Nhận Thức Về Kinh Thánh Của Tín Đồ (Theo Nhóm Tuổi)

thấy, ở các xứ, họ đạo Công giáo, ngay từ khi còn nhỏ, các tín đồ Công giáo đã được dạy giáo lý, được học đạo một cách rất sâu sắc, điều này làm phát triển nhận thức của tín đồ từ khi còn nhỏ đến khi lớn lên.

Bảng 4.8: Nhận thức về Kinh thánh của tín đồ (theo nhóm tuổi)


TT

Nhận thức về Kinh thánh

Tuổi

Số lượng

ĐTB

ĐLC


1


Tân ước

Dưới 30 tuổi

101

5,00

0,00

Từ 30 - 59 tuổi

235

5,00

0,00

60 tuổi trở lên

56

5,00

0,00

Tổng số

392

5,00

0,00


2


Cựu ước

Dưới 30 tuổi

101

5,00

0,00

Từ 30 - 59 tuổi

235

5,00

0,00

60 tuổi trở lên

56

5,00

0,00

Tổng số

392

5,00

0,00


3


73 cuốn

Dưới 30 tuổi

101

5,00

0,00

Từ 30 - 59 tuổi

235

4,99

0,09

60 tuổi trở lên

56

5,00

0,00

Tổng số

392

4,99

0,71


4


66 cuốn

Dưới 30 tuổi

101

1,00

0,00

Từ 30 - 59 tuổi

235

1,00

0,00

60 tuổi trở lên

56

1,00

0,00

Tổng số

392

1,00

0,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo - 12

* Ghi chú: 1.0 < ĐTB < 5.0.

Xét theo nhóm tuổi, kết quả nghiên cứu từ bảng số liệu trên cho thấy, tuy các tín đồ ở các nhóm tuổi khác nhau nhưng nhận thức về Kinh thánh tương đối giống nhau. Điều này có nghĩa là, nhận thức của tín đồ Công giáo về Kinh thánh không có sự khác biệt xét theo tiêu chí nhóm tuổi.

Cụ thể, tín đồ ở cả 3 nhóm tuổi (dưới 30 tuổi, từ 30 - 59 tuổi, 60 tuổi trở lên) đều đạt ĐTB cao nhất (ĐTB = 5,00; ĐLC = 0,00). Tuy vậy, vẫn còn một số ít tín đồ ở độ tuổi từ 30 - 59 tuổi không nhớ chính xác Kinh thánh gồm 73 cuốn.

d. Nhận thức về các điều răn của Chúa khi cầu nguyện

Nhận thức về các điều răn của Chúa khi cầu nguyện của các tín đồ được thể hiện qua biểu đồ 4.1. Biểu đồ 4.1 cho thấy, đại đa số tín đồ cho biết Thiên Chúa răn dạy 10 điều (96,4%), chỉ có 3,6 % số tín đồ cho rằng Chúa dạy rất nhiều điều và không có tín đồ nào lựa chọn đáp án Chúa dạy 12 điều.

1

1

r


Biểu đồ 4.1: Nhận thức của tín đồ về các điều răn của Chúa


Lý giải vì sao tín đồ nhận thức được sâu sắc điều răn dạy của Chúa, qua nghiên cứu, chúng tôi thấy, 10 điều răn của Chúa trở thành kinh đọc trong các buổi cầu nguyện. Điều này làm tín đồ ghi nhớ hơn, thuộc 10 điều răn hơn. Vậy tại sao vẫn còn 3,6% tín đồ cho rằng Chúa dạy nhiều điều?. Theo các tín đồ, không chỉ trong 10 điều răn, mà trong Kinh thánh, giáo lý, mỗi tín đồ có thể học hỏi ở những bài giảng, những công việc Chúa thực hiện được ghi trong Kinh thánh, trong các tài liệu của tôn giáo. Chính vì thế, có một số tín đồ cho rằng đó có thể là những điều răn dạy của Chúa.

Công giáo truyền giảng cho các tín đồ về 10 điều răn của Chúa. Đó là những điều

sau:


- Thứ nhất: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự;

- Thứ hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ;

- Thứ ba: Giữ ngày Chúa Nhật;

- Thứ bốn: Thảo kính cha mẹ;

- Thứ năm: Chớ giết người;

- Thứ sáu: Chớ làm sự dâm dục;

- Thứ bảy: Chớ lấy của người;

- Thứ tám: Chớ làm chứng dối;

- Thứ chín: Chớ muốn vợ chồng người;

- Thứ mười: Chớ tham của người.

