Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Cầu Nguyện Của Tín Đồ Công Giáo

sẵn đã được học thuộc trong sách kinh ở nhà thờ, nơi nghĩa trang, tại các gia đình có tổ chức cầu nguyện chung.

Trong các buổi lễ, các tín đồ từ nhỏ đến lớn rất trang nghiêm và tuân thủ một cách rất ý thức các nghi thức, quy định trong các buổi lễ, giữ trật tự, rồi cùng nhau đọc những bài kinh, hát những bài thánh ca, đọc sách Kinh thánh…

Một số hành vi khác được thực hiện trong khi cầu nguyện như: Làm dấu thánh giá - một dấu chỉ thể hiện niềm tin và tuyên xưng niềm tin của tín đồ. Theo sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo thì dấu thánh giá “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen” là một trong những dấu hiệu Kitô giáo cổ xưa nhất và là dấu hiệu tuyệt hảo của người Kitô hữu. Khi làm dấu thánh giá, tín đồ biết mình thuộc về Chúa Kitô, bày tỏ niềm tin của chúng ta vào Chúa Kitô đã chết trên thánh giá vì chúng ta, tín đồ nói lên lòng ước muốn đón nhận và liên kết đời sống tín đồ với Chúa. Dấu thánh giá được tín đồ thực hiện trước khi cầu nguyện và khi kết thúc các buổi cầu nguyện. Bởi, theo tín đồ dấu thánh giá là biểu thức của chính đức tin Kitô giáo, đó là sự hiện hữu của Thiên Chúa được mạc khải bởi đời sống của Chúa Kitô, đó là lý do các tín đồ thường làm dấu thánh giá khi bắt đầu một nghi thức phụng vụ.

Khi cầu nguyện, mỗi tín đồ đều xuất phát từ chính nhu cầu của mình, từ những điều cá nhân muốn cầu xin. Nội dung cầu xin của tín đồ rất đa dạng, theo tài liệu chúng tôi ghi chép được, ở các xứ đạo, có tín đồ cầu mong đòi được nợ, cầu xin có thêm con cái, cầu xin cho làm ăn, gia đình hạnh phúc hoặc cầu cho linh hồn của những người quá cố… do đó động cơ và mục đích của cầu nguyện phụ thuộc vào mục đích của cá nhân. Có người đọc vang to, có người thì thì thầm cầu xin, người thì chỉ thể hiện điều cầu xin trong suy nghĩ.

Cầu nguyện cũng là cách để người giáo dân cảm tạ, bày tỏ lòng thành kính, sùng bái Thiên Chúa mà họ đã đặt niềm tin khi cầu xin. Chính vì thế nên mức độ biểu hiện cũng khác nhau. Có người thì chắp tay trước Chúa, người quỳ gối, người sụp lạy...

Điều gì thúc đẩy hành vi cầu nguyện? Khi tín đồ cầu nguyện tức là họ đang thực hiện mối liên hệ với Thiên Chúa. Tín đồ có thể cầu nguyện trực tiếp mà không phải qua trung gian. Chính vì thế, tín đồ cầu nguyện để có cơ hội để giao tiếp với Đức Chúa Trời. Việc cầu nguyện giúp tín đồ giải tỏa những lo toan, những bức xúc của cuộc sống, cùng với đó là cầu xin Đức Chúa Trời phù hộ. Cầu nguyện cũng là cách thức diễn tả, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình đối với Đức Chúa Trời.

Cầu nguyện là lúc con người ta gạt bỏ tất cả những vất vả đời thường, giữ cho tâm trí bình an. Do đó, thời gian cầu nguyện là khoảng thời gian giúp cho tín đồ tìm thấy cách thức giải quyết những khó khăn trong cuộc sống.

Trong các ngày lễ lớn và lễ thường ngày, các tín đồ thường tụ họp nhau để cầu nguyện, cầu nguyện tập thể còn là cơ hội để giúp cá nhân có cơ hội gặp nhau, gặp gỡ đời thường và gặp gỡ trong niềm tin tôn giáo, tín đồ nghĩ đến nhau và cầu nguyện cho nhau. Tín đồ còn cầu nguyện cho những cộng đồng cùng đạo mỗi khi biết cộng đồng đó gặp khó khăn gì, do đó các tín đồ Công giáo thường có cảm nhận gắn bó với cộng đồng hơn.

Bản chất tâm lý của hành vi là phản ánh nhận thức, cảm xúc, niềm tin và những hành động cụ thể của tín đồ trong quá trình thực hiện hành vi cầu nguyện. Vấn đề quan trọng nhất ở đây chính là nhận thức, cảm xúc, niềm tin và hành động của tín đồ đối với Đức Chúa Trời, với thế giới linh hồn của con người.

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Từ các nghiên cứu của tác giả Vũ Dũng (Qua Giáo trình Tâm lý học tôn giáo (1998); Kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ về tâm lý của tín đồ Công giáo (2015); Kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước về tâm lý của tín đồ đạo Tin lành (2013)…); Kết quả khảo sát sơ bộ về tâm lý tin đồ Công giáo của chúng tôi trước khi thực hiện luận án chúng tôi xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo như sau:

2.3.1. Nhóm yếu tố chủ quan

Hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo - 8

Nhóm yếu tố chủ quan được hiểu là những đặc trưng tâm lý cơ bản nằm bên trong, liên quan trực tiếp và cấu thành nên hành vi cầu nguyện của tín đồ như: nhận thức, xúc cảm, niềm tin và hành động trong sinh hoạt tôn giáo và thực hành tôn giáo của tín đồ.

2.3.1.1. Yếu tố ý thức của bản thân đối với đạo

Hành vi cầu nghuyện của tín đồ trở nên sâu sắc và bền vững trước hết phụ thuộc vào nhận thức đúng về Thiên Chúa. Khi nhận thức đúng tín đồ sẽ có hành vi đúng. đây, ý thức đối với đạo chính là ý thức với Thiên Chúa, đối tượng chính mà tín đồ hướng tới, cùng với đó là Đức Mẹ, đối tượng tín đồ cầu xin. Đức Mẹ còn là trung gian của những lời chuyển cầu của tín đồ đến Thiên Chúa. Chính vì thế, tín đồ nhận thức được một cách sâu sắc về Chúa, Đức Mẹ là bậc tôn kính và thực hiện hành vi cầu nguyện để cầu xin.

Khi tín đồ nhận thức đúng về đạo mà mình theo thì anh ta sẽ thực hiện hành vi cầu nguyện một cách nghiêm túc, tự giác. Hành vi cầu nguyện là quy định bắt buộc của Công giáo đối với tín đồ. Chỉ qua cầu nguyện mới hình thành ở tín đồ nhận thức, cảm xúc, niềm tin của mình với Thiên Chúa. Ý thức về đạo thể hiện sự nhận thức cao của tín đồ về tôn giáo mà mình theo.

2.3.1.2. Yếu tố mức độ thực hiện hành vi cầu nguyện

Theo Vũ Quang Hà (2008), hành vi tôn giáo được xác định là một tín đồ thực hiện tập hợp những quy định về nghi thức và tín ngưỡng tôn giáo nào đó, ít hay nhiều thể chế hóa, phải thực hiện để việc theo tín ngưỡng có thể nhìn thấy và kiểm tra được [43, tr. 221]. Khi tín đồ có nhu cầu và niềm tin vào tôn giáo, họ sẽ thực hiện các hành vi tôn giáo của mình như thờ cúng, cầu nguyện, tham dự các lễ hội, hành hương.

Các hành vi tôn giáo, trong đó có hành vi cầu nguyện được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đời sống tín đồ sẽ khơi dậy và củng cố niềm tin, cho tín đồ thấy rằng mình thuộc về cộng đồng tôn giáo, tín đồ không lẻ loi mà được sự che chở của cồng đồng và các đối tượng thiêng liêng trong đạo như Chúa, cộng đồng và chức sắc… Khi các tín đồ thực hiện các hành vi tôn giáo đều đặn (mang tính khuôn đúc) sẽ tạo nên các thói quen rất bền vững, từ đó hình thành hành động thường xuyên trong đời sống tín đồ. Ví dụ, ngày Chủ nhật hàng tuần tham dự các thánh lễ, tham dự các buổi cầu nguyện hàng ngày, cầu nguyện cá nhân; hay việc tuân giữ các điều răn dạy của Chúa, thực hành các điều răn dạy đó trong cuộc sống, đọc kinh hàng ngày, cầu nguyện mỗi khi có công việc lớn v.v… Việc thực hiện hành vi tôn giáo này giúp tín đồ tăng trưởng về niềm tin, tin có sự tồn tại của lực lượng thiêng liêng… và tín đồ tin rằng Chúa có thể tác động đến con người trong cuộc sống hiện tại và đặc biệt là cuộc sống sau khi chết.

Trên cơ sở niềm tin, tín đồ sẽ quyết định hành vi của mình, bởi vì hành vi là biểu hiện của niềm tin ra bên ngoài, đồng thời nó cũng góp phần duy trì, củng cố, làm cho niềm tin ngày một sâu sắc hơn. Xuất phát từ niềm tin Công giáo mà mỗi tín đồ có mức độ thực hiện hành vi khác nhau. Tín đồ Công giáo thực hiện hành vi cầu nguyện hàng ngày và rất thường xuyên. Hành vi cầu nguyện thực hiện ở nhà thờ vào các buổi sáng tối hoặc ít nhất theo quy định của Giáo hội. Tín đồ Công giáo phải tham dự lễ ngày Chúa Nhật, tức là quy định bắt buộc đối với các tín đồ. Trong các buổi lễ, các tín đồ đọc kinh cầu nguyện, hát thánh ca (một dạng thức của cầu nguyện - hát là cầu nguyện 2 lần), nghe đọc Kinh thánh và giảng giải Kinh thánh (lời Chúa) từ các vị linh mục chủ lễ. Việc đó dần trở thành thói quen. Tín đồ thực

hiện một cách rất tự giác, chúng tôi thấy dù mưa hay nắng, các tín đồ vẫn thực hiện một cách rất nghiêm túc. Bên cạnh đó, nhiều tín đồ còn dành thời gian tụ họp cầu nguyện tại nhà.

Mặt khác, cầu nguyện trở thành thói quen, nhu cầu của bản thân. Tín đồ cho rằng cầu nguyện như bữa ăn hàng ngày. Việc cầu nguyện đã hình thành nên thói quen đối với tín đồ khi có nhu cầu hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống, lúc này tín đồ cầu nguyện như một cách thức để thỏa mãn nhu cầu của bản thân.

Lợi ích của cầu nguyện: cầu nguyện càng thường xuyên sẽ giúp bản thân giải tỏa những tâm trạng nặng nề của cuộc sống. Trạng thái tâm lý của cầu nguyện là trút bỏ những cảm xúc tiêu cực, sau khi cầu nguyện thường những cảm xúc tiêu cực sẽ mất đi và thay vào đó là những cảm xúc tích cực. Do đó, cầu nguyện là cách giải tỏa tâm lý hữu hiệu, giải tỏa những tâm trạng nặng nề của bản thân.

2.3.2. Nhóm các yếu tố khách quan

2.3.2.1. Yếu tố bản thân Công giáo

Nhận định của các nhà nghiên cứu về tôn giáo, nhà tâm lý học cũng chỉ rõ giá trị Công giáo có ảnh hưởng quan trọng tới đời sống tín đồ nói chung và hành vi cầu nguyện nói riêng. Giáo lý Công giáo có nhiều nội dung phù hợp với đạo đức con người. Công giáo quan tâm đến con người, tín đồ và đưa ra những chuẩn mực phải có đối với tín đồ. Những chuẩn mực hay giá trị Công giáo tạo ra những giá trị luân lý, đạo đức, khuyên tín đồ sống thánh thiện, sống có trách nhiệm với bản thân, làm điều lành, tránh điều ác, biết sống tiết chế dục vọng, sống khiêm nhường, phẩm hạnh - đó là những giá trị mà xã hội nào, thời đại nào cũng đòi hỏi ở mỗi cá nhân. Chính vì thế, việc phấn đấu cho tôn giáo trở thành một lẽ sống là điều quan trọng với tín đồ.

Câu hỏi đặt ra là có còn thế giới nào ngoài thế giới chúng ta đang sống hay không? Con người sau khi chết sẽ đi đâu, về đâu? Liệu có gì tồn tại nữa hay không? Mục đích của những hành động tôn giáo hướng đến điều gì? Chính vì thế, các tôn giáo đã đi tìm câu trả lời cho vấn đề này và hướng con người đến niềm tin vào thế giới đó. Trong niềm tin tôn giáo tín đồ tin rằng con người có hai phần, phần thân xác và phần linh hồn. Sau khi chết phần thân xác trở về cát bụi, còn phần linh hồn sẽ có một thế giới riêng (Thiên đàng hoặc Địa ngục). Tôn giáo đã đáp ứng mong muốn và trả lời câu hỏi đó chính là Thiên đàng. Khi chết, những người tuân giữ lời Chúa sẽ được lên Thiên đàng. Chính vì thế tín đồ tin rằng, khi còn sống có ý thức tu luyện, phấn đấu và đóng góp cho đạo phát triển thì sau khi chết sẽ được lên Thiên

đàng. Đó là động lực thúc đẩy tín đồ thực hiện các quy định của Thiên Chúa, của Giáo hội, trong đó có hành vi cầu nguyện.

Phương pháp truyền đạo của linh mục, Kinh thánh và Giáo lý trong đạo đều mang những giá trị tích cực nhất định, nếu tín đồ lĩnh hội những giáo lý, học hỏi và thực hành, suy nghiệm một cách sâu sắc chắc chắn sẽ tìm được chân lý và lẽ sống cho bản thân. Nơi nào Công giáo truyền đến đều không có hiện tượng xung đột hay chiến tranh tôn giáo thì người dân chấp nhận một cách tự nguyện và có niềm tin, niềm tin đó đến từ từ. Thực tế chứng minh Công giáo ngày nay đã đáp ứng được yêu cầu về tình cảm, tâm linh của quần chúng một cách tốt đẹp, góp phần hình thành nên lối sống của con người Việt Nam trong lịch sử và còn có giá trị đến ngày nay. Những giá trị tích cực trong giáo lý giúp con người vững bước trước những cám dỗ cuộc đời, khích lệ họ quan tâm đến số phận cộng đồng, sống tốt, coi trọng xã hội, coi trọng thiên nhiên. Nói cách khác, giáo lý Công giáo đã khẳng định giá trị, định hướng sâu sắc cho con người biết sống tốt đời đẹp đạo, thiết thực và sống có ý nghĩa, có ích đối với đất nước, xã hội, gia đình và cá nhân.

Như chúng tôi đã trình bày về nhận thức của tín đồ về Thiên Chúa, sức mạnh của Chúa… Chúng tôi thấy Đức Chúa Trời có vai trò trong hành vi cầu nguyện của tín đồ. Vai trò đó thể hiện ở nhận thức của tín đồ về việc thờ phượng Thiên Chúa như trong giáo lý đã dạy, buộc các tín đồ phải tuân thủ. Nhận thức được vai trò và sức mạnh của Thiên Chúa, đó là cứu vớt con người, giúp đỡ con người trong những hoàn cảnh khó khăn, đáp ứng các nhu cầu của con người và phán xét mọi hành động, suy nghĩ của con người. Chính vì thế, muốn có được sự trợ giúp của Thiên Chúa chỉ có một cách đó là tín đồ phải cầu nguyện để bày tỏ những mong muốn, khát vọng của mình.

Khát vọng được đến Thiên đàng, những điều được chỉ dạy trong Kinh thánh và giáo lý có tác động đến việc cầu nguyện của tín đồ. Mục đích rốt ráo của tín đồ là sau khi chết được lên Thiên đàng. Chính vì mục đích cao cả đó mà mỗi tín đồ khi sống phải thực hiện tốt các điều răn dạy của Chúa, đó là thờ phượng và kính mến Người trên hết mọi sự. Tín đồ có bổn phận cầu nguyện cho nhau khi sống và khi chết. Đó cũng là yếu tố tác động đến hành vi cầu nguyện tích cực của tín đồ.

Yếu tố cộng đồng tôn giáo cũng có ảnh hưởng nhất định đến hành vi cầu nguyện. Tâm lý đám đông, nhận định từ cộng đồng tác động đến các tín đồ khác trong giáo xứ, tấm gương tu tập của các chức sắc tôn giáo đều ảnh hưởng đến hành

vi cầu nguyện. Chức sắc là tấm gương để các tín hữu làm theo, đời sống đạo và hành vi chuẩn mực của chức sắc có tác động đến tín đồ.

