Hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo - 6

với thời gian đã hình thành đức tin, tình cảm tôn giáo và trở thành nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của tín đồ. Thứ ba, trong quá trình truyền giáo và phát triển đạo, tôn giáo đã dần tiếp biến văn hóa, qua đó văn hóa tôn giáo hòa nhập với văn hóa bản địa. Sinh hoạt tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với văn hóa dân tộc, bên cạnh đó phản ánh nhiều khía cạnh văn hóa của dân tộc.

2.1.2. Tín đồ tôn giáo

2.1.2.1. Khái niệm tín đồ

Việt Nam, mỗi một tôn giáo có quan niệm khác nhau về tín đồ của tôn giáo mình. Nho giáo quan niệm những nhà nho được coi là tín đồ.

Với đạo Phật, theo quan niệm về tín đồ của một số nhà nghiên cứu, chức sắc thì tín đồ đạo Phật là những người đã quy y hay tu tại gia theo giới luật của đạo Phật. Hoặc, lại có quan niệm cho rằng tín đồ đạo Phật là những người theo đạo Phật [125, tr. 16].

Đạo Hồi ở nước ta là tôn giáo của một bộ phận người Chăm. Theo quan niệm của tôn giáo này, toàn bộ người dân trong cộng đồng theo đạo Hồi được gọi là tín đồ.

Với đạo Cao Đài, tín đồ đạo Cao Đài được tính theo cộng đồng làng xã ở nông thôn, theo các gia đình ở các thị trấn, thị xã [125, tr. 17].

Đạo Thiên Chúa công nhận tín đồ từ khi đứa trẻ sinh ra, đã qua phép Rửa tội (Bí tích Thanh tẩy) và thông thường khi đứa trẻ được khoảng một tháng tuổi hoặc những người lớn tuổi (những trường hợp nhập đạo) khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Nói cách khác, khi nào cá nhân đã qua thủ tục gia nhập tôn giáo thì được coi là tín đồ.

Đạo Tin lành công nhận tín đồ chỉ khi cá nhân đủ tuổi cần thiết để hiểu được lẽ đạo (thường từ 15 tuổi trở lên), tin nhận tín lý của đạo. Bao gồm tín đồ chính thức - đã làm lễ Báp têm (lễ gia nhập tôn giáo) và tín đồ chưa chính thức - chưa làm lễ Báp têm.

Phật giáo Hòa Hảo với hình thức tu tại gia là chủ yếu, xem tín đồ là những người tu tập, truyền bá, giáo dục, in ấn kinh sách…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Theo tác giả Mai Thanh Hải (2002), “Tín đồ là những ai tin ở những gì một tôn giáo dạy bảo và qua một thủ tục nhập đạo”. Với quan niệm này tín đồ được hiểu chỉ khi nào cá nhân có niềm tin vào tôn giáo và gia nhập vào tôn giáo đó thì mới được coi là tín đồ. Tương tự với quan điểm trên, Từ điển Bách khoa Việt Nam cho rằng tín đồ là những người cùng có chung một niềm tin và theo một tổ chức tôn giáo [49].

Trong Đại Từ điển tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý (1999), Tín đồ được hiểu là người theo một tôn giáo [133].

Hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo - 6

Theo Pháp lệnh số 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 18/6/2004 về tín ngưỡng, tôn giáo, tín đồ được hiểu là người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa nhận [121]. Như vậy, tín đồ trước hết phải là người có đời sống tôn giáo, tức là có niềm tin tôn giáo và thực hành tôn giáo trong đời sống của mình, bao gồm cả nhà tu hành và người sống đời bình thường; thứ hai những người đó phải được tổ chức tôn giáo thừa nhận, điều này có nghĩa là những người chưa chính thức trở thành tín đồ nhưng có cảm tình và có nếp sống hướng về tâm linh của tôn giáo đó, được tôn giáo đó chấp nhận thì vẫn được gọi là tín đồ và ngược lại.

Đồng thời, với quan niệm từ thực tiễn của các tôn giáo đó, một số tác giả đã đề cập tới khái niệm tín đồ về mặt lý luận như sau: Theo quan niệm của tác giả Mai Thanh Hải: “Tín đồ là những ai tin ở những gì một tôn giáo dạy bảo và qua một thủ tục nhập đạo” [49, tr. 633]. Với quan niệm này, tín đồ được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, chỉ khi nào cá nhân có niềm tin tôn giáo và gia nhập tôn giáo đó thì mới được coi là tín đồ. Trẻ em mới sinh ra trong gia đình Công giáo đã qua thủ tục nhập đạo (lãnh nhận Bí tích Rửa tội) cũng không được coi là tín đồ, vì chúng chưa thể có niềm tin vào tôn giáo, nhưng đối với Công giáo, thì khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội là tín đồ.

Trên cơ sở kế thừa các quan niệm và từ sự phân tích trên, đặc biệt là quan niệm về tín đồ trong Pháp lệnh số 21 (2004) về tín ngưỡng, tôn giáo, chúng tôi quan niệm:

Tín đồ là người có niềm tin vào một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo đó thừa nhận.

2.1.2.2. Khái niệm tín đồ Công giáo

Từ khái niệm tín đồ, chúng ta có thể hiểu khái niệm tín đồ Công giáo như sau:

Tín đồ Công giáo là những người theo Công giáo và được Giáo hội Công giáo thừa nhận.

Công giáo thừa nhận tín đồ từ khi đứa trẻ mới sinh ra và được lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Nói các khác, cá nhân nào là tín đồ Công giáo phải đã qua thủ tục nhập đạo.

Với Công giáo, ngay cả với người trưởng thành (có khả năng nhận thức và tự chọn lựa tôn giáo), họ chỉ có thể trở thành tín đồ Công giáo khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội với các yêu cầu của Công giáo như học kinh, học hỏi Giáo lý, tự nguyện làm thủ tục xin nhập đạo và được linh mục thực hiện các bí tích cho.

Thủ tục lãnh nhận Bí tích Rửa tội đối với trẻ em từ khi sinh ra được một vài tuần tuổi, còn với người lớn có thể là người xin gia nhập đạo. Từ lúc đó, tín đồ được

nuôi dưỡng trong niềm tin tôn giáo và trở thành tín đồ. Khi lớn lên, tín đồ tùy theo từng độ tuổi phải thực hiện học hỏi về giáo lý, về Kinh thánh, cầu nguyện và tham dự các nghi lễ tôn giáo. Cùng với đó, tín đồ phải thực hiện các bổn phận của mình theo những nội dung quy định trong giáo lý, giáo luật và tuân thủ những chuẩn mực mà mỗi tín đồ phải thực hiện.

2.2. Hành vi cầu nguyện của tín đồ

2.2.1. Hành vi

Hành vi có vị trí quan trọng trong những vấn đề lý thuyết của Tâm lý học xã hội. Các trường phái tâm lý khác nhau có những quan niệm khác nhau về hành vi.

Thuyết Hành vi của J. Watson có một số nội dung bàn về hành vi con người. Hành vi người tuy có một số khác biệt với động vật, nhưng chỉ là những tổ hợp phản ứng của cơ thể để trả lời các kích thích tác động vào cơ thể. Ông không thừa nhận tâm lý, ý thức tham gia vào việc điều khiển hành vi người. Theo thuyết Hành vi của J. Watson, để nghiên cứu hay điều khiển hành vi nói chung và hành vi con người nói riêng chỉ cần dựa vào yếu tố đầu trong công thức S → R.

Các nhà tâm lý học hành vi mới, mà đại biểu là E.C Tolman và K.L Hull, đã làm phong phú thêm khái niệm hành vi. Hành vi trong học thuyết này được gọi là hành vi tổng thể. Hó định nghĩa “hành vi tổng thể là hành vi có ý nghĩa, hành vi mới muốn nghiên cứu những điểm mà thuyết hành vi cổ điển bỏ qua, tức là xem có yếu tố nào xảy ra giữa yếu tố S và R”. Hai nhà tâm lý học này cho rằng trong hành vi con người, giữa kích thích và phản ứng có một số thông số trung gian, đó là ý định, nhận thức, là quá trình tư tưởng hóa. Họ nhấn mạnh đến yếu tố trung gian - O (Object) - vào giữa S và R và trở thành công thức S - O - R [47].

Quan niệm hành vi trong Tâm lý học hành vi tạo tác của B.F. Skinner cho rằng, sự khác biệt đầu tiên giữa hành vi có điều kiện và hành vi tạo tác là hành vi có điều kiện xuất hiện nhằm tiếp nhận một kích thích củng cố, còn hành vi tạo tác nhằm tạo ra kích thích củng cố. Vì thế, người ta gọi hành vi tạo tác là hành vi được hình thành trong điều kiện hóa có hiệu lực nhằm đáp ứng lại kích thích của môi trường một cách tích cực chủ động. Nhờ tiếp nhận có điều kiện hóa có hiệu lực mà có thể kiểm soát được hành vi, nếu kiểm soát được hành vi củng cố thì kiểm soát được hành vi. Theo Skinner, cái gọi là các sự kiện tâm lý thực ra chỉ là các sự kiện sinh lý được gán cho nhãn ý thức. Như vậy, quan niệm về hành vi của Skinner chỉ đúng khi con người sống trong điều kiện hóa. Trong môi trường điều kiện hóa, những hành vi mà chúng

ta mong muốn ở người khác có điều kiện hình thành, củng cố và phát triển. Còn khi ra khỏi môi trường đó, hành vi của họ không diễn ra, thậm chí có thể không còn nữa [52, tr. 612, 627].

Quan niệm về hành vi theo phân tâm học mà đại biểu của trường phái này là

S. Freud, theo ông bên cạnh ý thức giúp cái tôi có khả năng làm chủ được cuộc sống của mình và những cái để minh bạch rõ ràng thì con người cảm thấy hình như có một cái gì đó không thuộc về cái tôi, luôn gây sóng gió cho cái tôi mà không biết nó từ đâu, nhiều lúc nó làm cho cái tôi không có là chính mình nữa, ông gọi cái đó là vô thức. Vô thức như là nguyên nhân của những hành vi vô cớ, phi logic. Những hành vi này thường diễn ra ở bất cứ ai và có nhiều khi người ta không giải thích được tại sao mình lại làm như vậy. Vô thức là cái bí ẩn nằm sâu trong tâm khảm con người và rất khó để hiểu nó. Những quan sát thường ngày cho thấy, vô thức cũng chi phối một cách mạnh mẽ đến hành vi con người. Theo S. Freud, ở con người lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần đều có những hành vi sai lạc bao gồm: những hành động lỡ, lỡ lời, những chữ viết lỡ tay, đọc lỡ miệng, sự quên và đãng trí. Những hành vi sai lạc này xuất hiện thay thế cho hành vi mà người ta mong muốn hay chờ đợi [153, tr. 29]. Những hành vi sai lạc là những hành vi có ý nghĩa, chúng đều có nguyên nhân từ cái vô thức, những hành vi sai lạc cũng có thể cho chúng ta những dữ kiện để để khảo sát những công trình quan trọng hơn [153, tr. 59, 87].

Người cha tinh thần của Tâm lý học nhân văn vào những năm 60 của thế kỷ XX là A. Maslow. Ông cho rằng nhu cầu của con người được xếp thứ bậc từ thấp đến cao. Nhu cầu bậc thấp được thỏa mãn trước và ngay sau khi nhu cầu này được thỏa mãn thì những nhu cầu bậc cao hơn sẽ tiếp theo xuất hiện và thúc đẩy con người hoạt động để thỏa mãn nó. Theo trường phái này thì hành vi của con người không chỉ bao gồm hành vi mở (loại hành vi quan sát được) mà còn bao gồm những hành vi kín (loại hành vi không quan sát được - những trải nghiệm chủ quan của con người), hai phần này gắn bó với nhau [47, tr. 93]. Tâm lý học nhân văn cho rằng, con người có thể nhận thức và kiểm soát được hành vi của mình chứ không phải do vô thức quyết định - điều này khác với quan niệm của phân tâm học. Con người có thể độc lập quyết định hành vi của mình chứ không phải hoàn toàn do tác động bên ngoài [52, tr. 612, 627]. Hành vi con người là sự tổng hợp của nhiều khuynh hướng, các nhà nghiên cứu lý giải hành vi con người trên cơ sở tôn trọng con người với tư cách cá nhân, tôn trọng giá trị sáng tạo, trách nhiệm như các phẩm giá cá nhân. Như

vậy, trường phái Tâm lý học nhân văn nhìn nhận hành vi con người ở góc độ cá nhân mà bỏ qua sự chi phối của cộng đồng xã hội đến hành vi con người.

Những nhà nghiên cứu theo quan niệm Tâm lý học hoạt động cho rằng: hành vi con người là biểu hiện bên ngoài của hoạt động và luôn thống nhất với tâm lý con người. Tâm lý và hành vi đều là cái có thực, quan hệ và chi phối lẫn nhau, đều có vai trò trong cuộc sống, đều tham gia tích cực vào sự tác động của con người với thế giới xung quanh cũng như tác động vào chính con người. Đặc trưng của hành vi con người là hành vi do ý thức định hướng, điều khiển, điều chỉnh. Hành vi của con người là hành vi có ý thức [47]. Tính ý thức của hành vi con người thể hiện ở chỗ: trước khi thực hiện hành vi, con người có suy nghĩ, nhận thức được hoàn cảnh và sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của mình để hình thành nên mô hình tâm lý của hành vi.

Các nhà tâm lý học Xô viết lại coi hành vi là hình thức đặc biệt của hoạt động.

Nó được thể hiện qua nhận thức, thái độ và hành động của chủ thể.

Theo A.N. Leonchiev, hành vi không phải là những phản ứng máy móc của một cơ thể sinh vật, mà hành vi phải được hiểu là hoạt động [47].

Trong Từ điển Tâm lý học của tác giả R.J. Corsini, khái niệm hành vi được hiểu theo nghĩa rộng, đó là: “Các hành động, phản ứng, tương tác đáp lại những tác nhân kích thích bên ngoài và bên trong, bao gồm cả những hoạt động có thể quan sát được một cách khách quan, các hoạt động quan sát được qua nội quan và các quá trình vô thức” [150, tr. 99].

Tác giả Robert L. Berger, Ronald C. Federico, James T. McBreen trong tác phẩm “Human Behavior - third Edition” thì cho rằng “hành vi được hiểu là những gì con người hành động, mặt khác hành vi luôn chứa đựng nhận thức và cảm xúc của con người đó” [155, tr. 2].

L.X. Vưgôtxki cho rằng, hành vi không phải là một tổ hợp các phản xạ, phản ứng máy móc theo kiểu “kích thích - phản ứng” nhằm giúp cơ thể thích nghi với môi trường mà hành vi chịu sự định hướng, điều khiển, điều chỉnh. Hành vi được xem là tổ hợp các cử động, thao tác, là bề ngoài của hoạt động. Như vậy, hành vi, theo quan niệm của L.X.Vưgôtxki, là gắn với tâm lý, ý thức và chúng không tách rời nhau [45, tr. 296].

Theo Raymond J. Corsini (1999), hành vi là hành động, phản ứng và sự tương tác của chủ thể với các kích thích bên ngoài, bao gồm các hành động có thể quan sát được, và các hành động không quan sát được. Tâm lý học chia ra hai loại hành vi:

hành vi bên ngoài (hành vi có thể quan sát được) và hành vi bên trong cơ thể (hành vi không quan sát được) [150].

Từ phân tích các khái niệm trên có thể đưa ra khái niệm về hành vi như sau:

Hành vi (hành vi của con người) là những biểu hiện của hoạt động, được thể hiện qua nhận thức, cảm xúc và hành động của chủ thể đối với thế giới xung quanh hoặc đối với chính bản thân mình.

Từ khái niệm trên, chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:

Thứ nhất, hành vi là biểu hiện của hoạt động. Hành vi gồm hai dạng cơ bản: hành vi có thể quan sát được (hành vi bên ngoài) và hành vi không thể quan sát được (hành vi bên trong).

Thứ hai, hành vi được thể hiện qua nhận thức, thái độ và hành động của chủ thể đối với thế giới xung quanh hoặc đối với chính bản thân mình.

Thứ ba, trong thực tế về cơ bản hành vi của con người thường được biểu hiện dưới dạng hành vi có ý thức. Điều đó có nghĩa là trong thực tế sẽ tồn tại những hành vi vô thức.

2.2.2. Cầu nguyện trong tôn giáo

Đối với Công giáo, cầu nguyện là một nghi lễ đặc biệt, cầu nguyện giữ vị trí quan trọng; nó thể hiện tình cảm, khát vọng của người cầu nguyện. Theo Công giáo có hai dạng cầu nguyện: cầu nguyện để tỏ lòng biết ơn và cầu nguyện để cầu xin. Theo tín đồ Công giáo thì cầu nguyện để cầu xin đóng vai trò chủ yếu và quyết định hơn. Cầu nguyện để nhận được sự thanh thản, cứu vớt và niềm hy vọng… Nếu tâm trạng càng sợ hãi, sự nguy hiểm càng lớn thì người cầu nguyện càng mong muốn được sự giúp đỡ của Chúa và cầu nguyện càng tha thiết hơn.

Người giáo dân tin rằng, Chúa hiện diện ở khắp mọi nơi, trong mọi thời điểm. Như vậy, khi người giáo dân gặp khó khăn đều có thể cầu nguyện. Khi gặp may lành họ cũng cầu nguyện để cảm tạ những gì Chúa đã ban cho. Khi cầu nguyện, mỗi giáo dân đều hành động một cách tích cực như đọc kinh to, hát những bài thánh ca, thì thầm, bái lạy trước hình tượng Thiên Chúa, đọc những bản kinh in sẵn, tâm sự, sẻ chia, ghi ra những lời cầu xin vào những cuốn sổ được đặt trước những nơi mà giáo dân muốn cầu xin và dưới nhiều hình thức: cầu nguyện cùng một nhóm người, cộng đồng hoặc cầu nguyện một mình. Giáo dân cầu nguyện khi có những căng thẳng, bức xúc mà tự họ không giải quyết được, lúc này cầu nguyện để mong nhận được sự an ủi. Bình thường, trong buổi sáng, buổi tối các gia đình Công giáo hay cộng đồng cũng

cầu nguyện, trong lúc này cầu nguyện thực chất là để hướng đến sự thánh thiện, hoàn thiện con người.

Trong sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo có giải thích về cầu nguyện như sau: “Trong Công giáo, những hành vi tin, cậy, mến mà điều răn thứ nhất dạy chúng ta làm sẽ được chu toàn trong việc cầu nguyện. Nâng tâm trí của ta lên tới Thiên Chúa, đó là cách diễn tả việc thờ lạy Thiên Chúa. Cầu nguyện là chúc tụng Chúa, là cảm tạ Ngài, là xin ơn và chuyển cầu. Cầu nguyện là điều kiện không thể thiếu để ta có thể vâng giữ các giới răn của Chúa. “Phải cầu nguyện luôn không bao giờ thôi” (Lc 18.1, Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo).

John Lenba, nhà tâm lý học Mỹ, đã phân tích cơ sở tâm lý cầu nguyện. Ông chú ý đến hình thức cầu nguyện là “giao ước đặc biệt với thần thánh” [15].

Theo P.E Johnson, cầu nguyện là ngôn ngữ tự nhiên, tất yếu của kinh nghiệm tôn giáo. Cầu nguyện xảy ra khi con người rơi vào trạng thái cảm xúc đau buồn. Những người nguyên thủy thường bắt đầu cầu nguyện với những lời lẽ sơ đẳng như huýt sáo, những âm thanh gõ lách cách hoặc rền rĩ, than vãn. Ngày nay, khi con người trong những thời điểm căng thẳng, khó khăn thường nói: “Ôi Chúa! Hãy cứu giúp con” như một kinh nghiệm tự phát. Ông cho rằng, hình thức cầu nguyện liên quan đến tiếng khóc [15, tr. 115].

Lý giải thời điểm con người cầu nguyện, Johnson đã tiến hành tìm hiểu một nhóm sinh viên tại Minesota đang cầu nguyện trong các tình huống: ngạc nhiên, thán phục, sợ hãi, có trách nhiệm cao, thích thú và hài lòng, cầu khẩn, bị thuyết phục và yêu kính. Các vấn đề mà nhóm sinh viên này cầu xin đó là cầu cho nhu cầu vật chất (ăn, sức khỏe, thời tiết), được bảo vệ, được che chở, được tha thứ cho các tội lỗi của mình, được chỉ dẫn, hướng dẫn về cách sống, có được sức mạnh, nghị lực, được Chúa che chở cho địa vị thấp kém của mình, đạt được khát vọng trong tương lai, giúp đỡ cho gia đình và bạn bè, có nghị lực chịu đựng những khó khăn gian khổ, giúp đỡ để sống tốt hơn, trút bỏ được những lỗi lầm, tâm hồn và suy nghĩ trở nên trong sáng hơn, cuộc sống thanh bình, dũng cảm trước thử thách... [15, tr. 116].

Theo L. Phơbách: “Cơ sở tâm lý của cầu nguyện là yêu cầu, là lời thỉnh cầu hướng tới Chúa của người cầu nguyện. Cầu nguyện để nhận được sự thanh thản, cứu vớt và niềm hy vọng” [15].

Trong Tâm lý học, “Cầu nguyện là phương tiện an ủi tâm lý mạnh mẽ nhằm trút bỏ những cảm xúc tiêu cực của tín đồ”.

Trong Giáo hội Công giáo, khi nói về cầu nguyện, chúng ta hay có khuynh hướng nghĩ đến những vấn đề riêng của chúng ta và thường chỉ xem xét cầu nguyện dưới quan điểm cá nhân mà thôi. Chúng ta cần mở rộng lối nhìn và chân trời của mình để xem xét cầu nguyện như đã triển nở trong Giáo hội từ thời đầu. Điều đó có thể cho thấy cầu nguyện của chúng ta, dù chỉ là cầu nguyện riêng, tùy thuộc biết bao ở những gì chúng ta lãnh nhận từ Giáo hội và ta có thể rút tỉa lợi ích từ di sản để lại cho chúng ta biết chừng nào [91, tr. 11 - 12].

Như vậy: Cầu nguyện là phương tiện an ủi tâm lý được thể hiện qua ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm trút bỏ những cảm xúc tiêu cực của tín đồ, thể hiện tình cảm và niềm tin của tín đồ với Thiên Chúa.

Cầu nguyện thể hiện niềm tin tưởng, niềm hy vọng, mong muốn, nguyện vọng của người cầu xin đối với lực lượng thần thánh.

Mục đích của cầu nguyện: Cầu nguyện nhằm mục đích đạt được tình cảm gần gũi trực tiếp với lực lượng siêu nhiên và dung hợp với lực lượng siêu nhiên này. Trạng thái thần bí trong thời gian cầu nguyện là trạng thái kích thích cao độ những cảm xúc của tín đồ ở nồng độ cao và sâu sắc. Cầu nguyện là cầu cho nhu cầu vật chất (ăn, sức khỏe, thời tiết), được bảo vệ, được che chở, được tha thứ cho các tội lỗi của mình, được chỉ dẫn, hướng dẫn về cách sống, có được sức mạnh, nghị lực, được Chúa che chở cho địa vị thấp kém của mình, đạt được khát vọng trong tương lai, giúp đỡ gia đình và bạn bè, có nghị lực chịu đựng những khó khăn gian khổ, được giúp đỡ để sống tốt hơn, trút bỏ được những lỗi lầm, tâm hồn và suy nghĩ trở nên trong sáng hơn, có được cuộc sống thanh bình, dũng cảm trước thử thách...

Việc cầu nguyện trong Công giáo chia ra các thể loại sau:

- Khẩn nguyện: đó là cách quy tụ mọi cầu nguyện diễn tả nỗi quẫn bách hay những nhu cầu của con người và đi tìm sự trợ giúp của Thiên Chúa dành cho con người. Các yếu tố chủ chốt của khẩn nguyện là kêu xin, trình bày nhu cầu hiện thời và cầu xin sự trợ giúp [91, tr. 36].

- Cầu xin: Cầu xin tạo nên yếu tố trung tâm của cầu nguyện khẩn nguyện và luôn luôn hiện diện ở đó, ngay cả khi nó chỉ được gợi lên một cách gián tiếp, âm thầm hoặc có điều kiện [91, tr. 37].

Cầu nguyện Chúa Giêsu là cầu xin, được ấn định bởi việc ước mong Nước Trời (Thiên đàng). “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ ban thêm cho” (Mt 6,33). Như vậy,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/01/2023