Một Số Đặc Điểm Của Mẫu Nghiên Cứu Của Các Tín Đồ

tiến hành bước tiếp theo là điều tra chính thức.

3.1.1.2. Giai đoạn điều tra chính thức

Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2016, chúng tôi tiến hành điều tra chính thức bằng bảng hỏi. Phương pháp này được tiến hành theo các giai đoạn như sau:

Chúng tôi trực tiếp phát phiếu điều tra bằng bảng hỏi, hướng dẫn các tín đồ trả lời các nội dung trong bảng hỏi và tự ghi nhận kết quả vào bảng hỏi theo suy nghĩ của tín đồ, chúng tôi tiến hành một số hoạt động khác như: tham dự và quan sát hành vi của tín đồ khi thực hiện các buổi cầu nguyện, các ngày lễ lớn, kết hợp phỏng vấn sâu một số tín đồ và chức sắc tôn giáo, tham khảo ý kiến các chuyên gia và nghiên cứu một số trường hợp điển hình.

3.1.1.3. Giai đoạn phân tích dữ liệu

Từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2016, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu. Số liệu thu được từ bảng hỏi được xử lý theo từng cá nhân và nhóm, với sự trợ giúp của phần mềm SPSS trong môi trường Window, phiên bản 22.0. Việc xử lý số liệu được tiến hành theo các bước: Thứ nhất làm sạch phiếu, phân loại phiếu, nhập số liệu và chạy số liệu theo các tiêu chí đã lựa chọn trong phần nội dung nghiên cứu.

3.1.1.4. Giai đoạn phân tích số liệu và viết luận án

Tháng 11 năm 2016 đến tháng 7 năm 2017, chúng tôi tiến hành phân tích số liệu và viết luận án. Trên cơ sở số liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành chọn số liệu, xây dựng bảng biểu theo đề cương luận án và tiến hành phân tích, đánh giá viết thành luận án. Đồng thời, để bổ sung, minh chứng cho các kết quả định lượng thu được, chúng tôi tiến hành xin ý kiến chuyên gia, nghiên cứu trường hợp điển hình để làm sáng tỏ hơn thực trạng biểu hiện, mức độ thực hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo.

3.1.2. Địa bàn khảo sát và khách thể nghiên cứu

3.1.2.1. Địa bàn khảo sát

* Vài nét về lịch sử địa bàn nghiên cứu

Các xứ đạo chúng tôi tiến hành nghiên cứu thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội. Tổng Giáo phận Hà Nội đã trải qua gần 400 năm hình thành và phát triển. Trong đó, các thừa sai Dòng Tên, Hội Thừa Sai Pari cùng với hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân Việt Nam đã đóng góp nhiều công sức để làm nên trang sử của Tổng Giáo phận Hà Nội.

Quá trình truyền giáo và phát triển đạo của Tổng Giáo phận Hà Nội được tóm lại trong qua 3 thời kỳ: Thời kỳ giáo sĩ Dòng Tên (1626 - 1663); thời kỳ Hội Thừa

Sai Pari (MEP) và thời kỳ các giám mục Việt Nam. Ba thời kỳ nằm dưới triều Vua Lê Chúa Trịnh, triều Nguyễn, thời Pháp thuộc đến khi đất nước độc lập thống nhất [58, tr. 496].

* Về vị trí địa lý

Tổng Giáo phận Hà Nội nằm phần lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội, ngoại trừ một số huyện thuộc phía Bắc sông Hồng thuộc giáo phận Bắc Ninh và một số huyện thuộc giáo phận Hưng Hóa. Phần còn lại nằm trên địa bàn các tỉnh Hà Nam (gồm 52 giáo xứ); Nam Định (gồm 22 giáo xứ nằm trên các huyện Mỹ Lộc, Ý Yên, Vụ Bản và thành phố Nam Định); Hòa Bình (gồm 11 giáo xứ nằm trên các huyện Kim Bôi và Lạc Thủy); Hưng Yên có một xứ thuộc huyện Kim Thi. Phần lớn tín đồ của Tổng Giáo phận Hà Nội là người Kinh ngoài ra còn có một số người dân tộc Mường, Dao, Sán Dìu (khoảng 8.000 người).

Theo số liệu thống kế năm 2015 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Tổng Giáo phận Hà Nội gồm 6 giáo hạt với 149 giáo xứ trong đó: Giáo hạt Chính Tòa (20 giáo xứ); giáo hạt Thanh Oai - Hòa Bình (38 giáo xứ); giáo hạt Phú Xuyên (15 giáo xứ); giáo hạt Lý Nhân (27 giáo xứ); giáo hạt Phủ Lý (27 giáo xứ) và giáo hạt Nam Định (22 giáo xứ).

* Khái quát chung về Giáo phận Hà Nội

Theo số liệu thống kê trong cuốn Giáo hội Công giáo Việt Nam niên giám 2016 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giáo phận Hà Nội có diện tích 4.953km2, dân số Hà Nội là 8.533.735 người, trong đó, số giáo dân là 315.764 người. Giáo phận Hà Nội có 3 Giám mục; tổng số linh mục trong giáo phận là 140 người (trong đó có 131 linh mục triều; có 9 linh mục dòng); nam tu sĩ hiện nay là 51 người, nữ tu sĩ 452 người. Đại chủng sinh 104 người, chủng sinh dự bị là 142 người, giáo lý viên là 1.332 người.

* Về địa bàn khảo sát

Đề tài đã tiến hành khảo sát 4 xứ đạo thuộc 4 xã/phường tại các huyện/quận thuộc địa bàn Hà Nội. Theo Niên giám thống kê năm 2016 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, 4 xứ đạo mà đề tài tiến hành khảo sát có số lượng tín đồ như sau:

1) Xứ Phùng Khoang (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) thuộc hạt Chính Tòa. Số tín hữu (giáo dân) của giáo xứ là 2.134 người).

2) Xứ đạo Thạch Bích (xã Bích Hoà, huyện Thanh Oai) thuộc hạt Thanh Oai. Giáo xứ có số lượng tín đồ là 8.507 người. Ngoài nhà thờ chính xứ thì còn có các nhà thờ lân cận như: nhà thờ họ giáo Cao Bộ, họ giáo Cao Mật Bến, họ giáo Cao Mật Làng, họ giáo Đồng Dương, họ giáo Đồng Hoàng, họ giáo Mai Lĩnh, họ giáo

Nội Hồ, họ giáo Tân Dương, họ giáo Thanh Lãm, họ giáo Văn Nội, họ giáo Xóm Thượng, họ giáo Xóm Mùi. Đây là giáo xứ có lịch sử lâu đời trong Giáo phận Hà Nội từ cuối thế kỷ XVIII. Nơi đây diễn ra nhiều sinh hoạt tôn giáo quan trọng, được tổ chức với quy mô lớn như: lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh, các buổi sinh hoạt của giới trẻ Công giáo Hà Nội. Các lễ hội đã thu hút được đông đảo bà con giáo dân trong xứ đạo, các xứ đạo lân cận và từ các địa phương khác tham dự.

3) Xứ Hà Đông (quận Hà Đông) thuộc hạt Chính Tòa. Số tín hữu của giáo xứ là

2.310 người. Xứ Hà Đông là giáo xứ nằm ngay trung tâm quận Hà Đông, một trong những địa danh nổi tiếng của tỉnh Hà Tây cũ. Đây cũng là nơi sinh hoạt tôn giáo của đông đảo bà con giáo dân thuộc giáo xứ và các giáo dân đến từ các tỉnh thành lên làm ăn sinh sống ở đây. Giáo xứ thường xuyên tổ chức những buổi lễ quan trọng. Các thánh lễ được tổ chức chu đáo với sự tham gia nhiệt tình của tín đồ ở khắp mọi nơi.

4) Xứ đạo Đại Ơn (xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ) thuộc hạt Thanh Oai. Giáo xứ có số lượng tín đồ là 6.630 người [58, tr. 502 - 505]. Cũng theo ghi chép của chúng tôi thì Giáo xứ Đại Ơn bao gồm các họ giáo như: Xóm Cả, Xóm Cầu, Cao Sơn, Chúc Lý, Đồng Du và Đồng Nanh với số giáo dân là 7.120 người. Đây cũng là xứ đạo có bề dày lịch sử với rất nhiều các sinh hoạt tôn giáo diễn ra ở đây.

3.1.2.2. Khách thể nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành khảo sát và phỏng vấn 426 người, trong đó, khảo sát bằng bảng hỏi trên 392 tín đồ; phỏng vấn sâu 10 chức sắc và các vị trong ban chấp hành giáo xứ, 20 tín đồ và nghiên cứu phân tích 4 trường hợp điển hình. Mẫu khách thể được lựa chọn ngẫu nhiên. Kết quả xử lý các thông tin về khách thể cho ta bảng số liệu sau:

Bảng 3.1: Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu của các tín đồ


STT

Tiêu chí

Tỷ lệ (%)

1

Giới tính

Nam

50,5

Nữ

49,5


2


Tuổi

Dưới 30 tuổi

25,8

Từ 30 đến 59 tuổi

59,9

Từ 60 tuổi trở lên

14,3


3


Trình độ học vấn

Tiểu học và THCS

37,0

THPT

31,9

Trung cấp

15,8

Cao đẳng, ĐH, trên ĐH

15,3

4

Nơi ở hiện nay

Nội thành

51,5

Ngoại thành

48,5


5


Hoàn cảnh kinh tế

Thiếu ăn

14,8

Đủ ăn

61,2

Khá giả

24,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo - 9

- Về giới tính, nam chiếm tỷ lệ 50,5% và nữ là 49,5% trong tổng số tín đồ.

- Về độ tuổi của tín đồ, chúng tôi chia ra làm 3 nhóm tuổi khác nhau, trong đó nhóm tín đồ có độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ 25,8%; từ 30 đến 59 tuổi chiếm tỷ lệ 59,9%; từ 60 trở lên là 14,3%.

- Về trình độ học vấn, chúng tôi chia ra 4 nhóm: Nhóm tín đồ có trình độ học vấn tiểu học và trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 37,0%; trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 31,9%; trung cấp là 15,8% và trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học là 15,3%.

- Về địa bàn sinh sống, chúng tôi lựa chọn hai xứ đạo thuộc các huyện ngoại thành, hai xứ đạo nằm trong các quận nội thành thành phố Hà Nội. Với tỷ lệ tín đồ trong nội thành là 51,5% và tín đồ ngoại thành là 48,5%.

- Mức sống của tín đồ được chia ra là 3 mức độ khác nhau, trong đó: Thiếu ăn là 14,8%; đủ ăn là 61,2% và khá là 24,0%.

3.1.3. Thang đo và mức độ của thang đo

- Cách thiết kế thang đo và cách tính điểm của bảng hỏi:

Thang đo được thiết kế trên cơ sở những biểu hiện về hành vi cầu nguyện, việc tham dự các thánh lễ của tín đồ, mức độ thực hiện hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo và yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện của tín đồ.

Thang đo được thiết kế trên cơ sở những biểu hiện hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện của tín đồ. Chúng tôi sử dụng thang đo có 5 phương án lựa chọn (Không đúng; Đúng một phần; Đúng bình thường; Đúng tương đối nhiều; Rất đúng). Những thang đo về biểu hiện niềm tin thể hiện ở 5 mức độ (Không tin; Tin ít; Tin bình thường; Tin tương đối nhiều; Rất tin). Thang đo về mức độ tình cảm gồm 5 mức độ (Không sâu sắc; Ít sâu sắc; Bình thường; Tương đối sâu sắc; Rất sâu sắc). Thang đo về mức độ ảnh hưởng gồm 5 mức độ (Không ảnh hưởng; Ảnh hưởng ít; Ảnh hưởng bình thường; Ảnh hưởng tương đối nhiều; Ảnh hưởng rất nhiều). Trong các thang đo này, ở mỗi mệnh đề, khách thể chỉ được chọn một phương án duy nhất.

Để có thể đo đếm và so sánh được các mệnh đề, chúng tôi gán điểm cho mỗi mệnh đề. Điểm này chỉ mang tính chất ước lệ. Cách tính điểm như sau:

1. Không đúng; Không tin; Không sâu sắc; Không ảnh hưởng tương đương 1 điểm.

2. Đúng một phần; Tin ít; Ít sâu sắc; Ảnh hưởng ít tương đương 2 điểm.

3. Đúng bình thường; Tin bình thường; Bình thường; Ảnh hưởng bình thường tương đương 3 điểm.

4. Đúng tương đối nhiều; Tin tương đối nhiều; Tương đối sâu sắc; Ảnh hưởng tương đối nhiều tương đương 4 điểm.

5. Rất đúng; Rất tin; Rất sâu sắc; Ảnh hưởng rất nhiều tương đương 5 điểm.

* Nội dung xử lý số liệu bằng phép thống kê

Các thông số và phép thống kê được dùng trong nghiên cứu là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận.

+ Phân tích thống kê mô tả:

- Điểm trung bình ( X ) để tính điểm đạt được của từng mệnh đề, mỗi nội dung của bảng hỏi.

- Độ lệch chuẩn (Standard Deviation - SD) được dùng để mô tả mức độ phân tán hay tập trung của các câu trả lời.

- Tần xuất (Frequency) được dùng để chỉ số lượng khách thể cùng lựa chọn một phương án trả lời nhất định.

- Tỉ lệ % (Percent) là chỉ số phần trăm lựa chọn một phương án trả lời nhất định của khách thể nghiên cứu.

+ Phân tích thống kê suy luận

- Phân tích so sánh: sử dụng phép so sánh giá trị trung bình (compare means) với các kiểm nghiệm T-Test và Anova.

Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê khi mức ý nghĩa (Sig.) < α = 0,05. So sánh giá trị trung bình giữa hai nhóm, chúng tôi dùng phép kiểm định T-Test. Giá trị r cho biết độ mạnh và hướng của mối liên hệ: nếu r > 0: hai biến số có mối liên hệ thuận; nếu r < 0: hai biến số có mối liên hệ nghịch; nếu r = 0: hai biến số không có mối quan hệ với hai mẫu độc lập. So sánh ba nhóm trở lên, chúng tôi sử dụng phép phân tích phương sai một yếu tố (Anova).

- Phân tích tương quan: chúng tôi sử dụng phép phân tích tương quan để xác định mức độ liên hệ giữa mức sống gia đình và trình độ học vấn của tín đồ Công giáo với hành vi cầu nguyện của tín đồ theo các mặt biểu hiện. Mức độ này được đo bởi hệ số tương quan Spearman (r có giá trị từ -1 đến +1). Mức ý nghĩa thống kê (Sig.) < α = 0,05 thì giá trị của r có ý nghĩa cho phân tích mối quan hệ giữa hai biến.

- Cách tính toán điểm số trong bảng hỏi: chúng tôi dùng thang đánh giá 5 mức độ để tính toán, mức thấp nhất là 1, cao nhất là 5.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp này bao gồm các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết cũng như những công trình nghiên cứu thực tiễn của các tác giả ở trong và ngoài nước trên cơ sở những công trình đã được đăng tải trên sách báo và tạp chí về những vấn đề liên quan đến hành vi cầu nguyện của tín đồ.

- Nghiên cứu lý luận, xây dựng khung lý thuyết

Sau khi xác định tên đề tài luận án, tác giả tiến hành tìm kiếm, sưu tầm tài liệu có liên quan đến nội dung luận án. Sau khi sưu tầm, phân loại nhóm tài liệu, tác giả tiến hành đọc và tổng quan những tài liệu liên quan đến tâm lý tôn giáo, nhận thức, niềm tin, tình cảm, hành động của tín đồ cũng như những quy định của tổ chức tôn giáo, giáo lý, giáo luật, những điều quy định đối với tín đồ.

+ Mục đích nghiên cứu lý luận

- Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề có liên quan đến Công giáo, nhận thức tôn giáo, niềm tin tôn giáo, hành vi tôn giáo và tâm lý tín đồ Công giáo.

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan tới các khái niệm: Khái niệm tôn giáo, khái niệm tín đồ, khái niệm tín đồ Công giáo, khái niệm niềm tin tôn giáo; khái niệm hành vi, khái niệm hành vi tôn giáo, khái niệm hành vi cầu nguyện; biểu hiện hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo. Bên cạnh đó chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo.

- Xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu, từ đó xác lập quan điểm chỉ đạo nghiên cứu thực trạng hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo và ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan đến hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo.

+ Nội dung nghiên cứu lý luận

- Trên cơ sở tổng quan những nghiên cứu về tôn giáo, tác giả xây dựng khung lý thuyết phục vụ nghiên cứu đó là hệ thống những khái niệm: Khái niệm tôn giáo và tín đồ tôn giáo. Đặc điểm của tôn giáo thể hiện ở những đặc điểm cơ bản: tính lịch sử, tôn giáo phản ánh tâm lý con người, phản ánh văn hóa dân tộc; khái niệm

hành vi, cấu trúc của hành vi được biểu hiện qua ba mặt đó là: Nhận thức, tình cảm và hành động.

- Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về hành vi tôn giáo, hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo, niềm tin tôn giáo, tâm lý tín đồ Công giáo, nhận thức của tín đồ. Đồng thời, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại ở các công trình nghiên cứu này để tiếp tục nghiên cứu.

- Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn dựa trên kết quả tổng hợp phần lý luận:

Cách thức tiến hành: Phương pháp sử dụng để nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu. Phương pháp này được thực hiện theo các bước: thu thập, đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa lý thuyết và các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến tâm lý tôn giáo, hành vi tôn giáo và tâm lý tín đồ Công giáo.

Đề tài còn sử dụng phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia nhằm tranh thủ ý kiến của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực tôn giáo học, tâm lý học tôn giáo, các nhà quản lý tôn giáo, chức sắc tôn giáo và những tín đồ có đời sống cầu nguyện sâu sắc để làm rõ hơn các nội dung có liên quan đến hành vi tôn giáo của tín đồ Công giáo.

3.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong khảo sát thực tiễn gồm:

- Sau khi xây dựng bảng hỏi hoàn thiện trên cơ sở khung lý thuyết, chúng tôi tiến hành xây dựng bảng hỏi dành cho tín đồ, bảng phỏng vấn sâu. Nội dung bảng hỏi chia làm 5 nội dung cơ bản đó là: Nhận thức của tín đồ; niềm tin của tín đồ khi thực hiện hành vi cầu nguyện; tình cảm của tín đồ; hành động của tín đồ và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện của tín đồ.

Để thiết kế được các câu hỏi có chất lượng, phù hợp với mục đích nghiên cứu, chúng tôi đã phân tích tài liệu, trưng cầu ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực Tâm lý học tôn giáo và trong lĩnh vực Quản lý Nhà nước về tôn giáo; khảo sát và phỏng vấn tổng số 426 chức sắc, tín đồ Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Việc khảo sát được tiến hành bằng hệ thống các câu hỏi đóng và câu hỏi mở về nhận thức của tín đồ đối về Thiên Chúa, nhận thức về Thiên đàng, nhận thức về Kinh thánh, giáo lý, về tổ chức Giáo hội; niềm tin của tín đồ đối với Chúa, với Giáo

hội; với chức sắc, tin vào Kinh thánh, giáo lý (xem phụ lục 1).

Tổng hợp kết quả nghiên cứu tài liệu, kết quả thăm dò qua các câu hỏi mở, kết quả phỏng vấn, ý kiến các chuyên gia, chức sắc tôn giáo, những tín đồ tôn giáo tiêu biểu chúng tôi xây dựng các mệnh đề cho từng mặt biểu hiện hành vi tôn giáo và xác định các yếu tố ảnh hưởng trong bảng hỏi để tiến hành khảo sát.

Sau khi xây dựng bảng hỏi, chúng tôi tiếp tục xin ý kiến chuyên gia để hoàn thiện bảng hỏi.

Nội dung và cấu trúc của bảng hỏi

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi xây dựng bảng hỏi có cấu trúc gồm các phần:

Phần 1: Nhận thức về tôn giáo của tín đồ

Được thiết kế từ câu 1 đến câu 7 (Xem phụ lục 1). Phần 2: Niềm tin tôn giáo của tín đồ khi cầu nguyện Được thiết kế từ câu 8 đến câu 13 (Xem phụ lục 2). Phần 3: Cảm xúc tôn giáo của tín đồ khi cầu nguyện Được thiết kế từ câu 14 đến câu 16 (Xem phụ lục 2). Phần 4: Hành động tôn giáo của tín đồ

Được thiết kế từ câu 17 đến câu 22 (Xem phụ lục 2).

Phần 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện của tín đồ

Được thiết kế từ câu 23 đến câu 24 (Xem phụ lục 2).

- Nguyên tắc điều tra: Để thu được kết quả có tính chính xác cao, trước hết chúng tôi tạo ra tâm lý thoải mái để khách thể tự nguyện trả lời và trả lời một cách độc lập.

Đối với bảng hỏi, chúng tôi sử dụng ngôn từ dễ hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức và ngôn ngữ của tín đồ Công giáo, sử dụng câu hỏi mở và câu hỏi đóng để khách thể không bị căng thẳng khi trả lời. Những thông tin cá nhân để cuối bảng hỏi và không hỏi tên khách thể để tránh sự e ngại cho khách thể nghiên cứu.

- Thời gian tiến hành: Chúng tôi tiến hành điều tra vào tháng 5 và tháng 7 năm 2016. Chúng tôi trực tiếp giải thích và hướng dẫn khách thể ghi nhận kết quả vào bảng hỏi. Khảo sát bằng bảng hỏi nhằm thu được những số liệu định lượng liên quan đến các nội dung nghiên cứu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/01/2023