Nhận Thức Về Nghĩa Vụ Của Tín Đồ (So Sánh Theo Giới Tính)

bổn phận chăm lo phát triển kinh tế gia đình xếp ở vị trí thứ hai, chiếm tỷ lệ 69,4%, tiếp đến là bổn phận thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước chiếm tỷ lệ 59,2%. Kết quả nghiên cứu về nhận thức của tín đồ cho thấy, nhận thức về bổn phận đối với Thiên Chúa được tín đồ đánh giá cao nhất, điều này cũng phù hợp với những điều răn là thờ phượng và kính mến Chúa trên hết mọi sự là điều thứ nhất, bên cạnh đó tín đồ tốt thì phải chăm lo phát triển kinh tế, đảm bảo cuộc sống, chấp hành tốt những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước được tín đồ nhận thức ở mức cao. Điều này cho thấy, mức độ nhận thức đúng đắn của tín đồ cả về tôn giáo và xã hội. Cùng một lúc tín đồ phải thực hiện hai bổn phận đó là tín đồ của Thiên Chúa và bổn phận là công dân đất nước.

Bảng 4.13: Nhận thức về nghĩa vụ của tín đồ (so sánh theo giới tính)


TT

Biểu hiện nhận thức

Giới tính

Số lượng

ĐTB

ĐLC

1

Chăm lo phát triển kinh tế gia đình

Nam

198

4,66

0,49

Nữ

194

4,72

0,44

2

Đóng góp vào sự phát triển kinh tế

của địa phương

Nam

198

4,53

0,52

Nữ

194

4,59

0,49

3

Thực hiện tốt các chủ trương,

chính sách của Đảng và Nhà nước

Nam

198

4,54

0,53

Nữ

194

4,62

0,48

4

Xây dựng cộng đồng Công giáo

Nam

198

4,59

0,51

Nữ

194

4,66

0,47

5

Thực hiện các quy định của tổ

chức Công giáo

Nam

198

4,62

0,50

Nữ

194

4,68

0,46

6

Thực hiện các điều dạy của Thiên Chúa

Nam

198

4,70

0,48

Nữ

194

4,73

0,44

7

Thực hiện tốt các chủ trương,

chính sách của địa phương

Nam

198

4,46

0,64

Nữ

194

4,57

0,51

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo - 13


Khi tìm hiểu nhận thức về nghĩa vụ của tín đồ, liệu giữa nam và nữ nhận thức về vấn để này có khác nhau? Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biểu hiện về nhận thức về các bổn phận giữa nam và nữ khác nhau không đáng kể. Điều này nói lên rằng, dù là tín đồ nam hay nữ thì họ đều nhận thức được nghĩa vụ của mình, nghĩa vụ này không chỉ đối với xã hội, với tôn giáo mà với chính bản thân tín đồ. Nhận thức này phù hợp với đường hướng phát triển gia đình, tổ chức tôn giáo và xã hội. Muốn xã hội phát triển, tôn giáo phát triển thì mỗi gia đình đều phải tự phát triển. Phát triển tốt kinh tế gia đình, sắp xếp được công việc, thời gian là cách để tín đồ yên tâm tham dự các buổi cầu nguyện. Cùng với những phát triển chung thì các tín đồ cũng phải phát triển chính gia đình mình. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy cả tín đồ nam và nữ nhận thức về nghĩa vụ thực hiện các điều dạy của Thiên

Chúa có điểm trung bình ở mức cao nhất (ĐTB nam = 4,70; ĐLC = 0,48 và ĐTB nữ

= 4,73; ĐLC = 0,44). Điều này cho thấy, các tín đồ vẫn không quên nghĩa vụ của mình đối với Thiên Chúa và coi việc thực hiện các điều răn của Chúa là nghĩa vụ quan trọng hàng đầu.

Từ phân tích nhận thức của tín đồ cho phép ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

Các tín đồ có nhận thức có nhận thức tốt về những vấn đề quan trọng nhất đối với tôn giáo đó là: nhận thức về Đức Chúa Trời, về Thiên đàng, về Kinh thánh, về bổn phận của mình. tất cả các khía cạnh này các tín đồ đều nhận thức với một mức độ cao. Các tín đồ không chỉ hiểu biết sâu sắc về Đức Chúa Trời, về thế giới Thiên dàng, về Kinh thánh mà còn hiểu biết sâu về bổn phận của mình đối với đạo, đối với tổ chức tôn giáo và nghĩa vụ của một công dân.

4.1.2.2. Khía cạnh cảm xúc của hành vi cầu nguyện

a. Đánh giá chung cảm xúc của tín đồ khi cầu nguyện

Cảm xúc tôn giáo là một khía cạnh tâm lý đặc biệt của đời sống tâm linh của tín đồ. Nó thể hiện ở tầng bậc sâu tâm lý con người, cảm xúc tôn giáo là một dạng tình cảm đặc biệt trong cuộc sống hàng ngày của tín đồ. Cảm xúc đặc biệt này biểu hiện bằng sự kính trọng, tôn thờ Thiên Chúa, thậm chí là kính sợ Thiên Chúa, cảm thấy nhỏ bé trước Thiên Chúa, sợ hãi khi không được lên Thiên đàng mà phải xuống Địa ngục, tình cảm đối với giáo lý, tình cảm đối với Giáo hội và chức sắc tôn giáo.

Bảng 4.14: Cảm xúc, tình cảm của tín đồ khi cầu nguyện



TT

Biểu hiện cảm xúc, tình cảm

Mức độ tình cảm (%)


ĐTB


ĐLC

Thứ bậc

Không sâu sắc

Ít sâu sắc

Bình thường

Tương đối sâu sắc

Rất sâu sắc

1

Cảm xúc của tín đồ

đối với Thiên Chúa

0

0

1,5

8,7

89,8

4,88

0,36

1

2

Cảm xúc của tín đồ

đối với Thiên đàng

0

0

3,1

21,2

75,8

4,73

0,51

2

3

Tình cảm của tín đồ

đối với Giáo lý

0

0

4,1

27,0

68,9

4,56

0,55

3

4

Tình cảm của tín đồ

đối với Giáo hội

0

0

24,5

45,9

29,6

4,05

0,73

4

5

Tình của tín đồ đối

với chức sắc

0

0

33,1

38,7

28,2

3,95

0,78

5


Chung

0

0

13,3

28,3

58,4

4,43

0,57


*Ghi chú: 1.0 < ĐTB < 5.0.

Kết quả nghiên cứu ở bảng trên cho thấy, các tín đồ thể hiện cảm xúc đối với Thiên Chúa khi cầu nguyện ở mức sâu sắc chiếm tỷ lệ rất cao 97,5% số tín đồ (ĐTB =

4,43; ĐLC = 0,57), đứng vị trí đầu tiên trong các biểu hiện (ĐTB = 4,88), trong đó mức rất sâu sắc chiếm 89,8% số tín đồ. Số liệu khảo sát cho ta thấy, cảm xúc của tín đồ thể hiện trong khi cầu nguyện ở mức cao và cảm xúc đối với Thiên Chúa rất tập trung.

Trong các biểu hiện tình cảm thì tình cảm đối với chức sắc tôn giáo có điểm trung bình thấp nhất (ĐTB = 3,95; ĐLC = 0,78), xếp ở vị trí cuối cùng. Đối với tín đồ, đặc biệt là khi cầu nguyện thì Thiên Chúa là duy nhất, tín đồ cầu nguyện với Thiên Chúa và niềm tin vào Thiên Chúa là niềm tin tuyệt đối. Chính vì thế, tín đồ tập trung cả tâm trí và hành động của mình hướng đến Thiên Chúa. Còn chức sắc là những thừa tác viên của Chúa, thực hiện các công việc của Chúa, chức sắc cũng là những con người bình thường nên mức độ tình cảm tuy có sự tôn trọng nhưng vẫn là tình cảm trong mối quan hệ người – người, không sâu sắc và không có sự kính sợ như đối với Thiên Chúa. Chúng ta hãy xem một số ý kiến của tín đồ:

Vì Đức Chúa Trời tạo dựng nên muôn loài, trong đó con người là được ân sủng nhiều nhất” (nữ, trình độ học vấn cấp 3, 39 tuổi, nông nghiệp, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Vì tội lỗi loài người mà Thiên Chúa xuống thế gian làm người để cứu chuộc tội cho loài người vì quá yêu thương con người, vì vậy con người phải tôn kính” (nam, trình độ học vấn cấp 2, 58 tuổi, nông nghiệp, Bích Hòa, Thanh Oai, Hà Nội).

Bảng 4.15: Cảm xúc, tình cảm của tín đồ khi cầu nguyện (so sánh theo giới)


TT

Biểu hiện cảm xúc, tình cảm

Giới tính

Số lượng

ĐTB

ĐLC

1

Cảm xúc đối với Thiên Chúa

Nam

198

4,87

0,41

Nữ

194

4,90

0,30

2

Cảm xúc đối với Thiên đàng

Nam

198

4,70

0,55

Nữ

194

4,75

0,45

3

Tình cảm đối với giáo lý

Nam

198

4,63

0,57

Nữ

194

4,66

0,53

4

Tình cảm đối với Giáo hội

Nam

198

4,02

0,76

Nữ

194

4,08

0,70

5

Tình cảm đối với chức sắc

Nam

196

3,94

0,76

Nữ

194

3,96

0,80

*Ghi chú: 1.0 < ĐTB < 5.0.

So sánh biểu hiện cảm xúc của tín đồ khi cầu nguyện giữa nam và nữ, kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt nhiều. Cả nam và nữ đều thể hiện cảm xúc, tình cảm tương đối như nhau, ví dụ tình cảm với Thiên Chúa (ĐTB nam = 4,87 trong khi ĐTB nữ = 4,90). Chúng ta thấy, ĐTB ở các biểu hiện khác thì nữ có cao hơn, tuy nhiên

mức độ cao hơn không đáng kể. Ví dụ như tình cảm đối với giáo lý (ĐTB nam = 4,63 và ĐTB nữ = 4,66); tình cảm đối với chức sắc (ĐTB nam = 3,94 và ĐTB nữ = 3,96).

Tình cảm của tín đồ Công giáo còn thể hiện ở sự kính yêu Thiên Chúa. Tìm hiểu mức độ kính yêu Thiên Chúa của cộng đồng chúng ta thấy 100% tín đồ cho biết họ kính yêu Thiên Chúa (ĐTB = 3,60; ĐLC = 0,52). Kết quả khảo sát về mức độ kính yêu Thiên Chúa thì mức rất sâu sắc chiếm 61,2%, mức độ sâu sắc chiếm 37,2%, chỉ có 1,5% số tín đồ cho biết họ kính yêu Thiên Chúa ở mức bình thường. Qua đó cho thấy, tín đồ Công giáo có mức độ kính yêu Thiên Chúa rất cao. Sau đây là một số ý kiến của tín đồ:

Vì tin Đức Chúa Trời có từ trước hết, điều Chúa dạy đều làm cho con người sống thánh thiện và chỉn chu mình hơn” (nữ, trình độ học vấn cấp 1, 35 tuổi, cán bộ Nhà nước, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Lý do khác được tín đồ đưa ra nhằm lý giải sự tôn kính của họ đối với Chúa là làm theo qui định của Giáo hội. Một trong những chuẩn mực của một tín đồ Công giáo là phải tôn kính Chúa hay trong Kinh 10 điều răn thì điều răn thứ nhất là thờ phượng và kính mến Đức Chúa Trời trên hết mọi sự. Đây là chuẩn mực đầu tiên và cũng là quan trọng nhất mà một tín đồ phải thực hiện.

Vì tin Đức Chúa Trời là có thật và thấy trong Kinh thánh những điều răn của Đức Chúa Trời là rất tốt cho con người sống ở đời này” (nữ, trình độ học vấn cấp 3, 37 tuổi, kinh doanh, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

b. Mức độ biểu hiện cảm xúc của tín đồ khi cầu nguyện


Thanh thản, nhẹ nhõm

Bình thường

Biểu đồ 4 2 Cảm xúc của tín đồ khi cầu nguyện Kết quả nghiên cứu cho 1


Biểu đồ 4.2: Cảm xúc của tín đồ khi cầu nguyện

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 98,0% số tín đồ đều có cảm xúc thanh thản, nhẹ nhõm, chỉ có 2,0% số tín đồ cho rằng họ cảm thấy bình thường. Vì sao cầu nguyện mang lại cảm xúc nhẹ nhõm? Theo nghiên cứu của chúng tôi, cầu nguyện là

cách thể hiện sự giao tiếp với Thiên Chúa, thông qua giao tiếp tín đồ bày tỏ những điều mình cầu xin, lời cảm tạ và gửi gắm điều mình mong muốn đến Thiên Chúa với niềm tin rằng những lời cầu nguyện đó Thiên Chúa sẽ nhận lời. Chính điều này mang lại cho họ cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản. Ngoài ra, họ tin rằng cầu nguyện cũng là cách họ thực hành các quy định của tôn giáo, không vi phạm vào những điều răn của Chúa. Bên cạnh đó, không gian cầu nguyện thường được chuẩn bị kĩ. Nơi diễn ra cầu nguyện thường là nhà thờ hay những vị trí trang trọng trong gia đình, những nơi mà bản thân tín đồ thấy thân thuộc. Chính điều này giúp họ cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Điều này đã được Thánh Têrêsa Calcutta viết như sau:

Hoa quả của THINH LẶNG Cầu Nguyện Hoa quả của CẦU NGUYỆN Ðức Tin Hoa quả của ÐỨC TIN Tình Yêu

Hoa quả của TÌNH YÊU Phục Vụ

Hoa quả của PHỤC VỤ Bình An.

Từ phân tích những số liệu khảo sát về khía cạnh cảm xúc, tình cảm của hành vi cầu nguyện ở tín đồ cho thấy: Tín đồ có một cảm xúc và tình cảm sâu sắc đối với Đức Chúa Trời, với thế giới Thiên đàng, đối với giáo hội và chức sắc tôn giáo. Đây là một khía cạnh quan trọng trong hành vi cầu nguyện của tín đồ vì nó là cơ sở để các tín đồ có niềm tin đối với tôn giáo mà mình đang theo.

Trong quy định của Công giáo thì tình yêu đối với Đức Chúa Trời là một trong những chuẩn mực quan trọng nhất của một tín đồ.

Cảm xúc và tình cảm của tín đồ trong hành vi cầu nguyện không có sự khác biệt lớn về mặt giới tính của tín đồ.

4.1.2.3. Khía cạnh niềm tin tôn giáo của tín đồ Công giáo khi thực hiện hành vi cầu nguyện

Niềm tin tôn giáo là khía cạnh tâm lý quan trọng nhất, là yếu tố tâm lý trung tâm chi phối các yếu tố tâm lý khác của tín đồ. Khi nghiên cứu về niềm tin tôn giáo của tín đồ, chúng tôi tìm hiểu các khía cạnh: Niềm tin vào Đức Chúa Trời; Niềm tin vào Kinh thánh và giáo lý; Niềm tin vào Thiên đàng; Niềm tin vào tổ chức Giáo hội; Niềm tin vào chức sắc tôn giáo.

a. Đánh giá chung niềm tin tôn giáo của tín đồ Công giáo khi cầu nguyện

Bảng 4.16: Biểu hiện niềm tin tôn giáo của tín đồ khi cầu nguyện



TT


Biểu hiện niềm tin

Mức độ (%)


ĐTB


ĐLC

Thứ bậc

Không tin

Tin ít

Tin bình thường

Tin tương đối nhiều

Rất tin

1

Niềm tin vào Đức Chúa

Trời

0

0

1,0

6,2

92,8

4,92

0,31

1

2

Niềm tin vào Kinh thánh

và giáo lý

0

0

2,6

18,9

78,6

4,76

0,48

2

3

Niềm tin vào Thiên đàng

0

0

3,3

19,9

76,8

4,73

0,51

3

4

Niềm tin vào tổ chức

Giáo hội

0

0

19,1

36,0

44,9

4,26

0,75

4

5

Niềm tin vào chức sắc

tôn giáo

0

0

23,6

38,5

37,9

4,14

0,77

5


Chung

0

0

9,92

23,9

66,2

4,56

0,56


*Ghi chú: 1.0 < ĐTB < 5.0.

Xem xét biểu hiện niềm tin của tín đồ khi cầu nguyện cho thấy, niềm tin vào Đức Chúa Trời - đối tượng của hành vi cầu nguyện là niềm tin duy nhất, chiếm ở vị trí cốt lõi trong hành vi cầu nguyện của tín đồ. Mức độ niềm tin của tín đồ thể hiện ở mức rất tin, chiếm tỷ lệ 92,8%. Chỉ có 1% số tín đồ thể hiện niềm tin ở mức bình thường. Nghiên cứu cho thấy, đối với tín đồ, niềm tin vào Thiên Chúa là niềm tin duy nhất, niềm tin không cần lý giải, điểm trung bình niềm tin là 4,92 (ĐLC = 0,31), xếp ở vị trí thứ nhất. Niềm tin vào Kinh thánh và giáo lý xếp vị trí thứ hai và có 78,6% số tín đồ cho biết họ rất tin và 18,9% tín đồ cho biết họ tin ở mức tương đối nhiều, điểm trung bình niềm tin vào Kinh thánh và giáo lý là 4,76 (ĐLC = 0,48). Phỏng vấn sâu các tín đồ chúng tôi được biết: Kinh thánh và giáo lý là lời Chúa, là những điều Chúa răn dạy con người, khi tín đồ có niềm tin vào Chúa, đương nhiên tín đồ phải tin và thực hiện những điều Chúa răn dạy. Trong các biểu hiện niềm tin, niềm tin vào chức sắc tôn giáo chiếm vị trí thấp nhất, chỉ có 37,9% số tín đồ cho biết họ tin chức sắc ở mức rất sâu sắc, còn ở mức tin tương đối nhiều là 38,5% số tín đồ và mức tin bình thường là 23,6% số tín đồ. Điểm trung bình niềm tin của tín đồ vào chức sắc tôn giáo là 4,14 (ĐLC = 0,77) xếp ở vị trí thứ năm. Vì sao tín đồ lại tin vào chức sắc ở mức thấp như vậy, lý giải vấn đề này theo ý kiến của một số tín đồ: chức sắc là những người sống đời tu hành, thực hiện các công việc tông đồ của Chúa, rao giảng lời Chúa, là người trung gian thực hiện các công việc của Chúa ở trần gian nhưng vẫn là những con người bình thường nên họ chỉ tin ở một mức độ nhất định.

Sau đây là ý kiến của một số tín đồ về niềm tin của họ: “Vì Đức Chúa Trời có quyền năng cao trên hết mọi loài và Chúa đã dựng nên con người” (nam, trình độ học vấn cấp 3, 50 tuổi, Bích Hòa, Thanh Oai, Hà Nội).

Đức Chúa Trời tạo lên vũ trụ và muôn loài” (nam, trình độ học vấn cấp 2, 31 tuổi, nông nghiệp, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Vì Đức Chúa Trời không làm hại con người, yêu thương con người” (nữ, trình độ học vấn cấp 3, 53 tuổi, cán bộ Nhà nước, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Bảng 4.17: Biểu hiện niềm tin tôn giáo của tín đồ (so sánh theo giới tính)


TT

Biểu hiện niềm tin

Giới tính

Số lượng

ĐTB

ĐLC

1

Niềm tin vào Đức Chúa Trời

Nam

198

4,92

0,30

Nữ

192

4,92

0,31

2

Niềm tin vào Kinh thánh và giáo lý

Nam

198

4,78

0,50

Nữ

194

4,74

0,46

3

Niềm tin vào Thiên đàng

Nam

198

4,72

0,54

Nữ

194

4,75

0,47

4

Niềm tin vào Giáo hội

Nam

198

4,20

0,76

Nữ

194

4,31

0,74

5

Niềm tin vào chức sắc tôn giáo

Nam

198

4,13

0,78

Nữ

192

4,16

0,76

*Ghi chú: 1.0 < ĐTB < 5.0.

Xét theo tiêu chí giới tính, kết quả nghiên cứu cho thấy, biểu hiện niềm tin vào Đức Chúa Trời giữa nam và nữ không có sự khác biệt (ĐTB = 4,92; ĐLC = 0,31). Biểu hiện niềm tin vào Kinh thánh và giáo lý thì có sự khác biệt giữa nam và nữ. Cụ thể, điểm trung bình biểu hiện này của nam (ĐTB = 4,78) cao hơn so với nữ (ĐTB = 4,74), tuy nhiên sự khác biệt này là không đáng kể. Như vậy chúng ta có thể nhận thấy, với niềm tin vào Đức Chúa Trời và niềm tin vào Kinh thánh, giáo lý giữa nam và nữ đều có mức độ tin rất cao nhưng không có sự khác biệt giữa hai giới.

Có ý kiến cho rằng, khi con người ta càng về già, tuổi càng cao thì họ tìm đến tôn giáo. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng nhất quán với nhận định trên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, niềm tin vào Đức Chúa Trời ở nhóm tín đồ có độ tuổi từ 30 đến 59 và nhóm trên 60 tuổi có điểm trung bình cao hơn nhóm tín đồ có độ tuổi dưới 30. Điều này có nghĩa là, tín đồ ở hai độ tuổi này có biểu hiện niềm tin vào Đức Chúa Trời cao hơn, điểm trung bình của nhóm tuổi từ 30 - 59 là 4,95 (ĐLC = 0,22) và nhóm tuổi trên 60 là 4,93 (ĐLC = 0,26) cao hơn điểm trung bình của nhóm tín đồ dưới 30 tuổi (ĐTB = 4,84; ĐLC = 0,46).

Bảng 4.18: Biểu hiện niềm tin tôn giáo của tín đồ (so sánh theo tuổi)


TT

Biểu hiện niềm tin

Tuổi

Số lượng

ĐTB

ĐLC


1


Niềm tin vào Đức Chúa Trời

Dưới 30 tuổi

101

4,84

0,46

Từ 30 - 59 tuổi

233

4,95

0,22

60 tuổi trở lên

56

4,93

0,26

Tổng số

390

4,92

0,31


2


Niềm tin vào Kinh thánh và giáo lý

Dưới 30 tuổi

101

4,68

0,58

Từ 30 - 59 tuổi

235

4,82

0,40

60 tuổi trở lên

56

4,64

0,55

Tổng số

392

4,76

0,48


3


Niềm tin vào Thiên đàng

Dưới 30 tuổi

101

4,70

0,57

Từ 30 - 59 tuổi

235

4,79

0,45

60 tuổi trở lên

56

4,57

0,59

Tổng số

392

4,73

0,51


4


Niềm tin vào Giáo hội

Dưới 30 tuổi

101

4,11

0,72

Từ 30 - 59 tuổi

235

4,44

0,71

60 tuổi trở lên

56

3,77

0,73

Tổng số

392

4,26

0,75


5


Niềm tin vào chức sắc tôn giáo

Dưới 30 tuổi

99

4,02

0,76

Từ 30 - 59 tuổi

235

4,30

0,75

60 tuổi trở lên

56

3,70

0,65

Tổng số

390

4,14

0,77

* Ghi chú: 1.0 < ĐTB < 5.0.

b. Biểu hiện cụ thể niềm tin của tín đồ khi cầu nguyện

* Niềm tin vào Đức Chúa Trời khi cầu nguyện

Niềm tin và mức độ biểu hiện niềm tin của tín đồ được thể hiện trong hành vi cầu nguyện đó là sự tin tưởng vào sự hiện diện của Chúa. Đức Chúa Trời là đối tượng cầu xin chính mà tín đồ hướng đến, do vậy khi cầu xin điều gì tín đồ hướng toàn bộ đến đối tượng mình cầu xin. Chính vì thế, chúng tôi tìm hiểu niềm tin của tín đồ bằng cách đặt câu hỏi: “Ông bà có tin vào sự tồn tại của Đức Chúa Trời không?”. Kết quả khảo sát cho thấy, 100% số tín đồ tin rằng có sự tồn tại của Đức Chúa Trời. Với tín đồ Công giáo, mọi người đều tâm niệm một câu trong Thánh Kinh: “Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt, 18:19-20). Lời Thánh Kinh này xác tín và tăng thêm lòng tin cho tín đồ và mỗi khi tín đồ cầu nguyện với niềm tin vào Thiên Chúa thì có Chúa ngự trị nơi đó. Mỗi tín đồ đều nhớ và hiểu câu Kinh thánh này khi cầu nguyện, do đó tín đồ khi cầu nguyện thì tin rằng có Chúa hiện diện ở giữa họ.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/01/2023