Đề tài sẽ có 2 loại bảng hỏi dành cho ba nhóm khách thể tham gia nghiên cứu. Trong mỗi bảng hỏi sẽ có những phần chung cho cả ba nhóm khách thể và những phần riêng liên quan đến những khác biệt của các khách thể:
* Bảng hỏi số 1 dành cho các tín đồ Công giáo.
* Bảng hỏi số 2 là phiếu phỏng vấn sâu tín đồ và một số chức sắc tôn giáo.
- Mục đích nghiên cứu:
+ Khảo sát thực trạng hành vi tôn giáo của tín đồ trong hành vi cầu nguyện.
+ Khảo sát ảnh hưởng của những yếu tố khách quan và chủ quan đến hành vi tôn giáo của tín đồ Công giáo.
- Khách thể nghiên cứu: Tổng số khách thể bao gồm 426 chức sắc, tín đồ tại 4 xứ đạo tại Hà Nội, trong đó có hai xứ đạo thuộc các huyện ngoại thành, hai xứ đạo thuộc các quận nội thành. Trong đó, khảo sát bằng bảng hỏi dành cho tín đồ là 392 phiếu đảm bảo đầy đủ thông tin.
3.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích: thu thập thông tin định tính nhằm kết hợp, bổ sung, kiểm tra, đánh giá thông tin định lượng đã thu thập. Phỏng vấn sâu được thực hiện chủ yếu để thu thập các thông tin định tính mà khảo sát bằng bảng hỏi không đáp ứng được, giúp lý giải sâu hơn các vấn đề được quan tâm nghiên cứu.
Phỏng vấn sâu được tiến hành chủ yếu theo kiểu phỏng vấn bán cấu trúc.
- Khách thể: 34 tín đồ Công giáo, chức sắc, tín đồ đảm nhận các công việc ban hành giáo xứ, cán bộ làm công tác quản lý văn hóa, tôn giáo trên địa bàn.
- Nội dung: phỏng vấn về thực trạng hành vi cầu nguyện, những đánh giá về sự hiểu biết, nhận thức, vai trò của hành vi cầu nguyện, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo.
- Nguyên tắc phỏng vấn: phỏng vấn được tiến hành trong không khí thoải mái, cởi mở, tin cậy. Khách thể trình bày vấn đề một cách tự do, thoải mái. Người phỏng vấn bắt đầu bằng những câu hỏi chung, khái quát, dễ trả lời để kích thích tư duy của khách thể. Khi phỏng vấn, kết hợp cả câu hỏi đóng và mở để thu thập thông tin. Trình tự và nội dung phỏng vấn đã chuẩn bị được sử dụng linh hoạt theo tình huống cụ thể, tạo tâm lý thoải mái cho khách thể. Người phỏng vấn luôn quan sát những biểu hiện thái độ và hành vi của khách thể, nhờ đó có thông tin chính xác.
- Thời gian tiến hành: Cuộc khảo sát được tiến hành trong tháng 7 và tháng 8 năm 2016. Thời gian và địa điểm cụ thể đã được sắp xếp linh hoạt, thuận lợi cho khách thể. Nội dung phỏng vấn đã chuẩn bị trước một cách chi tiết, rõ ràng theo những vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu.
3.2.4. Phương pháp quan sát
- Mục đích: ghi nhận thái độ, biểu hiện hành vi của tín đồ Công giáo. Sử dụng kết quả quan sát được để mô tả thêm về kết quả định lượng cũng như định tính về thực trạng và mức độ thực hiện hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo.
- Khách thể: Quan sát các hành vi của tín đồ Công giáo và mức độ thực hiện những hành vi của tín đồ.
- Nội dung: Quan sát những biểu hiện của tín đồ khi tham gia cầu nguyện và mức độ thực hiện hành vi, những biểu cảm của tín đồ khi cầu nguyện.
- Nguyên tắc: Cam kết với tín đồ Công giáo, việc quan sát chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu, không nhằm bất cứ mục đích nào khác; tạo cho tín đồ cảm giác an tâm và tâm lý thoải mái khi cộng tác.
- Cách thức tiến hành: Tham gia trực tiếp vào các buổi lễ tại nhà thờ, hoạt động sinh hoạt tôn giáo để ghi nhận thái độ, hành vi, cách ứng xử của tín đồ Công giáo; Thực hiện phương châm cùng ăn, cùng ở với các gia đình tín đồ Công giáo để quan sát, ghi nhận thái độ, hành vi, cách ứng xử của họ. Quan sát đối tượng khảo sát và đối tượng phỏng vấn khi thực hiện phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu.
3.2.5. Phương pháp phân tích trường hợp điển hình
- Mục đích của phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình:
Nghiên cứu một số trường hợp điển hình để tìm hiểu sâu hơn và có những lý giải thấu đáo về biểu hiện, mức độ thực hiện hành vi cầu nguyện của tín đồ và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo.
- Cách thức tiến hành: Cách thức mà chúng tôi sử dụng để nghiên cứu trường hợp điển hình là phỏng vấn trực tiếp từng cá nhân.
- Khách thể phỏng vấn: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 4 tín đồ Công giáo điển hình: Trường hợp 1: Tín đồ có hành vi cầu nguyện thực hiện ở người cao tuổi.
Trường hợp 2: Tín đồ có hành vi cầu nguyện thực hiện ở người trung niên.
Trường hợp 3: Tín đồ có hành vi cầu nguyện thực hiện ở người trẻ tuổi. Trường hợp 4: Tín đồ gia nhập và thực hiện cầu nguyện một cách tích cực. (4 trường hợp: một người già, một người trung niên, một người trẻ tuổi, một
người tự gia nhập Công giáo trong đó có cả tín đồ nam và nữ).
- Vài nét về bản thân, truyền thống theo đạo của gia đình.
- Thực trạng biểu hiện của cá nhân trong hành vi cầu nguyện.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện của cá nhân, động cơ, cảm xúc, hành động.
3.2.6. Phương pháp thống kê toán học
Các kết quả khảo sát sẽ được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản
22.0 dành cho các nghiên cứu khoa học xã hội để đảm bảo tính khách quan.
Việc sử dụng phương pháp này cho phép chúng ta lập được các bảng số liệu thực trạng, số liệu về sự liên quan giữa các biến số về độ tin cậy của các số liệu điều tra.
- Mục đích thống kê toán học: Tìm hiểu thực trạng biểu hiện nhận thức, cảm xúc và hành động khi thực hiện hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo; Tìm hiểu mức độ thực hiện hành vi cầu nguyện tại nhà thờ, tại gia đình của tín đồ Công giáo, những biểu hiện bằng hành vi bên ngoài, tác động của hành vi cầu nguyện cũng như việc tham dự các buổi lễ của tín đồ, các yếu tố khách quan và chủ quan đến hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo; phân tích mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo.
3.2.7. Phương pháp chuyên gia
Nhằm chính xác hóa các khái niệm, các chỉ số để đánh giá thực trạng biểu hiện hành vi cầu nguyện và ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan đến hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo; đảm bảo độ tin cậy của các công cụ; hướng thu thập số liệu theo mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi tiến hành xin ý kiến chuyên gia đã đi sâu nghiên cứu lĩnh vực này. Những chuyên gia chúng tôi đã xin ý kiến gồm: 3 GS.TS và 5 PGS.TS tại Viện Tâm lý học, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam; 6 cán bộ lãnh đạo làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo và 1 chức sắc đánh giá về việc thực hiện hành vi cầu nguyện của tín đồ trong cộng đồng xứ họ đạo Công giáo.
Tiểu kết chương 3
Luận án được tiến hành nghiên cứu theo quy trình chặt chẽ từ nghiên cứu lý luận đến xác định phương pháp và tổ chức thực hiện nghiên cứu thực tiễn. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng linh hoạt, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau, bao gồm các phương pháp nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn. Trong đó, phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận án là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu và phân tích trường hợp điển hình.
Luận án được tổ chức và nghiên cứu theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận nhằm tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, hệ thống hóa một số lý luận cơ bản, xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu; Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực tiễn nhằm khảo sát thực trạng biểu hiện hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo, làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan đến hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo.
Mức độ biểu hiện hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo được đánh giá trên 5 mức độ. Thang đo về mặt nhận thức gồm: Không đúng, Đúng một phần, Đúng bình thường, Đúng tương đối nhiều, Rất đúng. Về biểu hiện niềm tin gồm: Không tin, Tin ít, Tin bình thường, Tin tương đối nhiều, Rất tin. Về mức độ cảm xúc gồm: Không sâu sắc, Ít sâu sắc, Bình thường, Tương đối sâu sắc, Rất sâu sắc. Về mức độ ảnh hưởng gồm: Không ảnh hưởng, Ảnh hưởng ít, Ảnh hưởng bình thường; Ảnh hưởng tương đối nhiều; Ảnh hưởng rất nhiều.
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 22.0 để xử lý kết quả nghiên cứu; áp dụng phương pháp thống kê toán học để thống kê mô tả và thống kê suy luận. Các thông tin thu thập được đều được xử lý định lượng và định tính nên kết quả có đủ độ tin cậy và có tính khoa học.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
VỀ HÀNH VI CẦU NGUYỆN CỦA TÍN ĐỒ ĐẠO CÔNG GIÁO
4.1. Thực trạng hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo
4.1.1. Đánh giá chung thực trạng hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo
Thực trạng chung hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo được phản ánh qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.1. Thực trạng hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo
Biểu hiện của hành vi cầu nguyện | ĐTB | ĐLC | Thứ bậc | |
1 | Khía cạnh nhận thức của hành vi cầu nguyện | 4,77 | 0,21 | 1 |
2 | Khía cạnh tình cảm của hành vi cầu nguyện | 4,45 | 0,44 | 4 |
3 | Khía cạnh niềm tin của hành vi cầu nguyện | 4,50 | 0,40 | 3 |
4 | Khía cạnh hành động của hành vi cầu nguyện | 4,53 | 0,57 | 2 |
ĐTB chung | 4,56 | 0,42 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Hành Vi Cầu Nguyện Của Tín Đồ Công Giáo
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Cầu Nguyện Của Tín Đồ Công Giáo
- Một Số Đặc Điểm Của Mẫu Nghiên Cứu Của Các Tín Đồ
- Biểu Hiện Cụ Thể Hành Vi Cầu Nguyện Của Tín Đồ Công Giáo
- Nhận Thức Về Kinh Thánh Của Tín Đồ (Theo Nhóm Tuổi)
- Nhận Thức Về Nghĩa Vụ Của Tín Đồ (So Sánh Theo Giới Tính)
Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.
*Ghi chú: 1.0 < ĐTB < 5.0.
Phân tích số liệu bảng 1 cho thấy, các tín đồ Công giáo được khảo sát thực hiện hành vi cầu nguyện ở mức độ rất cao. Điều này có nghĩa là các tín đồ thực hiện hành vi cầu nguyện một cách tự giác, nghiêm túc và đầy đủ. Hành vi cầu nguyện này không chỉ được thực hiện ở nhà thờ mà còn thực hiện ở gia đình.
Trong 4 biểu hiện của hành vi cầu nguyện thì khía cạnh nhận thức của hành vi cầu nguyện có điểm trung bình cao nhất, được thể hiện rõ nhất (ĐTB = 4,77; ĐLC = 0,21). Khía cạnh hành động của cầu nguyện được xếp ở vị trí thứ hai (ĐTB = 4,53; ĐLC = 0,57). Khía cạnh tình cảm của hành vi cầu nguyện được đánh giá thấp nhất (ĐTB = 4,45; ĐLC = 0,44). Điều này có nghĩa là khi thực hiện hành vi cầu nguyện, biểu hiện nhận thức được thể hiện cao nhất, tiếp đến là những biểu hiện về hành động, và biểu hiện về tình cảm thể hiện thấp nhất.
Có thể nói, hành vi cầu nguyện của các tín đồ Công giáo được khảo sát đã được thực hiện ở mức độ cao, thường xuyên và rất tự giác.
Nếu so sánh theo độ lệch chuẩn (ĐLC) giữa các biểu hiện của hành vi cầu nguyện thì ĐLC về khía cạnh nhận thức là thấp nhất (ĐLC = 0,29). Chỉ số này cho thấy các ý kiến của tín đồ được khảo sát rất tập trung khi đánh giá khía cạnh nhận thức của hành vi cầu nguyện.
Theo sách giáo lý của Giáo hội, cầu nguyện của tín đồ nhằm thực hiện 5 nội dung cơ bản:
1) Thờ lạy (tuyên xưng sự cao cả của Chúa, tôn sùng Chúa).
2) Cầu xin (thừa nhận sự lệ thuộc của ta vào Thiên Chúa là Cha, đặc biệt nó nhắc nhở ta quay về với Ngài với lòng ăn năn, sám hối và cầu xin ơn tha thứ).
3) Cầu bầu (đặt niềm tin của mình vào lòng thương xót của Thiên Chúa, để Chúa luôn quan tâm đến nhu cầu của con người).
4) Cảm tạ (nói lên sự biết ơn đến việc Chúa Giêsu cứu chuộc và làm cho ta được trở nên tự do).
5) Ngợi khen (ca ngợi Chúa vì chính bản thân Ngài, tôn vinh Ngài vì những vì các kỳ công của Ngài).
Tóm lại, 5 nội dung cầu nguyện cho phép tín đồ yêu mến Chúa vì những kỳ công Ngài đã tạo dựng, yêu mến Chúa vì lòng thương xót và vì tình yêu của Ngài, yêu mến Chúa vì sự hiện diện và giúp đỡ của Ngài trong cuộc sống ta. Yêu mến Chúa vì sự cứu chuộc dịu dàng của Ngài [157].
Trong sách giáo lý của Giáo hội Công giáo cũng chỉ rõ cầu nguyện là cách thức giao tiếp với Thiên Chúa nên bản chất của cầu nguyện là cuộc đàm thoại. Sự đàm thoại của cầu nguyện làm cho sự thân mật giữa tín đồ với Chúa được thêm sâu đậm bằng cách lôi kéo tín đồ vào sự liên hệ với Ngài để dẫn tín đồ đến cùng Thánh Thể. Cầu nguyện giống như một hành động gợi cảm tình để tín đồ kết hợp mật thiết với Chúa. Cầu nguyện còn làm cho tín đồ nên giống Thiên Chúa mà tín đồ hằng yêu mến như Thánh Têrêsa thành Avila nói “Trong một cách thức nào đó, cầu nguyện là bày tỏ ý muốn trở nên hòa hợp với ý Chúa”.
Qua hành vi cầu nguyện, các tín đồ muốn xin Thiên Chúa giúp đỡ để thỏa mãn các nhu cầu của mình. Sự cầu xin của tín đồ để Chúa giúp đỡ là rất đa dạng. Nó phụ thuộc vào hoàn cảnh riêng của mỗi tín đồ, của mỗi gia đình tín đồ. Tại cuộc khảo sát tại Đền thờ Đức Mẹ hằng cứu giúp, xứ Thạch Bích, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội, chúng tôi đã được đọc cuốn sổ ghi lại những điều cầu nguyện, những mong muốn, kêu xin của tín đồ đối với Đức Mẹ Maria.
Chúng ta xem xét một số lời cầu xin, mong muốn của các tín đồ:
“Con là Maria, con xin các Đấng ban cho gia đình con được mọi sự bình an trong năm mới này. Bố mẹ con được mạnh khỏe, các con của con được học hành chăm ngoan, vâng lời người trên dạy bảo, ban cho gia đình có công ăn việc làm ổn định và ban cho các linh hồn đã qua đời chóng về hưởng nhận thánh Chúa”.
Ảnh 4.1: Trang nhật ký ghi lời cầu xin của tín đồ xứ Thạch Bích
Sau đây là một lời cầu xin của một tín đồ nữ có cuộc sống còn khó khăn: “Con là Ana Q…, con kính lạy Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, con xin Mẹ cho gia đình con làm ăn được thuận buồm xuôi gió, cho con trả hết nợ con vay. Con xin Đức mẹ cho vợ chồng con, các con con được mạnh khỏe và con cầu cho những người làm nhà con đi ra đường được bình an vô sự được như ý của con, con xin Mẹ cho mọi sự bình an. Con cám ơn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” (tín đồ Ana Q, 35 tuổi, nữ, xứ đạo Thạch Bích).
Sau đây là lời cầu xin của phụ nữ sắp sinh nở, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn: “… Con xin Mẹ giúp con, con tìm được công ăn việc làm. Con xin Mẹ giúp con, con được sinh nở bình an. Con xin giúp cho cháu con được mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn. Con xin Mẹ cho gia đình con được hòa thuận, yêu thương nhau. Con xin Mẹ cho con được gặp thầy gặp thuốc, con xin Mẹ giúp con đòi được nợ. Con xin cảm tạ Mẹ. Con là Catarina H….” (tín đồ Catarina H, 40 tuổi, nữ, xứ đạo Thạch Bích).
Khi nghiên cứu thực tế tại các giáo xứ, chúng tôi nhận thấy hành vi cầu nguyện của tín đồ được viết vào những cuốn sổ đặt sẵn trước ảnh Đức Mẹ hoặc trước tượng các vị Thánh. Cuốn sổ này ghi lại những lời cầu xin được viết ra từ chính suy nghĩ của tín đồ. một số nơi khác, những nội dung cầu nguyện được viết ra, các tín đồ cầu xin điều gì thì chỉ việc đánh dấu (x) vào nội dung đó. Hàng tuần, có một bộ phận sẽ thống kê và tập trung cầu nguyện theo những ý nguyện đó.
Những điều cầu xin của tín đồ trong buổi cầu nguyện rất đa dạng. Chúng xuất phát từ những khó khăn, thiếu thốn, từ những nhu cầu thực tế của cá nhân và gia đình. Những lời khẩn cầu này thể hiện mong muốn, khát vọng của các tín đồ để có sức khỏe tốt, có cuộc sống no ấm và hạnh phúc gia đình. Ngoài ra, khi cầu nguyện các tín đồ còn cảm thấy mình có thêm sức mạnh vào cuộc sống, có thêm nghị lực và ý chí vượt khó khăn của cuộc sống, tìm ra được cách thức để giải quyết khó khăn và gắn bó với cộng đồng xứ đạo hơn.
Ảnh 4.2: Nội dung cầu xin của tín đồ
Một câu hỏi khác đặt ra: Tại sao ta nên cầu nguyện? Tài liệu của Giáo hội Công giáo đã giải thích về điều này: Ta cần cầu nguyện để lòng trí ta luôn nhớ đến Ngài và trong đời sống của ta luôn có sự hiện diện quan trọng của Ngài. Như Thánh Gregory thành Nazianzen nói: “Ta phải nhớ đến Chúa nhiều hơn là ta thở”. Giống như ta không thể sống nếu không có hơi thở, thì ta cũng sẽ chết mòn nếu không có cầu nguyện. Cầu nguyện bảo đảm kho tàng quý giá của ta là tình bạn giữa ta và Chúa Giêsu; như Chúa đã nhắc nhở ta: “Kho tàng anh ở đâu thì lòng anh cũng ở đó” (Mt, 6:21). Ta cũng nên nhớ rằng, cầu nguyện không buộc Chúa phải “cập nhật hóa” với đời sống của ta; như trong giáo lý đã dạy: “Cha ta trên trời biết ta cần gì trước khi ta cầu xin Ngài, nhưng Ngài chờ đợi ta cầu xin vì phẩm giá của con cái