So Sánh Mức Độ Biểu Hiện Của Khía Cạnh Nhận Thức Trong Hành Vi Của Thanh Niên Sinhn Viên Khi Đi Lễ Chùa Theo Các Biến Số


định chính cuộc sống của mình. Hơn nữa, chùa là nơi thờ Phật nhưng nhiều nơi lại đưa cả thờ Mẫu là một tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt thế kỉ 16 để đưa vào thờ tự. Không những thế một số người đi chùa thì lại cúng mặn, đốt vàng mã, thắp hương, công đức bằng tiền lẻ, để bừa bãi nhiều nơi… tất cả cũng đều bắt nguồn từ nhận thức sai lệch hoặc thiếu hiểu biết của họ khi đến cửa Phật. Phải chăng đây là một quan niệm từ xưa của con người trong quá trình sống phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức do mà thiên nhiên tạo ra, nên cầu mong có một thế lực siêu nhiên để vượt qua những khó khăn thách thức đó.

Với quan niệm vạn vật đều có linh hồn, người Việt nhìn thấy đằng sau mỗi hiện tượng tự nhiên đều có một vị thần. Đến khi Phật giáo vào Việt Nam, các nhà sư đã nhìn thấy rõ điều đó và nhận thấy nếu Phật giáo muốn bén rễ vào mảnh đất này thì phải có sự dung hòa với tín ngưỡng dân gian của người Việt. Như quan điểm của chị Nguyễn Thị D, một người có mức độ thường xuyên đi lễ chùa chị cho rằng: “Có rất nhiều tu sĩ và các tín đồ đến chùa để học đạo, Nhưng với tôi, tôi đến để tĩnh tâm, để cầu nguyện và tôi thấy những lời cầu nguyện của tôi cũng đã trở thành hiện thực. Với tôi, Đức Phật, như một vị thần linh, có phép nhiệm màu”. Như vậy, sinh viên đến chùa, họ luôn tìm kiếm sự trợ giúp cho cuộc sống và họ luôn đặt niềm tin ở Đức Phật. Họ xem Đức Phật như vì thần thánh có phép thần thông, chỉ cần mình thành tâm cầu nguyện thì mọi mong muốn của mình sẽ như nguyện.

Xếp thứ hạng hai là mức độ thừa nhận Đức Phật là người có nhân cách đặc biệt siêu phàm. Đức Phật là người có đạo đức và trí tuệ hơn người, người đã đạt đến độ giác ngộ. Chính vì thế các Phật tử nói riêng và những người quan tâm đến Phật giáo thường hay sử dụng từ siêu phàm để phản ánh về nhân cách đức Phật. Có nghĩa là ngài đã biết tất cả (toàn giác), hiểu biết rõ, đúng đắn kể cả về tự nhiên, phần bản năng và thế giới xung quanh. Nhận thức được tận gốc rễ của các yếu tố thuộc về bản thể của vạn vật. Thực tế, Đức Phật không thể làm cho con người thoát khổ, khiến cho chúng sinh kia giải thoát, giúp chúng sinh được an vui hay có được sự thành công, may mắn trong cuộc


sống. Ngài chỉ có thể lý giải cho con người biết làm thế nào để thoát khổ, làm thế nào để được an vui; Ngài dạy cho con người biết con đường để giác ngộ chân lý.

Tóm lại, Đức Phật là nhân vật có thật trong lịch sử, là người thầy chỉ đường chứ không phải thần thánh. Với mức độ thừa nhận trung bình cho cả hai đáp án đúng về Đức Phật là mức độ trung bình. Điều này chứng tỏ thanh niên sinhn viên khi đi lễ chùa đến với Phật nhưng nhận thức của họ về Đức Phật vẫn còn mơ hồ. Phật Giáo không phải là tôn giáo bản địa của người Việt, đó là một tôn giáo ngoại lai có nguồn gốc từ Ấn Độ. Phật Giáo được du nhập vào Việt Nam không hoàn toàn trực tiếp mà đi qua nhiều nước khác. Vì vậy Phật Giáo tại Việt Nam đã có nhiều bị thay đổi đi một phần và không còn nguyên bản như chính nơi xuất phát của nó. Phật Giáo Việt Nam đã có sự thay đổi, có rất nhiều dòng khác nhau phù hợp với nhu cầu tín ngưỡng của con người. Nhưng trong một số bộ phận người dân, Phật Giáo đã bị nhận thức không đúng so với nguyên bản. Chính vì vậy, nhận thức đúng là khi đến với Phật không phải để cầu xin ban phát những điều tốt cho mình, khi bản thân làm những việc thiện thì mới mong nhận lại cho mình những điều tốt đẹp.

So sánh thành tố nhận thức trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên với một số biến số, có thể thấy: những thanh niên theo tôn giáo khác (không phải Đạo Phật) có mức độ nhận biết về Đức Phật là ai cao hơn so với những thanh niên không theo tôn giáo. Nghe tưởng chứng rất phi lý, trên đất nước Việt Nam có khoảng 15 tôn giáo khác nhau. Thường thì khi họ theo tôn giáo nào, thì sẽ hiểu rõ về tôn giáo mà mình theo, còn các tôn giáo khác có thể họ không biết đến. Có nghĩa là: những người không theo tôn giáo nào thì sẽ có sự hiểu biết về Phật giáo hơn do sự phổ biến của các ngôi chùa Việt. Nhưng ở đây, thanh niên theo tôn giáo khác lại có mức độ nhận thức về Đức Phật là ai cao hơn. Điều này chứng tỏ, những thanh niên theo tôn giáo khác có sự nhận thức rõ nét hơn về đối tượng sùng bái và các đối tượng khác với tôn giáo của họ.

Sinh viên ở vùng nông thôn có mức độ nhận thức Đức Phật là ai cao hơn hẳn so với thanh niên ở thành phố hay vùng cao vùng sâu vùng xa. Việt Nam vốn là một nước


Biểu hiện nhận thức so với các biến số

3.30

3.20

3.10

3.00

2.90

2.80

2.70

2.60

2.50

Giới tính

Sinh viên năm

học

Trường theo học

Quê quán

Tôn giáo

Đi làm thêm

1

2

3

4

5

6

Nam

Nữ

Năm 1

Năm 4

Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội

Trường Đại học Giao thông Vận Tải

Thành phố

Nông thông

Vùng cao, vùng sâu, vùng xa

Có theo tôn giáo

Không theo tôn giáo

Có đi làm thêm

Không đi làm thêm

nông nghiệp nên trong quá trình tồn tại và phát triển đã phải chịu sự chi phối rất nhiều của tự nhiên, trong đó có những yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Thời đó với trình độ nhận thức hạn hẹp họ cho rằng “Vạn vật hữu linh” tức là mọi sự việc xảy ra đều từ sự ảnh hưởng của một vị thần nào đó. Vì vậy, người dân nông thôn nói chung và sinh viên ở các vùng nông thôn nói riêng họ gần gũi và quen thuộc hơn về hình ảnh của Đức Phật. Khi du nhập vào Việt Nam với sự dung dị và hòa bình, gần gũi với người nông dân. Ngày nay, do nhiều tác động của cuộc sống vật chất đặc biệt là sự kém hiểu biết một bộ phận người dân do chỉ đến với Phật Giáo theo tư cách những người không hiểu rõ về Phật giáo, cộng thêm tâm lý đám đông mới dẫn sự lệch lạc như vậy về quan niệm về Phật Giáo. Vì hiểu sai nên dẫn đến những hành động chưa đúng thậm chí là sai lệch gay ra nhiều sự biến tướng, sai lệch trong các hoạt động văn hóa tâm linh.


Biểu đồ 3.3. So sánh mức độ biểu hiện của khía cạnh nhận thức trong hành vi của thanh niên sinhn viên khi đi lễ chùa theo các biến số

Sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội có mức độ nhận thức thấp hơn so với hai trường còn lại. Điều này chứng tỏ mức độ nhận thức của trường thuộc khối xã hội có


mức độ nhận thức thấp hơn so với trường khối tự nhiên và trường có cả khối tự nhiên và xã hội. Sinh viên năm thứ tư có mức độ nhận thức cao hơn sinh viên năm thứ nhất. Điều này cho thấy, môi trường Đại học cung cấp cho các em thêm sự trường thành, cũng ảnh hưởng đến mức độ nhận thức của các em về xã hội, trong đó có Phật giáo. Trong khi đó, xét theo các biến số về giới tính hay sinh viên có đi làm thêm hay không thì thấy không có sự khác biệt về sự hiểu biết Đức Phật là ai. Với sinh viên, việc học, các vấn đề xã hội, cuộc sống liên quan đến học tập và việc làm là những vấn đề được họ chú trong quan tâm và tìm hiểu rõ hơn. Với độ phân tán giữa các mức độ tương đối đều và thấp. Trong đó cao nhất là ở mức độ lựa chọn khoảng 2,9 với tỷ lệ 80%. Biểu đồ với đường viền khá tương xứng thể hiện mức độ nhận thức khá đều và cân đối.

Như vậy, khía cạnh nhận thức của sinh viên trong hành vi đi lễ chùa ở mức độ trung bình. Đa số họ có nhận thức đúng là chùa thờ Phật. Tuy nhiên, sự hiểu biết về Đức Phật là ai thì lại chưa thật đúng. Đây có thể là nguyên nhân cơ bản tác động đến mức độ biểu hiện của các thành tố khác của hành vi đi lễ chùa. Một lần nữa, chúng ta cần hiểu rõ: hình tượng Đức Phật là đại diện Phật Giáo, đại diện cho những tư tưởng triết học và giáo lý mà bản thân Phật Giáo muốn đem đến cho con người. Đó là những khuyên răn về làm việc thiện, về luật nhân quả tức là tự mình làm việc thiện sẽ nhận lại cho mình những điều tốt đẹp. Đức Phật ở đây chỉ mang ý nghĩa như một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần thánh.

3.1.2.2. Niềm tin khi đi lễ chùa của sinh viên

Đức Phật là nhân vật có thật, mang ý nghĩa như một nhà tư tưởng, không phải thần thánh. Đức Phật là người thầy có đạo đức và trí tuệ siêu phàm, đã được giác ngộ, có nhiều bài học, triết lý giá trị cao và luôn là tấm gương cho những ai sẵn sàng tu học. Đức Phật là nhân vật duy nhất trong lịch sử các tôn giáo tuyên bố mình không đại diện cho chúa trời, thượng đế, thần linh, một đáng sáng tạo ra loài người hay thế lực siêu nhiên.

a. Niềm tin vào sức mạnh của Đức Phật

Theo đạo Phật, sau khi được giác ngộ, Đức Phật có sức mạnh siêu phàm về tam minh, gồm: Túc mạng minh: tuệ giác sáng muốt biết rõ các kiếp sống đã qua của mình


và của tất cả chúng sinh; Thiên nhãn minh: tuệ giác sáng suốt biết rõ các kiếp sống tương lai của mình và của tất cả chúng sinh diễn biến như thế nào. Lậu tận minh: tuệ giác sáng suốt nhận biết các phương pháp đoạn trừ phiền não mê lầm của mình và của tất cả chúng sinh để được an lạc, Niết bàn. Kết quả khảo sát niềm tin trong quá trình đi lễ chùa của sinh viên vào sức mạnh của Đức Phật như sau:

Bảng 3.10. Niềm tin vào Đức Phật của hành vi đi lễ chùa của sinh viên


Sức mạnh Đức Phật

ĐTB

ĐLC

TH

1. Dẫn đường chỉ lối cho con người

2,74

1,02

3

2. Lòng từ bi hóa độ những con người tội lỗi, sa ngã

2,91

1,02

2

3. Giúp đỡ con người khi gặp khó khăn

2,73

1,06

5

4. Đem đến cho con người niềm tin, nghị lực trong cuộc sống

3,05

1,06

1

5. Cứu vớt linh hồn người đã chết

2,43

1,02

6

6. Cứu vớt con người đến với niết bàn an vui, phúc lành, giải thoát

27,3

1,03

4

Trung bình

2,84

0,73


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội - 13

Ghi chú: Mức thấp rất thấp 1 ≤ ĐTB ≤ 1,5; Mức thấp: 1,5 <ĐTB < 2,5; Mức trung bình 2,5 ≤ ĐTB ≤ 3,0; Mức cao 3,0 ≤ ĐTB ≤ 4,0; Mức rất cao 4,0 ≤ ĐTB ≤ 5,0

Số liệu bảng 3.4 cho thấy: Biểu hiện có mức độ thừa nhận cao nhất là mang đến cho con người niềm tin, nghị lực trong cuộc sống. Sức mạnh của người đến với Phật, học và thấm nhuần chân lý, giáo lý của đạo Phật có sức mạnh rất lớn, đó chính là sức mạnh tâm linh. Sức mạnh đó làm cho con người có thể vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Chính vì vậy sức mạnh của họ là sức mạnh thầm lặng bên trong như Đức Phật một con người có nhân cách đặc biệt siêu phàm, có một không hai trong lịch sử nhân loại. Sức mạnh phi thường của Đức Phật giúp con người vượt qua mọi khó khăn để cuộc sống có ý nghĩa. Sinh viên đi lễ chùa tin tưởng ở Đức Phật, tin ở việc người đem đến cho con người niềm tin và nghị lực lớn trong cuộc sống điều này thể hiện thái độ tích cực của họ khi đi lễ chùa.

Tin ở việc Đức Phật có thể giúp đỡ con người khi gặp khó khăn là thứ hai. Nhiều


người cho rằng Đức Phật có phép thần thông, đấy là quan điểm không chính xác. Đức Phật có thể mang lại an lạc hạnh phúc, giải thoát những khổ đau trong đời sống con người. Nhưng đó là đối với những người tin tưởng và học theo đạo của ngài. Bởi ngài dạy cho con người diệt trừ đau khổ không phải phần ngọn, có nghĩa là gặp khó khăn bế tắc kêu cầu mà dạy cho con người sống chuẩn mực để có thể loại trừ những yếu tố tiêu cực trong cuộc sống ngay từ phần gốc rễ.

Soi đường chỉ lối cho con người là thứ ba. Theo Đức Phật, chỉ có từ bi và trí tuệ mới mang lại an lạc hạnh phúc cho con người, và khi con người tuân theo điều đúng thì họ mới có cuộc sống bình an. Tất cả điều này được thể hiện trong giáo lý của đạo Phật. Chúng ta đi lễ chùa, đến với Phật, mục đích là để có những khoảng thời gian được thư giãn tinh thân, để được thoát khỏi những bộn bề của cuộc sống. Cho nên cần phải chuẩn bị cho mình một sức mạnh ý chí kiên cố, vững bền để hành động.

Hành vi đi lễ chùa của sinh viên được xây dựng trên cơ sở của niềm tin. Nhưng để có những hành vi đúng đắn, phù hợp cần phải nỗ lực bằng sự thực hành, luyện tập của chính bản thân thì mới có kết quả. Tin vào Phật là đồng nghĩa chúng ta tin vào Phật tính của chính mình, vì tất cả chúng sanh đều bình đẳng về Phật tính và sự giác ngộ như nhau. Niềm tin, không chỉ tin qua lời nói suông, mà phải qua những hành động cụ thể. Có một điều mà chúng ta biết ở đức Phật là giữa khẩu giáo và thân giáo của Ngài, luôn đồng hành cùng nhau một cách nhất quán. Nghĩa là giữa hành động và việc làm của Phật luôn đồng hành cùng nhau, không trái ngược nhau. Đó là một bài học giá trị thật sống động có ích mà ta tìm thấy nơi Ngài. Bên cạnh sự tôn kính đức Phật, chúng ta cần xây dựng cho mình nhận thức đúng đắn, niềm tin sâu sắc để học tập, noi theo ngài, để có những hành động phù hợp, có đạo đứcnhư đức Phật đã chỉ dạy.

b. Niềm tin vào bản thân

Niềm tin vào bản thân là rất cần thiết trong cuộc sống, đó chính là nền tảng của sự thành công thực sự và bền vững của con người. Khi ta có niềm tin, ta có thể dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với tất cả khó khăn, thử thách, vững vàng, lạc quan và thành


công trong cuộc sống. Kết quả khảo sát về niềm tin vào bản thân của sinh viên khi đi lễ chùa thu được ở bảng 3.5.

Bảng 3.11. Niềm tin vào bản thân trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên


Niềm tin vào bản thân

ĐTB

ĐLC

TH

1. Hiểu được hạnh phúc hay đau khổ trong cuộc đời là do

bản thân mình quyết định

2,94

1,01

4

2. Chấp nhận tình trạng thực tế của bản thân

2,27

1,00

6

3. Tin ở sự nỗ lực, cố gắng của bản thân sẽ có được thành

công trong tương lai

2,60

1,03

5

4. Tha thứ cho những sai làm của bản thân trong quá khứ

3,52

1,11

1

5. Hài lòng với những gì bản thân đang có

3,07

1,00

3

6. Có thái độ tích cực trong cuộc sống

3,18

1,08

2

Trung bình

2,93

0,73


Ghi chú: Mức thấp rất thấp 1 ≤ ĐTB ≤ 1,5; Mức thấp: 1,5 <ĐTB < 2,5; Mức trung bình 2,5 ≤ ĐTB ≤ 3,0; Mức cao 3,0 ≤ ĐTB ≤ 4,0; Mức rất cao 4,0 ≤ ĐTB ≤ 5,0

Niềm tin vào bản thân của thanh niên khi đi lễ chùa có mức độ trên của trung bình. Trong đó, niềm tin vào việc tha thứ cho những sai lầm của bản thân trong quá khứ có mức độ lựa chọn cao nhất. Sinh viên với nhiều ước mơ hoài bão, mang trong mình nhiều lý tưởng sống. Song cũng nhận thấy những điểm hạn chế cũng như những điều chưa đúng của bản thân, khiến họ trăn trở suy nghĩ. Đi lễ chùa, đến với Đức Phật, họ như được mở lòng, có được sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu nên cảm thấy được loại bỏ đi những trăn trở về những điều chưa được, chưa đúng của bản thân, từ đó, giúp họ có thái độ sống tích cực hơn.

Trong cuộc sống, mất niềm tin vào bản thân, chúng ta sẽ không thể hiện được khả năng, khai thác hết tiềm năng, năng lực của mình. Khi không tin vào bản thân, con người dễ dàng để bỏ nhỡ những cơ hội khẳng định mình và rất khó để có được thành công. Chính vì vậy, để có được thành công cũng phải có sự hợp tác làm việc nhưng khi con người không tin vào chính mình thí sẽ không thể thuyết phục người khác tin mình và khi


không tin ở mình thì người này sẽ hoài nghi người khác, cơ hội hợp tác rất là khó. Đứng trước khó khăn thử thách, khi không tin vào chính mình, con người dễ bi quan, buông xuôi, dễ nản lòng thoái chí không có nghị lực vươn lên, không có bản lĩnh đương đầu với gian khó. Khi đó, sẽ rất khó để đạt được những điều mà mình mong muốn.

Tự tin là một phẩm giá mà mỗi con người cần phải hướng tới và rèn luyện để có thể tồn tại và phát triển trong cuộc sống và sự nghiệp. Với sự tự tin, chúng ta sẽ tạo được một nền móng vững chãi trong tâm hồn, một bản lĩnh vững chắc của bản thân, từ đó có thể xác định rõ ràng rằng: chúng ta là ai trong cuộc đời này, xác định rõ con đường chúng ta sẽ đi trong cuộc đời và sự nghiệp. Chỉ có vậy chúng ta mới có thể hình thành và theo đuổi ước mơ đúng đắn của chính bản thân mình, cũng là thể hiện bản thân. Đồng thời, sự tự tin trong cuộc sống hay công việc thường nhật mang đến những khả năng quyết đoán trong việc lựa chọn khi mắc phải những vấn đề cần sự giải quyết. Những sự lựa chọn có thể là rất nhỏ như chọn đề trong một bài tập hay lớn hơn là sự chọn ban ngành, công việc mà chúng ta sẽ làm trong tương lai, dù là lớn hay nhỏ thì sự tự tin và quyết đoán cũng đều ảnh hưởng đến kết quả mà chúng ta đạt được sau này. Nếu không có sự tự tin thì làm sao chúng ta dám chọn nhữ ng công việc khó hơn trong khi chúng ta đủ khả năng làm được, hay là chọn ban ngành mà mình yêu thích để mà theo đuổi. Người tự tin sẽ không ngần ngại trước công việc nào dù công việc đó có quá sức với họ đi chăng nữa và họ có thể thất bại.

Có thể nói sự tự tin như một nguồn động lực giúp con người có thể chấp nhận đương đầu với những thử thách trong cuộc sống, dù thành công hay thất bại thì đó cũng là cơ hội để chúng ta học thêm những kiến thức mới, phát hiện, đào sâu những phẩm chất tồn tại bên trong con người mà bấy lâu nay chúng ta không biết. Quan trọng hơn, sự tự tin sẽ tiếp cho ta thêm sức mạnh và nghị lực để có thể vượt qua thất bại, khó khăn trước mắt để tiến lên phía trước, đồng thời cũng là chìa khóa dẫn đến thành công trong học tập cũng như công việc sau này cho sinh viên. Sống hướng thiện, lành mạnh, có trách nhiệm, luôn nỗ lực nâng cao trình độ nhận thức, trình độ nghề nghiệp và lựa chọn công việc phù hợp với năng lực của bản thân, làm chủ cuộc sống của mình, đó mới chính là các yếu tố cơ bản nhất giúp mỗi người vượt qua mọi khó khăn, gặt hái những thành

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2024