Mười điều răn này thể hiện ở hai điều cốt lõi: Kính mến, thờ phượng một Đức

Chúa Trời trên hết mọi sự và Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ. Những điều khác của mười điều răn là những chuẩn mực ứng xử cho các tín đồ trong cuộc sống hàng

ngày. Đó là ứng xử với mọi người trong gia đình (thảo kính cha mẹ), với những người xung quanh (không được tham lam của người khác, không được dâm dục, không được bạo hành, không được dối trá).

Qua xử lý câu hỏi mở cho thấy, hầu hết các tín đồ Công giáo được hỏi không nhớ hết và chính xác 10 điều răn của Chúa. Chỉ có một số ít tín đồ biết được đầy đủ 10 điều răn (nhưng không thật chính xác về từ ngữ); còn lại các tín đồ chỉ biết một vài điều hoặc chỉ biết được tư tưởng chính của 10 điều răn. Có thể nêu ra một số dẫn chứng sau:

1) Thờ phượng một Đức Chúa Trời, 2) Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ, 3) Giữ ngày Chúa nhật, 4) Thảo kính với cha mẹ, 5) Chớ giết người, 6) Chớ làm sự dâm dục, 7) Chớ lấy của người, 8) Chớ làm chứng đối, 9) Chớ muốn vợ chồng người, 10) Chớ tham của người” (nữ, trình độ học vấn cấp 2, 38 tuổi, nông nghiệp, Bích Hòa, Hà Nội).

- Các tín đồ khác biết một vài điều trong 10 điều răn của Chúa: “Có rất nhiều điều nhưng quy về 2 điều quan trọng nhất là mến Chúa, yêu Chúa” (nam, trình độ học vấn cấp 3, 44 tuổi, nông nghiệp, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Thực ra thì lời răn dạy quy về 2 điều quan trọng hơn cả là: mến Chúa và yêu người như chính mình” (nam, trình độ học vấn cấp 2, 38 tuổi, kinh doanh, buôn bán, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Thảo kính cha mẹ không giết người, không tham lam” (nam, trình độ học vấn cấp 3, 57 tuổi, nông nghiệp, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Thờ phượng Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, thảo kính cha mẹ, thương người như mình vậy” (nữ, trình độ học vấn cấp 2, 39 tuổi, nông nghiệp, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Qua các câu trả lời trên ta thấy, đa số các tín đồ nhớ nhất về các điều răn của Chúa là chỉ thờ phượng và kính mến một Đức Chúa Trời. Đây cũng là điều răn thứ nhất trong các điều răn dạy, sau đó là các điều răn về con người về cách ứng xử và chuẩn mực để giữ đạo. Khi thực hiện khảo sát, chúng tôi thấy nhiều gia đình có treo 10 điều răn của Chúa như là để nhắc nhở các thành viên trong gia đình thực hiện. Tuy vậy, một số người lớn tuổi phàn nàn là thanh thiếu niên hiện nay không quan tâm nhiều đến các điều răn này. Có lẽ vì vậy, mà vẫn còn xảy ra các hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên trong các cộng đồng Công giáo.

Có thể nói 10 điều răn của Chúa dạy cho các tín đồ về các chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống. Đó là các chuẩn mực ứng xử với Thiên Chúa, mọi người trong gia đình, với cha mẹ và những người xung quanh mà mỗi tín đồ cần thực hiện.

e. Nhận thức về bổn phận của tín đồ Công giáo khi cầu nguyện

Khi nói niềm tin và khát vọng Thiên đàng - mục đích cuối cùng của tín đồ trong đời sống tôn giáo, khía cạnh mà các tín đồ cho rằng là chỉ có những tín đồ thực hiện tốt bổn phận của mình thì mới được lên Thiên đàng sau khi chết. Điều đó đã nói lên tầm quan trọng của việc thực hiện các bổn phận ở tín đồ. Bổn phận của tín đồ Công giáo thể hiện ở một số khía cạnh:

- Nhận thức về bổn phận của tín đồ đối với Đức Chúa Trời

Đối với các tín đồ Công giáo, Thiên Chúa chiếm vị trí quan trọng nhất. Do vậy, bổn phận đối với Chúa cũng là bổn phận quan trọng nhất của họ. Các tín đồ cần hiểu được bổn phận của mình đối với Thiên Chúa. Kết quả khảo sát về vấn đề này thu được như sau:

Bảng 4.9: Nhận thức của tín đồ về bổn phận đối với Thiên Chúa


TT

Bổn phận với Thiên Chúa

Số người trả lời

Tỷ lệ (%)

1

Kính yêu, tôn kính

144

36,7

2

Tin tưởng

41

10,5

3

Thờ phượng

116

26,9

4

Thực hiện 10 điều răn của Chúa

35

8,9

5

Siêng cầu nguyện, đi lễ để kính yêu Chúa

30

7,8

6

Vâng lời giám mục thực hiện lời Chúa

36

9,2


Tổng số lượt ý kiến

402

100

Theo nhận thức của tín đồ, bổn phận lớn nhất khi cầu xin Đức Chúa là thờ phượng, tôn kính và tin tưởng vào Chúa. Bởi đối với tín đồ Công giáo thì điều răn đầu tiên là thờ phượng và kính mến Chúa trên hết mọi sự, niềm tin tôn giáo là niềm tin duy nhất - tin vào Thiên Chúa. Điều này phù hợp với chuẩn mực của Giáo hội được thể hiện trong điều răn thứ nhất trong 10 điều răn. Đây là bổn phận quan trọng nhất của một tín đồ. Bổn phận tiếp theo là thực hiện 10 điều răn của Chúa và tin tưởng vào Chúa. Siêng năng cầu nguyện, đi lễ và vâng lời chức sắc thực hiện những điều răn dạy đó. Sau đây là một số ý kiến cụ thể của tín đồ nhận thức của họ về bổn phận đối với Chúa:

Thờ phượng và kính mến Chúa” (nam, trình độ học vấn cấp 3, 66 tuổi, nông nghiệp, Bích Hòa, Thanh Oai, Hà Nội).

Bổn phận người tôn giáo phải có bổn phận kính Chúa, yêu người” (nam, trình độ học vấn cấp 2, 65 tuổi, nông nghiệp, Bích Hòa, Thanh Oai, Hà Nội).

Tin tưởng, mến yêu và phụng sự Ngài” (nam, trình độ học vấn cấp 3, 48 tuổi, nông nghiệp, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Kính mến Đức Chúa Trời” (nữ, trình độ học vấn trung cấp, 30 tuổi, cán bộ Nhà nước, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Niềm tin, chỉ tin vào Chúa, siêng năng cầu nguyện” (nữ, trình độ học vấn cấp 2, 52 tuổi, nông nghiệp, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Kính mến Đức Chúa Trời hơn mọi sự, hết lòng hết sức. Thực hiện 10 điều răn, thực hiện những điều Chúa truyền dạy” (nữ, trình độ học vấn trung cấp, 36 tuổi, Hà Đông, Hà Nội).

- Nhận thức về bổn phận của tín đồ đối với tổ chức Giáo hội

Ngoài bổn phận đối với Thiên Chúa thì tín đồ có bổn phận đối với Giáo hội, cụ thể là giáo phận hay giáo xứ, giáo họ nơi các tín đồ tham gia sinh hoạt hàng ngày, hàng tuần bởi chính nơi đây họ là thành viên của tổ chức tôn giáo. Kết quả khảo sát nhận thức của tín đồ về bổn phận đối với tổ chức tôn giáo phản ánh qua bảng số liệu 4.10.

Bảng 4.10: Nhận thức của tín đồ về bổn phận đối với tổ chức tôn giáo


TT

Bổn phận đối với tổ chức tôn giáo

Số người trả lời

Tỷ lệ (%)

1

Chấp hành các quy định của Giáo hội

157

40,2


2

Tôn trọng tổ chức, đoàn kết giữa các tín hữu trong cộng đồng Công giáo ở địa

phương


100


25,3

3

Tham dự lễ đầy đủ tại nhà thờ

44

11,3

4

Đóng góp giữ gìn nhà thờ

62

15,8

5

Truyền đạo, trung thành với tổ chức

29

7,3


Tổng số lượt ý kiến

392

100


So với câu hỏi về bổn phận với Chúa thì số người trả lời được câu hỏi về bổn phận đối với tổ chức tôn giáo (các giáo xứ - giáo hội cơ sở) thấp hơn.

Trong số các bổn phận đối với tổ chức tôn giáo, mà ở đây là đối với các giáo xứ (Giáo hội cơ sở) thì bổn phận được nhiều tín đồ nói tới nhất là chấp hành các quy định của Giáo hội, mà cụ thể là các quy định của giáo xứ.

Với Giáo hội Công giáo, các luật lệ, lễ nghi được xây dụng từ rất sớm và được thực hiện thống nhất trên toàn thế giới. Các tín đồ có thể không hiểu hết được các điều trong bộ luật của Giáo hội nhưng những điều liên quan đến nghĩa vụ, trách

nhiệm của một tín hữu họ đều biết. Các tín đồ cho rằng, bổn phận đầu tiên của họ là phải thực hiện và chấp hành những quy định được ghi trong bộ luật này.

Bổn phận tiếp theo của tín đồ là tôn trọng tổ chức, đoàn kết giữa các tín hữu trong tổ chức. Các tín đồ cho rằng chỉ có đoàn kết, tôn trọng mọi người trong giáo xứ thì mới làm cho nó tồn tại và vững mạnh. Một số bổn phận khác mà tín đồ nhận thức được là đóng góp, xây dựng cơ sở thờ tự, chăm lo nhà thờ và đi lễ đầy đủ; là truyền đạo và trung thành với tổ chức. Chính vì thế, hiện nay, ở các nhà thờ xứ họ đạo chúng tôi có dịp đến được tu sửa, xây mới một cách khang trang, phần lớn kinh phi sửa chữa xây dựng là do giáo dân đóng góp, công đức. Trong niềm tin của tín đồ thì mỗi người đều có nhiệm vụ đóng góp công của để xây dựng ngôi nhà chung đó - chính là nhà thờ xứ họ đạo. Chúng ta hãy xem một số suy nghĩ cụ thể của tín đồ về bổn phận với giáo xứ:

Chấp hành giáo luật và các quy định mà cộng đồng đề ra” (nam, trình độ học vấn cấp 3, 42 tuổi, nông nghiệp, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Phải biết tôn trọng tổ chức và yêu thương các tín hữu” (nam, trình độ học vấn trung cấp, 39 tuổi, kinh doanh, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Chăm sóc, trông nom, giữ gìn nhà thờ” (nữ, trình độ học vấn cấp 2, 50 tuổi, Hà Đông, Hà Nội).

Chấp hành nghiêm giáo luật” (nữ, trình độ học vấn cấp 2, 41 tuổi, Bích Hòa, Thanh Oai, Hà Nội).

Đóng góp sửa chữa nhà thờ” (nữ, trình độ học vấn cấp 2, 36 tuổi, nông nghiệp, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Tham gia đóng góp cho giáo xứ” (nam, trình độ học vấn cấp 3, 61 tuổi, nông nghiệp, Bích Hòa, Hà Nội)...

- Nhận thức về bổn phận của tín đồ đối với gia đình

Trong các bổn phận của tín đồ đối với gia đình thì bổn phận được quan tâm nhất là hòa thuận, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình; được thể hiện trong những điều Thiên Chúa dạy: “Hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em con trước đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ” (Mt, 5,24); trong “Luật dâng lễ vật: lễ vật đẹp lòng Thiên Chúa nhất là cuộc sống đầy lòng yêu thương. Do đó, trước khi dâng lễ vật, phải lo hòa giải với người anh em nào có chuyện bất hòa với mình”. Điều này có nghĩa là các tín đồ muốn tham dự các thánh lễ, cầu nguyện thì phải sống hòa thuận, yêu thương mọi người trong gia đình và cộng đồng. Bổn phận giáo dục

con cái được xếp ở vị trí thứ hai. Để giáo dục tốt con cái thì họ phải gương mẫu. Do vậy, bổn phận này cũng được đánh giá cao. Một bổn phận khác đã được đưa vào 10 điều răn của Chúa là thảo kính cha mẹ cũng được các tín đồ hiểu biết tốt.

Tổ chức tôn giáo cũng quy định về vấn đề sinh đẻ, nuôi dưỡng và giáo dục các tín đồ. Đó là bổn phận của chính tín đồ đối với gia đình và phát triển Giáo hội. Kết quả khảo sát nhận thức của tín đồ về bổn phận này được thể hiện qua bản số liệu 4.11.

Bảng 4.11: Nhận thức của tín đồ về bổn phận đối với gia đình


TT

Nhận thức về bổn phận

Số người trả lời

Tỷ lệ (%)

1

Hòa thuận, yêu thương

117

29,9

2

Giáo dục con

76

19,3

3

Thảo kính cha mẹ

69

17,6

4

Sống gương mẫu

76

19,3

5

Chăm lo gia đình

55

13,9


Tổng số lượt ý kiến

393

100


Sau đây là những biểu hiện nhận thức cụ thể về các bổn phận đối với gia đình của các tín đồ:

Trách nhiệm với cha mẹ” (nữ, trình độ học vấn cấp 2, 52 tuổi, nông nghiệp, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Làm gương tốt cho con cháu noi theo” (nữ, trình độ học vấn cấp 2, 31 tuổi, nông nghiệp, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Thảo kính cha mẹ, dạy dỗ con theo quan điểm tôn giáo” (nữ, trình độ học vấn cấp 2, 49 tuổi, nông nghiệp, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Phải giáo dục con cái theo đúng đạo” (nam, trình độ học vấn cấp 1, 65 tuổi, nông nghiệp, Bích Hòa, Thanh Oai, Hà Nội)...

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các tín đồ nhận thức khá tốt về bổn phận, trách nhiệm của mình đối với gia đình. Sự nhận thức này hướng tới xây dựng một gia đình phát triển về kinh tế, hòa thuận, đầm ấm về tình cảm và có trách nhiệm với việc giáo dục, chăm lo con cái… Thực tế cho thấy, các chuẩn mực trong tôn giáo có vai trò to lớn trong việc đảm bảo hạnh phúc gia đình, giữ gìn nề nếp, kỷ cương của gia đình.

- Nhận thức của cộng đồng tín đồ đối với xã hội

Kết quả xử lý câu hỏi mở cho biết thực trạng nhận thức của các tín đồ được khảo sát về vấn đề này khi cầu nguyện như sau:

Bảng 4.12: Nhận thức về bổn phận đối với xã hội của tín đồ


TT

Nhận thức về bổn phận

Số người trả lời

Tỷ lệ (%)

1

Kính Chúa, yêu nước

72

18,5

2

Chấp hành luật pháp của Nhà nước

153

39,1

3

Làm một người công dân tốt, sống

tốt đời đẹp đạo

56

14,3

4

Đóng góp xây dựng quê hương

26

6,7

5

Đóng góp xây dựng xã hội

46

11,6

6

Đoàn kết yêu thương mọi người trong

cộng đồng làng xóm

39

9,9


Tổng số lượt ý kiến

392

100

Với tư cách là thành viên của cộng đồng tôn giáo, tín đồ phải có nghĩa vụ thực hiện các bổn phận với tổ chức Công giáo, nhưng với tư cách là một công dân của đất nước, họ phải có trách nhiệm thực hiện các bổn phận với xã hội. Người Công giáo vừa là một tín hữu vừa là một công dân.

Trong số các bổn phận của mình đối với xã hội, các tín đồ đánh giá cao nhất bổn phận chấp hành luật pháp của Nhà nước, chiếm tỷ lệ 39,1% tổng số lựa chọn. Đây chính bổn phận của tín đồ với tư cách là một công dân. Bên cạnh việc chấp hành pháp luật, các tín đồ cũng nhận thức rằng yêu nước đi cùng với kính mến Chúa, số tín đồ lựa chọn bổn phận này chiếm tỷ lệ 18,5%. Tín đồ cho rằng, cần phải kết hợp giữa trách nhiệm của một công dân với trách nhiệm của một tín đồ. Do vậy, phải luôn kính Chúa, yêu nước. Cùng với đó là bổn phận sống đoàn kết, yêu thương nhau trong cộng đồng làng xóm. Chúng ta hãy xem một số ý kiến của các tín đồ:

Thực hiện mọi qui định của địa phương” (nữ, trình độ học vấn cấp 3, 32 tuổi, nông nghiệp, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Phải là một công dân tốt” (nam, trình độ học vấn cấp 3, 42 tuổi, nông nghiệp, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Chấp hành pháp luật của Nhà nước” (nam, trình độ học vấn trung cấp, 37 tuổi, nông nghiệp, Bích Hòa, Thanh Oai, Hà Nội)…

Qua ý kiến của các tín đồ ta thấy, các tín đồ Công giáo được khảo sát nhận thức được bổn phận và trách nhiệm của mình đối với xã hội là thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Điều đáng chú ý là việc thực hiện bổn phận xã hội này luôn gắn với việc thực hiện bổn phận của một tín hữu là kính Chúa, sống tốt đời đẹp đạo, tuân thủ chuẩn mực của đạo.

So sánh mức độ nhận thức của tín đồ giữa các bổn phận, ta thấy các tín đồ nhận thức của tín đồ đối với việc thực hiện các điều răn của Thiên Chúa xếp vị trí thứ nhất, chiếm tỷ lệ 71,9 % trong tổng số các lựa chọn của tín đồ về các bổn phận,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/01/2023