Chi Phí Điều Trị Trực Tiếp Bệnh Tim Bẩm Sinh Của Trẻ Em Tại Bệnh Viện E Hà Nội Từ Tháng 8/2021 Đến Hết Tháng 3/2022.

CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN

4.1. CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ TRỰC TIẾP BỆNH TIM BẨM SINH CỦA TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN E HÀ NỘI TỪ THÁNG 8/2021 ĐẾN HẾT THÁNG 3/2022.‌

4.1.1. Cơ cấu chi phí điều trị trực tiếp trung bình và cơ cấu chi phí theo loại chi phí‌

Theo kết quả nghiên cứu, chi phí trực tiếp trung bình điều trị bệnh tim bẩm sinh cho một người bệnh trong một đợt điều trị tim bẩm sinh là 118.490.704,75 VNĐ, trong đó chi phí lớn nhất là phẫu thuật - thủ thuật với 59.569.190,38 VNĐ (50,27% ) , đây cũng là chi phí lớn nhất mà bệnh nhân và BHYT phải chi trả. Tiếp theo đó là chi phí vật tư y tế với 28.379.142,10 VNĐ chiếm 23,95%. Ngoài ra, chi phí giường bệnh 8,52%, chi phí thuốc - dịch truyền 8,12%, máu và chế phẩm máu 2,29%, dịch vụ khác 0,86%, xét nghiệm 4,90%, chi phí chẩn đoán hình ảnh 0,91%, thăm dò chức năng 0,10%, chi phí khám chuyên khoa - khám tim mạch là 0,08%.

Việc chi phí phẫu thuật - thủ thuật chiếm tỉ trọng cao trong tổng chi phí điều trị có thể giải thích do việc điều trị bệnh tim bẩm sinh cần tiến hành các phẫu thuật, thủ thuật đắt tiền như:

+ Phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ - động mạch phổi phổi trong bệnh tim bẩm sinh có hẹp đường ra thất phải Bệnh tim bẩm sinh có tím - 49.500.000 VNĐ.

+ Phẫu thuật sửa toàn bộ tứ chứng Fallot/ -Bệnh tim bẩm sinh tứ chứng Fallot. Điều trị bằng phẫu thuật sửa toàn bộ (không bao gồm miếng vá và mạch nhân tạo) -

51.500.000 VNĐ

+ L2/-Phẫu thuật tim mạch khác có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể - 20.000.000 VNĐ...

Điều này dẫn đến chi phí trực tiếp điều trị của bệnh nhân TBS tăng lên và đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chi phí phẫu thuật - thuật thuật chiếm tỉ trọng cao trong tổng chi phí điều trị của bệnh nhân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Ngoài ra, bệnh nhân được chỉ định sử dụng đến vật tư y tế đặc thù và đắt tiền, ví dụ như miếng vá nhân tạo kích thước 4x5cm(Aesculap AG) - 2.374.200 VNĐ, quả lọc máu rút nước(Terumo) - 2.484.300 VNĐ, bộ phổi nhân tạo tích hợp phin lọc động mạch kèm bộ dây dẫn và phụ kiện chạy - 15.791.000 VNĐ... Điều này dẫn đến chi phí

điều trị của bệnh nhân tăng lên và chi phí vật tư y tế chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng chi phí trực tiếp trung bình điều trị.

Kết quả nghiên cứu này không tương đồng với kết quả nghiên cứu của Võ Đức Trí, Cam Ngọc Phượng, Nguyễn Thanh Nguyên công bố năm 2019 tại bệnh viện Nhi Đồng 1 [9] và tác giả Võ Đức Trí, Nguyễn Kiến Mậu công bố năm 2015 tại bệnh viện Nhi Đồng 1 [10]. Theo kết quả nghiên cứu [9], tổng chi phí liên quan y tế cho điều trị 1 ca TBS có trung bình là 38.631.140 VNĐ. Nếu tính trong nhóm TBS nặng thì tổng chi phí trực tiếp liên quan y tế cho 1 trường hợp điều trị sống có trung vị là 92,3 triệu, 1 ca tử vong là 11,9 triệu và bệnh nặng xin về là 11,2 triệu [9]. Theo [9] cho thấy trong cấu thành chi phí, chi phí lâm sàng chiếm tỉ lệ cao nhất là 63,5%, kế đến là chi phí giường bệnh 24,3%, chi phí cận lâm sàng với tỉ lệ 12,2%. Trong chi phí lâm sàng chi phí vật tư y tế chiếm tỉ lệ cao nhất là 38% (12% cho VTYT, 26% cho y dụng cụ trong thông tim can thiệp), kế đến chi phí thủ thuật 29%, chi phí thuốc 20%. Theo [10] tổng chi phí can thiệp tim bẩm sinh nặng ở trẻ sơ sinh: 107,66 ± 40,47 triệu đồng trong đó BHYT chi trả: 89,19 ± 40,51 triệu đồng, bệnh nhân chi trả: 19,84 ± 16,7 triệu đồng.

Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng nói lên sự tích cực trong việc điều trị cho trẻ em tại Khoa phẫu thuật tim mạch trẻ em - bệnh viện E. Tại bệnh viện các thuốc sử dụng hầu hết là thuốc gốc với chi phí tương đối cao cho một đơn vị sử dụng. Tuy vậy chi phí thuốc chỉ chiếm 8,12% trong tổng chi phí điều trị. Điều này cho thấy việc sử dụng thuốc của các bác sĩ là hợp lý, liều lượng sử dụng ít nhưng mang lại hiệu quả sử dụng cho người bệnh.

Có sự khác biệt giữa tỉ lệ theo từng loại chi phí trong tổng chi phí điều trị bệnh tim bẩm sinh giữa đề tài và nghiên cứu [9], theo [9] vật tư y tế, chi phí y dụng cụ trong can thiệp mạch, thủ thuật, chi phí giường bệnh là 3 loại chi phí chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 87% trong tổng số chi phí điều trị. Đề tài ghi nhận: chi phí phẫu thuật - thủ thuật, chi phí vật tư y tế và chi phí giường bệnh là 3 loại chi phí chiếm tỉ lệ cao nhất, chiếm 82.,74% trong tổng số chi phí điều trị.

Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho ra các kết quả khác nhau về chi phí trung bình điều trị và cơ cấu trong chi phí điều trị bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em. Nhưng nhìn

chung, các kết quả về chi phí điều trị tim bẩm sinh cho trẻ em ở nước ngoài cao hơn so với chi phí điều trị tại Việt Nam.

Theo [17] tại Bệnh viện Đại học Bỉ, chi phí nhập viện trung bình dao động từ

11.106 Euro (sửa lỗ thông liên nhĩ) đến 33.865 Euro (phẫu thuật Norwood) ( dao động 276.744.861 VNĐ đến 843.865.003 VNĐ). Các ca phẫu thuật có biến chứng lớn dẫn đến chi phí cao hơn so với các ca phẫu thuật không có biến chứng, từ 7.105 Euro ( khoảng 177.045.943 VNĐ) cho ca sửa ống động mạch đến 27.438 Euro ( khoảng 683.713.803 VNĐ) cho ca sửa tứ chứng Fallot.

Tại Hoa kỳ, theo báo cáo từ [16] trong tổng số 12.718 ca phẫu thuật từ 27 bệnh viện, chi phí trung bình/ca tăng theo độ phức tạp của ca mổ (phẫu thuật thông liên nhĩ là 25.499 USD (khoảng 591.232.564 VNĐ), cho ca mổ Norwood là 165.168 USD ( khoảng 3.829.667.832 VNĐ).

Theo báo cáo từ [18], tại Hoa Kỳ năm 2018 đối với các ca điều trị nội trú ở giai đoạn đầu của bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng chi phí trung bình cho mỗi trẻ em bị tim bẩm sinh cho 1 lần nhập viện là 136.682 USD ( khoảng 3.168.972.170 VNĐ) và một số ít trẻ em có chi phí cực kỳ cao; chi phí cao nhất cho các trường hợp suy phổi kèm theo thông liên thất và hội chứng tim trái giảm sản. Chi phí nội trú tăng 1,6% mỗi năm trong thời gian nghiên cứu.

Theo báo cáo từ [19] tại Hoa Kỳ năm 2019, chi phí của các thủ tục đặt ống thông tim ở trẻ em / bẩm sinh có mức chi phí trung bình dao động từ 8.249 USD - khoảng 191.310.808 VNĐ (đặt ống thông chẩn đoán sau khi ghép tim chỉnh hình) đến 38.909 USD - khoảng 902.377.528 VNĐ (thay van động mạch phổi bằng máy xuyên tim).

4.1.2. Cơ cấu chi phí theo nhóm thuốc điều trị‌

Theo các hướng dẫn điều trị TBS hiện nay, trong các phác đồ điều trị hầu hết đều có sử dụng thuốc tim mạch. Điều này có thể giải thích là do trong điều trị bệnh tim bẩm sinh, thuốc tim mạch là nhóm thuốc điều trị chính, có vai trò rất quan trọng, quyết định hiệu quả điều trị. Các nhóm thuốc khác chủ yếu dùng để điều trị triệu chứng và sử dụng trong phẫu thuật, thủ thuật. Do đó, việc chi phí nhóm thuốc tim mạch chiếm tỉ lệ cao nhất là điều hoàn toàn hợp lý. Điều này cũng phù hợp với kết quả thu được của đề tài, khi chi phí nhóm thuốc tim mạch chiếm 30,14 % trong tổng chi phí thuốc. So sánh

kết quả với các nghiên cứu khác, đề tài có ghi nhận sự khác biệt. Tại bệnh viện nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh, chi phí nhóm thuốc kháng sinh chiếm tỉ lệ cao nhất với 35% trong tổng chi phí thuốc [9]. Trong khi đó, tỉ lệ nhóm thuốc kháng sinh của đề tài ghi nhận được là 47,71% tổng chi phí thuốc.

Việc tỉ trọng chi phí kháng sinh chiếm tỉ lệ cao có thể giải thích do tất cả các bệnh nhân đều thực hiện phẫu thuật - thủ thuật. Việc sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật là một biện pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết mổ trong suốt thời gian phẫu thuật. Việc dùng kháng sinh dự phòng như vậy đã tạo được nồng độ kháng sinh cao tại vùng mổ và trong máu đã ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vùng mổ không phát triển gây nhiễm khuẩn.

4.1.3. Cơ cấu chi phí theo chẩn đoán‌

Chi phí chẩn đoán được chia thành chi phí xét nghiệm, chi phí chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng và chi phí khám bệnh. Trong đó, tổng chi phí chẩn đoán trung bình của 116 bệnh nhân là 7.097.903,60 VNĐ, trong đó chi phí xét nghiệm chiếm 81,75%, chi phí chẩn đoán hình ảnh chiếm 15,19%, chi phí thăm dò chức năng chiếm 1,73% và chi phí khám chuyên khoa - khám tim mạch chiếm 1,34%. Mặc dù đơn giá mỗi lần thực hiện mỗi loại xét nghiệm thường không cao nhưng do người bệnh tim bẩm sinh phải làm rất nhiều loại xét nghiệm và thực hiện nhiều lần mỗi loại xét nghiệm nên chi phí dành cho xét nghiệm chiếm tỉ trọng rất lớn.

Trong xét nghiệm sinh hóa: các xét nghiệm điện giải đồ, định lượng albumin, định lượng creatinin, định lượng protein, định lượng urê, đo hoạt độ ALT/ AST là các xét nghiệm mà hầu hết các bệnh nhân đều có chỉ định thực hiện. Nguyên nhân là vì các xét nghiệm đóng vai trò rất quan trọng trong việc theo dõi và điều trị của người bệnh nên được chỉ định thường xuyên do vậy xét nghiệm sinh hóa chiếm 49,60% trong tổng số chi phí xét nghiệm. Xét nghiệm CRP dùng để đánh giá tiến triển của các phản ứng viêm và theo dõi đáp ứng điều trị đối với bệnh lý nhiễm trùng, đặc biệt đối với các bệnh nhi hầu hết đều có chỉ định phẫu thuật- thủ thuật. Xét nghiệm urê, creatinin dùng để đánh giá chức năng thận. Xét nghiệm đo hoạt độ ALT/ AST dùng để kiểm tra chức năng gan. Từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị và hiệu chỉnh liều thuốc sử dụng cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ.

Xét nghiệm vi sinh và đông máu tuy có sự chênh lệch về số lượng bệnh chỉ định thực hiện so với các xét nghiệm cơ bản khác, nhưng lại chiếm chi phí rất lớn trong tổng chi phí xét nghiệm. Điều này có thể giải thích là do các đơn giá các chỉ định xét nghiệm vi sinh và đông máu lớn hơn so với đơn giá các xét nghiệm còn lại. Đặc biệt là các xét nghiệm kỹ thuật cao như vi khuẩn nuôi cấy, định danh hệ thống tự động - máu hiếu khí với đơn giá 294.000 VNĐ và máu kỵ khí với đơn giá 297.000 VNĐ cho 1 lần thực hiện.

Ngoài các xét nghiệm, một số kĩ thuật chẩn đoán có đơn giá cao như siêu âm doppler tim / mạch máu - 222.000 VNĐ, chụp CT Scanner không có thuốc cản quang -

522.000 VNĐ... đang được áp dụng ngày càng nhiều trong chẩn đoán và điều trị. Các kĩ thuật này góp phần chẩn đoán bệnh chính xác hơn, phát hiện được các tổn thương, nguyên nhân gây bệnh mà bằng những kĩ thuật chẩn đoán thông thường không phát hiện được. Tuy nhiên, do giá của c dịch vụ này tương đôi cao nên chi phí chẩn đoán bệnh sẽ tăng, tỉ trọng chi phí chẩn đoán sẽ ngày càng lớn hơn.

4.1.4. Cơ cấu chi phí theo đối tượng chi trả‌

Theo ghi nhận của để tài, số tiền khám chữa bệnh phải chi trả của người bệnh đúng tuyến và trái tuyến rất khác nhau, chênh lệch tới 60% tổng chi phí. Tuy nhiên, dù không được hưởng đầy đủ quyền lợi của BHYT nhưng nhiều gia đình người bệnh vẫn chấp nhận điều trị trái tuyến. Điều đó phần nào cho thấy mức độ tin tưởng của người bệnh đối với các bệnh viện lớn nói chung, bệnh viện E nói riêng trong việc điều trị bệnh.

Đề tài ghi nhận kết quả cơ cấu chi phí theo đối tượng chi trả có sự khác biệt với nghiên cứu của tác giả Võ Đức Trí, Nguyễn Kiến Mậu tại bệnh viện Nhi Đồng 1 tại Hồ Chí Minh. Theo [10] cho thấy tổng chi phí can thiệp tim bẩm sinh nặng ở trẻ sơ sinh: 107,66 ± 40,47 triệu đồng trong đó BHYT chi trả: 89,19 ± 40,51 triệu đồng chiếm 82,84%, bệnh nhân chi trả: 19,84 ± 16,7 triệu đồng chiếm 17,16% . Đề tài ghi nhận trung bình BHYT chi trả 77.052.288,92 VNĐ cho một đợt điều trị bệnh tim bẩm sinh tại khoa Phẫu thuật tim mạch, chiếm 65,03% tổng chi phí điều trị, trong khi đó người bệnh phải chi trả 41.438.415,83 VNĐ chiếm 34,97%.

Đối với chi phí người bệnh chi trả: Các thuốc điều trị bệnh TBS đa số đều có trong danh mục thuốc BHYT, trong khi có nhiều xét nghiệm chẩn đoán không được

bảo hiểm y tế chi trả, mà chẩn đoán là dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong các dịch vụ y tế. Ngoài ra, với khả năng kinh tế cho phép, người bệnh có nhu cầu điều trị ở những phòng giường dịch vụ chất lượng cao, chi phí cho những dịch vụ này sẽ do bệnh nhân tự chi trả.

Trong cơ cấu chi phí dành cho DVYT hay chi phí dành cho thuốc điều trị, chi phí do BHYYT chi trả luôn lớn hơn chi phí do người bệnh chi trả. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi xét với mức độ hỗ trợ của BHYT của người bệnh trong nghiên cứu, có tới 112 bệnh nhi, chiếm 96,55% bệnh nhân có mức chi trả 100% viện phí của BHYT (đúng tuyến). Ngoài ra hầu hết các thuốc điều trị TBS và các dịch vụ y tề đếu đã thuộc danh mục thuốc bảo hiểm y tế chi trả. Tuy nhiên đối với DVYT sẽ một chút sự khác biệt. Tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình và nhu cầu điều trị, người bệnh có thể sử dụng các dịch vụ riêng khác và phải tự chi trả cho các dịch vụ đó (chế độ dinh dưỡng, chăm sóc riêng, thay đổi phòng/giường bệnh..) đặc biệt là dịch vụ về giường bệnh. Theo ghi nhận trong quá trình lấy số liệu đề tài thì nhu cầu của người bệnh ở các phòng giường dịch vụ là khá lớn, với chi phí không hề nhỏ. Chính điều này đã làm thay đổi mức độ chênh lệch chi phí do BHYT chi trả và chi phí do người bệnh chi trả.

4.1.5. So sánh chi phí điều trị bệnh tim bẩm sinh với mức chi trả bình quân bằng túi tiền theo hộ gia đình‌

Để đánh giá chi phí điều trị bệnh tim bẩm sinh so với khả năng chi trả cho việc điều trị của hộ gia đình có người mắc bệnh, đề tài tiến hành so sánh chi phí thu được với mức chi tổng quan ngành y tế năm 2020, đề tài ghi nhận mức chi trả trung bình cho y tế bằng túi tiền của hộ gia đình (OOP) năm 2020 là khoảng 3 triệu đồng/ năm [6]. Đề tài tiến hành so sánh chi phí điều trị TBS với OOP/ năm sau khi quy đổi OOP và chi phí điều trị TBS về cùng năm 2020 dựa trên chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam. Kết quả so sánh được trình bày trong Hình 4.1.

Hình 4 1 So sánh chi phí điều trị TBS với OOP năm Theo hình 4 1 tổng chi phí điều 1


Hình 4.1. So sánh chi phí điều trị TBS với OOP/ năm

Theo hình 4.1 tổng chi phí điều trị tim bẩm sinh mà người bệnh cần chi trả nếu không có sự hỗ trợ của BHYT sẽ gấp 39,5 lần so với mức chi trả trung bình cho y tế bằng túi tiền của hộ gia đình mỗi năm (118.490.704,75 VNĐ và 3.000.000 VNĐ, tương ứng). Tuy nhiên, khi có sự hỗ trợ của quỹ BHYT thì người bệnh phải chi trả 41.438.415,83 VNĐ, gấp 13,8 lần OPP/ năm, chi phí mà quỹ BHYT hỗ trợ là 77.052.288,92 VNĐ gấp 25,7 lần OPP/năm. Ta thấy dù có sự hỗ trợ của quỹ BHYT thì mức chi trả của bệnh nhân vẫn cao hơn so với mức chi trả trung bình cho y tế bằng tiền túi của hộ gia đình mỗi năm, điều này thấy được chi phí điều trị tim bẩm sinh gây gánh nặng rất lớn cho người bệnh cũng như hộ gia đình. Như vậy, quỹ BHYT có vai trò quan trọng trong việc giảm gánh nặng chi phí của người bệnh. Tuy nhiên, theo số liệu đề tài thu được thì dù quỹ BHYT có hỗ trợ chi trả chi phí điều trị cho người bệnh thì mức chi phí người bệnh phải chi trả vẫn cao. Vì vậy, cần có những chính sách, nguồn lực hỗ trợ bệnh nhân tim bẩm sinh để giảm bớt gánh nặng bệnh cho bệnh nhân.


4.2. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ VỚI CHI PHÍ TRỰC TIẾP ĐIỀU TRỊ‌

Khi xét riêng lẻ các yếu tố: giới tính, nhóm tuổi, nơi ở và số ngày điều trị vớ chi phí điều trị trung bình, đề tài ghi nhận sự tương quan có ý nghĩa thống kệ của yếu tố: số ngày điều trị có thể ảnh hưởng tới chi phí điều trị. Yếu tố số ngày điều trị là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí của người bệnh, bởi tăng số ngày nằm nội trú là tăng çhi phí giường bệnh, thuốc hay các DVYT khác dẫn đến tăng chi phí điều trị. Xét rộng các chi phí gián tiếp khác, số ngày nằm viện tăng còn ảnh hưởng tới chi phí đi lại, chi phí ăn uống, người phục vụ. nhất là trẻ em lứa tuổi nhỏ số lượng người phục vụ càng nhiều.

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 25/09/2024