Mức Độ Thực Hiện Hành Động Cầu Nguyện Tại Nhà Thờ

c. Hình thức và mức độ thực hiện hành động cầu nguyện



60

50

40

30

20

10

0

Thỉnh thoảng Khá thường

xuyên


Thường xuyên


Rất thường xuyên


Biểu đồ 4.5: Mức độ thực hiện hành động cầu nguyện tại nhà thờ

Đối với tín đồ Công giáo, cầu nguyện là hành vi cơ bản biểu hiện niềm tin và sự cầu xin của tín đồ đối với Thiên Chúa. Các tín đồ cầu nguyện ở mọi nơi, trong đó nhà thờ là nơi trang trọng nhất; là nơi tổ chức các buổi cầu nguyện với phạm vi lớn và cũng là nơi mà tín đồ tham gia nhiều hoạt động tôn giáo trong suốt cuộc đời mình.

Kết quả nghiên cứu về hình thức và mức độ thực hiện hành động cầu nguyện tại nhà thờ cho thấy, 100% tín đồ có thực hiện hành động cầu nguyện tại nhà thờ. Tỷ lệ thực hiện hành động cầu nguyện chiếm tỷ lệ tuyệt đối như vậy là vì: theo quy định và các điều răn dạy của Chúa, thì có 3 điều các tín đồ đều phải thực hiện đối với Thiên Chúa, trong đó giữ ngày Chúa Nhật là điều răn thứ ba. Tín đồ buộc phải tham dự lễ ngày Chúa nhật trừ khi có những lý do đặc biệt như: ốm đau, thời tiết hoặc những việc thực sự cần thiết… Nếu tín đồ không thực hiện thì phạm tội, vi phạm vào những điều răn của Chúa. Trong thánh lễ Chúa nhật các tín đồ cùng với chủ lễ (linh mục) dâng lời cầu nguyện.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, mức độ thực hiện hành vi cầu nguyện thường xuyên và rất thường xuyên chiếm tỷ lệ rất cao (94,4%) trong đó mức độ rất thường xuyên là 54,5%. Như vậy, có thể nói rằng, các tín đồ thực hiện các điều răn của Chúa một cách rất nghiêm túc. Ngoài việc tham dự thánh lễ thì ở các xứ họ đạo Công giáo, ngay cả khi không có linh mục dâng lễ thì các tín đồ cũng tụ họp nhau để cầu nguyện. Việc thực hiện cầu nguyện chung là một nét sinh hoạt mang tính cộng đồng của tín đồ, tại buổi cầu nguyện, họ có thể cầu nguyện cho cá nhân, cầu nguyện cho gia đình, cầu nguyện cho chính cộng đồng của họ hoặc cầu nguyện theo ý của người muốn xin cầu nguyện.


Thỉnh thoảng

Khá thường xuyên

Thường xuyên Rất thường xuyên


Biểu đồ 4.6: Mức độ thực hiện hành động cầu nguyện tại gia đình

Cùng với việc cầu nguyện ở nhà thờ, cầu nguyện tại gia đình cũng được tín đồ Công giáo thực hiện rất thường xuyên. Kết quả nghiên cứu hành động cầu nguyện tại gia đình cho thấy, 99% số tín đồ được khảo sát cho biết có thực hiện cầu nguyện tại gia đình, chỉ có 1% số tín đồ cho biết không thực hiện cầu nguyện ở nhà. Trong các gia đình Công giáo, cầu nguyện ở nhà được thực hiện thường xuyên. Tín đồ Công giáo có thể cầu nguyện ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi việc họ làm. Việc cầu nguyện dần đã trở thành thói quen đối với mỗi gia đình, mỗi cá nhân. Các tín đồ có niềm tin sâu sắc còn luôn mang bên mình một “tràng hạt” để đọc kinh, trong Công giáo thường gọi là Lần hạt Mân Côi (hay là Lần chuỗi). Khi cầu nguyện, các tín đồ thường cầm tràng hạt này trên tay để mỗi khi đọc xong một kinh thì họ chuyển sang một hạt trong chuỗi đó để đánh dấu, hết một vòng 10 hạt tức là họ đã đọc đủ một chục kinh, thông thường tín đồ đọc 5 chục kinh như vậy mỗi buổi. Tại các gia đình Công giáo chúng tôi có dịp đến thăm, vào buổi sáng thức dậy hoặc các buổi tối khi công việc đã hoàn thành, các thành viên tụ tập nhau lại đọc kinh trong vòng 30 phút. Việc đọc kinh phụ thuộc vào ý thức và niềm tin của gia đình. Tuy nhiên việc mọi người trong gia đình Công giáo đọc kinh chung cũng là yếu tố giúp các thành viên gắn kết với nhau hơn, đồng thời, cầu nguyện là cách thể hiện mong muốn của cá nhân mình, của gia đình đối với Chúa hoặc cầu nguyện cho tổ tiên. Như vậy, cầu nguyện ở gia đình là một hành động mang tính thói quen và là nhu cầu, bổn phận của mỗi tín đồ. Chính vì thế họ thực hiện một cách rất thường xuyên và tỷ lệ tín đồ thực hiện hành vi cầu nguyện gần như tuyệt đối cũng là điều dễ hiểu.

d. Nội dung của hành động cầu nguyện ở tín đồ

Hành động cầu nguyện thể hiện khát khao của con người đối với đối tượng cầu xin, thể hiện lòng biết ơn cảm tạ của người cầu xin. Tín đồ Công giáo sử dụng nhiều cách thức để biểu hiện nội dung cầu nguyện.

Bảng 4.31: Nội dung hành động cầu nguyện của tín đồ



TT


Nội dung cầu nguyện

Mức độ thực hiện (%)


ĐTB


ĐLC


Thứ bậc

Không đúng

Đúng một phần

Đúng bình thường

Đúng tương

đối nhiều

Rất đúng

1

Cầu xin sự cứu vớt của

Chúa, của Đức Mẹ

0

0

2,0

6,6

91,3

4,89

0,37

1

2

Giao tiếp với Chúa

0

0

2,0

21,9

76,0

4,74

0,48

4

3

Giải tỏa trạng thái nặng

nề của bản thân

0

0

2,6

17,6

79,8

4,77

0,47

3

4

Biểu hiện nguyện vọng, mong

muốn củamình với Chúa

0

0

3,1

15,1

81,9

4,79

0,47

2


Chung

0

0

2,4

15,3

82,2

4,79

0,43


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

* Ghi chú: 1.0 < ĐTB < 5.0.


Tín đồ Công giáo thường dùng các bản kinh in sẵn đọc chung trong cộng đoàn, có thể đọc riêng. Lời cầu nguyện thường mang nội dung ca ngợi Thiên Chúa hoặc thể hiện ý cầu xin. Ngoài những bài kinh đọc thì hành vi bên ngoài còn được thể hiện như: cúi lạy, khấn vái hoặc suy niệm về những điều trong Kinh thánh. Ngoài ra, tín đồ thường hát những bài Thánh ca để ca tụng Thiên Chúa thay vì đọc kinh. Trong các buổi cầu nguyện, các hình thức cầu nguyện và nội dung đan xen với nhau như: Đọc kinh, đọc Kinh thánh, hát Thánh ca… Chính vì thế trong các bài giảng của các Linh mục hay nhắc đến câu nói của Thánh Augustinô: “Bis orat qui bene cantat” (nghĩa là: ai hát tốt, người ấy cầu nguyện gấp hai lần). Hát tốt: một là hát đúng bài, hai là hát đúng chỗ, ba là hát đúng cách, bốn là hát đúng giọng, năm là hát tập thể và sáu là hát bằng tấm lòng yêu mến.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nội dung của cầu nguyện là cầu xin sự cứu vớt của Chúa, của Đức Mẹ. Đối với tín đồ Công giáo, Đức Mẹ cũng là đối tượng cầu xin, chính vì thế, khi cầu nguyện, họ cũng thường cầu xin Đức Mẹ. Trong niềm tin của tín đồ thì Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa (Mẹ Chúa Giêsu), Đấng bảo trợ cho họ, vì thế họ cầu xin Đức Mẹ cũng là cầu xin Chúa. Mức độ cầu xin của tín đồ đối với Thiên Chúa và Đức Mẹ chiếm tỷ lệ rất cao (98%), điểm trung bình nội dung cầu nguyện này là 4,89; ĐLC = 0,37, xếp vị trí thứ nhất trong số các nội dung cầu xin.

Với ĐLC = 0,37 nói lên rằng đây là nội dung các tín đồ cầu nguyện một cách rất tập trung. Tiếp đến cầu nguyện là: “Biểu hiện nguyện vọng, mong muốn của mình với Chúa”. Đối với tín đồ Công giáo, khi cầu nguyện, những mong muốn thể hiện rất rõ, họ mong muốn điều gì thì cầu xin điều đó, đây là nội dung quan trọng thứ hai trong các nội dung cầu nguyện. Tín đồ cầu mong cho bản thân, cho gia đình, cộng đồng… và cho những sự kiện quan trọng trong cuộc sống của mình (ĐTB = 4,79; ĐLC = 0,47). Bên cạnh đó, nội dung cầu nguyện còn giúp tín đồ giải tỏa những căng thẳng và là cách tín đồ giao tiếp với Chúa - đối tượng cầu xin, được tín đồ đánh giá rất cao, (ĐTB = 4,74). Điểm trung bình của tất cả các nội dung cầu nguyện cho thấy, những nội dung này phù hợp với suy nghĩ của tín đồ, cầu nguyện là mối liên kết con người với Thiên Chúa, qua đó thể hiện khát vọng của chính tín đồ.

Chúng ta hãy xem một số ý kiến của tín đồ:

Cầu xin Ngài ban xuống mọi ơn cần thiết, chấm dứt chiến tranh và đem lại cho con người cuộc sống ấm no, hạnh phúc” (nữ, 26 tuổi, trình độ học vấn cấp 3, mức sống khá, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Tôi cầu nguyện xin Chúa ban cho niềm tin vào Thiên Chúa, ban cho gia đình bằng an, có sức khỏe, làm ăn gặp nhiều may mắn và giữ đạo đến trọn đời” (nam, 37 tuổi, trình độ học vấn trung cấp, mức sống khá, Hà Đông, Hà Nội).

Kết quả nghiên cứu về nội dung hành động cầu nguyện theo tiêu chí giới tính cho thấy, tín đồ nữ giới cầu xin sự cứu vớt của Chúa và Đức Mẹ có điểm trung bình cao hơn so với tín đồ nam (ĐTB nhóm tín đồ nữ là 4,91 cao hơn nhóm tín đồ nam là 4,88); ĐLC của nhóm tín đồ nữ là 0,32 so với nhóm tín đồ nam là 0,41, điều này cho thấy đây là nội dung được nhóm nữ quan tâm và tập trung cao hơn khi cầu nguyện. Với các nội dung khác của cầu nguyện ĐTB của nhóm tín đồ nữ và nhóm

tín đồ nam giới tương đương nhau.

Bảng 4.32: Nội dung hành động cầu nguyện của tín đồ (so sánh theo giới tính)


TT

Nội dung cầu nguyện

Giới tính

Số lượng

ĐTB

ĐLC

1

Cầu xin sự cứu vớt của Chúa, của Đức Mẹ

Nam

198

4,88

0,41

Nữ

194

4,91

0,32

2

Giao tiếp với Chúa

Nam

198

4,74

0,50

Nữ

194

4,74

0,46

3

Giải tỏa trạng thái nặng nề của bản thân

Nam

198

4,77

0,53

Nữ

194

4,78

0,41

4

Biểu hiện nguyện vọng, mong muốn của mình với Chúa

Nam

198

4,80

0,51

Nữ

194

4,78

0,44

* Ghi chú: 1.0 < ĐTB < 5.0.

Dưới đây là lời cầu xin của một tín đồ: “Con là Teresa: Con xin Mẹ cho gia đình con được mọi sự bình an, bố mẹ con được khỏi ốm đau bệnh tật, con cháu khỏe mạnh, học hành được sáng suốt. Con xin Mẹ ban cho con gái con được sớm mang thai và có con cái, xin cho con đi đường được mọi sự bằng an, cho con được chừa bỏ tội lỗi”. (lời cầu xin của một tín đồ tại Đền Đức Mẹ, Giáo xứ Thạch Bích, 2014).


Ảnh 4 4 Lời cầu xin của tín đồ trong cuốn sổ tại đền Đức Mẹ giáo xứ 1


Ảnh 4.4: Lời cầu xin của tín đồ trong cuốn sổ tại đền Đức Mẹ giáo xứ Thạch Bích


Lạy Mẹ Hằng Cứu giúp, xin Mẹ giúp đỡ con, con là Tê rê sa xin Mẹ thương. Lạy Cha chí thánh nhờ quyền năng và lòng thương xót của Cha, con van nài Cha tập hợp đoàn chiên của Cha lại, xin Cha tha thứ cho họ và cho họ được trở lại về tổ ấm yêu dấu của Cha, xin nhìn đến họ là con cái Cha và đưa tay chúc lành cho họ. Amen” (lời cầu xin của một nữ tín đồ, tên Thánh là Tê rê sa, trong cuốn sổ ghi lời cầu xin tại Đền Đức Mẹ, Giáo xứ Thạch Bích, 2015).

Qua những lời cầu xin được ghi chép trong cuốn sổ, chúng tôi thấy lời cầu xin có nội dung rất đa dạng, cầu cho gia đình, cho cộng đồng, cho những khó khăn trong cuộc sống, cho niềm tin tôn giáo. Những mong muốn, cầu xin của tín đồ đều hướng đến Đức Mẹ, Thiên Chúa.

Bảng 4.33: Nội dung hành động cầu nguyện của tín đồ (so sánh theo mức sống)


TT

Nội dung cầu nguyện

Mức sống

Số lượng

ĐTB

ĐLC


1


Cầu xin sự cứu vớt của Chúa, của Đức Mẹ

Khá

94

4,85

0,46

Đủ ăn

240

4,93

0,25

Thiếu ăn

58

4,79

0,55

Tổng số

392

4,89

0,37


2


Giao tiếp với Chúa

Khá

94

4,81

0,49

Đủ ăn

240

4,76

0,42

Thiếu ăn

58

4,55

0,62

Tổng số

392

4,74

0,48


3


Giải tỏa trạng thái nặng nề của bản thân

Khá

94

4,70

0,54

Đủ ăn

240

4,82

0,38

Thiếu ăn

58

4,69

0,65

Tổng số

392

4,77

0,47


4


Biểu hiện nguyện vọng, mong muốn của mình với Chúa

Khá

94

4,72

0,53

Đủ ăn

240

4,86

0,34

Thiếu ăn

58

4,59

0,72

Tổng số

392

4,79

0,47

*Ghi chú: 1.0 < ĐTB < 5.0.

Một số quan điểm cho rằng, khi con người ta khó khăn, vất vả, thiếu thốn về vật chất, người ta mới cầu xin để Thượng đế, Thiên Chúa hay Thần Phật ban cho họ giàu sang, phú quý, may mắn… Thực tế cho thấy, đối với tín đồ Công giáo, họ cầu nguyện để cầu xin, để cảm tạ những điều mà họ cho rằng Thiên Chúa đã ban cho họ. Chính vì thế, trong những việc vui, việc buồn hay trong bữa ăn hàng ngày, tín đồ Công giáo đều cầu nguyện. Không chỉ có tín đồ ở nhóm thiếu ăn mà ngay cả nhóm tín đồ có điều kiện kinh tế tốt, đủ ăn, thậm chí ở mức sống khá thì mức độ cầu nguyện của họ vẫn ở mức cao. Ví dụ như cầu xin sự cứu vớt của Chúa thì nhóm tín đồ có mức sống đủ ăn và khá giả có điểm trung bình cao hơn so với nhóm tín đồ có mức sống thiếu ăn. Hoặc nội dung cầu nguyện là: “Biểu hiện nguyện vọng, mong muốn của mình với Chúa” thì nhóm tín đồ có mức sống khá, đủ ăn có điểm trung bình cao hơn so với nhóm tín đồ thiếu ăn (ĐTB của nhóm tín đồ có mức sống khá là 4,72, nhóm đủ ăn là 4,86 cao hơn ĐTB nhóm tín đồ có mức sống thấp là 4,52). Điều này cho thấy, mức sống không phải là yếu tố có ảnh hưởng tới mức độ thực hiện hành vi cầu nguyện của tín đồ.

e. Tâm trạng của tín đồ khi kết thúc cầu nguyện

Tìm hiểu tâm trạng của tín đồ sau khi cầu nguyện giúp chúng ta hiểu rõ hơn vai trò của hành động cầu nguyện đối với tín đồ.

Bảng 4.34: Tâm trạng của tín đồ khi kết thúc cầu nguyện



TT


Tâm trạng

Mức độ biểu hiện (%)


ĐTB


ĐLC


Thứ bậc

Không đúng

Đúng một phần

Đúng bình thường

Đúng tương đối

nhiều


Rất đúng

1

Cảm thấy rất hạnh phúc

0

0

3,6

12,5

83,9

4,80

0,47

1

2

Cảm thấy thanh thản,

nhẹ nhõm

0

0

4,1

29,1

66,8

4,63

0,56

3

3

Cảm thấy sự hiện diện

của Chúa

0

0

3,1

29,3

67,6

4,65

0,53

2

4

Cảm thấy có mối liên hệ

giữa Chúa và bản thân

0

0

4,6

33,4

62,0

4,57

0,58

4

5

Có thêm niềm tin và sức

mạnh vào cuộc sống

0

1,5

2,0

47,4

49,0

4,44

0,61

5


6

Tìm thấy cách thức giải quyết những khó khăn

của cuộc sống


0


0,5


6,9


52,3


40,3


4,32


0,62


6

7

Cảm thấy gắn bó với

cộng đồng hơn

0

1,0

10,5

48,0

40,6

4,28

0,68

7

8

Bình thường, không cảm

nhận thấy gì

68,6

31,4

0

0

0

1,31

0,46

8

9

Khó trả lời

90,8

9,2

0

0

0

1,09

0,92

9


Chung

17,7

4,8

3,8

28,0

45,5

3,78

0,60


* Ghi chú: 1.0 < ĐTB < 5.0.

Kết quả nghiên cứu ở cho thấy, tín đồ sau khi cầu nguyện cảm thấy thực sự rất hạnh phúc chiếm tỷ lệ rất cao (83,9%) và cảm giác tương đối hạnh phúc chiếm tỷ lệ 12,5%. Chỉ có 3,6% số tín đồ cảm nhận hạnh phúc bình thường. Điểm trung bình về tâm trạng hạnh phúc của tín đồ sau khi cầu nguyện là 4,80 (ĐLC = 0,47), xếp ở vị trí thứ nhất trong các biểu hiện tâm trạng của tín đồ. Tâm trạng thứ hai mà tín đồ cho biết họ có được khi thực hiện hành vi cầu nguyện là Cảm thấy sự hiện diện của Chúa. Các tín đồ Công giáo có niềm tin sâu sắc đối với Chúa, niềm tin đó giúp con người vượt qua những khó khăn, vất vả… Trong mọi hoạt động, khi họ cầu nguyện thì họ tin có Chúa giúp họ, đồng hành cùng với họ. Kinh thánh cũng nhắc đến việc cầu nguyện của tín đồ: “Ở đâu hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở giữa họ” (Mt, 18.20). Điều này như một thông điệp về sự hiện diện của Chúa mỗi khi tín đồ cầu nguyện. Với tâm trạng bình thường, không có cảm giác gì sau khi cầu nguyện, kết quả nghiên cứu cho thấy, có 68,6% số tín đồ cho rằng không đúng và xếp ở vị trí cuối cùng.

Như vậy, kết quả nghiên cứu về cảm xúc của tín đồ khi kết thúc cầu nguyện cho thấy, đối với tín đồ cầu nguyện mang lại cho họ những tâm trạng khác nhau,

thường là những cảm xúc dương tính như: cảm thấy hạnh phúc, nhẹ nhõm, thấy được sự hiện diện của Chúa (thể hiện qua việc những cảm xúc này có mức điểm trung bình cao).

Kết quả này cũng tương đồng với kết quả của một số công trình nghiên cứu của tác giả Vũ Dũng (2013) đã chỉ ra rằng, trước khi cầu nguyện hay thực hiện các hành vi tôn giáo khác, các tín đồ thường có cảm xúc âm tính (như: lo lắng, sợ hãi,…) nhưng khi cầu nguyện xong thì các tín đồ có cảm xúc dương tính (an tâm, thoải mái, thanh thản, vui mừng và hy vọng). Có những thời điểm, sau khi thực hiện hành vi cầu nguyện, cảm xúc của tín đồ đã đạt đến đỉnh cao, khi ấy nhiều tín đồ đã khóc vì sung sướng. Như vậy, cảm xúc của tín đồ sau khi thực hiện hành vi cầu nguyện là cảm xúc tích cực [27].

Sau đây là ý kiến của một số tín đồ: “Sau khi cầu nguyện, chúng tôi có cảm xúc là: Chúa rất thương yêu và gần gũi chúng tôi” (nam, 81 tuổi, mức sống khá, trình độ học vấn cấp 2, ngoại thành Hà Nội).

“Sau khi cầu nguyện, chúng tôi có cảm xúc nhẹ nhàng, mọi lo lắng trong cuộc sống được trút bỏ. Mọi tín đồ thương yêu và gần gũi với nhau” (nam, 27 tuổi, trình độ học vấn đại học, mức sống khá, ngoại thành Hà Nội).

Kết quả khảo sát về hành vi cầu nguyện của tín đồ cho thấy: Các tín đồ có sự chuẩn bị rất nghiêm túc cho hành vi cầu nguyện. Các tín đồ thực hiện hành vi này một cách rất thường xuyên, tự giác. Hành vi cầu nguyện của tín đồ không chỉ được thực hiện ở nhà thờ mà còn thực hiện nghiêm túc tại gia đình.

Cầu nguyện là một hình thức quan trọng để tín đồ giao tiếp với Đức Chúa Trời, cầu xin sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời, giải tỏa những trạng thái nặng nề của bản thân và biểu hiện những mong muốn, nguyện vọng của mình đối với Đức Chúa Trời.

4.2. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo

4.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố khách quan

Chúng tôi chia các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo thành 2 nhóm: Nhóm yếu tố về gia đình; Nhóm yếu tố từ bản thân đạo Công giáo.

4.2.1.1. Yếu tố gia đình

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong các yếu tố ảnh hưởng thuộc nhóm yếu tố gia đình thì yếu tố “truyền thống tôn giáo của gia đình” có ảnh hưởng lớn nhất, biểu hiện ở yếu tố này có ĐTB cao nhất (ĐTB = 4,61; ĐLC = 0,70), xếp ở vị trí số 1.

Xem tất cả 211 trang.

Ngày đăng: 12/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí