Lê Thái Phong (2015), “Mối Liên Hệ Giữa Bản Chất Công Việc Và Sự Hài Lòng Về Công Việc Của Nhân Viên: Nghiên Cứu Tại Hà Nội” Tạp Chí Kinh Tế Đối

KẾT LUẬN

Nguồn lực con người là một trong những nguồn lực quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp. Trong thời đại ngày nay, cùng với sự cạnh tranh về trí tuệ và năng lực còn có sự cạnh tranh về thái độ làm việc. Thái độ làm việc trực tiếp quyết định hành vi một con người, quyết định sự tận tâm làm việc hay chỉ ứng phó với công việc, bằng lòng với những gì mình đang có hay có chí tiến thủ muốn vươn xa hơn.Vì vậy, đối với tổ chức, tạo dựng và duy trì được sự hài lòng của nhân viên có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, hiểu đúng và hiểu đủ về sự hài lòng của nhân viên không phải là một vấn đề đơn giản. Bởi vậy, việc khảo sát đánh giá sự hài lòng trong công việc đã và đang trở thành một nguồn dữ liệu quý giá để doanh nghiệp có thể có những quyết sách quản trị phù hợp và xác đáng trong từng giai đoạn cụ thể. Việc khảo sát sự hài lòng của nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp xác định được yếu tố nào ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến sự hài lòng công việc để có những chính sách phù hợp và điều chỉnh những chính sách chưa phù hợp nhằm thỏa mãn hơn nữa nhu cầu của nhân viên, giúp họ nâng cao chất lượng công việc và hoàn thành tốt công việc, gắn kết lâu dài với doanh nghiệp.

Kết quả nghiên cứu của luận văn này cho thấy 2 yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của nhân viên lễ tân các khách sạn 4 sao ở Nha Trang là thu nhập (lương và phúc lợi) và đào tạo và thăng tiến. Thu nhập là yếu tố quan trọng nhất vì mỗi một nhân viên khi làm việc cho một doanh nghiệp nào đó đều mong muốn nhận được một khoản thu nhập như mong đợi, một khi thu nhập không đáp ứng được nhu cầu của nhân viên thì sẽ dẫn đến thái độ thiếu tích cực trong công việc. Sau thu nhập, nhu cầu đào tạo và thăng tiến là yếu tố quan trọng thứ hai vì khi nhân viên được đào tạo tốt, chuyên môn được nâng cao thì cơ hội việc làm và thăng tiến sẽ cao hơn, đây là điều hoàn toàn phù hợp với thực tế.

Kết quả nghiên cứu này cung cấp cho các nhà quản lý khách sạn cái nhìn sâu sắc hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên lễ tân tại các khách sạn 4 sao ở Nha Trang. Kết quả này giúp các nhà quản lý đề ra định hướng, chính sách phù hợp trong việc sử dụng lao động, nhằm giữ chân nhân viên lễ tân để gắn bó lâu dài với Khách sạn.

Ý nghĩa chính của nghiên cứu này là các nhà quản lí khách sạn cần phải làm hài lòng nhân viên lễ tân, chú trọng những mối quan tâm và nhu cầu của nhân viên lễ tân. Khi hài lòng thì nhân viên lễ tân sẽ nhiệt tình hơn và làm tốt công việc, từ đó làm tăng sự hài lòng của khách hàng về khách sạn đồng thời hình ảnh của khách sạn sẽ được nâng lên trong mắt khách hàng.

Hạn chế của đề tài là phạm vi nghiên cứu: đề tài này chỉ thực hiện trong phạm vi các khách sạn 4 sao ở Nha Trang nên kết quả nghiên cứu có thể chưa đại diện cho các khách sạn 4 sao ở địa phương khác.

Hướng nghiên cứu tiếp theo: các nghiên cứu tiếp theo có thể nghiên cứu xây dựng mô hình đánh giá sự hài lòng của nhân viên lễ tân các khách sạn hạng sang (luxury hotels), tức là các khách sạn 4 và 5 sao.

Tuy đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn vẫn còn thiếu sót, dù vậy tác giả cũng hy vọng đề tài này sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các khách sạn và các bạn muốn nghiên cứu những đề tài có liên quan. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Thầy, Cô để đề tài hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Cao Thế Anh (2005), Nghiên cứu công tác thu hút và tạo động lực làm việc cho nhân viên tại một số khách sạn 4 sao ở Đà Lạt, Luận văn thạc sỹ ngành Du lịch, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.

2. Trần Kim Dung (2005), Đo lường mức độ thỏa mãn đối với công việc trong điều kiện của Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Khoa học, 8, 1-9.

3. Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực, NXB tổng hợp tp. Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2009), Giáo trình kinh tế du lịch. NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân.

5. Vũ Mạnh Hà (2014), Giáo trình Kinh tế Du lịch, NXB Giáo dục Việt Nam.

6. Chế Thị Thanh Hằng (2013), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên ở các khách sạn cao cấp tại tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ, Khoa kinh tế, trường Đại học Nha Trang

7. Trần Thị Bích Nga, biên dịch; Nguyễn Văn Quỳ, hiệu đính (2017), Cẩm nang kinh doanh Harvard business essentials: Tuyển dụng và đãi ngộ người tài, NXB Tổng hợp tp. Hồ Chí Minh.

8. Lưu Thị Bích Ngọc, Lưu Hoàng Mai, Lưu Trọng Tuấn, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trương Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Thu Thảo, Lê Thanh Dung (2013), “Những nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên trong khách sạn”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh số 49/2013 (Trang 22- 30).

9. Lê Thái Phong (2015), “Mối liên hệ giữa bản chất công việc và sự hài lòng về công việc của nhân viên: Nghiên cứu tại Hà Nội” Tạp chí Kinh tế Đối ngoại - Vol. 77, No. 77 (2015)

10. Nguyễn Hữu Thân (2010), Quản trị nhân sự, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

11. Nguyễn Quyết Thắng (2013), Quản trị Kinh doanh Khách sạn, NXB Tài chính.

12. Trần Thị Thơm (2012), Đánh giá mức độ hài lòng công việc của nhân viên tại Khách sạn Quốc Tế, Đồ án Tốt nghiệp, Khoa Kinh tế, Đại học Nha Trang.


Tiếng Anh

13. Abu Elanain, H. (2009), "Job characteristics, work attitudes and behaviors in a non‐western context", Journal of Management Development, Vol. 28 No. 5, pp. 457-477.

14. AL-Hussami, M. (2008), “A Study of nurses’ job satisfaction: The relationship to organizational commitment, perceived organizational support, transactional leadership, transformational leadership, and level of education”. Eur. J. Sci. Res.,vol. 22(2): 286-295.

15. Aronson K.R, Laurenceau J.P, Sieveking N, Bellet W (2005), Job satisfaction of psychiatric hospital employees.

16. Bidyut B. N. and Mukulesh B. (2014), “Factors Influencing Employee’s Job Satisfaction: An Empirical Study among Employees of Automobile Service Workshops in Assam”, The SIJ Transactions on Industrial, Financial & Business Management (IFBM), 2(7): 305 – 316.

17. Cranny, C. J., Smith, P. C., & Stone, M. (1992), Job satisfaction: How People Feel About Their Jobs and How It Affects Their Performance, New York: Lexington.

18. Edward, P. K., & Scullion, H. (1982), The Social Organization of Industrial Conflict: Control and Resistance in the Workplace, Oxford: Basil Blackwell.

19. Fisher, C. D., & Locke, E. A. (1992), “The new look in job satisfaction research and theory”, In C. J. Cranny, P. C. Smith, & E. F. Stone (Eds.), Job satisfaction (pp. 165-194), New York: Lexington.

20. Hackman, J. R., & Lawler, E. E. (1971), Employee reactions to job characteristics, Journal of Applied Psychology, 55, 259-286.

21. Hackman, J. R., & Oldham, G. R. (1976), Motivation through the design of work: Test of a theory, Organizational Behavior & Human Performance, 16(2), 250-279.

22. Hoffman, K. D., & Ingram, T. N. (1992), “Service provider job satisfaction and customer-oriented performance”. The Journal of Services Marketing, 6(2), 68-78.

23. Hoppock, Robert. (1935), Job Satisfaction, New York: Harpers.

24. John D.Pettit. (1997), “An examination of Organization Communication as a Moderator of the Relationship between job performance and job satisfaction”, The Journal of Business Communication, 34(1), 81 -98.

25. Kunin, T. (1955), “The construction of a new type of attitude measure”, Personnel Psychology, 8, 65-78.

26. Lam, T., Zhang, H., & Baum, T. (2001), “An investigation of employees’ job satisfaction: the case of hotels in Hong Kong”, Tourism Management, 22(2), 157-165.

27. Lane, K.A., Esser, J., Holte, B.& McCusker, M.A. (2010), “A study of nurse faculty job satisfaction in community colleges in Florida”, Teach. Learn. Nurs., Vol.5: 16-26.

28. Locke, E.A. (1976), “The Nature and Causes of Job Satisfaction”, In: Dunnette, M.D., Ed., Handbook of Industrial and Organizational Psychology, Vol. 1, 1297-1343.

29. Luddy, Nezaam. (2005), Job Satisfaction amongst Employees at a Public Health Institution in the Western Cape, University of Western Cape, South Africa.

30. Michael J. Boella, Steven Goss-Turner (2005), Quản lý nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp khách sạn (Sách dịch), Ban quản lý dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam.

31. Mulinge, M. & Muller, C.W. (1998), “Employee Job Satisfaction in Developing Countries: The Case of Kenya”, World Dev., Vol. 26(12): 2181-2199.

32. Robbins, S. P., & Coulter, M. (1996), Management, Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall.

33. Smith, P. C., Kendall, L. M., & Hulin, C. L. (1969), The measurement of satisfaction in work and retirement, Cornel University.

34. Spector, P. E.(2000), Industrial & organizational psychology (2nd ed.),

New York: John Wiley & Sons.

35. Susskind, A. M., Borchgrevink, C. P., Kacmar, K. M., & Brymer, R.

A. (2000), “Customer service employees’ behavior intentions and attitudes: An examination of construct validity and a path model”, International Journal of Hospitality Management, 19, 53-77.

36. T. Ramayah el al. (2001), “Job satisfaction : Empirical evidence for alternatives to DI”, National Decision Sciences Conference, San Francisco, 1 -

37. Vidal, M.E.S., Valle, R.S. & Aragón, B.M.I.(2007), “Antecedents of repatriates’ job satisfaction and its influence on turnover intentions: Evidence from Spanish repatriated managers”, J. Bus. Res., Vol. 60: 1272- 1281.

38. Weiss, D.J., Dawis, R.V., England, G.W. and Lofquist, L.H. (1967), Manual for the Minnesota Satisfaction Questionnaire, University of Minnesota, Minneapolis.

39. Xie, J.L. and Johns, G. (2000), “Interactive effects of absence culture salience and group cohesiveness: A multi-level and cross-level analysis of work absenteeism in the Chinese context”, Journal of Occupational and Organizational Psychology, 73, 31-5.

Trang web

40. Đào Trung Kiên “ Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên khối văn phòng tại Hà Nội - Ứng dụng phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính”. Nguồn:

<http://nghiencuudinhluong.com/danh-gia-cac-nhan-anh-huong-den-su-hai-long-cong-viec-cua-nhan-vien-khoi-van-phong-tai-ha-noi-ung-dung-phan-tich-bang-mo-hinh-cau-truc-tuyen-tinh/>

41. Harvard Business Essentials: Hiring and keeping the best people.

Harvard Business Press, 2002. Nguồn:

<https://books.google.com.vn/books?id=XnHVW_r8OkC&dq=Hiring+%2 6+Keeping+the+best+people&lr=&hl=vi&source=gbs_navlinks_s>

42. Học thuyết của Elton Mayo. Nguồn: http://documents.tips/documents/hoc- thuyet-elton-mayo.html

43. Xuân Thành (2018). “Giải quyết bài toán nhân lực ngành du lịch: Cần sự chung tay” Báo Khánh Hòa online. Nguồn:

<Https://baokhanhhoa.vn/du-lich/201802/giai-quyet-bai-toan-nhan-luc- nganh-du-lich-can-su-chung-tay-8070422/>

PHỤ LỤC


Phụ lục 1


Danh sách các khách sạn 4 sao trên địa bàn Tp.Nha Trang tính đến cuối năm 2018


T T

TÊN CƠ SỞ LƯU TRÚ

LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

TỔNG SỐ CÁC LOẠI

BUỒNG

TỔNG SỐ NHÂN VIÊN

1.

Khách sạn Nha Trang Lodge

TNHH

125

198

2.

TTC Hotel Premium – Michelia

CP

201

186

3.

Khách sạn Yasaka – Sài Gòn- Nha Trang

CP

204

268

4.

Khách sạn Novotel Nha Trang

TNHH

154

121

5.

Khách sạn Green World Nha Trang

CP

229

171

6.

Khách sạn Mường Thanh Grand Nha

Trang

DNTN

255

201

7.

Khách sạn Galliot

TNHH

135

139

8.

Khách sạn Galina

TNHH

161

230

9.

Khách sạn Nha Trang Palace

CP

169

171

10.

Khách sạn Legend Sea

TNHH

90

57

11.

Khách sạn Liberty Central Nha Trang

CP

227

168

12.

Khách sạn Champa Island

CP

168

192

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Đánh giá sự hài lòng của nhân viên lễ tân các khách sạn 4 sao ở Nha Trang - Nghiên cứu trường hợp khách sạn Alana Nha Trang Beach và khách sạn The Light Nha Trang - 11

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2023