu tâm lý, tâm linh và đời sống tinh thần của mình, vừa để giảm tránh những khó nhọc, mất mát, thua thiệt trong cuộc sống hàng ngày, vừa tìm nơi chia sẻ với bạn bè, với phật tử. Phụ nữ trước nay đang thuộc về nhóm yếu thế trong xã hội và nhìn chung dễ tổn thương, chịu nhiều thiệt thòi nên họ luôn cần tôn giáo bảo hộ cho đời sống tinh thần của mình, cho gia đình mình và những người mình yêu thương Hơn nữa, do đặc trưng tâm lý, nữ giới thường có xu hướng quan sát và cảm nhận cuộc sống bằng cảm xúc nên nữ dễ đồng cảm với đạo Phật hơn so với nam giới.

3.1.3.2. So sánh theo trường đại học

So sánh sinh viên các trường, có thể thấy mức độ đi lễ chùa của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội có mức độ đi lễ chùa thường xuyên hơn, với ĐTB là 2,92. Sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải có ĐTB là 2,75 và thấp hơn cả là sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội với ĐTB là 2,60. Ngoài tìm hiểu về đạo, những buổi sinh hoạt còn giúp cô có tinh thần tốt hơn, nhờ đó mà thoát khỏi "áp lực" vừa học, vừa làm; đồng thời vẫn thấy cuộc sống thoải mái, nhẹ nhàng…Một người càng có giáo dục, anh ta càng có xu hướng chuyển sang khoa học để giải thích các hiện tượng tự nhiên, với tôn giáo nhằm giải thích các hiện tượng siêu nhiên và hiện tượng tâm lý mà không có lời giải thích hợp lý. Theo quan điểm này, trình độ học vấn càng cao, người tôn giáo sẽ càng ít (ảnh hưởng tiêu cực). Mặt khác, sự gia tăng giáo dục cũng sẽ thúc đẩy sự tham gia vào


các hoạt động tôn giáo, bởi vì những người có giáo dục có xu hướng đánh giá cao các mạng xã hội và các hình thức vốn xã hội khác. Giáo dục làm tăng lợi nhuận từ các mạng và mạng. Theo quan điểm này, tôn giáo chỉ là một loại vốn xã hội (hiệu ứng tích cực). Vì vậy, chúng ta không thể kết luận rằng các xã hội giàu có ít tôn giáo hơn vì mọi người được giáo dục tốt hơn

3.1.3.3. So sánh theo năm học

Kết quả nghiên cứu cho thấy: sinh viên học năm thứ tư đi lễ chùa nhiều hơn sinh viên năm thứ nhất. Sinh viên nói chung bên cạnh áp lực trên giảng đường đại học, chi phí để trang trải cuộc sống trong suốt quá trình học tập cũng đang là một gánh nặng đối với nhiều sinh viên hiện nay. Họ phải đối diện với hàng loạt thứ tiền. Tính bình quân, để theo học một năm sinh viên các trường Đại học công lập phải chi phí 1,8 triệu đồng học phí, 1 triệu đồng/tháng tiền ở trọ, 2 triệu đồng/tháng tiền ăn, chưa kể sách vở, áo quần, tàu xe đi lại...

Như vậy cũng phải mất từ đến 35 đến 40 triệu đồng/năm. Đối với phần lớn sinh viên từ các tỉnh thì mức chi phí này hoàn toàn không nhỏ. Và một khi cuộc sống đòi hỏi phải chi tiêu cho nhiều thứ thì sự túng thiếu đối với nhiều sinh viên lại càng thêm nặng nề, thậm chí trở thành nỗi lo, sự ám ảnh trong mọi nơi mục lúc. Điều đó làm cho sinh viên cần có sự giải tỏa và đi chùa là một giải pháp. Ngoài những áp lực thường nhật trên, mối quan hệ tình cảm phát sinh mạnh mẽ ở sinh viên cũng là một trong những tác nhân khiến cho không ít người cũng gặp phải những vướng mắc. Với sinh viên năm thứ tư họ còn chịu nhiều áp lực hơn do việc chuẩn bị cho kết thúc một quá trình học và tìm kiếm công việc sau khi ra trường

3.1.2.4. Động cơ trong hành vi đi lễ chùa của thanh niên

Động cơ là cái mục đích, khởi nguồn, dẫn dắt và duy trì các hành vi của con người. Đây là nguyên nhân khiến chúng ta hành động. Động cơ thúc đẩy thanh niên khi đi lễ chùa có thể phân chia sự xuất phát, động lực thúc đẩy bởi hai động cơ là: động cơ từ mục đích đi lễ chùa của bản thân thanh niên và động cơ từ sự lôi cuốn của Phật giáo.

a. Mục đích đi lễ của bản thân thanh niên

Mục đích đi lễ hiện nay của thanh niên chủ yếu hướng đến những giá trị trần thế thay vì giá trị xuất thế. Mục đích này khẳng định tính thế tục của Phật giáo trong bối cảnh xã hội hiện đại. Thế tục hóa đề cập đến tầm quan trọng của việc giảm bớt vai trò


giới luật và nghi thức tôn giáo trong hoạt động hàng ngày của con người, mà nó chịu tác động nhiều hơn từ nhiều vai trò đối với cuộc sống hiện tại.

Bảng 3.9. Mức độ thúc đẩy từ mục đích đi lễ của sinh viên


Mục đích đi lễ chùa của thanh niên

ĐTB

TH

1. Nhu cầu giải thoát nội tâm không cần dựa vào một thế lực nào khác

2,37

11

2. Cầu xin sự may mắn trong học tập, thi cử

2,37

10

3. Cầu tình duyên

3,76

3

4. Cầu sức khỏe

3,28

9

5. Cầu sự bình an

4,17

2

6. Mong muốn bản thân có được một nguồn năng lượng, một sức mạnh

để cảm thấy mạnh mẽ, năng động, sung mãn, thành đạt.

3,37

5

7. Gột rửa những suy nghĩ lời nói hành động chưa đúng trong quá khứ

2,82

7

8. Báo hiếu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ những người đã giúp đỡ mình

3,02

8

9. Cầu xin có công việc phù hợp khi ra trường

3,47

4

10. Nhu cầu hướng tới cảm giác về chiều sâu, nơi cội rễ, cơ sở tồn tại

của một kiếp người, từ đó từ bỏ ý thức hời hợt của hiện tại

3,17

6

11. Để có triết lý, phương châm sống, một lối đi cho bản thân

4,48

1

ĐTB chung

3,38


Ghi chú: Mức thấp rất thấp 1 ≤ ĐTB ≤ 1,5; Mức thấp: 1,5 <ĐTB < 2,5; Mức trung bình 2,5 ≤ ĐTB ≤ 3,0; Mức cao 3,0 ≤ ĐTB ≤ 4,0; Mức rất cao 4,0 ≤ ĐTB ≤ 5,0

Khảo sát mục đích đi thúc đẩy hành vi lễ chùa của thanh niên, với kết quả như trên. Trong các mục đích đi lễ chùa của thanh niên yếu tố để có triết lý, phương châm sống, một lối đi cho bản thân được thanh niên lựa chọn ở mức độ cao nhất với ĐTB là 4,48 (mức rất cao); ĐLC là 0,89. Với tỉ lệ % mức độ thừa nhận: hoàn toàn sai là 0,8%; sai là 2,7%; đúng 1 phần là 27,7%; đúng là 11,9%; hoàn toàn đúng là 70,6%. Điều này chứng tỏ, cuộc sống đương thời thanh niên đang đối diện với nhiều sự khủng hoảng, khó khăn, bế tắc, hoang mang. Sự mất phương hướng này, vốn khởi sinh từ nhu cầu tinh thần của con người, đang tồn tại trong mọi khía cạnh của cuộc sống, từ thành thị đến thôn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2024