Hạn chế rủi ro thẻ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á - 8


CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Chính sách phát hành thẻ

Do phát triển sau khiến việc tìm kiếm khách hàng của NamABank khá khó khăn so với các NHTM đi trước. Tuy nhiên, chúng ta từng đề cập đến việc một khách hàng sở hữu quá nhiều thẻ sẽ dẫn đến lạm chi và mất khả năng chi trả và phát sinh nợ xấu nhưng cũng từ khía cạnh này cho ta thấy được khách hàng có thể sở hữu nhiều thẻ tín dụng và NamABank có thể phát hành tiếp cho những khách hàng này mặc dù họ đã sở hữu thẻ của các tổ chức tín dụng khác và việc cần làm là quy định chặt chẽ trong chính sách phát hành thẻ để đảm bảo sàng lọc được những khách hàng có khả năng quản lý tốt việc sử dụng thẻ tín dụng của mình, cụ thể là quá trình lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác và NamABank có ưu thế là đã được các tổ chức tín dụng khác đánh giá các khách hàng này và phản ảnh rõ ràng quá trình giao dịch của họ. Như vậy, chúng ta có thể mở rộng chính sách A15 (căn cứ theo phụ lục) cụ thể như sau:

- Không hạn chế về số lượng thẻ tín dụng khách hàng đang sở hữu.

- Thêm một ngân hàng lớn có thể tham chiếu thông tin thẻ tín dụng như: MB, Techcombank, Sacombank.

Ngoài ra, việc quy định chính sách thẻ tín dụng cấp cho khách hàng cá nhân của NamABank quá rườm ra ở một số chính sách, cụ thể: các mã chính sách A01, A02, A12, A13 và A18 hoàn toàn có thể gộp lại với nhau và điều kiện chứng từ yêu cầu như A01. Bởi việc này sẽ giúp quản lý mã chính sách hiệu quả hơn và điều kiện chứng từ khắt khe giúp sàn lọc khách hàng tốt hơn. Việc quản lý đi kèm trên hệ thống cũng dễ dàng hơn vì sự tinh giảm trong việc quản lý các thông tin không cần thiết. Bên cạnh đó là việc thắt chặt trong đánh giá về thu nhập, trình độ học vấn của khách hàng để đảm bảo tỷ lệ khách hàng có thu nhập từ trung bình khá trở lên và trình độ học vấn từ đại học trở lên chiếm tỷ trọng cao trong danh mục khách hàng thẻ tín dụng.


5.2 Ứng dụng công nghệ

Việc thông tin về thẻ tín dụng không chỉ truyền thông qua kênh cán bộ nhân viên bán hàng mà còn trên cả phương tiện khác như Website của NamABank, hệ thống tin nhắn SMS… để đảm bảo khách hàng có thể hiểu rõ thẻ tín dụng mà mình đang sử dụng, cũng như nhận thức tầm quan trọng của thẻ tín dụng nếu giao cho người khác sử dụng.

Bên cạnh đó, NamABank cần áp dụng việc quản lý việc sử dụng thẻ khi xác nhận đúng khách hàng như 3D-Secure của Mastercard, cụ thể là khách hàng sẽ nhận được một mã OTP để xác nhận giao dịch khi thanh toán online.

Ngoài ra, NamABank cần xây dựng hệ thống quản lý số điện thoại của khách hàng để không xuất hiện tình trạng một số điện thoại lại được sử dụng bởi hai khách hàng khác nhau, tránh việc gian lận trong việc cấp thẻ tín dụng. Đồng thời, các thông tin khi nhập liệu cần được quản lý đúng định dạng, ví dụ: trường thông tin số điện thoại không thể nhập ký tự chữ và số ký tự phải đủ; trường thông tin địa chỉ cần phân tách rõ ràng giữa đường, phường, quận, tỉnh/thành phố…Việc quản lý dữ lý chính xác giúp cho công tác thông kê và kiểm tra định kỳ dễ dàng hơn và xây dựng được một cơ sở dữ liệu khách hàng thật sự có giá trị.


5.3 Đào tạo và tổ chức nhân sự

NamABank cần thực hiện quản lý chéo giữa các bộ phận để đảm bảo chuyên viên thẩm định và chuyên viên quan hệ khách hàng không là một nhằm đảm bảo không xảy ra tình trạng lạm quyền để trục lợi của CBNV. Việc cấp thẻ tín dụng tín chấp nên quản lý theo hình thức tập trung, cụ thể, việc thẩm định và phê duyệt thẻ tín dụng tín chấp nên do Trung Tâm phê duyệt tín dụng thực hiện nhằm đảm bảo tính khách quan và đồng bộ trên toàn hệ thống vì yếu tố rủi ro tập trung cao ở thẻ tín dụng tín chấp là chủ yếu.

Xây dựng đội ngũ xử lý nợ có chuyên môn nghiệp vụ và quy mô đủ lớn để có thể xử lý kịp thời nợ quá hạn phát sinh từ thẻ tín dụng nói riêng cũng như nợ vay thông thường nói chung. Xử lý theo phương châm xem xét, dự báo trước để có thể


đưa ra những phương án hiệu quả kịp thời, việc này cần thực hiện hàng ngày và đánh giá thường xuyên.


KẾT LUẬN

Qua nội dung bài nghiên cứu ta có thể thấy rõ toàn cảnh về tình hình phát triển thẻ tín dụng và vấn đề hạn chế rủi ro thẻ tín dụng tại NamABank, cụ thể là việc phát triển hiện tại đang gia tăng về quy mô số lượng thẻ và dư nợ thẻ nhưng chưa đảm bảo được chất lượng đi kèm thể hiện ở việc dư nợ quá hạn thẻ cũng gia tăng tương ứng và đang chiếm một tỷ lệ khá cao, hơn 5% so với tổng dư nợ. Xét riêng về khoản vay thẻ tín dụng nói riêng thì đây đã là tỷ lệ báo động bởi về hình thức thì dư nợ quá hạn đề cập trên chỉ có một bộ phận là dư nợ xấu nhưng về thực tế việc xếp loại nhóm nợ trên có sự sai lệch so với quy ước chung bởi yếu tố quản lý đặc trưng của NamABank cho dư nợ thẻ tín dụng khi cho phép khách hàng thực hiện chuyển nợ quá hạn sau 04 kỳ chậm thanh toán, tương đương với chậm khoảng 120 ngày. Vì thế, nếu nhìn nhận từ khía cạnh chậm thanh toán như một khoản vay thông thường thì toàn bộ dư nợ quá hạn trên là nợ xấu và với tỷ lệ trên 5% thì đây là mức báo động vì tỷ nợ xấu chỉ dược Ngân hàng Nhà nước cho phép ở mức 3%.

Như đã đề cập, nguyên nhân xuất phát từ thực tiễn khách quan cũng như nhìn nhận chủ quan về thị trường cạnh tranh, sự hiểu biết của khách hàng và vấn đề quản lý về chính sách cũng như đội ngũ CBNV của NamABank cần được xử lý một cách phù hợp. Với vai trò là CBNV lâu năm của NamABank, Tác giả đã thấy rõ các vấn đề nêu trên và đã đề xuất một số giải pháp phù hợp để xử lý bằng cách cải thiện chính sách phát hành thẻ tín dụng cho các đối tượng khách hàng, ứng dụng công nghệ để nâng cao sự hiểu biết của khách hàng về thẻ tín dụng và đảm bảo an toàn ở mức cao nhất có thể cho khách hàng khi thực hiện giao dịch qua thẻ và bên cạnh đó là việc xây dựng đội ngũ xử lý nợ có chuyên môn nghiệp vụ cao bên cạnh việc xây dụng nguồn dữ liệu khách hàng rõ ràng, có giá trị.


Ngoài những giải pháp nêu trên, Tác giả kiến nghị NamABank có thể liên kết với các Ngân hàng khác để có thể xin đề xuất với Ngân hàng Nhà Nước về việc khai thác thông tin về tài khoản thanh toán của khách hàng ở trong hệ thống Ngân hàng để có thể có biện pháp thu hồi nợ hiệu quả cũng như có tính răn đe cao của hệ thống pháp luật cho việc chế tài đối với khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của NamABank nói riêng cũng như hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung.

Tác giả hi vọng qua bài viết này có thể giúp NamABank nhìn thấy những vấn đề cần giải quyết trong việc phát triển thẻ tín dụng cũng như quản lý rủi ro thẻ tín dụng tại hệ thống của mình. Và với những đề xuất giải pháp của bản thân, tác giả tin tưởng sẽ giúp ích cho NamABank quản lý ngày một tốt hơn rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước


Nguyễn Văn Nam và Hoàng Xuân Quyến (2002), Rủi ro tài chính - Thực tiễn và phương pháp đánh giá, NXB Tài chính.

Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 22/04/2005.

Thông tư 02/2013/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà Nước ban hành ngày 21/01/2013.


Tài liệu nước ngoài


Chen, Kuan-Chung; KAO, Che-Han. Measurement of Credit Risk Efficiency and Productivity Change for Commercial Banks in Taiwan. Working Paper, 2011.

Cumhur Erdem, Factors Affecting the Probability of Credit Card Default and the Intention of Card Use in Turkey, International Research Journal of Finance and Economics ISSN 1450-2887 Issue 18 (2008).

Florentin Butaru, Qingqing Chen, Brian Clark, Sanmay Das, Andrew W.Lo, AkhtarSiddique, 2016, Risk and risk management in the credit card industry, Journal of Banking & Finance, Volume 72, November 2016, Pages 218-239.

Glennon, D., Kiefer, N.M., Larson, C.E., Choi, H.-s., 2008. Development and validation of credit-scoring models. Journal of Credit Risk 4 (3), 1–61.

Khandani, A.E., Kim, A.J., Lo, A.W., 2010. Consumer credit-risk models via machine-learning algorithms. Journal of Banking & Finance 34 (11), 2767–2787.

Lee, Chia-Chi; Lin, Tyrone T.; Chen, Yi-Ting. An Empirical Analysis of Credit Card Customers’ Overdue Risks for Medium-and Small-Sized Commercial Bank in Taiwan. Journal of Service Science and Management, 2011, 4.02: 234.


Muchiru, susan. I an investigation into the determinants of credit card default in kenya. 2008.

Schwarz, Alexandra. Measurement, monitoring, and forecasting of consumer credit default risk: an indicator approach based on individual payment histories. Schumpeter Discussion Papers, 2011.

Shenbagavalli, R.; Shanmugapriya, A. R.; Chowdary, Y. Lokeshwara. Risk Analysis of Credit Card Holders. International Journal of Trade, Economics and Finance, 2012, 3.3: 219.

Thomas, L.C., 2000. A survey of credit and behavioral scoring: Forecasting financial risk of lending to consumers. International Journal of Forecasting 16 (2), 163–167.


Tài liệu nội bộ NamABank:


Quyết định số 638/2016/QĐ-NHNA-16 ban hành ngày 06/09/2016 về việc Quản lý và thu hồi nợ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Á.

Quyết định số 538/2017/QĐ-NHNA-16 ban hành ngày 15/08/2017 về việc Ban hành Quy trình phát hành thẻ trong hệ thống NamABank.

Quyết định số 284/2018/QĐ-NHNA-16 ban hành ngày 27/04/2018 về việc cấp thẻ tín dụng tại NamABank.


PHỤ LỤC

Bảng tổng hợp chi tiết các mã chính sách phát hành thẻ tín dụng tại NamABank tính đến thời điểm hiện tại:

Mã chính sách

Nội Dung


A01 – Cấp thẻ tín dụng cho khách hàng căn cứ vào chứng từ chứng minh thu nhập

Mã QD: A01 – TN – CS KH CO CHUNG TU THU

NHAP

a. Đối tượng và điều kiện:

- Đối với khách hàng có thu nhập từ lương:

Là người Việt Nam đang làm việc tại các Cty, tổ chức có thực hiện chi trả lương qua tài khoản mở tại các tổ chức tín dụng khác.

Thời gian công tác tại Đơn vị hiện tại (không tính thời gian thử việc, học việc): tối thiểu 06 tháng liên tục. Nếu hạn mức thẻ trên 20 triệu đồng thì thời gian công tác tối thiểu phải là 12 tháng liên tục.

Hợp đồng lao động được ký phải từ 12 tháng trở lên.

Thu nhập tối thiểu bình quân từ 06 triệu đồng/tháng trở lên (thể hiện trên sao kê tài khoản thông qua Ngân hàng chi hộ lương).

- Đối với khách hàng là chủ doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân, Cty hợp danh, Cty TNHH MTV, Cty TNHH 2 thành viên trở lên, trong đó người đề nghị cấp thẻ nắm giữ trên 30% vốn đăng ký) đã thành lập và hoạt động tại Việt Nam từ 02 năm trở lên. Thu nhập dựa trên lợi nhuận báo cáo tài chính năm gần nhất có xác nhận của cơ quan thuế hoặc

đơn vị kiểm toán độc lập và tỷ lệ góp vốn, đồng thời

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Hạn chế rủi ro thẻ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á - 8




đảm bảo từ 06 triệu đồng/tháng trở lên.

- Độ tuổi: từ đủ 15 đến 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15 đến 55 tuổi đối với nữ (tuổi khi nộp hồ sơ cộng thời gian hiệu lực thẻ).

b. Hạn mức thẻ: tối đa 200 triệu đồng

- Tối đa 03 lần thu nhập bình quân tháng trong 03 tháng gần nhất đối với khách hàng có thu nhập từ lương.

- Tối đa 03 lần thu nhập bình quân tháng dựa trên lợi nhuận từ báo cáo tài chính như đã nói ở trên.

- Chuyên viên thẩm định xem xét các yếu tố để cấp hạn mức thẻ phù hợp.

c. Hồ sơ phát hành thẻ bao gồm:

- Hồ sơ cơ bản đề nghị cấp thẻ (*).

- Đối với khách hàng có thu nhập từ lương:

HĐLĐ hoặc Quyết định bổ nhiệm hoặc Quyết định tăng lương còn hiệu lực (bản sao). Trường hợp, HĐLĐ không xác định thời hạn thì không cần bổ sung HĐLĐ trước đó hoặc Giấy tờ hợp lệ chứng minh khách hàng đã làm việc tại cơ quan từ 06 tháng trở lên (bản sao).

Sao kê 03 tháng lương gần nhất có đóng dấu mộc đỏ và giáp lai (nếu có) của Ngân hàng chi hộ lương (bản chính).

- Đối với khách hàng là chủ doanh nghiệp:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao).

BCTC năm gần nhất như đã nêu ở trên. Trường hợp DN đóng thuế qua mạng thì ngoài việc DN

ký và đóng dấu xác nhận thông tin phải có dấu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/04/2024