Sức Lôi Cuốn Của Phật Giáo Đối Với Sinh Viên Trong Hành Vi Đi Lễ Chùa


quê, từ những xứ sở văn minh, giàu có đến các vùng đất lạc hậu, nghèo nàn. Cuộc khủng hoảng này rất đa dạng và phức tạp, đang biến chuyển theo thời gian, không gian và tồn tại trong mọi khía cạnh của đời sống. Chính điều này làm cho sinh viên có những bước chuyển biến và thay đổi sâu sắc trong lối tư duy và cách ứng xử của bản thân. Khi được hỏi về mức độ khi đi lễ chùa anh Hoàng Xuân Ng trả lời: “Bản thân em có rất nhiều việc phải lo nghĩ. Nhưng cảm thây năng lực bản thân có giới hạn nên nhiều khi thấy khủng hoảng, hoang mang. Em đến chùa để có triết lý, phương châm sống, một lối đi cho bản thân, kiểu như một lối thoát khỏi sự rối ren trong suy nghĩ”. Lối sống mà phần lớn con người thời nay chọn lựa và chú trọng đến đó là trên bình diện tinh thần. Những khó khắn trong cuộc sống đôi khi làm cho thanh niên thấy hoang mang bế tắc. Đi lễ chùa đến với Phật giáo họ chú trọng ở việc tìm kiếm để có triết lý, phương châm sống, lối đi cho bản thân. Có thể nói, sự lựa chọn này sẽ là một trong những chọn lựa khôn ngoan cho những người đang bối rối, mất phương hướng trước những khó khăn thách thức trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bởi vì tính hiệu quả mà nó đem lại là nó có thể thỏa mãn rất nhiều điều mà thanh niên đang mong ước và kiếm tìm.

Xếp hạng thứ hai là cầu sự bình an với ĐTB 4,17 (mức rất cao); ĐLC là 0,99. Với tỉ lệ % mức độ thừa nhận: không đúng là 1,0%; đúng 1 phần là 4,4%; đúng là 22,5%; rất đúng là 20,4%; đúng hoàn toàn là 51,7%. Thanh niên đến với đạo Phật với niềm tin, với sự nhiệt huyết, mong muốn được trải nghiệm những lời Phật dạy vào trong đời sống thực tiễn, nhằm giảm thiểu khổ đau và hướng tâm đến an lạc, sự bình an trong cuộc sống. Bằng các triết lý duyên sinh, duyên khởi mà Phật đã chứng ngộ, đạo Phật đã thể nhập vào triết lý sống của người Việt Nam trong các mối quan hệ ứng xử. Triết lý đó dạy rằng không ai có thể sống một mình, mà không liên hệ đến nhiều nhân duyên điều kiện khác. Do đặc điểm lứa tuổi, nên thanh niên có rất nhiều suy nghĩ trái chiều, điều này khiến họ luôn cảm thấy bất an trong cuộc sống. Chị Tô Thị M nói: “ Càng lớn, em càng thấy cuộc sống ngột ngạt, có nhiều vấn đề phải lo nghĩ. Có người yên nhưng rồi cũng không biết sau này sẽ ra sao, rồi công việc nữa. Em đi lễ chùa, cầu mong sự bình an cho em ở mọi khía cạnh trong cuộc sống”. Con người có nhiều mối quan hệ để được sinh ra,


để lớn lên, trưởng thành và phát triển trong dòng chảy của cuộc sống. Cho nên, nói đến đạo Phật là nói đến triết lý sống của người Việt trong các mối quan hệ ứng xử với với thiên nhiên - môi trường sống; với xã hội và đối với chính bản thân mình, đó cũng là giá trị cao quý nhất mà đạo Phật đem đến cho chúng ta. Thanh niên đi lễ chùa ngoài để tìm triết lý cho cuộc sống, họ cũng hướng đến hai mục đích có bản là cầu tình duyên và cầu xin có công việc phù hợp khi ra trường mới mức độ thừa nhận ở mức cao. Điều này hoàn toàn có lý và lý giải cho việc từ nhận thức Đức Phật là thần linh, là người có năng lượng của siêu nhiên nên thanh niên đi lễ chùa họ rất chú trọng vào việc cầu xin để thỏa mãn nhu cầu, thực hiện được các mục đích cá nhận của họ.

Thứ hạng thấp nhất là nhu cầu giải thoát nội tâm không cần dựa vào một thế lực nào khác với ĐTB là 2,37; ĐLC là 1,15. Với tỉ lệ % mức độ thừa nhận: không đúng là 24,2%; đúng 1 phần là 37,9%; đúng là 21,0%; rất đúng là 9,8%; đúng hoàn toàn là 7,1%. Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện đại với nhiều sự thay đổi, chức năng an định tinh thần của Phật giáo cũng đã được thể hiện ở sự mang lại trạng thái tinh thần an lạc, bình an, giải tỏa stress, thoải mái và giải tỏa những lo lắng, phiền muộn các vấn đề cuộc sống trần thế và cuộc sống sau khi chết của sự tham gia vào những nghi lễ Phật giáo và có ý nghĩa quan trọng với cuộc sống của con người.

Chức năng an ninh tinh thần của Phật giáo được đề cao khi nhấn mạnh chức năng điều chỉnh tâm lý, cân bằng trạng thái tâm lý con người trước tình trạng căn bệnh stress ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại của Phật giáo. Như thầy Đỗ Quang Hưng viết: “Riêng vấn đề tâm linh, tâm lý tinh thần nội tại con người, thì có lẽ chỉ những tôn giáo như đạo Phật mới có khả năng điều chỉnh sự cân bằng, có thể giúp con người sống hài hoà trong thế giới này”. Sức mạnh tinh thần của Phật giáo là giúp con người tự tìm cho mình niềm tin để có thêm nghị lực vượt qua những khó khăn và thách thực trong cuộc sống của hiện tại.

b. Sức lôi cuốn của Phật giáo

Đạo Phật rất có sức lôi cuốn đối với thế giới hiện đại, bởi vì tính hợp lý của nó và có dựa trên nền tảng của khoa học. Đức Phật đã nói, “Đừng tin tưởng bất cứ điều gì ta nói chỉ vì lòng tôn kính đối với ta, mà hãy tự mình thử nghiệm nó, phân tích nó, giống


như các con đang mua vàng” Con người hiện đại ngày nay thích một cách tiếp cận không độc đoán và tự do như thế. Khảo sát mức độ lôi cuốn của đạo Phật trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên với kết quả như sau:

Bảng 3.10. Sức lôi cuốn của Phật giáo đối với sinh viên trong hành vi đi lễ chùa


Sự lôi cuốn của Phật giáo

ĐTB

ĐLC

TH

1. Tấm lòng từ bi của Đức Phật

3,25

1,22

2

2. Trí tuệ siêu phàm của Đức Phật

3,24

1,22

3

3. Truyền thống anh linh, tốt đẹp của đạo Phật

3,13

1,13

4

4. Những tư tưởng tích cực, giá trị trong giáo lý của đạo Phật

3,28

1,08

1

5. Không gian, cảnh quan của nhà chùa

3,03

1,08

5

6. Không khí lễ hội của Phật giáo

2,69

1,06

7

7. Vai trò và tầm ảnh hưởng của Phật giáo với cuộc sống

2,88

1,10

6

8. Tấm gương tu hành của các vị tu sĩ

2,52

1,10

8

9. Sự thôi thúc từ các Phật tử

2,24

1,06

9

Trung bình

2.92

0.76


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội - 16

Ghi chú: Mức thấp rất thấp 1 ≤ ĐTB ≤ 1,5; Mức thấp: 1,5 <ĐTB < 2,5; Mức trung bình 2,5 ≤ ĐTB ≤ 3,0; Mức cao 3,0 ≤ ĐTB ≤ 4,0; Mức rất cao 4,0 ≤ ĐTB ≤ 5,0

Trong các yếu tố thuộc về sức lôi cuốn của Phật giáo thối thúc thanh niên đi lễ chùa. Yếu tố những tư tưởng tích cực, giá trị trong giáo lý của đạo Phật được xếp thứ hạng nhất với ĐTB là 3,28 (mức cao) ĐLC là 1,08. Với tỉ lệ % mức độ thừa nhận: hoàn toàn sai là 4,8%; sai 17,5%; đúng 1 phần là 38,8%; đúng là 22,3%; hoàn toàn đúng là 16,7%. Phật giáo được nhiều người thừa nhận và theo học do sự thích nghi bằng sự nhấn mạnh vào khía cạnh khoa học hợp lý. Đạo Phật có sự giải thích rõ ràng về cách sống, những kinh nghiệm trong đời sống xảy ra như thế nào và cách tốt nhất để đối phó với chúng. Sau đó, đạo Phật nói rằng đừng chấp nhận bất cứ điều gì bằng tín ngưỡng mù quáng; hãy tự suy nghĩ, thẩm tra nó và xem nó thực sự có hợp lý hay không. Điều này giống như khoa học yêu cầu chúng ta xác minh những kết quả của một thí nghiệm bằng cách tự lập lại nó; và chính vì thế chúng ta mới nên chấp nhận các kết quả là sự thật. Con người hiện đại rất thực dụng, họ sẽ không nghe theo bất kỳ điều gì nếu họ cảm


thấy không tin tưởng, họ không thích mua món gì mà không được trực tiếp thử nghiệm chúng. Tương, họ sẽ không hướng về một tôn giáo hay triết lý sống khác mà không có sự kiểm nghiệm nó trước tiên, để xem nó thực sự có hợp lý hay không. Phật giáo đã xuất sắc thỏa mãn những nhu cầu mong muốn của những người tin vào Phật. Đây chính là điều làm cho đạo Phật vô cùng lôi cuốn đối với nhiều người trong thế kỷ hai mươi

Xếp hạng thứ hai là yếu tố sự ngưỡng mộ về đức từ bi và trí tuệ của Đức Phật. Với tỉ lệ % mức độ thừa nhận: sai hoàn toàn là 6,9%; đúng 1 phần là 22,5%; đúng là 31,7%; rất đúng là 16,3%; đúng hoàn toàn là 22,7%. Trong Phật giáo, Đức Phật là bậc đại trí tuệ cao thượng, Ngài đã khai sáng con đường đưa đến bất tử và từ bi trí tuệ bao la. Bậc vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác tuy đã nhập diệt Vô Dư Niết Bàn từ rất lâu nhưng những lời Pháp của Ngài vẫn hiện hữu vượt không gian và thời gian để đem lại cho những người hữu duyên những bài học vô giá để từ đó hành trì và đạt được sự an vui thánh thiện nơi tâm. Đức Phật là tối thượng, những ai đặt lòng tin vào Ngài sẽ đạt được quả dị thục tối thượng. Đạo Phật là nguồn sống và lẽ sống của con người, là cương lĩnh cho nhân thế. Thanh niên đi lễ chùa cũng chịu sự thúc đẩy bời sự ngưỡng mộ đối với Đức Phật. Xã hội hiện đại, các phương tiện thông tin rất phổ biến và cập nhật, đây chính là điều kiện để thanh niên được tìm hiểu được biết về Phật giáo cũng như giáo lý của đạo Phât.

Xếp thứ hạng thấp nhất là yếu tố sự thôi thúc từ các Phật tử. Với tỉ lệ % mức độ thừa nhận: không đúng là 27,7%; đúng 1 phần là 35,8%; đúng là 25,2%; rất đúng là 7,1%; đúng hoàn toàn là 4,2%. Hiện nay ở các Trường Đại học đã xuất hiện sinh viên trở thành Phật tử của Phật giáo. Như vậy, Phật tử không chỉ là những người đi làm, người già hay những người ngoài sinh viên mà có cả ở sinh viên. Nhưng ở đây, thanh niên đi lễ chùa không phụ thuộc vào sự lôi cuốn của các Phật tử tôn giáo. Có lẽ đây cũng là điều rất độc đáo và khác biệt của sinh viên, thể hiện chính kiến của giới trẻ, những người có nhiều ước mơ hoài bão. Sức lôi cuốn khi họ đi lễ chùa nằm chính ở bản thân của họ và của chính những giá trị tích cực của Phật giáo.

Trong các biểu hiện mức độ của các thành tố trong hành vi đi lễ chùa của thanh niên, khía cạnh động cơ của hành vi xếp thứ hạng cao nhất có ĐTB là 3,11 (mức cao); ĐLC là 0,64 (độ phân tán thấp). Với tỉ lệ % mức độ thừa nhận: hoàn toàn sai là 12,3%;


sai là 23,7%; đúng 1 phần là 29,5%; đúng là 17,7%; hoàn toàn đúng là 18,9%. Tỉ lệ % ở mức độ đúng 1 phần xếp thứ bậc cao nhất và thấp nhất là mức độ hoàn toàn sai. Động cơ đi lễ chùa của thanh niên chính là những mong muốn chủ quan, thôi thúc họ hành động để thỏa mãn những nhu cầu nào đó. Nhu cầu sẽ trở thanh động cơ thúc đẩy khi nó có ba yếu tố: sự mong muốn là như cầu của thanh niên đối với việc đi lễ chùa; tính khả thi của những mong muốn đó, chính là khả năng họ có thể thực hiện việc đi lễ chùa và yếu tố điều kiện môi trường, hoàn cảnh xung quanh. Hành vi đi lễ chùa của thanh niên được thúc đẩy bởi rất nhiều các động cơ khác nhau và đã khái quát được thành hai nhóm động cơ chính là động cơ thuộc về bản thân thanh niên là những suy nghĩ mong muốn, mục đích của họ khi hướng đến Phật Giáo và động cơ thuộc về sự lôi cuốn Phật Giáo bao gồm cả những yếu tố liên quan đến không gian Phật giáo như với Đức Phật, với giáo lý, với khung cảnh hay các nghi lễ của Phật giáo. Vấn đề đặt ra ở đây là, với hai loại động cơ, động cơ thuộc về bản thân thanh niên và động cơ từ sự lôi cuốn của Phật Giáo, động cơ nào sẽ là động lực thôi thúc thanh niên mạnh hơn khi họ đi lễ chùa.

Sư trụ trì Thích Thanh T cho rằng, “Thầy nghĩ, không có sự khác biệt nhiều lắm giữa hai loại động cơ thúc đẩy thanh niên đến với Phật giáo, nhưng nếu so sánh giữa hai loại động cơ thuộc về bản thân thanh niên và động cơ là sự lôi cuốn của Phật giáo như đã phân chia thì thầy cho rằng động cơ thuộc về bản thân thanh niên sẽ thúc đẩy mạnh hơn”. Động cơ thuộc về bản thân thanh niên hay nói cách khác đấy chính là động lực thúc đẩy từ chính nội tại, sự thúc đẩy từ chính những suy nghĩ của bản thân họ, với thanh niên học tập, tình bạn, tình yêu là những vấn đề được số đông quan tâm nhiều nhất. Nếu được thúc đẩy từ những động cơ thuộc những nhu cầu chủ quan của bản thân thì động lực thúc đẩy sẽ có xu hướng bền vững hơn và nếu muốn tác động điều chỉnh, giáo dục những biểu hiện hành động nào đó của hành vi đi lễ chùa của thanh niên thì kết quả này là một kênh thông tin khá quan trong để chúng ta tham khảo, tập trung tìm hiểu động lực thúc đẩy tập trung vào yếu tố từ chính bản thân thanh niên.

Động cơ chính là yếu tố khởi xướng, định hướng và duy trì các hành vi của thanh niên khi họ đi lễ chùa. Như chị Nguyễn Thị D chia sẻ: “Nhiều lúc rất bận, học tập công việc rất căng thẳng, có rất ít thời gian, nhưng em vẫn bị thôi thúc bởi một số lý do, nên


vẫn tạm gác công việc, đến chùa như một thói quen và luôn hướng đến sự mong muốn là cầu xin, tìm kiếm điều may mắn cho bản thân”. Như vậy, không phải vì học đạo hay nghe giảng đạo nhưng sinh viên vẫn đến chùa. Đây là trường hợp vì sự mệt mỏi trong cuộc sống, thanh niên bị stress, đi chùa đã trở thành thói quen nên họ vẫn duy trì. Đối với thanh niên, đôi khi họ đến chùa chỉ để thư giãn, khung cảnh tịch mịch của nhà chùa, khiến tâm hồn lắng xuống tinh thần dịu lại. Không cần gặp ai, cũng chẳng cần thưa hỏi, chỉ cần được đến với Phật để lòng nhẹ nhàng khoan khoái. Chính cảnh cô liêu tịch mịch của nhà chùa đã giải tỏa xoa dịu phần nào nỗi bực dọc não phiền của họ. Những khó khăn bộn bề trong cuộc sống dường như được tạm gác lại. Cho dù đó là sự thôi thức bởi những yếu tố bên trong hay bên ngoài thì động cơ là thành tố động lực quan trọng trong hành vi đi lễ chùa của sinh viên.

So sánh thành tố động cơ của hành vi đi lễ chùa với một số biến số, có một số biến số có sự khác biệt như sau:

Biểu đồ 3.7 phía dưới cho thấy, động cơ đi lễ chùa của sinh viên khi đi lễ chùa có sự khác biệt giữa nam và nữ. Nam giới có mức độ thức đẩy động cơ ĐTB là 3.16 cao hơn so với nữ giới với ĐTB là 3.07. Trên thực tế khi chúng tôi tiến hành khảo sát thì, số lượng sinh viên là nữ giới đi chùa nhiều hơn nam giới. Và ở đây, khi khảo sát thì cho thấy rằng động cơ thúc đẩy đi lễ chùa của nam giới cao hơn. Điều này tôi có thể lý giải như sau: nữ giới thường được cho là những người nhiều cảm xúc hơn nam giới. Họ thường dùng nhiều hành vi biểu hiện để bộc lộ bản thân hơn và họ thường tỏ ra nhạy cảm hơn nam giới. Nữ giới cũng là những người dễ bị tác động, ảnh hưởng nhiều hơn từ các yếu tố bên ngoài trong khi nam giới thì họ vốn có tố chất độc lập và mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy, khi đi lễ chùa, nam giới có động cơ thôi thúc mạnh hơn thì họ mới có thể thực hiện các hành vi khác trong quá trình đến với Phật giáo.


Biểu hiện động cơ so với các biến số


Không đi làm thêm Có đi làm thêm Không theo tôn giáo Có theo tôn giáo

Vùng cao, vùng sâu, vùng xa


Nông thông


Thành phố Trường Đại học Giao thông Vận Tải Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

Năm 4


Năm 1


Nữ


Nam


2.45 2.5 2.55 2.6 2.65 2.7 2.75 2.8 2.85 2.9

1

2

3

4

5

6

Sinh viên

Giới tính năm học

Trường theo học

Đi làm

thêm

Quê quán

Tôn giáo

Biểu đồ 3.7. Động cơ của hành vi đi lễ chùa ở sinh viên (so sánh theo một số biến số)

Giữa ba trường cũng có sự khác biệt, trường Đại học Giao thông Vận tải với mức độ thúc đẩy cao nhất ĐTB là 3,22, trường Đại học Sư phạm Hà Nội ĐTB là 3,09 và thấp nhất là trường Đại học Nội vu Hà Nội với ĐTB là 3,02. Điều này khá tương xứng với nhận định về nhận thức của hành vi như mục trên. Thanh niên trường thuộc khối tự nhiên cũng có động cơ thúc đẩy ở mức độ mạnh hơn về việc đi lễ chùa sơ với sinh viên thuộc khối xã hội. Giữa ba vùng thành phố, nông thôn và vùng cao, vùng sâu, vùng xa thì nông thôn có mức độ động cơ thúc đẩy cao nhất với ĐTB là 3,15. Những người theo tôn giáo có động cơ thúc đầy cao hơn so với những người không theo tôn giáo với ĐTB là 3,16. Trong cuộc sống, có rất nhiều người họ luôn ở trong tình trạng không tốt. Họ bị lôi cuốn rất mạnh mẽ từ giáo lý của đạo Phật bởi vì nhiều người cảm thấy đời sống của họ trống rỗng. Dù họ có làm việc cật lực với nghề nghiệp của họ hay không, dường như chẳng có


điều gì khác biệt. Dù rất chân thành trong các mối quan hệ thì kết quả cũng vẫn không được như mong muốn. Họ đến với Phật, Phật giáo dạy cho họ những phương pháp để họ tự cải thiện, để mang đến những kết quả tạo ra sự khác biệt trong phẩm chất đời sống của họ. Điều này làm cho người ta cảm kích và hăng hái một cách không thể tưởng tượng được, khiến họ cảm thấy tin tưởng vào sức mạnh của Phật giáo. Với tính ưu việt như vậy nên Đạo Phật tự thích ứng với văn hóa và tinh thần của con người trong mỗi xã hội mà vẫn bảo tồn những giáo thuyết quan trọng của Đức Phật.

Phật giáo không thừa nhận có một Thượng Đế sáng tạo, ngự trị và chi phối đời sống của con người. Khổ đau hay hạnh phúc là do mỗi con người tự tác thành cộng với sự chi phối của dòng nghiệp lực cũng do chính mỗi con người tạo ra. Đức Phật dạy: “Con người trở nên cao qúi hay đê hèn không phải do nguồn gốc sinh thành từ gia đình hay đẳng cấp xã hội mà trái lại do chính hành động của tự thân làm cho con người trở nên cao qúi hay đê hèn.” Thêm vào đó, điểm khác biệt căn bản trong hệ thống triết lý của Phật giáo và các tôn giáo khác là: Phật giáo cho rằng tất cả pháp (những gì có mặt trên cuộc đời, bao gồm cả tâm và vật) trên thế gian này đều là duyên sinh, có điều kiện; và do đó, tất cả pháp là vô ngã, không hề có một thực thể nào bất biến, vĩnh hằng, cũng không có ai làm chủ đời sống của con người, ngoài trừ con người cá thể. Điều quan trọng nổi bật trong giáo lý của đạo Phật là tất cả chúng sinh đều có Phật tính, và đều có khả năng thành Phật. Sự giác ngộ, giải thoát tối thượng là chân lý bình đẳng đối với tất cả chúng hữu tình mà không phải là một ân sủng đặc biệt dành cho riêng ai. Đây là quan điểm bình đẳng vĩ đại, khó có thể tìm thấy ở những tôn giáo Thần quyền khác.

Nhìn vào biểu đồ 3.3 chúng ta thấy, mức độ biểu hiện hành vi khi đi lễ chùa của thanh niên nằm trải tương đối đều ở cả năm mức độ nhận thức. Với tần suất xuất hiện phần lớn nằm ở dải điểm khoảng mức từ 2,5 đến 3,5 tương ứng với mức điểm trung bình là 3,11. Điều này chứng tỏ mức độ biểu hiện động cơ đi lễ chùa của thanh niên biểu hiện khá rõ nét. Với độ phân tán giữa các mức độ tương đối đều và thấp. Trong đó cao nhất là ở mức độ lựa chọn khoảng 2,8 với tỷ lệ 73%

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí