nghĩa với việc từ bỏ phong tục tập quán thờ cúng tổ tiên, một điều được cho là tích cực, tốt đẹp, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta [50].
Qua việc điểm luận những kết quả nghiên cứu về niềm tin tôn giáo của chúng tôi, có thể nhận thấy các tín đồ Công giáo có niềm tin tuyệt đối với Thiên Chúa, niềm tin vào Thiên Chúa là niềm tin không cần chứng minh. Niềm tin của tín đồ còn thể hiện ở sự tin tưởng và khát vọng được lên Thiên đàng (mục đích hướng tới cuối cùng của con người sau khi chết); niềm tin vào các chức sắc tôn giáo. Theo hiểu biết của các tín đồ thì chức sắc là những người thay mặt Chúa ở trần gian, làm thừa tác viên của Thiên Chúa, tham gia vào những công việc tôn giáo như dâng lễ, chăm lo đời sống đức tin, truyền giảng Kinh thánh, giáo lý nên niềm tin vào chức sắc thấp hơn niềm tin vào Chúa [106]; [47].
Khi nói đến niềm tin là chúng ta nói tới một định hướng giá trị vững chắc, có vai trò chi phối, điều chỉnh từ nhận thức đến hành vi con người. Nó là yếu tố tâm lý trung tâm trong đời sống tâm lý con người. Niềm tin tôn giáo của tín đồ Công giáo là định hướng giá trị vững chắc.
Niềm tin tôn giáo của tín đồ Công giáo có vai trò định hướng, chi phối và điều chỉnh từ nhận thức đến hành vi của tín đồ. Niềm tin tôn giáo của tín đồ Công giáo (cũng như cộng đồng các tôn giáo nói chung) được thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Niềm tin đối với Đức Chúa Trời mà trước hết là niềm tin vào sức mạnh của Đức Chúa Trời. Các tín đồ tin rằng Đức Chúa Trời có sức mạnh vô song. Người sáng tạo ra con người và vạn vật trên trái đất. Người có khả năng cứu vớt tất cả mọi người.
- Niềm tin vào một thế giới khác - thế giới linh hồn sau khi chết. Trong Kinh thánh có nói về Thiên đàng và Địa ngục. Các tín đồ có niềm tin sâu sắc rằng, nếu họ thực hiện tốt những điều răn dạy của Chúa thì sau khi chết sẽ được lên Thiên đàng - một thế giới cực lạc, một nơi mà ai cũng phải ước mơ.
- Niềm tin vào các chức sắc tôn giáo. Cộng đồng tín đồ luôn có niềm tin vào các chức sắc của tổ chức Công giáo (Giáo hoàng, giám mục, linh mục, phó tế). Họ làm theo những điều chỉ dẫn của các chức sắc tôn giáo.
- Một biểu hiện khác của niềm tin tôn giáo ở tín đồ Công giáo là niềm tin đối với những điều ghi trong giáo lý, luật lệ, những lời của Chúa được ghi chép lại trong Kinh thánh. Các tín đồ xem đây là những chuẩn mực định hướng cho nhận thức và hành động của mình.
1.3. Những nghiên cứu về hành vi tôn giáo
1.3.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Có thể bạn quan tâm!
- Hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo - 1
- Hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo - 2
- Những Nghiên Cứu Về Niềm Tin Tôn Giáo
- Hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo - 5
- Hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo - 6
- Khái Niệm Hành Vi Cầu Nguyện Của Tín Đồ Công Giáo
Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.
Thuật ngữ hành vi xuất hiện rất sớm, từ thời Trung cổ khi con người dùng để miêu tả tính cách. Khái niệm hành vi được bàn tới nhiều trong Tâm lý học kể từ khi Thuyết Hành vi trở thành một trường phái Tâm lý học, lấy hành vi con người làm đối tượng nghiên cứu. Trong Thuyết Hành vi cổ điển do J. Watson sáng lập, khái niệm hành vi được xây dựng dựa trên nền tảng thực chứng luận và dựa trên những hiện tượng có thể đo được hay quan sát được từ bên ngoài. Đó đơn giản là tổ hợp các phản ứng của cơ thể khi bị các kích thích tác động theo công thức S → R. Hành vi của con người là những hành động con người nói và làm. Về sau, những thành tựu nghiên cứu về hành vi con người, khái niệm hành vi trong Tâm lý học được hiểu một cách linh hoạt hơn, đa dạng hơn.
