Biểu Hiện Cụ Thể Hành Vi Cầu Nguyện Của Tín Đồ Công Giáo

Ngài ở nơi sự tự do của họ” (sách giáo lý của Giáo hội Công giáo, câu số 2736). Trong cầu nguyện, ta tìm ra được phẩm giá thực sự của mình, đó là “Thiên Chúa đặt ta ở thế gian này để ta nhận biết, yêu mến và phụng sự Ngài và do đó ta được lên Thiên đàng” (sách giáo lý của Giáo hội Công giáo, câu số 1721). Cầu nguyện cho ta biết thực chất về giới hạn và sự yếu đuối của mình. Vì như Thánh Têrêsa Lisieux chứng nhận: “Đó là cầu nguyện, đó là sự hy sinh để cho ta đầy sức mạnh; đó là những vũ khí ma quỷ không thể thắng được mà Chúa Giêsu ban cho tôi”.

Phân tích các hiểu hiện của hành vi cầu nguyện cho ta thấy trong quá trình thực hiện hành vi cầu nguyện, tín đồ có nhận thức sâu sắc về Đức Chúa Trời, về thế giới linh hồn mà người ta hướng tới. Tín đồ có niềm tin cao đối với hai vấn đề này.

4.1.2. Biểu hiện cụ thể hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo

4.1.2.1. Khía cạnh nhận thức của hành vi cầu nguyện

a. Nhận thức về Đức Chúa Trời của tín đồ khi cầu nguyện

Nhận thức của tín đồ về Đức Chúa Trời là ai? Đối với tín đồ Công giáo, đối tượng cầu xin của tín đồ là Thiên Chúa, chính vì thế, khi cầu nguyện, mỗi tín đồ phải nhận thức được đối tượng cầu nguyện của mình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 100% số tín đồ được hỏi đều cho rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Chúa Thánh Thần (xem bảng 4.2).

Đây là sự nhận thức đúng đắn. Họ tin rằng Chúa Giêsu xuống thế gian làm người chịu nạn, chịu chết để chuộc tội cho loài người. Như vậy, tuyệt đại đa số các tín đồ được khảo sát nhận thức đúng đắn về Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời có 3 ngôi: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Bảng 4.2: Nhận thức Đức Chúa Trời là ai (số liệu tổng quát)



TT


Đức Chúa Trời là ai

Mức độ hiểu biết (%)


ĐTB


ĐLC


Thứ bậc

Không đúng

Đúng một phần

Đúng bình thường

Đúng tương đối

nhiều


Rất đúng

1

Là Đức Chúa Cha

0

0

0

3,8

96,2

4,96

0,19

2

2

Là Chúa Giêsu

0

0

0

3,8

96,2

4,96

0,19

2

3

Là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và

Chúa Thánh Thần


0


0


0


0


100


5,00


0,00


1


Trung bình

0

0

0

2,53

97,47

4,97

0,12


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo - 11

* Ghi chú: 1.0 < ĐTB < 5.0.


Theo đức tin của tín đồ, Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong ba ngôi vị:

1) Đức Chúa Cha (Đức Chúa Trời - Thiên Chúa) là một bản thể thần thượng, là hình tượng tinh thần, là sức mạnh, là tình yêu và sự hoàn mỹ. Thiên Chúa là Đấng tự mình mà có, không do ai tạo thành, không có khởi đầu và không có kết thúc.

2) Đức Chúa Con - Chúa Giêsu - mang bản tính con người. Vì vậy, Chúa Giêsu có hai bản tính (Giêsu hoàn toàn là người, mà cũng hoàn toàn là Thiên Chúa). Đức Chúa Con được sinh ra từ Đức Chúa Cha. Đức Giêsu nhận mình là Con Thiên Chúa và ngang bằng với Thiên Chúa. Chúa Giêsu cũng tỏ cho biết Cha của Ngài cũng là Cha của nhân loại - người Cha trên trời ấy rất mực yêu thương chúng ta và muốn cho chúng ta được hưởng hạnh phúc đời đời với Người.

3) Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha (hay từ Chúa Cha và Chúa Con). Đó là một Đấng Bảo trợ. Sau khi Chúa Giêsu phục sinh về bên Chúa Cha thì Chúa Thánh Thần được ban xuống để trợ giúp và thánh hóa chúng ta. Trong Kinh Tin kính vẫn tuyên xưng: “Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời”, nghĩa là Chúa Con được nhiệm sinh bởi Chúa Cha, còn Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha và Chúa Con mà ra.

Số liệu khảo sát tại bảng 4.2 cho thấy, đại đa số tín đồ được khảo sát nhận thức đúng được Đức Chúa Trời là ai (ĐTB = 5,00 và 4,96) ở mức độ cao. Với ĐLC = 0,00 và 0,19 cho thấy, ý kiến của tín đồ rất thống nhất khi nhận thức về Đức Chúa Trời. Tất cả các tín đồ được khảo sát đều cho rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Bảng 4.3: Nhận thức Chúa Trời là ai (so sánh theo giới tính)

TT

Đức Chúa Trời là…

Giới tính

Số lượng

ĐTB

ĐLC

1

Là Đức Chúa Cha

Nam

198

4,94

0,23

Nữ

194

4,98

0,14

2

Là Chúa Giêsu

Nam

198

4,94

0,23

Nữ

194

4,98

0,14

3

Là Đức Chúa Cha, Đức Chúa

Con và Chúa Thánh Thần

Nam

198

5,00

0,00

Nữ

194

5,00

0,00

*Ghi chú: 1.0 < ĐTB < 5.0.

Khi tìm hiểu Đức Chúa Trời là ai theo tiêu chí giới tính, kết quả bảng 4.3 cho thấy cả nam và nữ đều nhận thức đúng về Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Chúa Thánh Thần (ĐTB = 5,00; ĐLC = 0,00).

Xem xét nhận thức của tín đồ về Đức Chúa Trời là ai giữa các nhóm tuổi, nhóm thứ nhất là dưới 30; nhóm thứ hai từ 30 - 59 tuổi và nhóm thứ ba 60 tuổi trở

lên chúng ta thấy cả ba nhóm tuổi đều nhận thức đúng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Chúa Thánh Thần (ĐTB = 5,00; ĐLC = 0,00).

Bảng 4.4: Nhận thức Đức Chúa Trời là ai (so sánh theo nhóm tuổi)

TT

Đức Chúa Trời là

Giới tính

Số lượng

ĐTB

ĐLC


1


Là Đức Chúa Cha

Dưới 30 tuổi

101

4,93

0,25

30 – 59 tuổi

235

4,98

0,13

60 tuổi trở lên

56

4,93

0,26

Tổng số

392

4,96

0,19


2


Là Chúa Giêsu

Dưới 30 tuổi

101

4,93

0,25

30 – 59 tuổi

235

4,98

0,13

60 tuổi trở lên

56

4,93

0,26

Tổng số

392

4,96

0,19


3

Là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Chúa Thánh Thần

Dưới 30 tuổi

101

5,00

0,00

30 – 59 tuổi

235

5,00

0,00

60 tuổi trở lên

56

5,00

0,00

Tổng số

392

5,00

0,00

*Ghi chú: 1.0 < ĐTB < 5.0.

Như vậy, có thể nói rằng, dù ở độ tuổi nào thì các tín đồ vẫn nhận thức đúng Đức Chúa Trời là 3 ngôi. Tại sao tín đồ lại có nhận thức như vậy? Nghiên cứu thực tiễn tại các xứ họ Công giáo, chúng tôi nhận thấy, vấn đề giáo dục đức tin Công giáo được thực hiện từ rất sớm. Khi còn nhỏ thì các tín đồ đã được cùng gia đình tham dự các thánh lễ, các buổi cầu nguyện, được học tập giáo lý… Trong thánh lễ, buổi cầu nguyện, tín đồ đều đọc các bài kinh và tuyên xưng đức tin về 3 ngôi Thiên Chúa. Trong các bài giáo lý, những người giảng dạy cũng dạy kĩ về điều này. Chính vì thế hình thành nên nhận thức sâu sắc về Thiên Chúa của tín đồ.

Từ phân tích các số liệu ở trên cho thấy, tín đồ có nhận thức tốt về Đức Chúa Trời. Sự nhận thức này không có sự khác biệt nhiều giữa các lứa tuổi và giới tính của tín đồ. Điều đó có nghĩa là các tín đồ dù là nam hay nữ, dù ở lứa tuổi nào đều hiểu đúng và tốt về Đức Chúa Trời.

b. Nhận thức về Thế giới linh hồn (Thiên đàng) của tín đồ khi cầu nguyện

Với ĐTB chung = 4,61 và ĐLC = 0,54 cho thấy, các tín đồ được khảo sát nhận thức về thế giới linh hồn (Thiên đàng) khi cầu nguyện ở mức độ rất cao. Điều này cho thấy các tín đồ đã nhận thức đúng về thế giới linh hồn là thế giới như thế nào khi thực hiện hành vi cầu nguyện. Nếu tính theo tỷ lệ %, ta thấy có 66,4% số tín đồ nhận thức rất đúng về thế giới này; 28,54% nhận thức ở mức độ đúng. Như vậy, 94,94% tín đồ đã nhận thức đúng về Thiên đàng. Chỉ có 5,06% tín đồ nhận thức chưa đúng về thế giới này.

Bảng 4.5: Nhận thức về Thiên đàng khi cầu nguyện



TT


Nhận thức về Thiên Đàng

Mức độ hiểu biết (%)


ĐTB


ĐLC


Thứ bậc

Không đúng

Đúng một

phần

Đúng bình

thường

Đúng tương

đối nhiều

Rất đúng

1

Là thế giới ở trên Trời,

rất xa chúng ta

0

0

3,1

13,3

83,7

4,81

0,46

2

2

Là thế giới vô cùng tốt đẹp,

con người rất hạnh phúc

0

0

2,6

29,8

67,6

4,65

0,52

3

3

Là thế giới mà con người

không ốm đau bệnh tật

0

0

5,6

39,5

54,8

4,49

0,60

5


4

Là thế giới con người không

biết đến cái chết, trường tồn vĩnh cửu


0


0


5,1


35,7


59,2


4,54


0,59


4

5

Là nơi ở của Chúa

0

0

1,5

11,7

86,7

4,85

0,39

1

6

Là thế giới dành cho con

người sau khi chết

0

1,0

12,0

40,6

46,4

4,32

0,72

6


Trung bình

0

0,16

4,90

28,54

66,40

4,61

0,54


*Ghi chú: 1.0 < ĐTB < 5.0.

Trong các biểu hiện của nhận thức về Thiên đàng khi cầu nguyện thì nhận thức Thiên đàng là “nơi ở của Chúa” được tín đồ nhận thức tốt nhất (ĐTB = 4,85; ĐLC = 0,39), xếp ở vị trí thứ nhất. Tiếp đến là nhận thức Thiên đàng “là một thế giới ở trên Trời, rất xa chúng ta” xếp ở vị trí thứ hai (ĐTB = 4,81; ĐLC = 0,46). Khía cạnh nhận thức về Thiên đàng ở mức độ thấp nhất “Là thế giới dành cho con người sau khi chết” (ĐTB = 4,32 ; ĐLC = 0,72). Như vậy, khi nghĩ về Thiên đàng, các tín đồ thường nghĩ ngay đến một thế giới mà nơi đó có Đức Chúa Trời hiện diện.

Nhận thức về Thiên đàng được tín đồ học hỏi qua Kinh thánh. Kinh thánh đã truyền dạy để các tín đồ tin vào một thế giới khác dành cho con người sau khi chết (thế giới linh hồn). Trong suy nghĩ của tín đồ Công giáo có Thiên đàng và Địa ngục. Thiên đàng là thế giới dành cho những người tin và làm theo lời dạy của Thiên Chúa và Địa ngục là thế giới dành cho những người không làm theo lời dạy của Thiên Chúa.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.6 cho thấy, nhận thức của các tín đồ Công giáo về Thiên đàng có sự khác nhau ở nhóm tuổi. Cụ thể ở nhóm tuổi từ 30 - 59 có điểm trung bình cho những nội dung miêu tả về Thiên đàng chiếm tỷ lệ cao nhất. Ví dụ như, với nhận định, Thiên đàng “Là thế giới ở trên Trời, rất xa chúng ta” thì tín đồ ở nhóm tuổi từ 30 – 59 có nhận thức tốt hơn so với tín đồ ở nhóm dưới 30 tuổi và nhóm trên 60 tuổi (ĐTB nhóm tuổi từ 30 - 59 = 4,84 > ĐTB nhóm tuổi dưới 30 = 4,78 > ĐTB nhóm

tuổi trên 60 = 4,7) hoặc với nhận định, Thiên đàng “Là thế giới vô cùng tốt đẹp, con người rất hạnh phúc” thì tín đồ ở nhóm tuổi từ 30 - 59 có nhận thức tốt hơn so với tín đồ ở nhóm dưới 30 tuổi và nhóm trên 60 tuổi (ĐTB nhóm tuổi từ 30 - 59 = 4,7 > ĐTB nhóm tuổi dưới 30 = 4,58 và > ĐTB nhóm tuổi trên 60 = 4,57).

Bảng 4.6: Nhận thức về Thiên đàng khi cầu nguyện (so sánh theo nhóm tuổi)

TT

Thiên đàng là gì?

Tuổi

Số lượng

ĐTB

ĐLC


1


Là thế giới ở trên Trời, rất xa chúng ta

Dưới 30 tuổi

101

4,78

0,50

30 - 59 tuổi

235

4,84

0,38

60 tuổi trở lên

56

4,70

0,65

Tổng số

392

4,81

0,46


2


Là thế giới vô cùng tốt đẹp, con người rất hạnh phúc

Dưới 30 tuổi

101

4,58

0,57

30 - 59 tuổi

235

4,70

0,47

60 tuổi trở lên

56

4,57

0,62

Tổng số

392

4,65

0,52


3


Là thế giới mà con người không ốm đau bệnh tật

Dưới 30 tuổi

101

4,40

0,63

30 - 59 tuổi

235

4,56

0,56

60 tuổi trở lên

56

4,38

0,67

Tổng số

392

4,49

0,60


4

Là thế giới con người không biết đến cái chết, trường tồn vĩnh cửu

Dưới 30 tuổi

101

4,50

0,61

30 - 59 tuổi

235

4,61

0,55

60 tuổi trở lên

56

4,34

0,66

Tổng số

392

4,54

0,59


5


Là nơi ở của Chúa

Dưới 30 tuổi

101

4,78

0,50

30 - 59 tuổi

235

4,89

0,31

60 tuổi trở lên

56

4,82

0,47

Tổng số

392

4,85

0,39


6


Là thế giới dành cho con người sau khi chết

Dưới 30 tuổi

101

4,23

0,73

30 - 59 tuổi

235

4,44

0,70

60 tuổi trở lên

56

4,02

0,67

Tổng số

392

4,32

0,72

*Ghi chú: 1.0 < ĐTB < 5.0.


Trong nhận thức của tín đồ, Thiên đàng là một thế giới tốt đẹp. Đó là thế giới ở trên Trời, rất xa chúng ta, thế giới đó vô cùng tốt đẹp, con người rất hạnh phúc; là thế giới con người không biết đến cái chết, trường tồn vĩnh cửu… ở nơi đó, con người được về với Chúa, được sống bên Chúa và là mục tiêu hướng đến sau khi chết.

Theo giáo lý Công giáo, Thiên đàng là nơi ngự trị của Thiên Chúa, Đức Mẹ, các Thiên sứ và các Thánh. Giáo huấn Công giáo về Thiên đàng được trình bày trong giáo lý của Giáo hội Công giáo như sau: Những ai chết trong ân điển và tình bằng hữu của Thiên Chúa được thanh tẩy hoàn toàn và sống đời đời... Sự sống trọn vẹn này với Thiên Chúa... được gọi là Thiên đàng. Đó là mục tiêu tối hậu và là sự

ứng nghiệm đầy trọn những khao khát sâu xa nhất của con người, đó là tình trạng phước hạnh tuyệt đối và vĩnh hằng.

Như vậy, về cơ bản, các tín đồ Công giáo được khảo sát đã nhận thức đúng về Thiên đàng như đã nói trong các tài liệu của Công giáo. Phân tích các số liệu về nhận thức của tín đồ đối với thế giới linh hồn (Thiên đàng) cho thấy các tín đồ đã hiểu rất rõ về Thiên đàng là thế giới hết sức tốt đẹp, là một thế giới mà ở đó con người có cuộc sống vô cùng hạnh phúc. Con người được trường tồn và đặc biệt ở đó con người có thể được gặp Chúa.

c. Nhận thức về Kinh thánh của tín đồ khi cầu nguyện

Đối với Công giáo, Kinh thánh là nền tảng cơ bản của giáo lý với những tín điều chính như: niềm tin vào Thiên Chúa; sự sáng tạo ra thế giới, sáng tạo ra con người và muôn vật của Thiên Chúa, con người có linh hồn và thể xác; tin vào Thiên đàng, tội lỗi của loài người; tin vào ba ngôi Thiên Chúa. Kinh thánh bao gồm Cựu ước và Tân ước. (Nguyễn Thanh Xuân, 2013). Nhận thức của tín đồ về Kinh thánh khi cầu nguyện là những suy nghĩ của tín đồ về những điều giáo lý cơ bản của Kinh thánh khi tín đồ thực hiện hành vi cầu nguyện (có thể là trước hoặc trong khi cầu nguyện).

Trong nhận thức của các tín đồ về Công giáo thì sự hiểu biết về Kinh thánh có ý nghĩa to lớn nếu không nói là quan trọng hàng đầu. Bởi vì Kinh thánh là cơ sở, là định hướng dẫn dắt tình cảm và hành vi của tín đồ. Công giáo tin Kinh thánh là lời của Đức Chúa Trời, là khuôn vàng thước ngọc cho sự giảng dạy và nếp sống hàng ngày.

Bảng 4.7: Nhận thức về Kinh thánh của tín đồ



TT


Nhận thức về

Kinh thánh

Mức độ hiểu biết (%)


ĐTB


ĐLC

Không đúng

Đúng một

phần

Đúng bình

thường

Đúng tương đối

nhiều

Rất đúng

1

Kinh thánh gồm quyển nào ?


Tân ước

0

0

0

0

100,0

5,00

0,00

Cựu ước

0

0

0

0

100,0

5,00

0,00

2

Kinh thánh gồm bao nhiêu quyển ?


73 cuốn

0

0

0

0,5

99,5

4,99

0,71

66 cuốn

100,0

0

0

0

0

1,00

0,00

3

Kinh thánh có nguồn gốc từ đâu ?


Từ người Do Thái

0

2,0

0,5

33,4

64,0

4,59

0,61

Từ Israen

2,0

2,0

1,0

48,5

46,4

4,35

0,78

Từ các môn đồ của Chúa Kitô


2,0

0,5

11,0

86,5

4,82

0,53

Từ người Do Thái và các

môn đồ của Chúa Kitô

0,5

0,0

0,0

9,4

90,1

4,89

0,40

4

Không biết

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

*Ghi chú: 1.0 < ĐTB < 5.0.

Khi được hỏi: “Kinh thánh gồm những quyển sách nào?” thì đa số tín đồ trả lời được Kinh thánh gồm hai quyển là Cựu ước và Tân ước (ĐTB = 5,00; ĐLC = 0,00). Như vậy, tuyệt đại đa số tín đồ hiểu đúng về Kinh thánh gồm Cựu ước và Tân ước. Theo quan niệm của tín đồ Công giáo thì Cựu ước là lời giao ước cũ của Thiên Chúa với dân tộc Do Thái. Tân ước kể về cuộc đời và sự nghiệp của Chúa Giêsu Kit; hoạt động của các Tông đồ của Chúa Giêsu Kitô; những lời răn dạy, chỉ bảo về đạo lý của Chúa Giêsu Kitô và các Tông đồ đối với con người.

Theo tài liệu về Công giáo, Kinh thánh bao gồm 73 cuốn, trong đó chia ra thành Cựu ước và Tân ước. Cụ thể như sau:

Cựu Ước là sách thánh của đạo Do Thái, hầu hết được viết bằng tiếng Hi-bá-lai (tiếng Do Thái cổ), được hình thành trong khoảng năm 1000 - 100 trước Công Nguyên. Cực Ước được xếp theo bốn loại:

Sách Luật: gồm 5 cuốn (còn gọi là Ngũ Kinh): Sáng Thế ký (Genesis), Xuất Ai Cập (Exodus), Levi (Leviticus), Dân số (Number), Ðệ Nhị Luật (Deuteronomy).

Sách Lịch sử: gồm 16 cuốn: Gio-suê (Joshuă), Thẩm Phán (Judges), Rút (Ruth), Sa-mu-en 1 và 2 (Samuel 1, 2), Các Vua 1 và 2 (King 1, 2), Ký Sự 1 và 2 (Chronicles 1, 2), Ét-ra, Ne-he-mi (Nehemianh), To-bi-a (Tobit), Ju-dith (Judith), Es-tha (Ezra) và Mac-ca-bê-ô 1 và 2 (Maccabes 1, 2).

Sách Giáo huấn: gồm 7 cuốn: Gióp (Job), Thánh Vịnh (Psalms), Châm Ngôn (Proverbs), Giảng Viên (Ecclesiastes), Diệu Ca Hay Dân Ca (Song of Songs), Khôn Ngoan (Wisdom), Huấn Ca (Sirach).

Sách Tiên tri (Ngôn Sứ) gồm 18 cuốn: I-sa-a-a (Isaiah), Giê-sê-mi-a (Jeremianh), Ai-ca (Lamentations), Ba-rúc (Baruch), Ê-dê-ki-en (Ezekiel), Da-ni-en (Daniel), Ho-se (Hosea), Gio-en (Joel), A-mốt (Amos), Áp-di-ca (Obadiah), Gio-na (Jonah), Mi-ka (Micah), Ha-hum (Nahum), Ha-ba-cu (Habakkuk), Xô-phô-ni-a (Zepthaniah), Hac-gai (Haggai), Za-ca-ri-a (Zechariah), Ma-la-ki-a (Malachi).

Tân Ước là một bộ sưu tập gồm những bài viết bắt nguồn từ cộng đoàn Kitô hữu sơ khai, nhằm công bố cho mọi người Ðấng mà các tiên tri đã nói, nay được tỏ lộ, đã đợi trông nay đã đến... Ðó là Ðức Giêsu Kitô. Ngài đã được gọi là Giao ước mới. Tân ước được viết theo 4 thể văn:

a. Thể tường thuật như bốn Phúc Âm ghi lại cuộc đời Ðức Kitô, các lời Ngài giảng dạy cũng như các việc Ngài làm.

b. Thể lịch sử như sách Tông Ðồ Công Vụ ghi lại những nỗ lực của các Tông đồ trong việc mở mang Giáo Hội.

c. Thể thứ tín như các thơ Thánh Phao-lô, Phê-rô, Gio-an, Gia-cô-bê và Giu- đê viết cho các cộng đoàn để dắt, kiện cường và khuyên bảo, dạy dỗ các giáo đoàn.

d. Thể mặc khải của sách Khải Huyền tiên báo những điều sẽ xảy đến trong tương lai.

Tân Ước gồm tất cả 27 cuốn thứ tự như sau: 4 cuốn Phúc Âm (Mác-cô, Mat- thêu, Lu-ca, và Gio-an); 1 cuốn Tông Ðồ Công Vụ; 14 thơ của Thánh Phao-lô; 7 thư chung của các Thánh Phê-rô, Gia-cô-bê, Gio-an và Giu-đê; Cuối cùng là sách Khải Huyền của Thánh Gioan. (http://www.conggiao.org/cuu-uoc-va-tan-uoc).

Chúng ta hãy xem một số ý kiến cụ thể của tín đồ:

Có nhiều sách chép lại nhưng gộp lại, cơ bản là Cựu ước, Tân ước” (nam, trình độ học vấn cấp 3, 44 tuổi, nông nghiệp, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội);

Có nhiều sách viết lại lời của Chúa Trời nhưng sau đó họ gộp lại 2 quyển Kinh thánh là Cựu ước, Tân ước” (nam, trình độ học vấn cấp 2, 38 tuổi, kinh doanh, buôn bán, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội);

Một số tín đồ lại cho rằng Cựu ước và Tân ước là những sách chính, ngoài ra còn những sách khác. Đây là một cách hiểu chưa đúng về Kinh thánh.

Có rất nhiều cuốn Kinh thánh nhưng có 2 cuốn chủ lực là Cựu ước, Tân ước” (nam, trình độ học vấn cấp 2, 50 tuổi, nông nghiệp, Bích Hòa, Thanh Oai, Hà Nội)…

Khi được hỏi: “Kinh thánh gồm bao nhiêu quyển? ” thì sự hiểu biết của các tín đồ rất khác nhau. Kết quả phản ánh qua bảng số liệu 4.7

Trong tổng số 392 tín đồ được khảo sát, tuyệt đại đa số tín đồ cho rằng Kinh thánh gồm 2 cuốn là Cựu ước và Tân ước. Về số lượng cuốn của Kinh thánh, có 99,5% số tín đồ nhận thức “rất đúng” Kinh thánh gồm 73 cuốn (ĐTB = 4,99; ĐLC = 0,71); chỉ có 0,5% số tín đồ nhận thức ở mức “đúng tương đối nhiều”. Điều này chứng tỏ, đa số tín đồ nhận thức rất đúng về Kinh thánh và số lượng cuốn trong Kinh thánh.

Để tìm hiểu nhận thức của tín đồ về nguồn gốc của Kinh thánh, chúng tôi đưa ra 4 phương án là: Kinh thánh có nguồn gốc từ người Do Thái; Từ Israen; Từ các môn đồ của Chúa Ki tô; Từ người Do Thái và các môn đồ của Chúa Ki - tô. Qua kết quả khảo sát, các tín đồ cho biết Kinh thánh có nguồn gốc từ người Do Thái và các môn đồ của Chúa Kitô chiếm tỷ lệ cao nhất (ĐTB = 4,89; ĐLC = 0,40) so với đáp án Kinh thánh có nguồn gốc từ dân Do Thái và từ Israen (ĐTB lần lượt là 4,59 và 4,35). Như vậy, đa phần tín đồ đều nhận thức rất đúng về nguồn gốc của Kinh thánh. Lý giải vấn đề này, theo chúng tôi, trong giáo lý của Công giáo mà các tín đồ được học, được nghe giảng, trong các tài liệu nghiên cứu, sự truyền giảng của các chức sắc cũng giải thích nguồn gốc của Kinh thánh. Một thực tế hiện nay cũng cho

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/01/2023