2.3.2.2. Yếu tố gia đình

Gia đình là một tế bào của xã hội; là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội đầu tiên của con người; là nơi con người được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ lẫn đạo đức; là nơi nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách đầu tiên của mỗi người. Truyền thống, sự giáo dục và hoàn cảnh gia đình là những yếu tố đầu tiên có tác động mạnh đến sự hình thành hành vi tôn giáo trong suốt cuộc đời mỗi người.

Các thành viên, những thế hệ con cháu đã noi gương theo truyền thống của ông bà, cha mẹ hay anh chị mình làm biểu tượng cho sự định hướng và hình thành hành vi tôn giáo của mình. Thực tế cho thấy, các tín đồ Công giáo được giáo dục và thực hành hành vi tôn giáo từ rất sớm, họ được học giáo lý từ khi bắt đầu học cấp 1, bên cạnh đó học còn tham gia vào hội đoàn Công giáo như: Hội Thánh thể, Hội Dâng hoa lúc còn nhỏ, còn lớn lên thì tín đồ gần như ai cũng là thành viên của một hội đoàn Công giáo (Hội Con cái Đức Mẹ, Hội Teresa, Hội Dòng ba Đa Minh, Hội Gia trưởng)… Do đó, trong gia đình có ảnh hưởng lớn đến các thành viên, chỉ cần một người sùng đạo thì đó là tấm gương giáo dục và nhắc nhở rất nhiều người trong gia đình, thậm chí dòng họ. Dĩ nhiên, cơ chế bắt chước, lây lan này cũng có tác dụng tương tự khi những người có ảnh hưởng lớn trong gia đình bỏ đạo, nhạt đạo.

Một điểm nữa, trong quan sát và nghiên cứu của chúng tôi, những gia đình, dòng họ nào có một người tu (có thể là nữ tu hay nam đi tu mà đỗ đạt trong Giáo hội được trở thành chức sắc trong Giáo hội) thì gia đình, dòng họ đó rất tự hào. Gia đình đó sống gương mẫu trong cộng đồng. Việc thành viên của gia đình, dòng họ có người con đi tu được coi như một sự đóng góp của gia đình, dòng họ cho giáo hội. Họ lấy đó là niềm tự hào, chính điều đó làm cho tự bản thân gia đình, dòng họ đó phải gương mẫu hơn trong đời sống tôn giáo.

Ngoài ra, những biến cố trong cuộc sống gia đình như: thất nghiệp, trình trạng bất ổn trong các mối quan hệ gia đình, những mối de dọa từ bệnh tật, chết chóc, tệ nạn xã hội... đều có thể ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần của con người. Trước những tác động tiêu cực ngoài ý muốn đó, con người thường nảy sinh động cơ tìm đến sự che chở, bảo hộ của Chúa để cầu mong bình yên, cứu giúp của Chúa. Không chỉ những biến cố tiêu cực mà ngay cả sự ổn định, thịnh vượng và hạnh phúc của gia đình cũng là điều kiện tác động con người thực hiện hành động cầu nguyện, lúc này cầu nguyện để bày tỏ lòng biết ơn, cảm tạ Chúa, bởi họ tin rằng

những việc đó là do Chúa giúp họ. Claude Levi-Strauss (1995) có lý khi cho rằng: “Người ta phải rất ngây thơ và ác ý khi cho rằng, con người chọn các niềm tin tôn giáo của mình mà không phụ thuộc vào hoàn cảnh sống” [154, tr. 148].


Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, đề tài đã xác định được một số vấn đề lý luận cơ bản làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng như: tôn giáo, khái niệm tín đồ tôn giáo, khái niệm tín đồ Công giáo, khái niệm hành vi, khái niệm cầu nguyện, khái niệm hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo.

Xét về bản chất, tôn giáo là hình thái ý thức xã hội phản ánh nhận thức, xúc cảm, niềm tin và hành động đối với một lực lượng siêu nhiên, vô hình mà con người cho là linh thiêng, được con người sùng bái, cầu xin sự che chở hoặc mong nhận điều tốt lành. Hành vi tôn giáo là thuộc tính tâm lý được hình thành trên cơ sở nhận thức và tình cảm của con người đối với một đối tượng nào đó, thể hiện sự tin tưởng đối với đối tượng. Hành vi tôn giáo hình thành ở tín đồ từ những đặc điểm về nhận thức, niềm tin, xúc cảm và từ đó có hành động phù hợp.

Hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo được biểu hiện cụ thể qua các mặt: nhận thức về Chúa, về Kinh thánh, giáo lý, nhận thức về Thiên đàng, nhận thức về tổ chức Giáo hội; niềm tin vào Thiên Chúa, vào Thiên đàng, vào chức sắc… Qua đó, tín đồ thể hiện bằng chính hành động cầu nguyện của mình. Hành vi cầu nguyện của tín đồ đối với Thiên Chúa còn thể hiện khát vọng và niềm tin sau khi chết được lên Thiên đàng. Nhận thức, niềm tin đối với Kinh thánh và giáo lý của tín đồ được biểu hiện: tín đồ Công giáo nhận thức được Kinh thánh gồm Tân ước và Cựu ước, số lượng cuốn trong Kinh thánh, những nội dung cơ bản của giáo lý…

Nghiên cứu hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo không tách rời việc nghiên cứu các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới hành vi cầu nguyện của tín đồ. Các yếu tố đó là: Yếu tố bản thân Công giáo như vai trò của Thiên Chúa, sức mạnh của Chúa, khát vọng được lên Thiên đàng… Các yếu tố từ chính gia đình tín đồ như: Sự giáo dục của gia đình, truyền thống của tôn giáo trong gia đình… Những yếu tố chủ quan như: ý thức của chính bản thân tín đồ đối với đạo, hành vi cầu nguyện được thực hiện thành thói quen, mong muốn cầu nguyện để gần Chúa, mong muốn cầu nguyện để khát vọng của mình thành hiện thực…

Chương 3

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận án được tổ chức và tiến hành nghiên cứu theo hai giai đoạn: nghiên cứu lý luận và nghiên cứu, khảo sát thực tiễn. Cụ thể:

3.1. Tổ chức nghiên cứu

3.1.1. Các giai đoạn nghiên cứu

3.1.1.1. Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu

a. Nghiên cứu lý luận, xây dựng khung lý thuyết

Sau khi xác định tên đề tài luận án, tác giả tiến hành tìm kiếm, sưu tầm tài liệu có liên quan đến nội dung luận án. Sau khi sưu tầm, phân loại tài liệu, tác giả tiến hành đọc và tổng quan những tài liệu liên quan đến tâm lý tôn giáo, nhận thức, niềm tin, tình cảm, hành động của tín đồ cũng như những quy định của tổ chức tôn giáo, giáo lý, giáo luật, những điều quy định đối với tín đồ Công giáo.

Mục đích nghiên cứu lý luận là hệ thống hóa và xác định cớ sở lý luận của đề tài luận án. Phương pháp sử dụng để nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu.

b. Xây dựng bảng hỏi

Trên cơ sở khung lý thuyết được xây dựng, chúng tôi tiến hành xây dựng bảng hỏi, bảng phỏng vấn sâu dành cho tín đồ. Nội dung bảng hỏi chia làm 5 nội dung cơ bản, đó là: Nhận thức của tín đồ; niềm tin của tín đồ; cảm xúc của tín đồ; hành động của tín đồ khi thực hiện hành vi cầu nguyện và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện của tín đồ.

c. Điều tra thử

- Mục đích: Xác định độ tin cậy của bảng hỏi, tiến hành chỉnh sửa những câu hỏi không đạt yêu cầu nhằm hoàn thiện bảng hỏi.

- Phương pháp: Bảng hỏi sau khi đã được xây dựng xong, chúng tôi tiến hành khảo sát trên số lượng 50 tín đồ tại hai xứ đạo trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sauk hi tiến hành thu thập đầy đủ các thông tin trên phiếu điều tra, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu, kiểm định độ tin cậy của các thang đo.

- Xử lý số liệu trên phiếu điều tra thử: Dữ liệu đã thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 22.0 với kỹ thuật phân tích điểm trung bình, độ tin cậy, độ lệch chuẩn. Sau khi xử lý số liệu, các item điều tra đủ độ tin, chúng tôi tiến hành chỉnh sửa, rà soát lại từng câu hỏi và hoàn thiện. Sauk hi hoàn thiện xong chúng tôi

Xem tất cả 211 trang.

Ngày đăng: 12/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí