Mục Đích Xử Lý Số Liệu Bằng Thống Kê Toán Học:


Nhằm tìm hiểu sâu và mô tả rõ hơn về hành vi đi lễ chùa của một số sinh viên cụ thể. Kết quả thu được từ phương pháp này sẽ làm rõ thêm kết quả nghiên cứu trên số đông và giúp cho nghiên cứu có chiều sâu, có sức thuyết phục hơn.

2.2.5.2. Nội dung nghiên cứu

Việc phân tích tâm lý được tiến hành với từng trường hợp nhằm khảo sát: Thông tin về bản thân và gia đình: hoàn cảnh gia đình, truyền thống gia đình, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, nghề nghiệp cá nhân đang theo học, điều kiện số, một số đặc điểm tâm lý cá nhân; Các biểu hiện hành vi đi lễ chùa cụ thể; Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên.

2.2.5.3. Cách thức thực hiện

Sau quá trình khảo sát chính thức, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trường hợp điển hình. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp từng tín đồ bằng các câu hỏi mở đã chuẩn bị trước liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Để có những nguồn thông tin đa dạng, chúng tôi chọn các đối tượng có những đặc điểm tương đối khác nhau về lứa tuổi, nghề nghiệp đang theo học, nơi sống, hoàn cảnh gia đình. Khách thể nghiên cứu gồm ba sinh viên điển hình đi lễ chùa là:

Trường hợp 1: Sinh viên có mức độ đi lễ chùa thường xuyên Trường hợp 2: Sinh viên có mức độ đi lễ chùa thỉnh thoảng Trường hợp 3: Sinh viên có mức độ đi lễ chùa hiếm khi

Với các nôi dung: Thứ nhất, vài nét về bản thân người được nghiên cứu; Thứ hai, thực trạng các mức độ biểu hiện hành vi đi lễ chùa, bao gồm các biểu hiện bên ngoài (khía cạnh nhận thức, khía cạnh niềm tin, khía cạnh hành động) và biểu động cơ thúc đẩy của hành vi; Thứ ba, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi đi lễ chùa

2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Trong luận án, chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê toán học với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS trên hệ điều hành Windows 20.0 để xử lý số liệu thu được. Từ phương pháp thống kê toán học mà có thể rút ra được những kết luận khoa học, chuẩn xác, phù


hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài.

2.2.6.1. Mục đích xử lý số liệu bằng thống kê toán học:

+ Tìm hiểu thực trạng hành vi đi lễ chùa của thanh niên trên địa bàn Hà Nội;

+ Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của thanh niên;

+ So sánh tương quan biểu hiện hành vi đi lễ chùa của thanh niên trên các phương diện giới tính, sinh viên năm thứ, trường theo học, nơi ở, gia đình có ai theo tôn giáo không, và bản thân sinh viên đó có đi làm thêm không.

+ Phân tích sự tương quan giữa mức độ hành vi đi lễ chùa và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên.

2.2.6.2. Nội dung xử lý số liệu bằng thống kê toán học:

Luận án sử dụng hai phương pháp phân tích thống kê mô tả về điểm trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (Standarized Deviation), tần suất là chỉ số phần trăm các phương án trả lời các câu hỏi; và thống kê suy luận gồm: phân tích so sánh, phân tích tương quan nhị biến dùng để tìm hiểu sự liên hệ bậc nhất giữa hai biến số, phân tích hồi qui tuyến tính để dự báo về kết quả nghiên cứu.

* Phương pháp phân tích thống kê mô tả. Các chỉ số thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu của đề tài là:

+ Điểm trung bình (Mean): Dùng để tính điểm đạt được của từng biểu hiện.

+ Độ lệch chuẩn (Standarized Deviation): Dùng để mô tả mức độ tập trung hay phân tán của các câu trả lời được chọn.

+ Tần suất là chỉ số phần trăm các phương án trả lời các câu hỏi.

* Phương pháp thống kê suy luận:

+ Phân tích so sánh: Trong nghiên cứu này, chủ yếu sử dụng phép so sánh giá trị trung bình (compare means). Chọn mức ý nghĩa: α =0,05, nếu p(sig.) ≥ 0,05 ta kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê, nếu p(sig.) <0,05 ta kết luận có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê. Dùng kiểm định T-test để so sánh trị trung bình của hai tổng thể độc lập. Và phân tích phương sai Anova để so sánh trị trung bình của ba


nhóm trở lên. Để tìm ra chỗ khác biệt trong Anova, chúng tôi thực hiện kiểm định thống kê Tukey HSD cho các nhóm có phương sai đồng nhất và kiểm định thống kê Tamhane cho các nhóm có phương sai không đồng nhất.

+ Phân tích tương quan nhị biến dùng để tìm hiểu sự liên hệ bậc nhất giữa hai biến số, nghĩa là sự biến thiên ở một biến số xảy ra đồng thời với sự biến thiên ở biến số kia. Mức độ liên kết hay độ mạnh của mối liên hệ giữa hai biến số được đo bởi hệ số tương quan (r). Trong nghiên cứu này, dùng hệ số tương quan Pearson. Hệ số này có giá trị từ -1 đến +1 cho biết độ mạnh và hướng của mối liên hệ đó. Giá trị + (r > 0) cho biết mối liên hệ thuận giữa hai biến số. Giá trị - (r < 0) cho biết mối liên hệ nghịch giữa hai biến số. Khi r = 0 thì hai biến số đó không có mối liên hệ. Dựa vào hệ số xác suất (p) ta có thể biết mức độ có ý nghĩa của mối quan hệ. Ở đây, chúng tôi chọn α = 0,05 là cấp độ có ý nghĩa. Khi p < 0,05 thì giá trị r được chấp nhận là có ý nghĩa cho phân tích về mối quan hệ giữa hai biến số.

+ Phân tích hồi qui tuyến tính: Phép phân tích hồi qui cho phép xem xét mối quan hệ giữa một biến số phụ thuộc với một hay nhiều biến số độc lập. Ta thường dùng phép hồi qui để dự đoán biến số phụ thuộc từ những biến số độc lập. Do đó, các biến số độc lập còn gọi là những biến số dự đoán. Trong phân tích hồi qui, căn cứ vào các thông số R2 hiệu chỉnh, Beta chuẩn hóa, hằng số, F-test, Sig. (được xem là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05) để xác định khi một hay nhiều biến độc lập (biến số dự đoán) biến đổi thì biến phụ thuộc biến đổi như thế nào. Cụ thể, trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét sự thay đổi của các yếu tố chủ quan có khả năng dự đoán những thay đổi mức độ biểu hiện hành vi đi lễ chùa của thanh niên như thế nào. Nếu có thì đó là những yếu tố nào, mức độ dự báo đến đâu.

2.2.7. Phương pháp chuyên gia

Nhằm chính xác hóa các khai niệm, các chỉ số để đánh giá thực trạng biểu hiện hành vi cũng như ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi đi lễ chùa đi của thanh niên sih viên; đảm bảo độ tin cậy của các công cụ; hướng thu thập số liệu theo mục đích và nhiệm


vụ nghiên cứu, chúng tôi xin ý kiến của các chuyện gia về lĩnh vực này. Những chuyên gia chúng tôi xin ý kiến gồm: 1. TS tôn giáo học NM Cường, công tác tại viện Tôn giáo và TS tôn giáo học LTV Anh công tác tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

2.3. Tiêu chí đánh giá thang đo

Hành vi đi lễ chùa của sinh viên được biểu hiện ở ba khía cạnh: nhận thức, niềm tin, hành động và sự thúc đẩy của động cơ. Nghiên cứu thức trạng hành vi đi lễ chùa của sinh viên, được thực hiện với hai nội dung cơ bản: thực trạng tỉ lệ biểu hiện hành vi đi lễ chùa của sinh viên và mức độ biểu hiện hành vi đi lễ chùa của họ. Đồng thời, nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên. Để lượng hóa mức độ biểu hiện hành vi đi lễ chùa của sinh viên, có thể gán cho mỗi mức độ một điểm số. Mức điểm số này mang tính ước lệ để đánh giá, với cách tính điểm như sau:

Để lượng hóa mức độ biểu hiện của các yếu tố trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên, chúng tôi gán cho mỗi mức độ một điểm số. Điểm số này chỉ mang tính chất ước lệ với cách tính điểm như sau:

Các mức độ biểu hiện của khía cạnh nhận thức, hành động và động cơ gồm:


1 điểm

2 điểm

3 điểm

4 điểm

5 điểm

Hoàn toàn sai

Sai

Đúng 1 phần

Đúng

Hoàn toàn đúng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội - 11

Các mức độ biểu hiện của khía cạnh niềm tin gồm:


1 điểm

2 điểm

3 điểm

4 điểm

5 điểm

Tuyệt đối không tin

Không tin

Nửa tin nửa không

Tin

Tuyệt đối tin

Các mức độ biểu hiện của các yếu tố ảnh hưởng gồm:


1 điểm

2 điểm

3 điểm

4 điểm

5 điểm

Hoàn toàn không

ảnh hưởng

Hầu như không

ảnh hưởng

Có ảnh

hưởng

Ảnh hưởng

nhiều

Ảnh hưởng rất

nhiều

Trong thiết kế thang đo này, điểm trung bình cộng tối thiểu là 1 và đối đa là 5.


Với ý nghĩa mức điểm trung bình cộng càng lớn thì mức độ lựa chọn các yếu tố trong hành vi đi lễ chùa càng cao và ngược lại. Dựa trên quan điểm thống kê của nhà Tâm lý học người Mỹ, Robert R. Pagano: Đối với một biến số liên tục, giới hạn thực tế của nó là những điểm nằm ở giữa một giá trị thang đo lường thấp hơn và một nửa thang đo lương cao hơn số đó (The real limits of a continuous variable are those values that are above the recorded value by one – half of the smallest measurinh unit of the scale). Trên cơ sở đó, các mức độ của thang đo được thiết kế như sau:

Mức “rất thấp: 1 ≤ ĐTB ≤ 1,5 Mức “thấp”: 1,5 <ĐTB < 2,5

Mức “trung bình”: 2,5 ≤ ĐTB ≤ 3,5 Mức “cao”: 3,5 ≤ ĐTB ≤ 4,5

Mức “rất cao”: 4,5 ≤ ĐTB ≤ 5,0


Tiểu kết chương 2

Luận án được thực hiện qua 5 bước từ nghiên cứu lý luận, thăm dò ý kiến, thiết kế công cụ khảo sát, khảo sát thử, khảo sát chính thức, xử lý số liệu, phân tích và viết luận án đảm bảo theo từng giai đoạn, quy trình khoa học chặt chẽ.

Để thực hiện các nhiệm vụ của đề tài đặt ra luận án đã sử dụng 7 phương pháp, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Chính vì vậy, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng linh hoạt, bổ sung và hỗ trợ cho nhau và đã đem đến kết quả mang tính khái quát, đại diện và đầy đủ. Trong đó phương pháp chính chúng tôi sử dụng trong luận án là phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình. Ở mỗi phương pháp chúng tôi đều xác định rõ mục đích nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và cách thức tiến hành.

Các phương pháp nghiên cứu đều đảm bảo độ tin cậy nhất định, phù hợp với nội dung nghiên cứu và phù hợp với các vấn đề triển khai nghiên cứu. Cứ liệu thu được từ khảo sát được xử lý định tính và định lượng bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 nhằm đảm bảo tính khách quan, khoa học giúp người nghiên cứu rút ra được những nhận xét và những kết luận có tính thuyết phục cao.


CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ HÀNH VI ĐI LỄ CHÙA CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

3.1. Thực trạng hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội

3.1.1. Khái quát chung về mức độ đi lễ chùa của sinh viên

Tìm hiểu mức độ đi lễ chùa của sinh viên, có thể tiến hành khảo sát trên 510 sinh viên thuộc 3 trường Đại học trên địa bàn Hà Nội (trường Đại học Nội vụ Hà Nội, trường Đại học Sư phạm Hà Nội và trường Đại học Giao thông Vận tải). Kết quả thu được với tỉ lệ % các biểu hiện của mức độ đi lễ chùa như sau:

M Ứ C Đ Ộ Đ I L Ễ C H Ù A

49.8

33.3

5.9

7.4

3.5

K H Ô N G B A O

G I Ờ

H I Ế M K H I

T H Ỉ N H

T H O Ả N G

T H Ư Ờ N G X U Y Ê N

R Ấ T

T H Ư Ờ N G X U Y Ê N

Biểu đồ 3.1. Mức độ đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội

Nhìn vào kết quả được thể hiện trong biểu đồ 1, có thể thấy: sinh viên đi lễ chùa với mức độ thỉnh thoảng cao nhất và thấp nhất là rất thường xuyên. Trong tổng số hơn


năm trăm thanh niên được điều tra, số người không bao giờ đi lễ chùa chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Điều này chứng tỏ đi lễ chùa đang là một xu thế khá phổ biến đối với sinh viên. Khi được hỏi ngày đi lễ chùa, sinh viên cho rằng ngày đi lễ chùa của họ không cố định. Đa phần thì họ vẫn hay đi vào những ngày rằm, mồng một nhưng nếu bận việc thì họ sẽ đi lúc thấy hứng thú. Nói chung, sinh viên đi chùa không cố định thời gian, với rất nhiều thời điểm khác nhau và có sự thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Như chị Tô Thị M chia sẻ: “chùa là nơi đến để cầu nguyện và chia sẻ nỗi buồn, đến chùa vào ngày đầu tháng âm lịch thì cả tháng đó thấy mọi việc suôn sẻ hơn”. Khi đến chùa, có thể mọi người thường bắt đầu từ những lý do chưa tốt đẹp nhưng dần dần tất cả có thể sẽ được chuyển thành những điều tích cực. Có thể khi đi lễ chùa chúng ta nhìn thấy nhiều khuôn mặt hạnh phúc xung quanh mình trong ngôi chùa, chúng ta cảm thấy hạnh phúc và do đó nó hoạt động như tiếp thêm động lực cho cuộc sống. Chùa là nơi mọi người thường đến để lễ Phật. Bởi vì nó có một môi trường rất im lặng, thực sự có thể học cách tăng sức tập trung của mình. Chúng ta có thể ngồi và dành thời gian một mình và nghĩ về những điều tốt đẹp đã xảy ra. Khi đó bằng cách này, con người sẽ không chỉ xây dựng sức mạnh tập trung mà còn biết ơn về bản thân. Không những thế, chùa là nơi chúng ta có thể quyên góp cho những người không có khả năng và cũng là nơi nuôi sống những người có những hoàn cảnh đặc biệt. Đây là một trong những cách tốt nhất để gia tăng hành động tốt của chúng ta trong cuộc sống, bởi con người không chỉ muốn giàu có bằng tiền mà còn muốn giàu bằng trái tim. Điều này càng thôi thúc sinh viên đến chùa lễ Phật Có thể nhiều người đến chùa để cầu an lành cho bản thân và gia đình. Khi cầu nguyện, họ thường bắt đầu với nỗi đau và nỗi buồn, nhưng sau một thời gian, họ nhận được nhiều rung cảm tích cực đến mức họ dần dần quên đi nỗi buồn của mình và sau đó họ luôn tràn đầy năng lượng tích cực. Một trong những lý do chính khiến mọi người đến lê chùa không chỉ để được giải tỏa về những áp lực đang xảy ra xung quanh họ, mà còn để nhận được một dấu hiệu nhẹ nhõm và hy vọng. Trong cuộc sống, bất cứ khi nào chúng ta gặp khó khăn, chúng ta luôn cần một đối tượng tin tưởng chúng ta thực sự và sẽ không

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí