Số Lượng Tín Đồ Của Công Giáo Qua Các Giai Đoạn Được Thể Hiện


khoảng những năm 1840, khi Giám mục Cuenot Thể (giám mục đại diện Tông toà Đàng Trong) trao bài sai cho Thầy Sáu Do mở đường lên Tây Nguyên, sau đó là các tu sĩ dòng Chúa Cứu thế. Đoàn đến nơi truyền giáo đầu tiên là Kon Tum, Gia Lai vào năm 1851, tại đây các thừa sai đã thành lập được một số trung tâm truyền giáo như: Plei Rơhai cho bộ tộc Ba Na; Kon Trang truyền giáo cho bộ tộc Xơ Đăng; Plei Chư truyền giáo cho dân tộc Gia Rai, Ba Na ở Gia Lai, Kon Tum trở thành xứ truyền giáo đầu tiên của khu vực Tây Nguyên thuộc giáo phận Đàng Trong (Quy Nhơn) của giáo hội Công giáo Việt Nam.

Đến năm 1885, Công giáo miền Tây nguyên có 3 giáo phận lớn do Linh mục Cha Guerlach Cảnh ở làng Kon Jơ Drẻh, cha bề trên Vialleton Truyền ở Kon Tum K’nâm và cha Nguyên ở Plei Rơ Hai cai quản với tổng số tín đồ là 1.200 người.

Ngày 14/01/1932, Đức Giáo hoàng Piô XI loan báo quyết định về việc thành lập Giáo phận Kon Tum tách rời khỏi Giáo phận Qui Nhơn gồm 3 tỉnh: Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum và một phần lãnh thổ Atôpơ của Lào (năm 1944, Atôpơ được cắt trả cho Giáo phận Hạ Lào).

Như vậy, sau hơn 80 năm du nhập, đến năm 1932 về cơ bản kết thúc quá trình du nhập Công giáo vào các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Gia Lai và sau đó một năm, năm 1933, Hội đồng Giám mục Kon Tum phong 3 linh mục đầu tiên người Bahnar: Linh mục Châu, Linh mục Hoá và Linh mục Đen.

2.2.1.2. Quá trình phát triển

Quá trình phát triển Công giáo ở tỉnh Gia Lai từ năm 1932 đến trước năm 1991 có thể chia thành ba giai đoạn sau đây: Giai đoạn trước năm 1945, giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975, giai đoạn từ 1975-1991 [49, tr.16-22].

* Giai đoạn trước năm 1945


Đây là thời kỳ Công giáo Việt Nam gắn liền với chế độ thuộc địa và cuộc chiến tranh của thực dân Pháp. Ở Tây Nguyên, nhiều phong trào trào chống Pháp diễn ra quyết liệt, như phong trào ông Thuần, phong trào XămBrăm (Kon Tum), khởi nghĩa Nơ Trang Lơng (Đăk Lăk) cuộc nổi dậy của đồng bào Ba Na ở Đê Ba (Gia Lai )….

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Thực dân Pháp dùng thủ đoạn thâm độc gây chia rẽ, kỳ thị dân tộc, chia rẽ người có đạo và người không có đạo; ra sức lập hệ thống tề gian, kích động quần chúng không chấp hành chính của nhà nước, phát triển Công giáo trong quân ngụy. Tín đồ trong các buôn, làng Công giáo được bố trí vây quanh các công sở, căn cứ, đường giao thông chiến lược thực dân Pháp. Thực dân Pháp còn phối hợp với tòa giám mục liên tục đàn áp phong trào cách mạng để mở rộng việc truyền giáo.

Ngày 24/11/1960, Đức Giáo hoàng Gioan XXIII ban Sắc chỉ thành lập phẩm trật Giáo hội tại Việt nam, ngày 27/4/1961, qua buổi lễ long trọng, dưới sự chủ toạ của Khâm sứ Mariio Brini, Giáo phận Kon Tum chính thức thành lập, vị Giám mục đương kim là Phao lo Kim được cất nhắc lên làm Giám mục Giáo phận Kon Tum.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 9

Ngày 22/6/1967, Toà thánh tách tỉnh Đăk Lăk ra khỏi Giáo phận Kon Tum để thành lập Giáo phận Buôn Mê Thuật, Giáo phận Kon Tum chỉ gồm: Kon Tum, Plei Ku, Cheo Reo và An Khê. Tính đến năm 1975, Giáo phận Kon Tum có 42 địa sở chính với 192 họ đạo, với 79.465 tín đồ. Qua quá trình phát triển từ đó đến nay, Giáo phận Kon Tum hình thành 2 giáo hạt là Gia Lai và Kon Tum [22, tr.42].

Từ năm 1885 đến năm 1908, Toà giám mục Quy Nhơn lần lượt cử 27 Linh mục thừa sai Pháp lên truyền giáo ở Kon Tum. Trong vòng 23 năm, đã có 94 buôn làng tòng giáo, làm thành 94 họ đạo. Tín đồ phát triển trong các dân tộc thiểu số Bahnar ngành Jơ Lơng và ngành Rơ Ngao, dân tộc Sê Đăng


và dân tộc Gia Rai.

Trong thời gian này, Công giáo ở Tây nguyên từng bước gắn chặt với chính trị. Năm 1892, Toà Đại lý hành chính Kon Tum được thành lập do một Linh mục người Pháp là Vialleton. Từ đó, Công giáo ở Kon Tum, bao gồm cả Gia Lai được kiện toàn và công cuộc truyền giáo phát triển ra nhiều buôn làng thuộc ba dân tộc là Bahnar, Sê Đăng và Gia Rai; cụ thể: Vùng người Bahnar có 20 làng, vùng người Sê Đăng có 33 làng, Vùng Jrai có 14 làng; tổng cộng: 64 làng với khoảng trên 1.000 giáo dân năm 1885, con số này tăng vọt lên 21.000 giáo dân năm 1933, với 22 giáo xứ, 180 họ đạo, 121 nhà thờ dưới sự cai quản của 27 Linh mục [15, tr.41-44].

Đây cũng là giai đoạn nhiều cơ sở tôn giáo được thành lập và đi vào hoạt động: Ngày 7/01/1908, Trường Quénot đào tạo Giáo phu (Thầy giảng người Thượng) được khánh thành. Có thể nói, Hội Giáo phu là một sáng kiến độc đáo, vận dụng sáng tạo hình thức thầy giảng cho vùng dân tộc. Vì vậy, Hội Giáo phu có vai trò rất quan trọng trong tín đồ Công giáo dân tộc thiểu số ở Tây nguyên.

* Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975

Đây là giai đoạn miền truyền giáo Kon Tum có những xáo trộn lớn. Khi Nhật đảo chính Pháp, ba trăm lính Nhật liên tiếp lên Kon Tum. Các Giám mục, Linh mục thừa sai bị áp giải xuống Nha Trang. Nhiều giáo dân các họ đạo ở Kon Tum, Pleiku phải di tản. Linh mục người Kinh phải bỏ xứ đạo, họ đạo vùng sâu để về thị xã. Chủng viện bỏ trống vì không có chủng sinh, Trường Quénot giảm sĩ số.

Năm 1946, quân đội Pháp trở lại Tây nguyên, tình hình hoạt động Công giáo lại dần đi vào ổn định. Linh mục thừa sai Paul Seitz Kim, đang phục vụ tại giáo phận Hà Nội, được bổ nhiệm làm Giám mục Kon Tum. Lễ tấn phong diễn ra tại Hà Nội vào ngày 3/10/1952.


Tháng 2/1947, được Toà Thánh Vatican chuẩn y. Ngày 6/4/1947, Giám mục Sion Khâm ban hành sắc lệnh thành lập dòng tu Ảnh phép lạ, dành riêng cho thiếu nữ người Thượng. Khoá đầu có 23 người nhập tu.

Từ sau năm 1954, khi cuộc chiến tranh của thực dân Pháp thất bại, đế quốc Mỹ thay chân Pháp nhảy vào thống trị miền Nam nước ta. Tuy chế độ thực dân thất bại, song các thừa sai Paris vẫn cố tình ngấm ngầm khống chế Công giáo Tây Nguyên. Các linh mục, tu sĩ, giáo phu được tăng cường xuống củng cố và mở rộng các địa sở, nhất là dọc các hành lang chiến lược, vùng đồng bào dân tộc, nhiều nơi thành lập lực lượng vũ trang của giáo hội, chuẩn bị hợp tác với chính quyền Ngô Đình Diệm.

Sau khi thay chân Pháp thống trị miền Nam, Ngô Đình Diệm đặc biệt ưu đãi cho Công giáo làm cơ sở xã hội đặc biệt cho chính quyền ngụy. Đây là thời kỳ Công giáo ở Tây Nguyên phát triển rất mạnh. Hàng loạt giáo dân di cư từ miền Bắc vào, giáo dân từ các tỉnh ven biển miền Trung được đưa lên hình thành nên những khu dinh điền tạo nên hệ thống phòng thủ của Mỹ - Diệm. Như vậy là cả Pháp và Mỹ và bọn tay sai đều nắm chặt, lợi dụng Công giáo như một vũ khí tinh thần thống trị nhân dân Tây Nguyên. Dưới thời Pháp và Mỹ Công giáo không ngừng phát triển. Theo đó, ngày 24/11/1960, Giáo phận Kon Tum được Toà Thánh Vatican nâng lên thành Giáo phận chính toà. Đến năm 1967, giáo phận Buôn Ma Thuột tách khỏi giáo phận Kon Tum trở thành giáo phận riêng. Trên toàn Tây Nguyên có tới 72 địa sở, 108.500 giáo dân, 108 linh mục [49, tr.31].

Ngoài ra, thời kỳ này, vùng Tây nguyên tiếp nhận khoảng 58.000 tín đồ Công giáo miền Bắc di cư vào. Họ được bố trí định cư ở những địa bàn chiến lược, tạo những vành đai bảo vệ căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ - Nguỵ. Tín đồ di cư là chỗ dựa cho việc truyền giáo, phát triển đạo không chỉ trong người Kinh mà trong cả đồng báo các dân tộc thiểu số [49, tr.23]. Đây là thời


kỳ Công giáo gắn chặt với chính trị, có sự phân hoá rõ trong cộng đồng dân cư các dân tộc thiểu số nơi có sự truyền giáo, phát triển Công giáo. Ở nhiều nơi vai trò của Giáo phu trong các làng Công giáo đã lấn át vai trò già làng.

* Giai đoạn từ 1975- 1991

Sau ngày giải phóng miền Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc, các tín đồ Công giáo ở Tây Nguyên đoàn kết chặt chẽ cùng cả nước xây dựng CNXH. Đây là thời kỳ Công giáo Tây Nguyên được Đảng vận động để vừa thích nghi với cuộc sống mới, vừa góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên.

Có thể thấy rõ từ sau năm 1975, chế độ thực dân đế quốc bị tiêu diệt, các giáo hội Công giáo ở Kon Tum đã mềm dẻo trong các hoạt động liên quan đến giáo lý, lễ nghi và tham gia tích cực vào hoạt động xã hội; quan hệ giữa giáo hội với chính quyền, đoàn thể gần gũi thân mật hơn. Với chủ trương tự do tín ngưỡng và tôn giáo của Đảng, Công giáo ở Gia Lai nói riêng và vùng Tây nguyên nói chung tiếp tục củng cố tổ chức, quản lý chặt chẽ đội ngũ cốt cán trong các giáo xứ người địa phương cũng được đào tạo như người giáo phu, chủng sinh, nữ tu, các dòng, các nhân viên từ thiện. Công giáo ở Gia Lai tiếp tục công cuộc tuyên truyền giáo vào vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, tăng cường xây dựng đội ngũ cốt cán ở các họ đạo, xứ đạo nắm chắt quần chúng ở mọi giới, mọi lứa tuổi, đặc biệt chú ý lực lượng thanh thiếu niên, vừa dạy ca múa, vừa dạy đạo lý.

Thời kỳ này, Công giáo ở Gia Lai nói riêng và ở Tây Nguyên nói chung chú trọng chỉnh trang, xây dựng nhà thờ, nhà nguyện và mở rộng phạm vi hoạt động của họ đến các nông lâm trường, xí nghiệp để phát triển đạo. Theo thống kê đến năm 1995, tổng số tín đồ theo đạo Thiên chúa giáo ở Tây Nguyên là

305.058 người chiếm 10% dân số, trong đó ở Đăk Lăk: 170.000 người, Gia Lai

60.380 người, Kon Tum 74.678 người [53].


Trong giai đoạn này, chính quyền có những ứng xử mạnh tay đối với một số Linh mục và giáo sỹ, nữ tu người nước ngoài có những biểu hiện chống phá cách mạng, xem xét sự tồn tại các hội đoàn. Trong khi đó giáo dân lại có sự xáo trộn lớn và tư tưởng bị phân tán. Vì vậy, hoạt động của Công giáo trong thời gian này ở giáo phận Kon Tum chững lại, các Linh mục hoạt động chủ yếu trong khuôn viên nhà thờ, các cộng đoàn giáo dân được phó thác cho các Giáo phu phụ trách.

Năm 1980, sau khi Công giáo Việt Nam có Hội đồng Giám mục thống nhất cho cả nước, lựa chọn hoạt động mục vụ theo hướng thư chung ngày 1/5/1980, Hội đồng xin Chính phủ cho được mở lại 6 Đại chủng viện để đào tạo Linh mục tại Hà Nội, Vinh (Nghệ An), Huế, Nha Trang, Tp. Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Từ năm 1998 đến nay, Toà giám mục Kon Tum đã gửi đi đào tạo tại Đại chủng viện Huế 18 Chủng sinh (được sự chấp thuận của Chính quyền) thuộc giáo hạt Kon Tum (năm 1998: 4, năm 2000: 6, năm 2002: 3, năm 2004: 4), ngoài ra gửi đi đào tạo lớp bổ túc tại Chủng viện Nha Trang 01 Chủng sinh (năm 2004) và giáo hạt Gia Lai có 04 chủng sinh.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, đến năm 1991, trước khi tách tỉnh Gia Lai – Kon Tum thành 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum, giáo phận Kon Tum có 221.119 tín đồ, 3 Giám mục, 72 linh mục, cụ thể: tỉnh Kon Tum có 130.352 tín đồ (trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 90%), 3 giám mục, 35 linh mục, 193 nữ tu thuộc 5 dòng, 881 chức việc là giáo phu, câu biện. Tỉnh Gia Lai có: 37 linh mục, có 33 giáo xứ, 1.878 người là thành viên Ban chức việc của các xứ, họ đạo, có 998 thôn, làng và khu dân cư theo đạo, 90.767 tín đồ (trong đó có 39.409 người dân tộc thiểu số chủ yếu là dân tộc Jrai và Bana); 42 cơ sở thờ tự (33 nhà thờ xứ, 9 nhà nguyện). Giáo phận Kon Tum được đánh giá là giáo phận năng động và đầy tiềm năng của giáo hội Công giáo. Là một giáo hội nghèo về kinh tế, nhưng dồi dào về ơn gọi, năm


2003 chỉ có 29 linh mục và 194 nam nữ tu sĩ nhưng đã rửa tội cho 2.177 tân tòng, nghĩa là mỗi linh mục hay tu sĩ đưa gần 10 người đến với đạo [23].

Công giáo ở Gia Lai trước khi có Pháp lệnh Tín ngưỡng-Tôn giáo (năm 2005) có 3 dòng tu (gồm 9 cơ sở cộng đoàn, 1 nhà nuôi trẻ khuyết tật-mồ côi thuộc tu viện Phaolô), 12 linh mục; nay phát triển thành 18 cơ sở, 28 linh mục; các dòng tu Nữ Tì, Thánh Thể, Chúa Quan Phòng, Đa Minh, Nam Đôn Bốt Kô đã tìm đến, mua đất, làm nhà, cử người trông coi, v.v...

Đến tháng 7 năm 2002, Giáo phận Kon Tum có 181.063 tín đồ, trong đó có 103.567 tín đồ là người dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Bahnar, Xơ- đăng và Jrai. Trong khi tín đồ Công giáo ở tỉnh Kon Tum có khoảng 70% là người dân tộc thiểu số, ở Gia Lai chỉ có khoảng 30% là người dân tộc thiểu số. Vào thời điểm tháng 6 năm 2003, toàn tỉnh Gia Lai thống kê được có 75.708 người là tín đồ Công giáo, trong đó có 25.325 người thuộc hai thành phần dân tộc Jrai và Bahnar.

Đến tháng 11 năm 2020, tín đồ Công giáo có 124.844 người; 108 chức sắc; 428 chức việc; 224 nữ tu. Về cơ cấu tổ chức Công giáo ở Gia Lai hiện nay vẫn trực thuộc Giáo phận chính tòa Kon Tum với tên gọi: Giáo xứ miền Gia Lai, với 6 Giáo Hạt, và 71 Giáo xứ.


140000

Tín đồ theo đạo Công g

124.844

120000


100000


80000

75.708

60.380

60000


40000

Biểu đồ 2.1. Số lượng tín đồ của Công giáo qua các giai đoạn được thể hiện

qua biểu đồ (Đơn vị tính: người)

Nguồn: Ban Tôn giáo tỉnh Gia Lai

2.2.2. Hoạt động của Công giáo ở tỉnh Gia Lai hiện nay

Thực hiện chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ, chính quyền, MTTQ các cấp ở Gia Lai luôn quan tâm đến nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của quần chúng nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tu sĩ các tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật và hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo, trong đó có Công giáo. Nhiều tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh đến cơ sở được thành lập, nhiều cơ sở thờ tự được xây dựng mới, khang trang; nhiều chức sắc, tu sĩ, chức việc được chính quyền tạo điều kiện tham gia đào tạo trong và ngoài nước, được phong chức, phong phẩm, bầu cử, suy cử, bổ nhiệm. Hoạt động tôn giáo được giáo hội của các tôn giáo tổ chức ngày càng nhiều về số lượng và quy mô, thu hút đông đảo chức sắc, tu sĩ, chức việc, đồng bào tín đồ trong tỉnh, trong nước và cả nước ngoài tham. Vì vậy, trong những năm qua đa số chức sắc, tu sĩ, chức việc, tín đồ các tôn giáo ở Gia Lai chấp hành pháp luật, tin tưởng vào sự lãnh

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 16/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí