Khái Quát Chung Về Biểu Hiện Hành Vi Đi Lễ Chùa Của Sinh Viên


bao giờ rời bỏ chúng ta. Cuộc sống luôn có rất nhiều người xung quanh mình, nhưng đôi khi vẫn cảm thấy trông trải. Đi lễ chùa, đến với Phật để mỗi người nói chung và sinh viên nói riêng tìm thấy cho mình nhiều điều tích cực cho bản thân.

Như vậy, sinh viên đi lễ chùa ở mức độ thỉnh thoảng là cao nhất, số lượng thanh niên không bao giờ đo lễ chùa là rất thấp. Với mức độ này, việc đi lễ chùa đã trở thành hành vi cần được quan tâm đối với số lượng lớn sinh viên như hiện nay. Sinh viên thường hay đi lễ chùa nhiều là vào các dịp lễ, nhất là đầu năm mới, ngày rằm mồng một cũng đi nhưng chỉ vào những khi cụ thể như sắp thi, có nhiều thời gian hoặc đi cùng nhóm bạn.

3.1.2. Khái quát chung về biểu hiện hành vi đi lễ chùa của sinh viên

Hành vi đi lễ chùa của sinh viên chính là chỉ số hành vi mang tính khái quát hóa về biểu hiện của các thành tố nhận thức, niềm tin, hệ thống các thành tố hành động cụ thể và yếu tố động cơ thúc đẩy của sinh viên trong quá trình đi lễ tại chùa. Các chỉ số thực trạng này phản ánh cụ thể ở cả tỷ lệ phần trăm (%) mức độ biểu hiện các thành tố trong hành vi.

Bảng 3.7. Biểu hiện các thành tố trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên


TT

Biểu hiện hành vi đi lễ chùa

ĐTB

ĐLC

TH

1

Nhận thức của hành vi đi lễ chùa

3.03

0,49

1

3

Niềm tin của hành vi đi lễ chùa

2,88

0,67

2

4

Hành động của hành vi đi lễ chùa

2,78

0,53

3


ĐTB chung

2,90

0,42


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Ghi chú: Mức thấp rất thấp 1 ≤ ĐTB ≤ 1,5; Mức thấp: 1,5 <ĐTB < 2,5; Mức trung bình 2,5 ≤ ĐTB ≤ 3,0; Mức cao 3,0 ≤ ĐTB ≤ 4,0; Mức rất cao 4,0 ≤ ĐTB ≤ 5,0

Số liệu trên cho thấy: mức độ biểu hiện của các khía cạnh nhận thức, niềm tin và hành động trong hành vi đi lễ chùa của thanh niên hiện nay ở mức độ trung bình. Tuy nhiên, đây là con số rất cần được quan tâm do vai trò quan trọng của sinh viên đối với sự phát triển của đất nước.

Trong các biểu hiện mức độ của các khía cạnh hành vi đi lễ chùa của sinh viên,


khía cạnh xếp thứ hạng cao nhất là khía cạnh nhận thức. Nhận thức là thành tố quan trọng trong hành vi, là sự hiểu biết và từ đó có ứng xử trong quá trình đi lễ chùa. Sinh viên khi đi lễ chùa, cách họ suy nghĩ, cảm nhận sẽ quyết định đến cách họ tương tác với những yếu tố xung quanh ngôi chùa. Nhận thức của sinh viên khi đi lễ chùa là sự hiểu biết của thanh niên về đối tượng thờ cũng trong chùa, chùa thời ai và sự hiểu biết về Đức Phật. Khi phỏng vấn sư trụ trì TTT về nhận thức của thanh niên khi đi lễ chùa, nhà sư cho rằng: “Sinh viên đi lễ chùa nhưng họ chưa hiểu đúng về đối tượng thờ trong chùa, họ đến chùa phần lớn là để cầu xin điều gì đó”. Mức độ nhận thức phán ánh mức độ nói chúng với các nội dung, các vấn đề và nhận thức phản ánh đúng là hai vấn đề khác nhau. Mức độ nhận thức có thể cao hay thấp, tuy nhiên điều quan trọng vẫn là sự hiểu biết, nhận thức đúng khi đi lễ chùa. Nhận thức về đối tượng thờ trong chùa và nhận thức Đức Phật với các mức độ biểu hiện sẽ được phân tích cụ thể ở phần sau để thấy rõ mức độ biểu hiện sự phù hợp hay chưa của nhận thức.

Xếp thứ hạng hai là khía cạnh niềm tin trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên. Niềm tin hay đức tin vốn là một đặc tính tốt của con người, là biểu hiện niềm hy vọng và ước mơ của con người, là động lực thúc đẩy con người vươn tới một cuộc sống tốt đẹp, muốn thay đổi trước cuộc sống không như ý của mình. Nếu con người đánh mất niềm tin với cuộc sống, điều đó đồng nghĩa đánh mất sự nỗ lực ý chí và hy vọng, khi niềm tin và hy vọng không còn nữa, tâm lý bi quan chán đời xuất hiện. Có thể nói đó là sự nguy hiểm, nó có thể là nguyên nhân gây bất an cho gia đình và những hiện tượng xấu cho xã hội. Niềm tin khi đi lễ chùa của sinh viên được biểu hiện rõ hơn ở hai đối tượng là tin vào sức mạnh của Đức Phật và tin vào bản thân của sinh viên khi đi lễ chùa. Khi hỏi về nhận định mức độ niềm tin đối với hai đối tượng trên của sinh viên sư trụ trì TVA cho biết “Trong hai khía cạnh của thành tố niềm tin, niềm tin vào Đức Phật và niềm tin vào bản thân thanh niên khi đi lễ chùa có mực độ tương đương nhau, có sự khác biệt không nhiều”. Mọi hoạt động của con người đều là hoạt động có mục đích cụ thể rõ ràng, xuất phát từ điều gì và hướng tới điều gì đó. Niềm tin của sinh viên khi đi lễ chùa cũng chính


là những biểu hiện của thái độ của hành vi khi họ đến chùa đến với Phật giáo. Đó chính là thái độ trước thế lực mà họ kính cẩn là sức mạnh của Đức Phật, thái độ đối với sức mạnh của Đức Phật và thái độ đối với chính bản thân của họ khi đến chù.

Xếp hạng bậc thấp nhất là biểu hiện khía cạnh hành động trong hành vi đi lễ chùa của thanh niên. Biểu hiện hành động của hành vi khi thanh niên đi lễ chùa có mức độ lựa chọn thấp nhất, điều này cũng dễ hiểu với thanh niên. Họ có động lực thức đẩy, mức độ nhận thức cao hơn, niềm tin cao hơn nhưng hành động của họ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hoạt động khi đi lễ chùa của thanh niên bao gồm hai hành động là hành động chuẩn bị hành lễ và hành động thực hiện hành lễ. Đến chùa, đến với Phật là đến với tâm linh, những người trẻ họ có suy nghĩ những để có hành động cụ thể thì họ vẫn còn dè dặt hoặc chưa có đủ các điều kiện để thực hiện các hành động. Đặc biệt với sinh viên năm thứ nhất, họ mới bước chân vào môi trường sống mới, tất cả đều rất bỡ ngỡ. Trong khi sinh viên năm cuối thì có rất nhiều áp lực cần phải lo toàn như hoàn thành nốt nhiệm vụ học tập cuối khóa rồi áp lực suy nghĩ cho công việc tương lại. Chính vì vậy, có thể đây là lý do để sinh viên chưa có mức độ biểu hiện hành động thực hiện hành lễ cao trong khi đi lễ chùa.

Nhìn vào biểu đồ 3.2 ta thấy: mức độ biểu hiện hành vi khi đi lễ chùa của sinh viên nằm trải tương đối đều ở cả năm mức độ nhận thức. Với tần suất xuất hiện phần lớn nằm ở dải điểm khoảng mức từ 2,5 đến 3,2 tương ứng với mức điểm trung bình là 2,89. Điều này chứng tỏ mức độ biểu hiện hành vi đi lễ chùa của sinh viên biểu hiện khá rõ nét. Với độ phân tán giữa các mức độ tương đối đều và thấp. Trong đó cao nhất là ở mức độ lựa chọn khoảng 2,8 với tỷ lệ 76%. Trên thực tế số lượng sinh viên được đánh giá là rất động, điều này giải thích cho hiện tượng hiện nay tại sao các trang mạng xã hội đều phản ánh rằng, thanh niên đi lễ chùa ngày càng nhiều với các biểu hiện hành vi rất phức tạp. So với tổng số trung bình mẫu thì mức độ trung bình, nhưng hành động này so với dân số ở lứa tuổi sinh viên thì tỷ lệ biểu hiện này con số tương đối lớn. Một bộ phận sinh viên hiện nay có xu hướng thích đi lễ chùa. Mặc dù ở mức độ trung bình, nhưng như đã


phân tích ở trên do số lượng sinh viên của nước ta chiểm tỉ lệ lớn hơn nữa đây lại là lực lượng quan trọng của xã hội cho nên đây lại là con số rất cần được quan tâm. Bởi hành vi của số lượng sinh viên này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển không những về xã hội mà nó còn ảnh hưởng đến cả các vấn đề về kinh tế và chính trị.

Biểu đồ 3 2 Tần suất xuất hiện các thành tố trong hành vi đi lễ chùa của 1

Biểu đồ 3.2. Tần suất xuất hiện các thành tố trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên

Dưới góc độ Tâm lý học, mọi hành động của con người bao giờ cũng hướng đến một mục đích nhất định. Với thanh niên, khi họ đi lễ chùa, đến với Phật giáo cũng xuất phát từ nhiều mục đích khác nhau. Chị Tô Thị M nói: “Đi lễ chùa chủ yếu là để bày tỏ


sự thành kính, tìm kiếm sự bình an, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng thanh tịnh cầu nguyện, chứ không nặng nề việc chuẩn bị lễ vật”. Với lối sống rất thực tế, rõ ràng, sinh viên luôn thể hiện rất rõ quan điểm sống của mình. Có thể với họ nhu cầu đi chùa là nhu cầu tinh thần, hơn nữa họ có phần lớn quan điểm xem Đức Phật là thần linh nên chỉ cần tâm hướng Phật, thành tâm thì đã đủ để được thấu hiểu và ban phúc lành. Mong muốn đi lễ chùa xuất phát từ nhu cầu được nương tựa vào một sức mạnh thiêng để tìm sự bình an về tinh thần. Các tôn giáo mặc dù có sự khác nhau về giáo lý và nghi thức thực hành nghi lễ nhưng đều cùng chung chức năng chấn an tinh thần cho con người. Trong mỗi thời kỳ phát triển của lịch sử loài người, con người khi cảm thấy yếu đuối trước các thế lực tự nhiên và xã hội thì thường tìm đến thần linh, để mong được che chở trước những điều chưa may mắn trong cuộc sống.

Phân tích thực trạng chung biểu hiện các thành tố trong cấu trúc hành vi đi lễ chùa của sinh viên cho thấy: nhìn chung mức độ biểu hiện hành vi đi lễ chùa của thanh biểu hiện rất rõ ở tất cả các thành tố nhận thức, niềm tin và hành động. Trong đó mức độ biểu hiện cao nhất là thành tố nhận thức, xếp thứ hai là thành tố niềm tin và xếp hạng thấp nhất là thành tố hành động. Các thành tố trong biểu hiện hành vi đi lễ chùa của thanh niên còn chịu lực thúc đẩy của yếu tố động cơ của họ khi đi lễ chùa. Tuy nhiên, giữa các thành tố mức độ chênh lệch về mức độ biểu hiện không khác biệt nhiều. Những biểu hiện này chúng ta có thể đo được cả về định lượng và tính tính để xác định tần suất mức độ của nó. Kết quả biểu hiện của các thành tố đã phản ánh rõ nét về những đặc điểm tâm lý của thanh niên trong quá trình đi lễ chùa.

3.1.2. Các biểu hiện cụ thể của hành vi đi lễ chùa của sinh viên

3.1.2.1. Nhận thức của sinh viên khi đi lễ chùa

Nhận thức thể hiện sự hiểu biết của sinh viên trong quá trình đi lễ chùa, mức độ nhận thức có các cấp độ khác nhau. Dù với mục đích đi lễ chùa để làm gì thì sự hiểu biết về đối tượng thờ cúng trong các chùa, nhận thức chùa thờ ai và nhận thức về Đức Phật, Đức Phật là ai là rất quan trọng có vai trò định hướng, dự báo cho các hành vi tiếp theo


của thanh niên trong quá trình đi lễ chùa. Kết quả khảo sát thành tố nhận thức của sinh viên trong quá trình đi lễ chùa với hai nhóm nhận thức như sau:

a. Nhận thức về đối tượng thờ của chùa

Hình thức và chức năng của các ngôi chùa có thể có nhiều đặc điểm khác nhau, những chúng được coi là "ngôi nhà" của một hoặc một số đấng tối cao. Thông thường các lễ vật được bày trí, dâng kính để thể hiện lòng thành kính của con người. Các nghi lễ khác cũng được ban hành, và có một nhóm tu sĩ tự nguyện trông nom và điều hành các hoạt động trong ngôi chùa.

Bảng 3.8. Nhận thức về chùa thờ ai của sinh viên khi đi lễ chùa


Chùa thờ ai

ĐTB

ĐLC

TH

1. Chùa thờ Thành hoàng

1,91

1,11

7

2. Chùa thờ các vị Thánh

2,62

1,14

5

3. Chùa thờ các vị thần

2,94

1,22

3

4. Chùa thờ Phật

4,59

0,74

1

5. Chùa thờ mẫu

3,35

1,25

2

6. Chùa thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế

2,08

1,13

6

7. Chùa thờ các vị sư sãi

2,71

1,09

4

Trung bình

2,89

0,67


Ghi chú: Mức thấp rất thấp 1 ≤ ĐTB ≤ 1,5; Mức thấp: 1,5 <ĐTB < 2,5; Mức trung bình 2,5 ≤ ĐTB ≤ 3,0; Mức cao 3,0 ≤ ĐTB ≤ 4,0; Mức rất cao 4,0 ≤ ĐTB ≤ 5,0

Kết quả bảng 3.2 cho thấy: Biểu hiện của thành tố nhận thức về đối tượng thờ, chùa thờ ai của sinh viên khi đi lễ chùa ở mức độ trung bình. Trong đó, trả lời chùa thờ Phật xếp thứ hạng nhất với ĐTB là 4,56- mức rất cao. Với 71,3% thanh niên khẳng định hoàn toàn đúng là chùa thờ Phật, chỉ có 6,0% ở mức không đúng. Đa số sinh viên đểu hiểu rõ chùa là nơi thờ Phật. Với những thanh niên thường xuyên đi lễ chùa, việc nhận thức đúng về đối tượng thờ trong chùa chính là Phật không có gì ngạc nhiên. Nhưng ở đây ngay cả với những thanh niên rất hiếm khi đi lễ chùa họ vẫn có câu trả lời chính xác


là chùa thờ Phật. Điều này chứng tỏ, chùa đã là đối tượng thu hút sự quan tâm của nhiều sinh viên. Việc hiểu chùa thờ Phật đã đi vào tiềm thức và sẽ là sự hiểu biết rất có ý nghĩa cho bất kỳ lúc nào họ có mong muốn tìm hiểu về Phật hoặc đến với một lĩnh vực mới với những tư tưởng mới trong đời sống tinh thần của họ.

Trong khi đó, mức độ thừa nhận chùa thờ các vị Thần, thờ Mẫu, thờ các vị Thánh, thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế được thừa nhận ở mức độ trung bình. Sở dĩ, Thanh niên có sự lựa chọn như vậy là vì chùa là nơi thờ Phật, nhưng trên thực tế ngoài Phật các chùa truyền thống còn thờ cúng nhiều các đối tượng khác nhau. Điều này được thanh niên nhận thức rất rõ, chị Tô Thị M. một người rất hiếm khi đi lễ chùa nhận định: “Chùa là nơi thờ Phật, nhưng đa phần các chùa còn có cả thờ nhiều các đối tượng khác nữa như các vị thánh, vị thần, thờ mẫu”. Giải thích cho vấn đề này, ông Nguyễn Nghị Th cho rằng: “Do sự hỗn dung giữa Phật giáo và các tín ngưỡng tôn giáo khác, nên ở Việt Nam đối tượng thờ phụng tại các chùa rất đa dạng, chùa không chỉ thờ Phật mà còn có thể thở nhiều đối tượng khác nhau, tùy thuộc vào tín ngưỡng của từng nơi”. Chùa là nơi sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng, sinh hoạt cộng đồng, giữ gìn và bảo lưu thuần phong mỹtục, giáo dục truyền thống cho con người. Vì vậy hình tượng Đức Phật là đại diện cho những tư tưởng triết học và giáo lý mà bản thân Phật Giáo muốn đem đến và trueyenf lại cho con người. Đó là những khuyên răn về việc hướng thiện, về luật nhân quả tức là tự mình làm việc thiện sẽ nhận được những điều tốt đẹp. Việc nhận thức đúng đắn về đối tượng thờ trong chùa là Đức Phật có nghĩa tích cực phản ánh một phần mức độ hiểu biết của sinh viên về các vấn đề trong cuộc sống nói chung và biểu hiện sự nhận thức là thành tố trong hành vi đi lễ chùa.

b. Nhận thức về Đức Phật

Số đông sinh viên khi được hỏi chùa thờ ai đều cho rằng chùa thờ Phật, điều này chững tỏ phần lớn họ đều có nhận thức đúng về đối dượng thờ trong chùa. Nhưng hiểu biết về Đức Phật là ai lại đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc hơn về Phật giáo. Sự hiểu biết này sẽ là cơ sở cho sự phản ánh các thành tố khác trong các biểu hiện hành vi khi đi lễ chùa


của sinh viên. Khảo sát với câu hỏi nhận thức Đức Phật là ai, kết quả thu được ở bảng

3.3 dưới đây.

Bảng 3.9. Nhận thức về Đức Phật là ai của sinh viên khi đi lễ chùa


Đức Phật là ai

ĐTB

ĐLC

TH

1.Đức Phật là thái tử sau thời gian tu hành đã đắc đạo,

giác ngộ thành Phật

3,30

1,45

5

2. Đức Phật là người thầy giảng dạy về con đường giác

ngộ cho những ai hữu duyên, sẵn sàng tu học

3.31

1.28

3

3. Đức Phật là nhân vật huyền thoại

2.17

1.06

6

4. Đức Phật là đấng tối cao có quyền năng vô hạn

2.93

1.46

4

5. Đức Phật Là vị Thượng đế đứng đầu thiên giới

1.92

1.03

7

6. Đức Phật là vị Thần linh ban phát tài lộc ở thế gian

4.12

1.17

1

7. Đức Phật vốn là một Thái tử

3.81

0.94

2

8. Đức Phật là người có nhân cách đặc biệt, siêu phàm

3.88

0.95

2

Trung bình

3.18

0.56


Ghi chú: Mức thấp rất thấp 1 ≤ ĐTB ≤ 1,5; Mức thấp: 1,5 <ĐTB < 2,5; Mức trung bình 2,5 ≤ ĐTB ≤ 3,0; Mức cao 3,0 ≤ ĐTB ≤ 4,0; Mức rất cao 4,0 ≤ ĐTB ≤ 5,0

Xếp hạng thứ nhất cho rằng Đức Phật là vị thần Linh ban phát tài lộc ở thế gian. Đây lại là nhận thức sai về Đức Phật của sinh viên khi đi lễ chùa. Trong kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật nói: “Quả thực Như Lai không phải là một thiên thần, không phải là một Càn-thát-bà, chẳng phải là quỷ thần, cũng chẳng phải là người. Hãy biết rằng Như Lai là một vị Phật”. Nhưng phần lớn sinh viên cho rằng Đức Phật là một vị thần thánh có nhiều phép thần thông. Có lẽ chính điều này nên họ cho rằng Đức Phật càng gần gũi với họ càng tốt để dễ dàng ban phát tài lộc và phù hộ cho mình. Điều này dẫn đến tình trạng sinh viên tìm đến Đức Phật để cầu xin cho mình những giá trị thực tiễn như đạt kết quả cao trong học tập, may mắn trong tình yêu, tiền tài, may mắn trong cuộc sống mà quên đi rằng Đức Phật chỉ là là một nhà tư tưởng và bản thân họ mới chính là chủ thể quyết

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2024