Theo quan điểm của một số nhà tâm lý học hành vi, hành vi bao gồm ứng xử và hành vi. Ứng xử chỉ mọi phản ứng của một đơn vị khi bị một yếu tố nào đó trong môi trường kích thích, các yếu tố bên ngoài và tình trạng bên trong tạo nên một tình huống và hình thành việc ứng xử để con người thích nghi với hoàn cảnh. đây, yếu tố khách quan kích thích cũng tạo ra những phản ứng có thể quan sát được. Quan điểm của các nhà phân tâm học cho rằng, hành vi là sự thỏa hiệp bắt nguồn từ xung đột trong nguyên tắc khoái cảm, nguyên tắc thực tế và nguyên tắc lý tưởng là những xung lực của “cái ấy” và những cấm kỵ của “cái siêu tôi” được thống nhất trong cái tôi.
Tâm lý học hành vi có vị trí quan trọng trong những vấn đề lý thuyết của tâm lý học xã hội. Phần lớn các hoạt động của con người đều có sự tương quan với nhau. Đây được coi là hành vi xã hội. Theo quan điểm của nhà tâm lý học xã hội Mỹ Steuar Henderson Britt, hành vi xã hội là hành vi của cá nhân đáp lại những cá nhân khác và hành vi của cá nhân diễn ra trong môi trường xã hội.
Theo X.L. Rubinstein, tập hợp các hành vi ứng xử, các thao tác ít nhiều có ý thức tạo nên thành hoạt động của con người. Trong đó, đặc điểm nổi bật của thao tác là có sự tham gia của ý thức và điều chỉnh hoạt động. Trong cấu trúc của hoạt động, ngoài các phản ứng sinh lý hay vận động được xem như là cách trả lời máy móc đối với các kích thích bên ngoài.
A.N. Lêônchiev cho rằng: “Hành vi không phải là những phản ứng máy móc của một cơ thể sinh vật, mà hành vi phải được hiểu là hoạt động”.
Theo Chaplin trong từ điển Tâm lý học thì hành vi xã hội là: 1/ Hành vi cá nhân chịu ảnh hưởng của sự có mặt của người khác; 2/ Hành vi chịu sự kiểm soát của xã hội; 3/ Hành vi nhóm.
Như vậy, từ một số quan điểm trên chúng ta có thể thấy: Hành vi xã hội là hành vi của con người mang tính xã hội. Đó là: 1/ Những hành vi được hình thành trong xã hội; 2/ Những hành vi chịu ảnh hưởng của người khác và các yếu tố văn hoá - xã hội; 3/ Những hành vi của nhóm, của cộng đồng. Đối với Công giáo thì đó là những hành vi của cá nhân, hành vi của cộng đồng khi tham gia vào các sinh hoạt tôn giáo.
Trước khi tâm lý học tôn giáo ra đời, trong các nghiên cứu về tôn giáo, một số nhà nghiên cứu đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến tâm lý như sau:
Gautama Buddha (563 - 483 TCN) đã phân tích một cách hệ thống hành vi của con người. Ông đã nghiên cứu những người đàn ông sùng đạo. Qua các nghiên cứu của mình, ông đã đưa ra học thuyết về nguyên nhân sự đau khổ của con người là dục vọng, ham muốn [15, tr. 14].
Srem Kierkegaard (1813 - 1885) đã phân tích khía cạnh tâm lý của sự kinh hãi, tuyệt vọng và lo sợ trong tôn giáo [15, tr. 14 - 15].
Gordon W. Allport (1897 - 1967) đã mô tả tình cảm tôn giáo dưới góc độ Tâm lý học. Theo ông, hệ thống sở thích, sự quan tâm trong cấu trúc nhân cách của cá nhân là tiền đề quyết định nên tình cảm tôn giáo. Sự hình thành tình cảm tôn giáo ở các cá nhân là rất khác nhau. Tình cảm là động lực trong việc thực hiện lợi ích cá nhân nhưng tình cảm tôn giáo lại khác với tình cảm đời thường của con người, đặc biệt là mức độ sâu sắc của tình cảm. Ông kết hợp phương pháp nghiên cứu hành vi trong điều kiện thay đổi chung và những đặc điểm cá nhân riêng biệt.
Socrates (469 - 399 TCN) khi phê phán thần thánh ở Hy Lạp đã đưa ra quan niệm của mình về thế giới hư ảo (Thiên đàng), về Thượng đế, Thần linh.
Blaise Pascal (1623 - 1662) đã áp dụng toán học và vật lý học vào nghiên cứu
kinh nghiệm tôn giáo theo hướng thực nghiệm.
Soren Kierkegaard (1813 - 1855), một nhà triết học và thần học Đan Mạch, đã phân tích khía cạnh tâm lý của sự kinh hãi, tuyệt vọng và lo sợ trong tôn giáo.
D. Baston và L. Ventis trong cuốn “The Religious experience. A social - sychological perspective” (Oxford, 1982) (Kinh nghiệm tôn giáo. Viễn cảnh tâm lý xã hội) đã xác
định đối tượng của tâm lý tôn giáo là nghiên cứu những tác động tôn giáo mang tính tương hỗ trong cuộc sống của các cá nhân.
Wilheln Wundt (1830 - 1920), trong các công trình nghiên cứu của mình, đã đề cập đến một số vấn đề về tâm lý tôn giáo. Công trình nghiên cứu tâm lý tôn giáo của ông được tiến hành trong phòng thí nghiệm. Ông cùng học trò của ông đã áp dụng những khái niệm tâm lý học và sự ảnh hưởng của thực nghiệm vào nghiên cứu Tâm lý học tôn giáo.
Granville Stanley Hall (1844 - 1924) là nhà tâm lý học Mỹ và là người sáng lập ra Tạp chí Tâm lý tôn giáo. Các công trình được xuất bản của ông nghiên cứu thực nghiệm về ý thức tôn giáo. Ông cho rằng, ý thức tôn giáo của thanh niên liên quan đến thời kỳ trưởng thành về giới tính và sự dễ bị tác động. Đây cũng là tiền đề cho việc nghiên cứu Đạo đức và sự giáo dục tôn giáo đối với thanh niên.
George A. Coe (1862 - 1951) đã đi sâu nghiên cứu động thái của sự sùng bái tôn giáo [15].
William James (1842 - 1910): Ông nghiên cứu về sự khác biệt trong kinh nghiệm tôn giáo [15].
Granville Stanley Hall (1881) đã dùng phương pháp thực nghiệm để nghiên cứu về ý thức tôn giáo ở lứa tuổi thanh niên. Edwin D. Starbuck (1899) nghiên cứu về sự phát triển của ý thức tôn giáo.
Các nhà tâm lý học còn đề cập đến một số vấn đề khác nhau của Tâm lý học tôn giáo như: trải nghiệm tôn giáo, ý nghĩa của tôn giáo với hành vi con người.
Theo W.D. Froehlich (1993), “Tâm lý học tôn giáo nghiên cứu những trải nghiệm và dạnh thức thái độ tôn giáo”.
Nhà nghiên cứu y học và tâm thần học người Mỹ, Harold G. Koenig, tác giả chính của cuốn Handbook of Religion and Health, cuốn sổ tay gồm nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của cầu nguyện đối với sức khỏe, cho rằng, niềm tin tôn giáo tạo nhiều kết quả khác nhau trên sức khỏe một người, những người theo tôn giáo có xu hướng sống lành mạnh hơn. Ông đưa ra bốn lý do tại sao cầu nguyện và tôn giáo mưu ích cho một con người: Thứ nhất, tôn giáo và đức tin cung cấp hỗ trợ xã hội, nghĩa là một người vừa nhận được sự hỗ trợ vừa hỗ trợ người khác. Thứ hai, cầu nguyện tăng cường hệ thống đức tin. Thứ ba, tôn giáo và linh đạo cho người ta luật pháp để tuân theo, hầu điều khiển (tức là hướng con người đến hành động) để
đời sống được diễn ra một cách suôn sẻ. Sau cùng, đức tin cho các biến cố ý nghĩa, mang lại niềm hy vọng và làm giảm bớt tình trạng quá căng thẳng [139].
Nói chung, cho đến nay cũng có nhiều công trình của nước ngoài đề cập đến một số vấn đề về Tâm lý học tôn giáo nói chung, nhận thức và niềm tin tôn giáo nói riêng. Về Tâm lý học tôn giáo, các nghiên cứu đề cập đến nguồn gốc, nguyên nhân đến với tôn giáo, chức năng và ý nghĩa của tôn giáo đối với hành vi của con người, đối với xã hội và các dạng thức của quá trình trải nghiệm tôn giáo. Về nhận thức tôn giáo, các nghiên cứu mới chỉ đề cập đến đối tượng của nhận thức tôn giáo là nhận thức về lực lượng siêu nhiên, về thế giới khác. Về niềm tin tôn giáo, các nhà nghiên cứu chủ yếu mới chỉ đề cập đến nguồn gốc hình thành và đặc điểm của niềm tin. Khi lý giải các khía cạnh của niềm tin tôn giáo, các nghiên cứu chỉ đề cập đến đối tượng của niềm tin hướng tới là lực lượng siêu nhiên (thần thánh, Chúa). Các công trình nghiên cứu chưa đề cập đến một hành vi cụ thể trong Công giáo bao gồm sự nhận thức, niềm tin, từ đó thể hiện bằng hành vi của cá nhân, cộng đồng tôn giáo đó. Hành vi đó chính là hành vi cầu nguyện, một hành vi cơ bản trong đời sống tôn giáo của tín đồ Công giáo.
1.3.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Hành vi là khái niệm phức tạp. Các trường phái tâm lý khác nhau có những quan niệm khác nhau về hành vi. Từ những nghiên cứu về cầu nguyện, chúng ta có một số cách hiểu hành vi cầu nguyện như sau:
Những người theo Thuyết Hành vi mới thì xem hành vi là tổng hợp các phản ứng vận động của cơ thể đối với các kích thích bên ngoài.
Các nhà tâm lý học Xô - viết lại coi hành vi là hình thức đặc biệt của hoạt động. Nó được thể hiện qua nhận thức, thái độ và hành động của chủ thể.
Trong đề tài này, chúng tôi theo quan điểm về hành vi của Tâm lý học Xô - viết. Theo đó, hành vi tôn giáo của tín đồ Công giáo là hình thức đặc biệt của hoạt động tôn giáo. Nó được thể hiện qua nhận thức, thái độ và hành động của cộng đồng tín đồ trong đời sống của Công giáo.
Xét từ góc độ Tâm lý học thì hành vi tôn giáo của tín đồ được thể hiện qua các khía cạnh cơ bản: Nhận thức, cảm xúc, niềm tin và các hành động tôn giáo của các tín đồ.
Hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo là việc dùng những ngôn ngữ bằng lời nói, suy nghĩ được diễn tả thể hiện lòng tin cậy, mến yêu của người tín đồ đối
với lực lượng thần thánh. Thông qua hành vi này tín đồ đạt được những mục đích riêng của chính họ đó là những cảm xúc tâm lý ở mức độ sâu sắc.
Hành vi cầu nguyện là một hành vi của tín đồ theo Công giáo mang tính xã hội. Hành vi cầu nguyện được hình thành trong cộng đồng tôn giáo, chịu ảnh hưởng từ lực lượng thần thánh, từ các yếu tố văn hóa xã hội mà tôn giáo đó đang tồn tại, từ những người xung quanh và từ nhóm tín đồ trong tôn giáo.
Xét về mặt hình thức thì hành vi tôn giáo được thể hiện qua các khía cạnh: Hành vi cầu nguyện tại nhà, cầu nguyện tại nhà thờ, nhà nguyện; Hành vi sùng bái Đức Chúa Trời, thánh thần; Hành vi ứng xử với các chức sắc tôn giáo, hành vi tham dự các thánh lễ, tham gia các lễ hội tôn giáo… Hành vi cầu nguyện là hành vi cơ bản được các tín đồ của nhiều tôn giáo thực hiện.
Phan Thuận (2011) đã thực hiện nghiên cứu xã hội học về Nhu cầu, niềm tin và thực hành tôn giáo của tín đồ Phật giáo ở Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay. Qua nghiên cứu, tác giả chỉ ra dù thế giới có sự thay đổi, song, nhu cầu và niềm tin tôn giáo của các tín đồ Phật giáo không mất đi, thậm chí chưa hề suy giảm. Việc thực hành tôn giáo không chỉ được thực hiện ở trong chùa mà còn ở cả ngoài đời, Phật tử luôn tâm niệm “Tâm là Phật, Phật là Tâm” nên mọi lúc, mọi nơi, họ hành xử theo lời dạy của Phật. Lòng từ bi, hỉ xả và yêu thương, giúp đỡ mọi người là hành vi thường gặp ở các Phật tử. Có thể nói, Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông Cửu Long” [111, tr. 36].
Lê Minh Thiện (2005), (2016), Nguyễn Hồng Dương (1995), Trương Ngôn (2002), Phạm Văn Quyết (2006), Vũ Dũng cùng cộng sự (2013, 2014), đã tìm hiểu về thực trạng niềm tin tôn giáo của tín đồ Công giáo. Kết quả các nghiên cứu chỉ ra rằng: tín đồ theo đạo có niềm tin vào chính đạo của họ; tin vào lời dạy của Chúa; tin vào Kinh thánh, giáo lý; tin vào Thiên đàng, Địa ngục. Chính niềm tin đã thúc đẩy họ thực hiện các hành vi tôn giáo một cách tích cực và có ý nghĩa. Niềm tin và thực hành tôn giáo ở chức sắc đạo Công giáo có mức độ sâu sắc hơn và bền vững hơn giáo dân [25, tr. 1-9], [31, tr. 50], [82, tr. 45 - 47], [88], [99, tr. 44], [106, tr. 90].
Huỳnh Ngọc Thu (2009) trong luận án tiến sĩ Lịch sử Đời sống tôn giáo của Tín đồ đạo Cao Đài trong bối cảnh văn hóa Nam Bộ đã đề cập đến hành vi tôn giáo của tín đồ thể hiện qua các nghi lễ như: dâng hương, cách đi lễ, dâng cúng phẩm, xưng tụng công đức, cúng gia tiên [110].
Trần Văn Trình (2004), trong đề tài luận án tiến sĩ “Nhận thức, thái độ, hành vi đối với Phật giáo của cộng đồng dân cư Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”, đã tìm hiểu về đặc điểm tâm lý tín đồ Phật giáo ở Việt Nam. Nghiên cứu chỉ ra rằng, tình cảm là cơ sở để tỏ lòng thành kính sâu xa về đức tin Phật giáo. Cộng đồng dân cư ở một số đô thị lớn (Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh) có mức độ nhận thức đúng đắn về thế giới trong đạo Phật, niềm tin của tín đồ vào các giáo lý đều dựa trên cơ sở thực tiễn. Chính niềm tin vào Phật giáo đã ảnh hưởng sâu rộng đến quan niệm, tư tưởng, đạo đức, lối sống... trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Hành vi thực hành các lễ nghi của cộng đồng cư dân đô thị phong phú và đa đạng thể hiện thông qua việc đi lễ chùa, thực hiện các nghi lễ Phật giáo như ăn chay, niệm Phật, cúng lễ, mua sắm, hiến tặng các lễ vật. Thời điểm và địa điểm hành lễ thể hiện đức tin của cộng đồng cư dân đô thị, đại bộ phận cư dân đô thị thực hành làm lễ tại chùa và gần một nửa số tín đồ thực hiện làm lễ tại nhà. Hành vi đi lễ chùa của người dân chủ yếu vì mục đích cầu tài, cầu lộc, thăm quan, thư giãn, để phúc cho con cháu [115, tr. 17].
Nguyễn Thị Minh Ngọc (2014), dưới góc độ Xã hội học đã tìm hiểu Niềm tin tôn giáo trong mối quan hệ với niềm tin xã hội. Dựa vào kết quả các cuộc khảo sát tôn giáo toàn quốc trong những năm 1992 – 1994, 1994 - 1998 và cuộc khảo sát tôn giáo tại khu vực Tây Nguyên (2013), tác giả chỉ ra: Trong quá trình sinh hoạt tôn giáo, bên cạnh việc chia sẻ nhận thức tôn giáo, tín đồ còn chia sẻ nhận thức xã hội và niềm tin xã hội. Chức sắc tôn giáo cũng ảnh hưởng lớn trong việc xây dựng niềm tin xã hội trong cộng đồng tôn giáo [81, tr. 73 - 89].
Tác giả Đinh Thị Xuân Trang (2008), tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ trong dòng tu đó là quá trình huấn luyện và tu tập, những vấn đề về canh tân đời sống tu trì, tận hiến để thích nghi với xã hội. Tham gia vào các hoạt động xã hội của nữ tu, thời gian sinh hoạt trong tu viện và đời sống tôn giáo, cầu nguyện, tĩnh tâm của các nữ tu trong nhà dòng.
Trong công trình nghiên cứu về “Lối sống đạo của giới trẻ Công giáo trong bối cảnh những chuyển biến của Công giáo ở Việt Nam hiện nay”, Nguyễn Thị Thu Hằng (2010) chú trọng đến hoạt động học tập và giảng dạy giáo lý. Theo tác giả, học tập và giảng dạy giáo lý của giới trẻ Công giáo Việt Nam là một phần của nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam nói chung. Học tập giáo lý là bổn phận của tín đồ trong đó có tín đồ trẻ tuổi vì tuổi trẻ có sức lực và trí tuệ nên họ có điều kiện
để học tập, tiếp thu. Nội dung giáo lý của Giáo hội Công giáo người trẻ đều phải học tập. Họ có thể học giáo lý qua bạn bè, sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng [51, tr. 92].
Tác giả Nguyễn Hồng Dương (2001) đã có những công trình nghiên cứu tìm hiểu về nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam. Trong những năm gần đây, ông tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam (2010). Đó là việc hình thành và ảnh hưởng của nếp sống đạo truyền thống và hiện tại; vị trí và vai trò của nếp sống đạo trong văn hóa Việt Nam. Tác giả đi sâu vào phân tích hành vi tham dự thánh lễ của tín đồ. Theo quan niệm Công giáo, Thánh lễ là hy tế Thánh Thể, một hành vi thờ phụng chủ yếu của Giáo hội [28, tr. 45]. Cũng theo tác giả, lối sống đạo của người Công giáo được thể hiện ở niềm tin và thực hành các nghi lễ Công giáo, vấn đề thờ phụng Đức Maria, thờ phụng các Thánh Tông đồ. Việc giáo dục hình thành lối sống được thực hiện tại các xứ họ đạo, cộng đồng và trong chính gia đình.
Hội thảo khoa học “Sống đạo theo cung cách Việt Nam” do Ủy ban Giáo dân thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (2004) tổ chức tại Huế đã chú trọng và bàn đến đời sống tôn giáo, hành vi tôn giáo của người Công giáo. Theo đó, hành vi tôn giáo là cách thức mỗi tín đồ sống đạo, thực hành tôn giáo của mình, sứ vụ của người Kitô hữu hôm nay và những người làm công tác truyền giáo. Tác giả Đỗ Quang Hưng cho rằng, khó có thể phân biệt được sự kiện tôn giáo và sống đạo, bởi vì việc thực hành tôn giáo thường được thực hiện một cách bình lặng dù đó là những cử hành phụng vụ thường kỳ hay tùy theo các lễ nghi hay các hoạt động giáo dục, từ thiện, hoạt động lễ hội theo cảm hứng tôn giáo [56, tr. 7].
Cùng chủ đề về sống đạo, LM. Nguyễn Thái Hợp cho rằng: Hơn bao giờ hết, mọi người trên thế giới và đặc biệt là giới trẻ hôm nay, đang yêu cầu chúng ta đặt nổi chiều kích tâm linh, trở thành những con người tôn giáo đích thực, những người có kinh nghiệm bản thân về mối tương quan thân tình với Chúa, giải thoát tâm linh và an vui nội tâm. Tác giả cũng đưa ra dẫn chứng: “Tại nhiều nơi trên thế giới, giáo dân đã bắt đầu thực hiện sứ vụ ngôn sứ, tư tế và vương giả của mình, bằng nhiều cách thế và dưới nhiều dạng thức khác nhau, khi vắng bóng linh mục, chính người giáo dân điều khiển việc cử hành phụng vụ lời Chúa, làm thừa tác Thánh Thể, thừa tác viên Bí tích Thánh tẩy, Hôn phối. Một số giáo dân đảm nhận chức vụ tuyên úy bệnh viện, nhà tù, giáo lý viên thành viên Hội đồng Mục vụ, Chưởng ấn các giáo phận…” [61, tr. 130 - 131].