Khái Niệm Hành Vi Cầu Nguyện Của Tín Đồ Công Giáo

cầu nguyện ở đây thể hiện khát vọng lên Thiên Đàng (Nước Thiên Chúa) sau đó mới hướng đến những gì cần thiết để đạt tới Nước Trời hoặc để làm việc xây dựng Nước Trời. Mục đích cuối cùng của các tín đồ Công giáo là sau khi chết được lên Thiên Đàng (Nước Thiên Chúa). Tất cả những điều trên đều trở thành mục tiêu của cầu nguyện.

Mục đích của cầu nguyện cũng đa dạng. Đức Giêsu đã nhiều lần khuyên các môn đệ cầu xin mà không hạn chế đối tượng: “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì (người ta) sẽ mở cho” (Lc, 11,9; Mt, 7,7; Mc, 11,24) - Chữ “người ta” ám chỉ Thiên Chúa.

- Chuyển cầu: là một dạng khẩn nguyện đặc biệt, đó là cầu xin giùm người khác, nó cũng giống như khẩn nguyện. Người ta cầu nguyện “cho tất cả mọi người, cho vua chúa và cho tất cả những người cầm quyền” (1, Toma 2,1), cho những Kitô hữu đang túng quẫn, chuyển cầu cho những người làm ơn. Cầu nguyện còn là việc cầu chúc, tạ ơn và ngợi khen Thiên Chúa.

2.2.3. Hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo

2.2.3.1. Khái niệm hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo

Như đã trình bày ở trên, cầu nguyện là phương tiện an ủi tâm lý mạnh mẽ nhằm trút bỏ những cảm xúc tiêu cực của tín đồ. Cầu nguyện thể hiện niềm tin tưởng, niềm hy vọng, mong muốn, nguyện vọng của người cầu xin đối với lực lượng thần thánh. Cầu nguyện nhằm mục đích đạt được tình cảm gần gũi trực tiếp với lực lượng siêu nhiên và dung hợp với lực lượng này. Trạng thái thần bí trong thời gian cầu nguyện là trạng thái kích thích cao độ những cảm xúc của tín đồ ở nồng độ cao và sâu sắc.

Khi nói cầu nguyện mà chúng ta đã phân tích ở trên ngoài khía cạnh nhận thức, xúc cảm và hành động thì còn một khía cạnh tâm lý rất cơ bản cần được đề cập đến đó là niềm tin của tín đồ khi cầu nguyện. Nếu không có niềm tin thì sẽ không có hành vi cầu nguyện của tín đồ. Vì bản chất của cầu nguyện là để cầu xin Thiên Chúa phù hộ, cứu vớt, thỏa mãn các nhu cầu mà tín đồ mong muốn.

Đây cũng là nét đặc thù của hành vi cầu nguyện trong tôn giáo và là sự khác biệt với hành vi thông thường của con người. Chính vì vậy, trong các thành phần tâm lý ở hành vi cầu nguyện của tín đồ có thêm một thành phần nữa đó là niềm tin.

Từ phân tích trên, có thể định nghĩa hành vi cầu nguyện ở tín đồ Công giáo như sau:

Hành vi cầu nguyện ở tín đồ Công giáo là những biểu hiện của hoạt động tôn giáo thông qua việc dùng ngôn ngữ (lời cầu khấn), phi ngôn ngữ (suy nghĩ, lòng tin cậy, kính mến) đối với Thiên Chúa và được thể hiện qua nhận thức, cảm xúc, niềm tin và hành động của chủ thể.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Với khái niệm trên, chúng ta thấy có một số điểm cần chú ý sau:

Thứ nhất, hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo là những biểu hiện của hoạt động tôn giáo ở tín đồ. Đó là những biểu hiện mà ta có thể quan sát được ở tín đồ như điệu bộ, cử chỉ, nét mặt và hành động và những biểu hiện mà chúng ta không quan sát được (cảm xúc và niềm tin).

Hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo - 7

Thứ hai, hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo được thể hiện qua ngôn ngữ (ví dụ, lời khấn vái, thầm thì...) và phi ngôn ngữ (ví dụ, điệu bộ, cử chỉ...) cũng như những cái mà không thể hiện ra ngoài, khó quan sát được như cảm xúc và niềm tin đối với Thiên Chúa.

