QLNN đối với hoạt động của đạo Phật thông qua chế độ đãi ngộ, lương thưởng hợp lý; tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, liên hoan văn nghệ; tạo cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp,…
Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo và đạo Phật. Trên cơ sở những kết quả đó, bản thân cán bộ, công chức sẽ biết được mình còn hạn chế, thiếu sót ở mặt nào để kịp thời bổ sung; đồng thời giúp lãnh đạo cơ quan có các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức. Kiểm tra, đánh giá năng lực đội ngũ cán bộ công chức QLNN về tôn giáo và đạo Phật cần căn cứ vào mục đích, nội dung, phạm vi mà thực hiện dưới các hình thức khác nhau sao cho hiệu quả cao nhất. Việc kiểm tra có thể thực hiện dưới dạng vấn đáp, thi viết, phiếu khảo sát… Bên cạnh đó, kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện một cách công bằng, khách quan, minh bạch, đánh giá đúng năng lực của cán bộ, công chức, tuân thủ đúng quy trình, tránh tình trạng gian lận trong kiểm tra, đánh giá.
3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về tôn giáo tới quần chúng nhân dân, chức sắc, tín đồ đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền và vận động chức sắc, tín đồ đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt được những kết quả tích cực, về cơ bản chức sắc, tín đồ đạo Phật đã nhận thức đúng, đầy đủ về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về tôn giáo và chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước về tôn giáo. Đồng bào, chức sắc, tín đồ Phật tử của đạo Phật trên địa bàn tỉnh đều là những người yêu quê hương, đất nước hăng say lao động, sản xuất để tham gia phát triển quê hương, giữ gìn bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh. Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, song trước sự phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội của tỉnh thì
công tác tuyên truyền, vận động chức sắc, tín đồ của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Do đó, để công tác tuyên truyền, vận động chức sắc, tín đồ của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt chất lượng tốt, thì các cơ quan QLNN có thẩm quyền cần thực hiện một số giải pháp sau:
Tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh và toàn xã hội về đạo Phật và công tác tôn giáo.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong cán bộ, công chức, nhân dân nhất là trong chức sắc, tín đồ của đạo Phật trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất tổ quốc cho chức sắc, tín đồ đạo Phật, làm cho chức sắc, tín đồ của đạo Phật thực sự gắn bó, đồng hành với dân tộc, đất nước và chủ nghĩa xã hội, hăng hái thi đua xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Khuyến khích tín đồ phật tử trên địa bàn tỉnh giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn vinh những người có công với tổ quốc. Tôn trọng tín đồ của các tôn giáo khác trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng khối đại đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc, tạo cơ sở đấu tránh chống những tà đạo, những hoạt động mê tín di đoan, lợi dụng hoạt động của đạo Phật làm hại đến lợi ích của nhà nước và nhân dân.
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Hệ Quốc Tế Của Đạo Phật Trên Địa Bàn Tỉnh
- Quan Điểm Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Của Đạo Phật
- Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Của Đạo Phật Trên Địa Bàn Tỉnh Vĩnh Phúc Trong Thời Gian Tới
- Đối Với Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh, Sở Nội Vụ (Ban Tôn Giáo Tỉnh) Vĩnh Phúc
- Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - 17
- Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - 18
Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.
Ban Tôn giáo tỉnh cần tăng cường tham mưu cho lãnh đạo tỉnh các hoạt động tiếp xúc, thăm hỏi, động viên và biểu dương các chức sắc, tín đồ, cơ sở tự viện của đạo Phật có thành tích trong việc thực hiện chủ trương, chính sách quy định của Đảng, Nhà nước và của địa phương trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
Xây dựng các kế hoạch tổ chức các cuộc vận động chức sắc, tín đồ của đạo Phật tham gia vào các chủ trương lớn của Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương như: xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, bảo vệ an ninh tổ
quốc; xây dựng nông thôn mới, … Vận động chức sắc, tín đồ đạo Phật ở các khu dân cư tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương như Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,… để lôi kéo họ tham gia vào các phòng trào của địa phương.
Đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước như: thông qua các hội nghị, lớp bồi dưỡng; thông qua các kênh thông tin đại chúng; thông qua các cuộc vận động; thông qua mạng xã hội, trang thông tin điện tử.
Mở rộng đối tượng tuyên truyền vận động không chỉ chức sắc đạo Phật mà còn cả chức việc, nhà tu hành, tín đồ và cả những người có cảm tình với đạo Phật. Xây dựng các buổi nói chuyện chuyên đề ở khu dân cư về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước cho tín đồ phật tử.
Thay đổi phương pháp vận động, thuyết phục tín đồ đạo Phật từ nói, giảng giải chính sách pháp luật, chủ trương, kế hoạch của nhà nước, chính quyền địa phương sang phương pháp trực quan vấn đáp, giải đáp thắc mắc, nói chuyện tình huống, để chất lượng tuyên truyền cao hơn, thuyết phục hơn. Xây dựng chương trình truyền hình tôn giáo để tăng cường hoạt động thông tin tuyên truyền tình hình hoạt động tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tập trung xây dựng phóng sự, bài viết gương người tốt việc tốt của đồng bào có đạo.
3.2.5. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho tín đồ đạo Phật trên địa bàn tỉnh
Để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân nói chung và tín đồ phật tử nói riêng, trong thời gian tới, tỉnh Vĩnh Phúc cần tập trung vào các mặt chủ yếu sau:
Đẩy mạnh phát triển kinh tế, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành,
lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, triển khai kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2021 - 2025. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh. Có cơ chế chính sách thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, hợp tác xã. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp để kêu gọi thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh.
Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế và nhu cầu của thị trường, phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo các chuỗi sản phẩm chủ lực, khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, thực hiện các quy trình kỹ thuật tiên tiến, biện pháp thâm canh bền vững. Chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng các cây khác có thị trường và hiệu quả cao hoặc nuôi trồng thủy hải sản phù hợp với sinh thái địa phương. Phát triển chăn nuôi theo công nghệ cao nhằm duy trì nâng cao thu nhập ổn định và cải thiện đời sống của dân cư nông thôn. Xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững gắn với đô thị hóa, giữ vững và nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Phát triển văn hóa - xã hội, thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo theo hướng khuyến khích hộ nghèo, hộ cận nghèo chủ động tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh để vươn lên thoát nghèo. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả kế hoạch giải quyết việc làm. Tổ chức và thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội, quan tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, phụ nữ, thanh thiếu niên, làm tốt công tác bình đẳng giới và phòng chống tệ nạn xã hội. Hướng tới thực hiện bảo hiểm xã hội toàn dân.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình hành động của Tỉnh ủy về công tác y tế, dân số. Chủ động phòng chống dịch bệnh, ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh nguy hiểm đặc biệt là dịch Covid 19 và dịch bệnh mới phát sinh, không để sảy ra dịch bệnh lớn trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác tư vấn
bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Tăng cường các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Duy trì mức tăng dân số hợp lý, từng bước nâng cao chất lượng dân số, hạn chế mất cân bằng giới tính khi sinh. Xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên y tế tốt về y đức, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý. Thúc đẩy xã hội hóa, hợp tác công tư trong y tế, tăng cường tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập nhằm phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện tốt đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục duy trì đẩy mạnh phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và liên thông giữa các chương trình giáo dục, cấp học, trình độ đào tạo. Xây dựng xã hội học tập, đa dạng hóa phương thức học tập, chú trọng xây dựng mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội; nâng cao giáo dục chất lượng kỹ năng sống cho học sinh và xây dựng quy tắc văn hóa ứng xử trường học.
Tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, văn hóa dân tộc. Nâng cao hiệu quả thiết chế văn hóa, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh” và phòng trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Từng bước cải thiện nâng cao giá trị đạo đức xã hội. Tăng cường quản lý các lễ hội, hoạt động văn hóa, thể thao, xử lý nghiêm các hoạt động lợi dụng tôn giáo để chống phá chế độ. Chú trọng phát triển thể dục thể thao trong quần chúng nhân dân. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, bảo đảm đưa tin kịp thời chính xác đúng định hướng của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.
Kinh tế phát triển, làm cho đời sống đồng bào tín đồ phật tử được nâng lên, văn hóa - xã hội được cải thiện, giúp nâng cao nhận thức để tín đồ phật tử hiểu đúng giáo lý đạo Phật, không bị kẻ xấu lợi dụng để truyền đạo trái phép hoặc hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi.
3.2.6. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở và giải quyết các vấn đề tôn giáo tại cơ sở đối với quản lý nhà nước về đạo Phật trên địa bàn tỉnh
Địa bàn xã, phường, thị trấn là nơi quy tụ chức sắc, tín đồ của đạo Phật, nơi diễn ra các hoạt động tôn giáo của tổ chức và cá nhân đạo Phật. Về mặt xã hội tổ chức, cá nhân đạo Phật gắn liền với các thành phần dân cư, giai tầng trong cộng đồng thôn, xóm, tổ dân phố và chịu sự quản lý trực tiếp của chính quyền cơ sở.
Hiện nay, hoạt động tôn giáo của các chức sắc, nhà tu hành, tín đồ phật tử trên địa bàn cơ sở diễn ra khá sôi động, tập hợp đông đảo tín đồ và quần chúng nhân dân tham gia. Vì vậy, cần phát huy vai trò quản lý nhà nước về tôn giáo của chính quyền cơ sở. Do đó, cần củng cố và kiện toàn bộ máy QLNN đối với hoạt động đạo Phật ở cơ sở, lựa chọn, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật, nhằm đưa hoạt động của đạo Phật theo đúng quy định của pháp luật, vừa đáp ứng được nhu cầu tự do tôn giáo của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Bên cạnh đó, một số vấn đề tôn giáo tại cơ sở như: mâu thuẫn nội bộ giữa sư trụ trì và nhân dân, việc xây dựng cơ sở thờ tự trái phép, việc tranh chấp đất cơ sở thờ tự với các hộ dân xung quanh, việc một số cá nhân lợi dụng hoạt động của đạo Phật để hành nghề mê tín, …đòi hỏi chính quyền cơ sở kịp thời phát hiện và xử lý trên cơ sở nguyên tắc: có lý, đúng luật và được quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ. Phương châm thực hiện là sử dụng triệt để các yếu tố tôn giáo, vừa tranh thủ, vừa đấu tranh khi giải quyết các vấn đề tôn giáo để giải quyết các vấn đề tôn giáo ngay tại cơ sở.
Việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của đạo Phật là vấn đề nhạy cảm. vì vậy cần thận trong xem xét, coi trọng biện pháp giáo dục thuyết
phục, tránh nóng vội, có kế hoạch phân hóa. Trong xử lý các vấn đề nảy sinh trong tôn giáo cần chủ động, tránh để phát sinh điểm nóng, phải hình thành tư tưởng chủ động trong công tác giải quyết vấn đề tôn giáo ngay tại cơ sở.
3.2.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung và quản lý nhà nước về đạo Phật nói riêng vẫn chưa có văn bản về xử lý vi phạm pháp luật về tôn giáo. Việc thanh tra kiểm tra giải quyết kiếu nại tố cáo trong lĩnh vực tôn giáo chủ yếu dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và đặc biệt là dựa vào những quy phạm pháp luật và chủ trương, chính sách tôn giáo để giải quyết. Việc xử lý các chức sắc, chức việc, tín đồ truyền đạo trái pháp luật còn nhiều bất cập và lúng túng, ngoài việc lập biên bản và giải tán, chính quyền cơ sở chưa có căn cứ pháp lý để xử phạt, đặc biệt là có một số chức sắc, tín đồ của đạo Phật nhiều lần vi phạm. Vì vậy, để nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động của tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc cần tập trung vào các nội dung sau:
Một là, nắm rõ tình hình từng vụ việc hoạt động của đạo Phật, phân loại, phân tích nguyên nhân của việc khiếu nại, tố cáo. Tìm hiểu đầy đủ thông tin từ nhiều phía, xem xét tường tận diễn biễn vụ việc, yếu tố chủ quan, khách quan dẫn đến việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động của đạo Phật.
Hai là, nghiên cứu, nắm rõ đầy đủ các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và những quy định của pháp luật có liên quan để giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến đạo Phật.
Ba là, Triển khai thực hiện đầy đủ, đúng đắn chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh, giải quyết nhu cầu chính đáng, đúng pháp luật của chức sắc, tín đồ đạo Phât một cách triệt để hạn chế việc chức sắc, tín đồ khiếu nại, tố cáo.
Bốn là, Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan và có sự phân cấp rõ ràng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động của đạo Phật.
Năm là, Chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tôn giáo, vận động chức sắc, tín đồ đạo Phật thực hiện tốt các quy định của pháp luật liên quan đến tôn giáo, trong đó có các quy định liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo về tôn giáo.
Sáu là, Thận trọng trong xử lý các vụ việc liên quan đến hoạt động đạo Phật, tránh ứng xử mang tính kích động, khéo léo trong quá trình giải quyết để tránh xảy ra điểm nóng về khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động của đạo Phật.
Bảy là, Thường xuyên thành lập các đoàn thanh tra liên ngành để kiểm tra thực hiện chính sách, pháp luật nhà nước về tôn giáo của các cơ sở đạo Phật. Kiến nghị với Ban Tôn giáo Chính phủ tham mưu xây dựng và ban hành nghị định quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực TNTG để các cơ quan chức năng, nhất là chính quyền cơ sở không còn lúng túng, e ngại trong việc xử lý những cơ sở đạo Phật vi phạm pháp luật.
3.4. Một số khuyến nghị
3.4.1. Đối với Chính Phủ và các cơ quan Trung ương
Thứ nhất, Chính phủ chỉ đạo, thống kê, rà soát, những bất cập của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo để đề xuất sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Thứ hai, Ban Tôn giáo Chính phủ tham mưu cho Chính Phủ sớm ban hành Nghị định quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tôn giáo để các địa phương có cơ sở để thực hiện giải quyết vụ việc đối với vi phạm pháp luật.
Thứ ba, Trong khi chờ sửa đổi một số bất cập của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về một số nội dung của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo để các tỉnh, thành phố có cơ sở triển khai thực hiện thống nhất.
112