Tần Suất Xuất Hiện Các Thành Tố Động Cơ Trong Hành Vi Đi Lễ Chùa Của Sinh Viên


Biểu đồ 3 8 Tần suất xuất hiện các thành tố động cơ trong hành vi đi lễ 1

Biểu đồ 3.8. Tần suất xuất hiện các thành tố động cơ trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên

Có thể nói, sinh viên đi lễ chùa có động cơ thúc đẩy từ nhiều yếu tố khác nhau, đó có thể là những động cơ chính là mục đích đi lễ chùa của thanh niên và cũng có thể là động cơ từ sự lôi cuốn của Phật giáo. Nhà tâm lý học bao gồm William James, Sigmund Freud và William McDougal đã đề xuất một số động lực cơ bản của con người thúc đẩy hành vi. Những bản năng như vậy có thể bao gồm những bản năng sinh học rất quan trọng đối với sự sống còn của một con người. Hoặc có thể do nhu cầu của con người mà ở đây cụ thể là nhu cầu tinh thần.

3.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên

3.2.1. Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên


Nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của thanh niên, chúng tôi đưa ra sáu yếu tố ảnh hưởng cơ bản. Với kết quả mức độ đánh giá của sinh viên thuộc ba trường Đại học, được thể hiện khái quát qua bảng sau:

Bảng 3.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên


TT

Các yếu tố ảnh hưởng

ĐTB

ĐLC

TH

1

Định hướng giá trị

3.17

0.80

3

2

Cảm xúc với Phật giáo

3,18

0.74

1

3

Cơ chế tâm lý xã hội

3,04

0.63

4

4

Truyền thống văn hóa dân tộc

3.18

0.88

2

5

Điều kiện kinh tế xã hội

2.43

0.93

6

6

Đặc điểm của ngôi chùa

3.01

0.76

5


ĐTB chung

3,00

0,59


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Ghi chú: Mức thấp rất thấp 1 ≤ ĐTB ≤ 1,5; Mức thấp: 1,5 <ĐTB < 2,5; Mức trung bình 2,5 ≤ ĐTB ≤ 3,0; Mức cao 3,0 ≤ ĐTB ≤ 4,0; Mức rất cao 4,0 ≤ ĐTB ≤ 5,0

Nhìn vào bảng thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của thanh niên ta thấy mức độ lựa chọn của các yếu tố có ĐTB là 3,00 (mức độ cao); ĐLC là 0,59 (độ phân tán thấp). Trong đó, năm yếu tố gồm: định hướng giá trị; cảm xúc với Phật giáo; cơ chế tâm lý xã hội; truyền thống văn hóa dân tộc; đặc điểm của ngôi chùa đều có mức điểm ở mực cao (trên 3,0) và sự chênh lệch không nhiều trong mức độ lựa chọn, duy nhất yếu tố điều kiện kinh tế là có lựa chọn ở mức độ trung bình. Với kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha đạt mức 0,839 (thang đo lường rất tốt). Cảm xúc với Phật giáo với kết quả là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên trong khi đó thấp nhất là điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện kinh tế của cá nhân và gia đình tác động không nhiều đến việc đi lễ chùa của sinh viên. Điều này phù hợp với tâm lý của người trẻ, người đang ở độ tuổi với đầy những đột phá và ước mơ hoài bão. Đây cúng chính là cơ sở lý giải cho việc vì bị tác động nhiều bởi yếu tố cảm xúc nên nó dễ xuất hiện, dễ thay đổi và có nhiều những biểu hiện hành vi với nhiều thái cực khác biệt. Kết quả này sẽ giúp chúng tôi có cơ sở để đề cuất giải pháp cho việc điều chỉnh hành vi của sinh viên khi đi lễ chùa.

3.2.2. Đánh giá từng yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên


3.2.2.1. Định hướng giá trị của sinh viên

Định hướng giá trị bao gồm rất nhiều các giá trị được lĩnh hội và tiếp thu trong cuộc sống hàng ngày, có vai trò to lớn trong việc điều chỉnh hành vi của con người. Đồng thời, định hướng giá trị cũng là thái độ con người lựa chọn trước một loạt các giá trị, là một hệ thống tâm thế, niềm tin, sở thích được biểu hiện trong hành vi của con người. Nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của định hướng giá trị đối với hành vi đi lễ chùa của sinh viên, kết quả như sau:

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của định hướng giá trị


Định hướng giá trị

ĐTB

ĐLC

TH

1. Có ý thức rèn luyện đời sống đạo đức ngày một tốt đẹp

3,06

1,22

7

2. Tìm thấy ý nghĩa, niềm tin trong cuộc sống

3,24

1,08

2

3. Sống lạc quan, yêu đời, tự tin vào chính bản mình

3,58

1,08

1

4. Biết trân trọng, gìn giữ các giá trị truyền thống, văn hóa

tốt đẹp của dân tộc

3,17

1,02

5

5. Từ bỏ các tật, các thói quen xấu gây hại cho bản thân,

gia đình, xã hội

3,23

1,12

4

6. Chăm chỉ, thường xuyên đi lễ chùa

2,72

1,11

6

7. Biết sống vị tha, chan hòa, sẻ chia với mọi người

3,16

1,11

3

Trung bình

3,17

0,80


Ghi chú: Mức thấp rất thấp 1 ≤ ĐTB ≤ 1,5; Mức thấp: 1,5 <ĐTB < 2,5; Mức trung bình 2,5 ≤ ĐTB ≤ 3,0; Mức cao 3,0 ≤ ĐTB ≤ 4,0; Mức rất cao 4,0 ≤ ĐTB ≤ 5,0

Các yếu tố thuộc đinh hướng giá trị ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên đều đạt ĐTB là 3,17 (mức cao); ĐLC là 0,80 (độ phân tán thấp). Nhận thức của sinh viên về các giá trị được phản ánh ở các cấp độ khác nhau, định hướng giá trị là một yếu tố quan trọng của cấu trúc nhân cách, được hình thành và củng cố bởi năng lực nhận thức, bởi kinh nghiệm sống cá nhân qua sự trải nghiệm lâu dài, giúp cá nhân có thể tách cái có ý nghĩa, cái bản chất thiết thân đối với họ ra khỏi cái vô nghĩa, cái không bản chất.

Định hướng giá trị được hình thành thông qua quá trình cá nhân gia nhập các quan hệ xã hội, hoạt động sống cơ bản và là chủ thể của hoạt động đó, hướng vào các giá trị


có ý nghĩa cơ bản đối với cá nhân hay nhóm. Định hướng giá trị là cơ sở bên trong của hành vi, quyết định lối sống cá nhân; tập hợp các giá trị đang tồn tại tạo nên nét đặc biệt của ý thức, bảo đảm tính kiên định của nhân cách. Sự kế thừa hành vi và hoạt động theo phương thức xác định chúng biểu thị ở nhu cầu và hứng thú, là nhân tố quan trọng nhất điều chỉnh và quyết định hệ động cơ của nhân cách.

Nghiên cứu biểu hiện hành động trong định hướng giá trị của sinh viên chính là xem xét những phương thức ứng xử thông qua hành động của sinh viên trước những vấn đề cụ thể. Biểu hiện tập trung nhất chính là những hành động mang ý nghĩa phản ánh sự lựa chọn các giá trị trong cuộc sống. Tùy từng cấp độ mà mức độ định hướng giá trị có được biểu hiện tập trung hay không, có rõ nét và đóng vai trò cốt lõi trong xu hướng của nhân cách hay không. Trong hành động, cấp độ hành động ý chí là biểu hiện tập trung nhất. Khi sinh viên đã xác định được các giá trị cần phải vươn tới, cần phải chiếm lĩnh để khẳng định giá trị bản thân; để thỏa mãn khát khao, nguyện vọng, sinh viên phải nỗ lực vượt bậc, huy động tất cả sức mạnh tinh thần, bằng mọi phương pháp để đạt tới.

Sinh viên là những người đang học tại các trường đại học hoặc cao đẳng, là lực lượng dự bị, kế tục của giới trí thức. Định hướng giá trị của sinh viên được biểu hiện tập trung ở các lĩnh vực hoạt động đặc trưng của họ, đó là: việc xác định mục đích, lí tưởng của cuộc sống; hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học; quan hệ giao tiếp đa dạng và biểu hiện của chúng được thể hiện ở các cấp độ nhận thức, thái độ và hành động. Trong khi đi lễ chùa, định hướng giá trị của sinh viên là hệ thống các giá trị mà họ xác lập cũng như có được khi họ khi đi lễ chùa. Điều này cũng tác động rất nhiều đến các biểu hiện hành vi khi đi lễ chùa của họ.

3.2.2.2. Cảm xúc với Phật giáo

Cảm xúc của con người có liên hệ với hành vi và các trạng thái sinh lý trong các tình huống có tính chất sinh tồn hay những tương tác giữa dễ chịu giữa người này với người khác. Mặc dù ai cũng nhận thức được cảm xúc hiện tại của mình như buồn bã hay hạnh phúc nhưng cơ chế dẫn đến những cảm giác chủ quan đó vẫn chưa được phát hiện.


Cảm xúc với Phật giáo trong hành vi đi lễ chùa của thanh niên biểu hiện cụ thể như sau:

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của cảm xúc với Phật giáo


Cảm xúc với Phật giáo

ĐTB

ĐLC

TH

1. Sự vui mừng

3,60

1,11

2

2. Sự buồn bã

2,92

1,10

5

3. Sự sợ hãi

3,00

1,04

3

4. Sự tin tưởng

3,76

1,14

1

5. Sự bất ngờ

2,89

1,15

6

6. Sự mong đợi

2,95

1,13

4

Trung bình

2,64

0,67


Ghi chú: Mức thấp rất thấp 1 ≤ ĐTB ≤ 1,5; Mức thấp: 1,5 <ĐTB < 2,5; Mức trung bình 2,5 ≤ ĐTB ≤ 3,0; Mức cao 3,0 ≤ ĐTB ≤ 4,0; Mức rất cao 4,0 ≤ ĐTB ≤ 5,0

Trong các loại cảm xúc ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của thanh niên, cảm xúc sự tin tưởng có mức độ lựa chọn cao nhất với ĐTB là 3,76 (mức rất cao). Trong cuộc sống, niềm tin như là cách để đưa con người đến với sự giác ngộ và giải thoát, muốn tiếp cận với cội nguồn, hiểu được giá trị cao cả của Phật giáo thì con người cần phải có niềm tin với Đức Phật. Đức Phật đã đi xa chúng ta rất nhiều thế kỷ, cái ngài để lại cho chúng ta là tấm gương mẫu mực của ngài và những bài học thông qua bộ kinh sách và giáo lý. Thanh niên đi lễ chùa, ban đầu họ có thể chưa hiểu nhiều về Đức phật, họ đến với Phật giáo qua các phương tiện thông tin đại chúng họ được biết về giáo lý, thấy phù hợp và muốn được sống theo tinh thần đó. Nhưng để có thể duy trì việc đi lễ chùa, thì niềm tin là một khía cạnh phản ánh rõ nét về biểu hiện trong hành vi đi lễ chùa của họ.

Sự vui mừng có mức độ ảnh hưởng cao nhất với ĐTB là 3,60. Cảm xúc là một chu kỳ vô tận của các tín hiệu điện hóa tạo ra từ não, phản ánh nhận thức của chúng ta trước một sự vật hay sự việc. Các tín hiệu điện hóa này được truyền đến mọi cơ quan trên cơ thể và truyền ngược trở lại não. Quá trình này diễn ra liên tục hàng ngày, hàng giờ. Tùy thuộc vào thế giới quan của từng cá nhân, cảm xúc của mỗi người trước cùng một sự vật


sự việc vẫn có thể khác nhau. Có thể khi vui, thanh niên cảm thấy biết ơn cuộc sống, chính vì vậy họ càng muốn thể hiện với một thế lực tinh thần. Từ lâu mọi người đã tin rằng sự vui mừng và sức khỏe có sự liên kết với nhau, và nghiên cứu đã ủng hộ ý kiến ấy rằng niềm vui có thể đóng một vai trò trong sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Sự sợ hãi có mức độ lựa chọn xếp hạng thứ hai với ĐTB là 3,00. Sợ hãi là một cảm xúc mạnh mẽ có thể đóng vai trò quan trọng trong sự sống còn. Khi đối mặt với một số nguy hiểm và cảm thấy sợ, chúng ta sẽ trải qua những gì được gọi là phản ứng đánh hay tránh. Cơ bắp của con người sẽ căng ra, nhịp tim và nhịp thở tăng và tâm trí của bạn sẽ trở nên cảnh giác hơn, thúc đẩy cơ thể bạn chạy xa khỏi sự nguy hiểm hoặc đứng lên và chống lại. Phản ứng này giúp đảm bảo rằng chúng ta chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với các mối đe dọa trong môi trường sống của mình.

C ẢM X Ú C VỚI P H ẬT G I Á O

3.60

3.76

2.89

2.92

3.00

2.95

S Ự V U I S Ự B ẤT

M Ừ N G NGỜ

S Ự T I N T Ư Ở N G

S Ự B U Ồ N S Ự S Ợ H Ã I S Ự MO N G

BÃ Đ Ợ I

C Ả M X Ú C D Ư Ơ N G T Í N H C Ả M X Ú C Â M T Í N H

Biểu đồ 3.8. So sánh mức độ ảnh hưởng của cảm xúc đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên Nhìn vào sơ đồ trên chúng ta thấy, những cảm xúc tích cực như vui mừng, bất

ngờ tin tưởng có mực độ lựa chọn cao hơn so với trung bình cảm xúc thuộc âm tính như


buồn bã, sợ hãi, mong đợi. Kết quả này chứng tỏ, khi thanh niên có cảm xúc tích cực họ sẽ bộc lộ hành vi nhiều hơn mà cụ thể ở đây là hành vi trong quá trình đi lễ chùa. Ngoài ra khi được hỏi thì một số sinh viên còn cho rằng cảm xúc chi phối đến việc đi lễ chùa của họ là sự bình an, sự tĩnh tâm, cảm giác được thư thái và tạm quên đi nhưng lo toan của học tập và cuộc sống.

Cảm xúc đóng vai trò rất quan trọng trong cách chúng ta sống, từ những ảnh hưởng lên cách chúng ta hòa nhập với những người khác trong cuộc sống hằng ngày như thế nào đến những tác động lên việc chúng ta đưa ra những quyết định. Bằng hiểu biết một số loại cảm xúc khác nhau, ta có thể có được một sự hiểu biết sâu hơn về cách những cảm xúc này được thể hiện như thế nào và những tác động của chúng lên hành vi của bạn. Tuy nhiên không có cảm xúc nào được tách ra riêng biệt. Thay vào đó, những cảm xúc mà bạn trải nghiệm có nhiều sắc thái và phức tạp, kết hợp cùng nhau để tạo ra kết cấu phong phú và đa dạng trong đời sống tình cảm của bạn.

3.2.2.3. Các cơ chế tâm lý xã hội

Thế giới đang diễn ra những biến động to lớn, những tác động nhiều chiều của xu thế toàn cầu hóa, quá trình giao lưu văn hóa thời hiện đại đang đặt thanh niên trước những đòi hỏi, thách thức mới. Nhiều thanh niên Việt Nam hiện có những biểu hiện của lối sống thờ ơ, thiếu trách nhiệm, hành xử bạo lực.. Tôn giáo, tín ngưỡng ngày càng có vai trò quan trọng, là một trong những nhân tố định hướng thanh niên đến với những lối sống tốt đẹp, thực hiện những hành vi tích cực.

Nhìn vào bảng 3.15 ta thấy, yếu tố có thêm những trải nghiệm mới về thế giới tâm linh xếp hạng thứ nhất với ĐTB là 2,99. Thế giới tâm linh với rất nhiều những điều thú vị độc đáo, khác xa so với thế giới trần tục hàng ngày. Do đặc điểm lứa tuổi thanh niên thích khám phá những điều mới mẻ nên đây là yếu tố được thanh niên lựa chọn xếp thứ hạng cao nhất trong hệ thống các yếu tố thuộc có chế tâm lý xã hội ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chủa của họ.

Xu thế chung của xã hội, của bạn bè là một nhân tố ảnh hưởng đến hành vi cá nhân. Hiệu ứng tâm lý đám đông chi phối mạnh mẽ nhiều hành vi cá nhân hướng tới xu thế chung. Tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội (hay tâm lý đám đông) thoạt nhìn có thể thấy có nhiều đối lập, tuy nhiên, nếu xem xét kỹ, chúng cũng có những giá trị tương đồng. Cá


nhân luôn có mong muốn hội nhập vào đám đông có tính cách một “đám đông tâm lý” bởi vậy đám đông có sức ảnh hưởng nhất định trong một vài chiều cạnh là mạnh mẽ đến đời sống cá nhân, định hướng hành vi cá nhân.

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các cơ chế tâm lý xã hội


Cơ chế Tâm lý xã hội

ĐTB

ĐLC

TH

1. Được chia sẻ, được kết nối, giao lưu cùng bạn bè

2,79

1,22

5

2. Bị lôi cuốn bởi bầu không khí tâm lý trong chùa khi thực

hành các nghi lễ

3,76

1,08

1

3. Bắt chước bạn bè đi lễ chùa

3,64

0,96

3

4. Được bộc lộ quan điểm sống của bản thân, có sự đồng cảm

của mọi người

2,74

1,21

6

5. Được thuộc về một nhóm người, có chung những lý tưởng sống

2,61

1,13

8

6. Thể hiện sự hiểu biết về lễ chùa, về Phật giáo của bản thân

2,37

1,19

9

7. Có thêm những trải nghiệm mới về thế giới tâm linh

2,99

1,02

4

8. Sự tác động trạng thái tâm lý đám đông đến bản thân khi

đi lễ chùa

3,75

1,01

2

9. Phù hợp với xu thế chung của xã hội hiện đại

2,70

1,19

7

Trung bình

3,04

0,63


Ghi chú: Mức thấp rất thấp 1 ≤ ĐTB ≤ 1,5; Mức thấp: 1,5 <ĐTB < 2,5; Mức trung bình 2,5 ≤ ĐTB ≤ 3,0; Mức cao 3,0 ≤ ĐTB ≤ 4,0; Mức rất cao 4,0 ≤ ĐTB ≤ 5,0

Các yếu tố cơ chế tâm lý xã hội ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của thanh niên ở mức độ cao với ĐTB là 3,04 (mức cao); ĐLC là 0,63 (độ phân tán thấp). Trong đó, yếu tố bị lôi cuốn bởi bầu không khí tâm lý trong chùa khi thực hành các nghi lễ có mức lựa chọn cao nhất với ĐTB là 3,76 (mức cao); ĐLC 1,08 (độ phân tán thấp) và yếu tố sự tác động trạng thái tâm lý đám đông đến bản thân khi đi lễ chùa xếp hạng thứ hai. Điều này chứng tỏ bầu không khí hay trạng thái tâm lý của nhóm người hay của đám đông có sức ảnh hưởng rất lớn đến hành vi đi lễ chùa của thanh niên. Hiện nay, xu thế thanh niên thực hiện các hành vi tôn giáo, thực hành áp dụng giáo lý tôn giáo vào cuộc sống có

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2024