Thứ ba, hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo được thể hiện qua các khía cạnh nhận thức, cảm xúc, niềm tin và hành động của tín đồ. Đây là điểm khác biệt của hành vi cầu nguyện với các hành vi bình thường. Những hành vi bình thường được thể hiện qua nhận thức, cảm xúc và hành động, còn hành vi cầu nguyện được biểu hiện qua nhận thức, cảm xúc, niềm tin và hành động.

Hành vi cầu nguyện có thể được thực hiện dưới hai hình thức cơ bản. Cầu nguyện tại nhà và cầu nguyện tại cộng đồng (nhà thờ).

2.2.3.2. Mục đích của hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo

Cầu nguyện là phương tiện an ủi tâm lý mạnh nhất đối với các tín đồ. Các nghiên đã chỉ ra rằng: cầu nguyện là cầu xin cho nhu cầu vật chất (ăn, sức khỏe, thời tiết), được bảo vệ, được che chở, được tha thứ cho các tội lỗi của mình, được chỉ dẫn, hướng dẫn về cách sống, có được sức mạnh, nghị lực. Qua hành vi cầu nguyện, các tín đồ tin rằng Chúa che chở cho địa vị thấp kém của mình, khát vọng cho tương lai, giúp đỡ cho gia đình và bạn bè, có nghị lực chịu đựng những khó khăn gian khổ, giúp đỡ để sống tốt hơn. Qua hành vi cầu nguyện tín đồ hy vọng sẽ trút bỏ được những lỗi lầm, tâm hồn và suy nghĩ trở nên trong sáng hơn, có được cuộc sống thanh bình, dũng cảm trước thử thách... Điều này thể hiện những mong muốn của con người, khát vọng con người đạt đến để giải phóng chính mình.

Cầu nguyện là cách tìm sự hỗ trợ của Thiên Chúa dành cho con người. Cầu nguyện là kêu xin, bày tỏ nhu cầu hiện thời và cầu xin sự trợ giúp. Chính vì thế, khi

gặp những khó khăn, thử thách, các tín đồ thực hiện hành vi cầu nguyện để xin Chúa giúp đỡ họ.

Đối với cộng đồng xứ họ đạo nói riêng và cộng đồng tôn giáo nói chung, việc cầu nguyện là sợi dây liên kết cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng và giữa các cộng đồng với nhau. Cầu nguyện dưới hình thức chuyển cầu là dạng cầu nguyện đặc biệt, các tín đồ cầu xin giùm người khác, nó cũng giống như khẩn nguyện. Người ta cầu nguyện cho tất cả mọi người.

2.2.3.3. Biểu hiện của hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo

Dựa trên quan điểm của tác giả Robert L. Berger, Ronald C. Federico, James

T. McBreen, L. Phơbách, Raymond J. Corsini thì hành vi gồm 3 thành tố chính là nhận thức, cảm xúc và hành động.

Từ kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Dũng qua đề tài cấp Bộ “Những đặc điểm tâm lý cơ bản của tín đồ Công giáo ở nước ta hiện nay” (2015) và kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước: “Những đặc điểm tâm lý cơ bản của cộng đồng Tin lành các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên” (2013) cho thấy, hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo và Tin lành không chỉ thể hiện qua nhận thức, cảm xúc và hành động, mà còn thể hiện rất rõ qua niềm tin của tín đồ đối với Thiên Chúa.

Từ những kết quả nghiên cứu của các tác giả nói trên và qua khái niệm công cụ về hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo, luận án xác định những biểu hiện cơ bản của hành vi cầu nguyện ở tín đồ Công giáo gồm bốn khía cạnh: Nhận thức, cảm xúc, niềm tin và hành động.

a. Hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo thể hiện qua nhận thức

Trong Từ điển Thuật ngữ Tâm lý học (2012), khái niệm nhận thức được xác định một cách đơn giản là “hiểu được một điều gì đó, tiếp thu được những kiến thức nào đó, hiểu biết những quy luật về hiện tượng, quá trình nào đó” [23, tr. 366 - 387].

Nhận thức của tín đồ Công giáo khi thực hiện hành vi cầu nguyện là sự hiểu biết của cộng đồng các tín đồ về Đức Chúa Trời, Thiên đàng, giáo lý, những điều răn của Chúa, luật lệ, lễ nghi, bổn phận và nghĩa vụ của tín đồ và tổ chức của Công giáo. Nhận thức của tín đồ Công giáo khi thực hiện hành vi cầu nguyện được thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Sự hiểu biết của các tín đồ Công giáo về Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời là ai? Sức mạnh của Người như thế nào? Một trong những mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của Công giáo là truyền dạy cho các tín đồ sự hiểu biết về Chúa Trời. Chúa

Trời là ai - Chúa đã được sinh ra như thế nào, quá trình truyền đạo của Chúa như thế nào, Chúa có ba ngôi (Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Chúa Thánh Thần). Trong khi thực hiện hành vi cầu nguyện, các tín đồ nói về sức mạnh, sự kính phục, sự biết ơn của mình đối với Chúa.

- Nhận thức của tín đồ về thế giới linh hồn - thế giới dành cho con người sau khi chết. Đó là Thiên đàng. Con người chúng ta chưa bao giờ biết đến Thiên đàng, cuộc sống nơi đó ra sao. Tuy nhiên, Công giáo đã miêu tả thế giới Thiên đàng trong Kinh thánh. Thiên đàng là nơi Chúa ở, là nơi không còn ốm đau bệnh tật, không còn than khóc, là một thế giới tuyệt mỹ, là địa chỉ mà ai ai cũng mong ước được đến sau cuộc sống ở trần gian. Trong khi thực hiện hành vi cầu nguyện, tín đồ thể hiện ước mong sau này được lên Thiên đàng để được gặp Chúa, để được sống cuộc sống sung sướng.

Đối lập với Thiên đàng là Địa ngục. Nơi có lửa cháy đùng đùng, quỷ dữ bị hành hạ, đau đớn và chết chóc… Vì lẽ đó, thế giới bên kia với những sức mạnh của thần linh hướng con người đến một cuộc sống tự thân lương thiện. Mọi tội ác của con người gây ra ở trần gian sẽ bị phán xử khi bước qua thế giới ấy. Mỗi tôn giáo tạo ra một bộ mặt của thế giới bên kia, về cơ bản có thể giống nhau nhưng biểu hiện lại khác nhau. Thông thường, thế giới bên kia được cấu trúc thành hai phần: “Địa ngục” là nơi đày ải những kẻ không ngoan đạo, không tuân giữ các điều răn dạy của đạo. Những người ngoan đạo và lương thiện, thực hiện tốt các quy định, các điều răn dạy của đạo, cầu nguyện nhiều thì được lên “Thiên đàng”.

- Nhận thức của tín đồ về Kinh thánh và giáo lý

Khi thực hiện hành vi cầu nguyện, tín đồ nói về những điều đã được dạy trong Kinh thánh, trong giáo lý của Giáo hội. Cầu nguyện cũng phản ánh sự hiểu biết của tín đồ về Kinh thánh và giáo lý của Công giáo.

Nhận thức của tín đồ thể hiện trong hành vi cầu nguyện là nhận thức mang tính ý thức cao của tín đồ. Đây là nhận thức có mục đích rõ ràng, có sự phấn đấu và cố gắng cao của tín đồ.

- Nhận thức về bổn phận của tín đồ

+ Bổn phận của tín đồ đối với Thiên Chúa

Đối với các tín đồ Công giáo, Thiên Chúa là vị thần quan trọng nhất. Do vậy, bổn phận đối với Chúa cũng là bổn phận quan trọng nhất của họ. Các tín đồ cần hiểu được bổn phận của mình đối với Thiên Chúa. Trong Kinh 10 điều răn thì có 3 điều nói về bổn phận của tín đồ đối với Thiên Chúa đó là:

“Thứ nhất: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự Thứ hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ; Thứ ba: Giữ ngày Chúa Nhật” [112]. Như vậy, đối với tín đồ, bổn phận lớn nhất đối với Chúa là kính yêu, thờ phượng Chúa và tin tưởng vào Chúa. Điều này phù hợp với chuẩn mực của Giáo hội được thể hiện trong điều răn của Chúa. Đây là bổn phận quan trọng nhất của một tín đồ đối với Chúa. Tiếp theo là tin tưởng vào Chúa, siêng năng cầu nguyện, đi

lễ ngày Chúa Nhật.

+ Bổn phận của tín đồ đối với tổ chức Giáo hội

Các tín đồ có bổn phận đối với Giáo hội, cụ thể là giáo xứ nơi họ sinh hoạt hàng ngày, hàng tuần và họ là thành viên của tổ chức tôn giáo này. Trong số các bổn phận đối với tổ chức Giáo hội, mà ở đây là đối với các giáo xứ (giáo hội cơ sở) thì bổn phận được nhiều tín đồ nói tới nhất là chấp hành các quy định của Giáo hội, cụ thể là của các giáo xứ.

Từ rất sớm Giáo hội đã xây dựng các luật lệ, lễ nghi và được thực hiện thống nhất trên toàn thế giới. Bộ Giáo luật của Công giáo gồm 1.752 điều, chia làm 7 quyển: Quyển 1: Những nguyên tắc chung; Quyển 2: Dân Thiên Chúa; Quyển 3: Nhiệm vụ Giáo huấn của Giáo hội; Quyển 4: Nhiệm vụ Thánh hóa của Giáo hội; Quyển 5: Tài sản của Giáo hội; Quyển 6: Hình phạt của Giáo hội; Quyển 7: Tố tụng. Các tín đồ có thể không hiểu hết được các điều trong Bộ Giáo luật của Giáo hội, song họ biết những điều liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm của một tín hữu. Các tín đồ cho rằng bổn phận đầu tiên của họ là phải thực hiện những quy định có tính bắt buộc đối với tín đồ được ghi trong bộ luật này.

Bổn phận đối với tổ chức Giáo hội cơ sở là tôn trọng, đoàn kết giữa các tín hữu. Họ cho rằng chỉ có đoàn kết, tôn trọng trong tổ chức giáo xứ thì mới làm cho nó tồn tại và vững mạnh. Một số bổn phận khác được tín đồ nhận thức được là đóng góp, giữ gìn nhà thờ và đi lễ đầy đủ, là truyền đạo và trung thành với tổ chức.

+ Bổn phận của tín đồ đối với gia đình

Công giáo quy định và giáo dục các tín đồ về bổn phận của mình đối với gia đình. Trong các bổn phận của tín đồ đối với gia đình thì bổn phận được quan tâm nhất là hòa thuận, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Bổn phận giáo dục con cái được xếp ở vị trí thứ hai. Để giáo dục tốt con cái thì họ phải gương mẫu. Do vậy, bổn phận này cũng được đánh giá cao. Một bổn phận khác đã được đưa vào trong 10 điều răn của Chúa là thảo kính cha mẹ cũng được các tín đồ hiểu biết tốt.

Nhận định về bổn phận với gia đình, tác giả Vũ Dũng nhận định: các tín đồ nhận thức khá tốt về bổn phận, trách nhiệm của mình đối với gia đình. Sự nhận thức này hướng tới xây dựng một gia đình phát triển về kinh tế, hòa thuận, đầm ấm về tình cảm và có trách nhiệm với giáo dục, chăm lo con cái, một gia đình có gia phong trên dưới… Thực tế cho thấy tôn giáo, mà cụ thể là các chuẩn mực tôn giáo có vai trò to lớn trong việc đảm bảo hạnh phúc gia đình, giữ gìn nề nếp, kỷ cương của gia đình. Điều này là cần thiết trong bối cảnh thay đổi của gia đình trong một xã hội chuyển đổi hiện nay [26].

+ Bổn phận của tín đồ đối với xã hội

Các tín đồ với tư cách là thành viên của cộng đồng Công giáo, họ phải có nghĩa vụ thực hiện các bổn phận với tổ chức Công giáo, nhưng với tư cách là một công dân của đất nước, họ phải có trách nhiệm thực hiện các bổn phận với xã hội.

Trong số các bổn phận của mình đối với xã hội, các tín đồ đánh giá cao nhất bổn phận chấp hành luật pháp của Nhà nước. Đây là bổn phận của một tín đồ với tư cách là một công dân của đất nước. Các tín đồ cho rằng phải kết hợp giữa trách nhiệm của một công dân với trách nhiệm của một tín đồ. Do vậy, phải luôn kính Chúa, yêu nước. Một bổn phận khác được tín đồ nhận thức là sống đoàn kết, yêu thương nhau trong cộng đồng làng xóm.

Bên cạnh đó, các tín đồ Công giáo còn nhận thấy có bổn phận giúp đỡ cộng đồng, giúp đỡ những người gặp khó khăn. Mười điều răn ấy tóm về hai này mà chớ: trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy [112].

b. Hành vi cầu nguyện thể hiện qua cảm xúc

Cảm xúc là khía cạnh quan trọng của hành vi cầu nguyện. Trong cầu nguyện, các tín đồ thể hiện cảm xúc của mình đối với Chúa (chủ yếu dưới hình thức tình cảm). Đó là sự kính phục, tình yêu và sự biết ơn đối với Chúa. Điều này cũng được quy định trong 10 điều răn của Chúa. Hai điều răn đầu tiên đã nói về điều này: “Thứ nhất: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự; Thứ hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ” [112]. Đây là tình cảm thiêng liêng. Do vậy, trong khi cầu nguyện, các tín đồ thường thể hiện tình cảm này.

Tình cảm của tín đồ đối với Thiên Chúa khi thực hiện hành vi cầu nguyện không chỉ thể hiện qua hành vi cầu nguyện ở gia đình, ở nhà thờ mà còn thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Thiếu tình yêu tín đồ không thể đến với Chúa. tín đồ Công giáo tồn tại hai dạng tình yêu: tình yêu Thiên Chúa và tình yêu con người. Trong hai loại

tình yêu này thì tình yêu Chúa giữ vị trí thứ nhất sau mới đến tình yêu con người. Tuy nhiên hai tình yêu này không mâu thuẫn với nhau.

Khi tín đồ thực hiện các nghi lễ tôn giáo nói chung và hành vi cầu nguyện nói riêng tình cảm lúc mới bắt đầu mang tính tiêu cực (lo âu, sợ hãi, mong muốn, khẩn cầu), nhưng khi thực hiện xong nghi lễ tôn giáo thì tình cảm chuyển sang tích cực (vui mừng, tin tưởng, yên tâm…) [27].

Về tâm trạng của tín đồ khi tham gia các buổi cầu nguyện, thánh lễ, tín đồ cảm thấy rất hạnh phúc, tâm trạng thanh thản, nhẹ nhõm. Bởi cầu nguyện là cách thức giao tiếp trực tiếp với Thiên Chúa, do đó tín đồ cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa và có có mối liên hệ với Thiên Chúa. Cùng với đó là cầu nguyện giúp tín đồ có thêm niềm tin và sức mạnh vào cuộc sống.

Tình cảm của tín đồ trong khi thực hiện hành vi cầu nguyện là tình cảm có ý thức. Nó được hình thành qua quá trình hoạt động tôn giáo. Nó được trải nghiệm và phát triển qua thời gian.

c. Hành vi cầu nguyện thể hiện qua niềm tin

Niềm tin tôn giáo là một khía cạnh tâm lý quan trọng hàng đầu của tín đồ và cộng đồng tôn giáo. Nó là khía cạnh trung tâm của đời sống tâm lý tín đồ. Khi cầu nguyện, niềm tin tôn giáo của tín đồ rất sâu sắc và được thể hiện ở các khía cạnh sau:

+ Niềm tin đối với Đức Chúa Trời. Khi cầu nguyện, các tín đồ thể hiện niềm tin vào sức mạnh của Đức Chúa Trời. Các tín đồ tin rằng Đức Chúa Trời có sức mạnh vô song. Người sáng tạo ra con người và vạn vật trên trái đất. Người có khả năng cứu vớt tất cả mọi người.

+ Niềm tin vào một thế giới khác - thế giới linh hồn sau khi chết. Trong Kinh thánh có nói về Thiên đàng và Địa ngục. Trong cầu nguyện các tín đồ luôn tâm niệm một điều là nếu họ thực hiện tốt những điều răn dạy của Chúa thì khi chết sẽ được lên Thiên đàng - một thế giới cực lạc, một địa chỉ mà ai cũng phải ước mơ. Đối lập với Thiên đàng là thế giới khủng khiếp dành cho những tín đồ vi phạm luật lệ của Chúa - đó là Địa ngục.

+ Niềm tin đối với những điều ghi trong giáo lý, Kinh thánh. Việc các tín đồ sử dụng các điều ghi trong Kinh thánh, các quy định của Giáo hội để làm ngôn ngữ cho hành vi cầu nguyện đã phản ánh niềm tin của họ với Kinh thánh và Giáo lý. Mặt khác, theo thời gian, hành vi cầu nguyện càng làm cho niềm tin của tín đồ Kinh thánh, các quy định của Giáo hội sâu sắc hơn.

+ Niềm tin vào các chức sắc tôn giáo của tín đồ. Đó là niềm tin vào Giáo hoàng, giám mục, linh mục, phó tế. Vì khi thực hiện hành vi cầu nguyện tín đồ luôn làm theo những điều chỉ dẫn của các chức sắc tôn giáo .

Những biểu hiện trên của niềm tin trong hành vi cầu nguyện của tín đồ thể hiện một cách có ý thức cao. Đó là niềm tin có chủ đích, niềm tin sâu sắc.

d. Hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo thể hiện qua hành động

Hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo thể hiện qua hành động được thể hiện qua các khía cạnh sau:

+ Hành động chuẩn bị cho cầu nguyện: Hành vi cầu nguyện được tín đồ thực hiện tại gia đình và tại nhà thờ. gia đình, tín đồ thực hiện hành vi cầu nguyện hàng ngày, chủ yếu vào buổi sớm trong ngày, còn cầu nguyện ở nhà thờ được thực hiện vào thứ bảy, chủ nhật hàng tuần. Trước khi thực hiện hành vi cầu nguyện, các tín đồ có sự chuẩn bị nghiêm túc: chuẩn bị trang phục chỉnh tề, chuẩn bị về thời gian cầu nguyện đúng quy định, chuẩn bị tâm thế hướng về Chúa, chuẩn bị các lời cầu xin Chúa, chuẩn bị tài liệu để đọc khi cầu nguyện (Kinh thánh và các tài liệu do Giáo hội ban hành)...

Hành động cầu nguyện được tín đồ chuẩn bị một cách có ý thức, rất chu đáo cả về tâm hồn và thể xác. Tâm hồn được các tín đồ chuẩn bị đó là sự tĩnh tâm, dành thời gian cho các buổi cầu nguyện. những vùng Công giáo toàn tòng, kể cả trong những ngày mùa bận rộn, nhưng khi đến ngày lễ hoặc đến giờ đi lễ, tín đồ sẵn sàng gác các công việc lại, về nhà chuẩn bị để đến nhà thờ tham dự thánh lễ. những vùng đông giáo dân, có linh mục coi sóc hàng ngày, trước những ngày lễ trọng, các tín hữu thường đến thực hiện hành vi xưng tội, đây là cách thức chuẩn bị cho tâm hồn ( bởi vì khi xưng tội thì tín đồ nhận thức mình sạch tội, tâm hồn nhẹ nhõm…) chuẩn bị về tâm thế hướng đến Chúa. Quan sát trong các buổi lễ chúng tôi thấy, các tín đồ còn chuẩn bị về trang phục… các tín đồ đi dự lễ thường ăn mặc rất đẹp và trang nghiêm. Những xứ đạo thường có các hội đoàn, thì chính hội đoàn đó có những trang phục riêng nhằm phục vụ các nghi thức, tham gia đoàn rước khi hoặc là dấu chỉ riêng cho hội đoàn trong giáo xứ. Còn thông thường tín đồ cũng mặc những bộ trang phục đẹp nhất, lịch sự nhất vào các ngày lễ lớn của Công giáo.

+ Hành động khi cầu nguyện: Biểu hiện của hành động bên ngoài khi cầu nguyện là đọc kinh. Khi cầu nguyện, giáo dân đọc đồng thanh những bản kinh in

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/01/2023