Kh O Sát Trình Độ Ứng D Ng Công Ngh Th Ng Tin Trong Dạy Học Của Giáo Viên Ở Tr Ng Đối Chứng Và Tr Ng Thử Nghi M (Tr Ớc Khi Thử Nghi M)


3.4.4. Tổ chức thử nghiệm

3.4.4.1. Kh o sát trình độ ứng d ng công ngh th ng tin trong dạy học của giáo viên ở tr ng đối chứng và tr ng thử nghi m (tr ớc khi thử nghi m)

Căn cứ vào các biểu hiện trình độ ứng dụng CNTT đã được xác định ở nội dung cơ sở lí luận NCS dùng phiếu trưng cầu ý kiến để khảo sát giáo viên, mỗi nội dung được đánh giá bằng 4 mức độ và quy định cho điểm như sau:

Tốt: 4 điểm; Khá: 3 điểm; Trung bình: 2 điểm; Yếu: 1 điểm.

Kết quả khảo sát được xử lí và phân tích theo công thức trong phần mềm Excel với các giá trị đặc trưng:

- Giá trị trung bình (Mean) là điểm trung bình cộng (ĐTB).

- Độ lệch chuẩn (Standarized deviation) (ĐLC) được dùng để mô tả mức độ phân tán.

- Giá trị p là xác suất xảy ra ngẫu nhiên. Nếu p > 0,05 sự thay đổi hoàn toàn ngẫu nhiên (không cần tác động sự thay đổi vẫn có thể xảy ra). Nếu p ≤ 0,05 sự thay đổi không ngẫu nhiên (do tác động tạo ra sự thay đổi).

Các giá trị trên được tính bởi các công thức trong Excel như sau:


Các giá trị

Công thức tính trong phần mềm

Excel

Giá trị trung bình

= Average (các tham số)

Độ lệch chuẩn

= Stdev (các tham số)

Giá trị p

=Ttest (các tham số)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học cơ sở tỉnh Hải Dương hiện nay - 21


Kết quả tính toán được so sánh bằng bảng 3.4


Bảng 3.4. Bảng so sánh năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng trước khi thử nghiệm


Nội dung

Nhóm thử nghiệm (36)

Nhóm đối chứng (35)


X

Thứ

bậc


X

Thứ

bậc

1. Kiến thức về CNTT và khả năng

cập nhật kiến thức mới về CNTT

77

2.20

6

79

2.26

6

2. Kĩ năng sử dụng máy tính

85

2.43

2

85

2.43

3

3. Kĩ năng khai thác và sử dụng

Internet

83

2.37

4

86

2.46

2

4. Kĩ năng thiết kế và sử dụng giáo án

điện tử

85

2.43

2

84

2.40

5

5. Kĩ năng sử dụng phần mềm dạy

học

88

2.51

1

89

2.54

1

6. Kĩ năng sử dụng các thiết bị CNTT vào các giờ dạy hoặc nội dung dạy

học cụ thể


83


2.37


4


85


2.43


3

Điểm TB chung


2,39



2,42



Bảng so sánh trên cho thấy, ĐTB của nhóm TN và nhóm ĐC có sự khác nhau không đáng kể, ĐLC bằng nhau. Khi kiểm chứng sự chênh lệch ĐTB giữa hai nhóm TN và ĐC (sử dụng hàm kiểm chứng Test độc lập với ĐLC bằng nhau) thu được giá trị p = 0,92 > 0,05. Kết quả này chứng tỏ sự chênh lệch này không có ý nghĩa về mặt thống kê, nghĩa là trình độ ứng dụng CNTT của nhóm TN và nhóm ĐC là tương đương nhau. Các kết luận này cho phép tiến hành TN trên 2 nhóm đối tượng này đảm bảo tính khoa học cao.

Quá trình tiến hành thử nghiệm ở trường THCS Vũ Hữu theo các bước từ việc hiệu trưởng có kế hoạch cho giáo viên tham gia các lớp đào về CNTT đến việc thường xuyên thực hiện bồi dưỡng cho giáo viên về ứng dụng CNTT, nội dung thể hiện cụ thể như sau:

3.4.4.2. Lập kế hoạch bồi d ỡng nhóm thử nghi m

Để lập kế hoạch bồi dưỡng hiệu trưởng trường THCS Vũ Hữu đã làm:


- Khảo sát thực trạng kĩ năng ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ giáo viên nhà trường thông qua bài Test trên phòng máy tính. Từ đó tiến hành phân giáo viên thành 3 nhóm: Nhóm tốt, khá: Giáo viên đã biết sử dụng thành thạo máy tính; Nhóm trung bình: Chỉ biết mở và thực hiện được một vài thao tác đơn giản trên máy; Nhóm yếu: Không sử dụng được máy tính

- Từ đó xác định mục tiêu cần đạt của từng nhóm bồi dưỡng. Đây cũng chính là giả thuyết khoa học của thử nghiệm. Qua làm việc với Hiệu trưởng, tác giả luận án giả thuyết rằng nếu bồi d ỡng nâng cao kĩ n ng ứng d ng CN cho giáo viên phù hợp theo thực trạng hi n có của từng nhóm đối t ợng giáo viên thì sẽ góp phần nâng cao chất l ợng ứng d ng CN trong dạy học và đây cũng là khâu đột phá để c i thi n chất l ợng qu n lí ứng d ng CN ở tr ng này.

- Đối tượng tham gia bồi dưỡng: giáo viên trong trường

- Giáo viên chủ trì tập huấn: giáo viên tin học của trường đã được trường cử đi tham gia các lớp tập huấn của cấp trên về ứng dụng CNTT.

- Nhà trường bố trí một phòng có trang bị các phương tiện đáp ứng yêu cầu khoá bồi dưỡng và chia theo từng nhóm đối tượng giáo viên. Với nhóm giáo viên yếu nhất về ứng dụng CNTT trong dạy học được bồi dưỡng nhiều hơn và hiệu trưởng phân công giáo viên có năng lực ứng dụng CNTT thường xuyên kèm cặp giúp đỡ đến khi giáo viên thuộc nhóm này sử dụng thành thạo các kĩ năng ứng dụng CNTT.

- Đưa ra yêu cầu cụ thể cho các tổ chuyên môn xây dựng các tiết dạy có ứng dụng CNTT trong dạy học

- Phát động phong trào thi đua tạo ra những giờ học có ứng dụng CNTT tạo sự hấp dẫn lôi cuốn học sinh

- Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các cuộc thi về CNTT trong dạy học tại các trường THCS trong toàn quốc và ở tỉnh Hải Dương.

- Thời gian dự kiến: học kỳ 2 năm học 2019 - 2020

- Kinh phí: nguồn kinh phí xã hội hoá của nhà trường.


Theo tìm hiểu của NCS, khi hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và triển khai trong nhà trường thì đa số giáo viên đều đồng tình và hưởng ứng; các tổ chuyên môn cũng như giáo viên đã chủ động sắp xếp thời khoá biểu để dành thời gian tham gia các khoá bồi dưỡng này. Việc tổ chức khoá bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT tại trường là một chủ trương đúng đắn, đồng thời cũng là giải pháp rất khả thi và phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của trường THCS hiện nay.

3.4.4.3. ổ chức bồi d ỡng

- Trước tiên, hiệu trưởng phân công phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cùng với giáo viên bộ môn tin học xem xét hồ sơ lí lịch chuyên môn và thực tế giảng dạy để xác định trình độ và tình hình ứng dụng CNTT của giáo viên.

- Phê duyệt các chuyên đề bồi dưỡng đảm bảo thiết thực

- Căn cứ vào điều kiện về CSVC và để đảm bảo giáo viên có điều kiện tham gia bồi dưỡng, mà không ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà trường, đặc biệt là công tác giảng dạy. Quá trình tập huấn được thống nhất và triển khai trong học kì 2 năm học 2019 - 2020.

Lịch bồi dưỡng: 2 buổi sáng/1 tuần vào thứ 2 và thứ 4

- Tổ chuyên môn đề xuất danh sách giáo viên tham dự theo yêu cầu của nhà trường, mỗi tổ gồm 1 tổ trưởng và 3 hoặc 4 giáo viên, giáo viên được bố trí luân phiên khi tham gia bồi dưỡng ... Giáo viên còn hạn chế về trình độ CNTT thì tham gia các lớp bồi dưỡng với thời gian nhiều hơn.

- Nội dung bồi dưỡng:

Nội dung bồi dưỡng rất đóng vai trò quan, vì vậy hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng phải dựa vào trình độ, năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên nhóm thử nghiệm và phải đạt được các yêu cầu cụ thể như sau:

+ Phù hợp với đối tượng giáo viên bồi dưỡng;

+ Cân đối giữa kiến thức và các kĩ năng về CNTT để giúp giáo viên ứng dụng CNTT và dạy học được toàn diện;

+ Kiến thức cơ bản để tạo bài giảng E-Learning;


+ Nội dung bồi dưỡng về dạy học trực tuyến;

Dựa vào chương trình bồi dưỡng về ứng dụng CNTT của Bộ GD&ĐT, nhà trường tổ chức cho giáo viên tin học, tổ trưởng chuyên môn và một số giáo viên đã được tham gia tập huấn chương trình bồi dưỡng này phối hợp xây dựng chương trình bồi dưỡng của nhà trường sao cho đạt được các yêu cầu trên; sau đó đưa ra bàn bạc và thống nhất trong hội đồng sư phạm của nhà trường; cuối cùng, hiệu trưởng duyệt và ban hành nội dung của khoá bồi dưỡng (Phụ lục 6).

Nội dung chương trình bồi dưỡng chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Các kĩ năng cơ bản sử dụng máy tính: Thiết kế và sử dụng giáo án điện tử; tập huấn sử dụng phần mềm để thiết kế giáo án điện tử …

+ Giai đoạn 2: Xây dựng bài giảng E-Learning; tổ chức dạy học trực tuyến, làm bài giảng E-Learning; hướng dẫn quy trình sử dụng phần mềm Zoom Meeting hoặc Microst Teams để dạy học trực tuyến; các phần mềm trong Microsft Office để hỗ trợ quản lí dạy học.

Tác giả nhận thấy, việc thực hiện chức năng tổ chức bồi dưỡng này gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian. Hiệu trưởng phải luôn quan tâm để chỉ đạo kịp thời, giải quyết những khó khăn vướng mắc.

3.4.4.4. ổ chức bồi d ỡng

Hiệu trưởng chỉ đạo cho các bộ phận thực hiện nghiêm túc các quy định trong quá trình tập huấn. Phân công phó hiệu trưởng và các tổ trường chuyên môn theo dòi các lớp bồi dưỡng, điểm danh và nhận xét đánh giá công tác bồi dưỡng của giáo viên theo tuần, gửi kết quả về các tổ chuyên môn làm căn cứ đánh giá thi đua cuối năm học.

- Về hình thức tổ chức tập huấn: Giáo viên được trang bị kiến thức, kĩ năng soạn giáo án, thực hành rèn luyện kĩ năng; được hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp khi áp dụng soạn giáo án cụ thể. Được tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm trong việc sử dụng giáo án để đổi mới phương pháp dạy học, cũng như cách tổ chức dạy học.


- Để đánh giá sau khi tập huấn, nhà trường ra quy định mỗi giáo viên được tập huấn trong khoá này phải soạn ít nhất 2 giáo án có ứng dụng CNTT. Quy định về duyệt giáo án như sau:

+ Tổ trưởng chuyên môn duyệt giáo án của giáo viên: 1 tháng/2 lần. Giáo viên nộp giáo án trực tiếp cho Tổ trưởng, duyệt lần 1 từ ngày 1 đến ngày 3, lần 2 từ ngày 15 đến ngày 17 hàng tháng.

+ Ban giám hiệu (phó hiệu trưởng chuyên môn) duyệt: 1 tháng/1 lần. Sau khi tổ trưởng chuyên môn duyệt giáo án vào lần 2 của tháng thì tổ nộp cho phó hiệu trưởng chuyên môn duyệt.

Qua theo dòi, NCS nhận thấy BGH đã chỉ đạo sâu sát quá trình tập huấn. Chính vì vậy, việc tập huấn diễn ra nghiêm túc, đúng tiến độ theo kế hoạch. Các quy định về số lượng giáo án, về lịch duyệt giáo án đều được thực hiện đúng, thậm chí số lượng giáo án vượt so với quy định.

3.4.4.5. Kiểm tra, đánh giá vi c bồi d ỡng

Kết quả của việc nâng cao trình độ ứng dụng CNTT sẽ được thể hiện thông qua các giờ dạy có ứng dụng CNTT của giáo viên. Để đánh giá giờ dạy có ứng dụng CNTT cần phải có Phiếu đánh giá cho phù hợp. Hiện nay, Bộ GD&ĐT chưa ban hành phiếu đánh giá giờ dạy có ứng dụng CNTT mà chỉ có phiếu đánh giá giờ dạy “chung” thống nhất cho trường THCS. Vì vậy, hiệu trưởng cần phải tổ chức xây dựng Phiếu đánh giá giờ dạy có ứng dụng CNTT, trong đó thể hiện được các đặc thù của nó. Có như vậy, mới đánh giá được cả kĩ năng sư phạm và kĩ năng CNTT của giáo viên góp phần nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy học.

Dựa vào phiếu đánh giá giờ dạy “chung” và một số tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử trong các lớp tập huấn về ứng dụng CNTT do Bộ GD&ĐT tổ chức, ban giám hiệu dự thảo phiếu đánh giá giờ dạy có ứng dụng CNTT. Sau đó, gửi cho các tổ chuyên môn thảo luận và đóng góp ý kiến. Sau khi thống nhất giữa ban giám hiệu với các tổ trưởng chuyên môn, hiệu trưởng ra quyết định ban hành phiếu đánh giá tiết dạy có ứng dụng CNTT sử dụng trong trường (Phụ lục 7).


- Trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên tham gia tập huấn có ý thức học tập rất nghiêm túc, nhiều giáo viên lâu nay chưa từng giảng dạy các tiết dạy có ứng dụng CNTT vì nghĩ rằng bộ môn mình giảng dạy không cần đến, nhất là các môn xã hội như Văn, Sử, Địa, nhưng khi tham gia khoá tập huấn giáo viên đã thấy được tiện ích và ưu thế của việc ứng dụng CNTT nên họ rất hăng say, tích cực trong lúc tập huấn và cố gắng thực hiện tiết dạy có ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng dạy học.

* Đối với trường THCS Bình Xuyên (trường đối chứng)

Hiệu trưởng nhà trường thực hiện việc bồi dưỡng giáo viên theo như hàng năm và thực hiện theo các quy định của sở Giáo dục và Đào tạo cũng như PGD

- Lập kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên nhà trường

- Các chuyên đề bồi dưỡng về CNTT lấy trong chương trình bồi dưỡng chung của Sở và phòng

- Có động viên kêu gọi giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học nhưng đặt vấn đề là khuyến khích chưa đưa ra những yêu cầu cấp bách và bắt buộc.

- Nhà trường chưa có giáo viên đi học tập nâng cao trình độ để lâu dài làm hạt nhân nòng cốt trong nhà trường.

- Nhà trường tổ chức bồi dưỡng theo truyền thống như các môn văn hóa khác.

3.4.5. Phân tích kết quả thử nghiệm

- Kết qu thử nghi m:

Sau thời gian bồi dưỡng (6 tháng), cũng như sau khi được tập huấn, NCS tiến hành dự giờ và thu thập sản phẩm là các giáo án của tiết dạy có ứng dụng CNTT, đánh giá giáo án điện tử của giáo viên. Hơn thế nữa, Thu thập được mỗi trường 20 bài giảng E-Learning của giáo viên xây dựng bằng phần mềm Lecture Maker (bài giảng điện tử). Kết quả thu thập được thể hiện ở bảng sau.


Bảng 3.5. So sánh kết quả nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng


TT

Nội dung

Nhóm TN (36)

Nhóm ĐC (35)

1

Số giáo án của tiết dạy có ứng

dụng CNTT, giáo án điện tử

108

51


2

Số tiết dạy có ứng dụng CNTT, giáo án điện tử đánh giá bằng Phiếu đánh giá giờ dạy

32

30

Giỏi

11 (34,5%)

Giỏi

6 (20,0%)

Khá

21 (65,5%)

Khá

15 (50,0%)

TB

0

TB

9 (30,0%)

3

Số bài giảng E-Learning cho

học tập trực tuyến

13

0

Kết quả cho thấy, sau khi thử nghiệm số lượng giáo án có ứng dụng CNTT, giáo án điện tử mà nhóm thử nghiệm thiết kế nhiều hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Điều này chứng tỏ, giáo viên ở nhóm thử nghiệm có thái độ tích cực hơn, có ý thức cao trong việc ứng dụng CNTT, giáo viên có tinh thần đổi mới, biết khai thác những lợi thế của CNTT để đổi mới phương pháp, hình thức dạy học.

Về đánh giá tiết dạy, giáo viên nhóm thử nghiệm được đánh giá 32 tiết, giáo viên nhóm đối chứng được đánh giá 30 tiết. Nhìn chung các tiết dạy của giáo viên nhóm thử nghiệm đạt chất lượng cao hơn. Các tiết dạy của nhóm thử nghiệm đạt loại khá và giỏi, không có loại trung bình.

Sau thử nghiệm NCS tiến hành khảo sát trình độ ứng dụng CNTT của giáo viên nhóm thử nghiệm và so sánh với trước khi thử nghiệm. Kết quả thể hiện ở bảng sau.

Bảng 3.6. Bảng so sánh trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng sau thử nghiệm


Nội dung

Nhóm thử nghiệm (36)

Nhóm đối chứng (35)


X

Độ

lệch


X

Độ lệch

1. Kiến thức về CNTT và khả năng cập

nhật kiến thức mới về CNTT

93

2,66

4

74

2,11

6

2. Kĩ năng sử dụng máy tính

97

2,77

2

85

2,43

2

3. Kĩ năng khai thác và sử dụng Internet

91

2,60

6

85

2,43

2

4. Kĩ năng thiết kế và sử dụng giáo án

điện tử

93

2,66

4

84

2,40

5

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí