Rủi Ro Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Nam Á


- Không từng bị khóa thẻ do phát sinh nợ liên tiếp từ 02 kỳ trở lên tại NamABank.

- Đảm bảo được một số điều kiện về duy trì số dư tiền gửi bình quân hoặc doanh số giao dịch đối với các mã chính sách,…

Trường hợp khách hàng vi phạm một trong các yếu tố nêu trên thì ĐVKD sẽ thông báo để TTT thực hiện khóa thẻ tạm thời và tiến hành các biện pháp xử lý thích hợp.


4.1.6.3 Phát hành thẻ

Căn cứ theo quyết định số 538/2017/QĐ-NHNA-16 ban hành ngày 15/08/2017 về việc Ban hành Quy trình phát hành thẻ trong hệ thống NamABank.

Đối với các khách hàng được phê duyệt sẽ được chuyển dữ liệu để in thẻ với đầy đủ các thông tin được đảm bảo như sau:

Mặt trước của thẻ:

- Họ và tên của khách hàng sẽ được viết in hoa, không dấu, gồm 19 kí tự. Trong trường hợp tên quá dài sẽ được in tắt một số chữ cái thông dụng như Nguyễn, Văn, Thị…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

- Thời gian thẻ được phát hành và hết hạn, gồm tháng và năm. Đối với thẻ tín dụng là 03 năm.

- Số thẻ: gồm 16 số, đầu số thẻ thể hiện loại thể tín dụng, cụ thể:

Hạn chế rủi ro thẻ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á - 6

+ Hạng chuẩn (Standard): 533147

+ Hạng vàng (Gold): 524083

+ Hạng bạch kim (Platinum): 559270

+ Mười số tiếp theo do hệ thống tự sinh khi phát hành thẻ

- Logo của NamABank và Mastercard.

- Con chip theo chuẩn EMV.

Mặt sau của thẻ:

- Tên NamABank hoặc logo của NamABank.

- Dải từ tính.


- Lời ghi chú sử dụng bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

- Số điện thoại dịch vụ hỗ trợ khách hàng.

- Số CVC: đây là thông tin được dùng như chữ ký xác nhận của khách hàng cho các giao dịch online.

- Khung chữ ký dành cho chủ thẻ

- Một số thông tin khác do NamABank quy định.

Do các thông tin trên của khách hàng cần được bảo mật để tránh bị lộ ra ngoài nên việc dập thẻ được thực hiện theo quy trình sau:

- Hằng ngày, căn cứ vào danh sách khách hàng cấp thẻ được chuyên viên phát hành thẻ xuất trên hệ thống, chuyên viên in PIN và thẻ nhận bàn giao phôi thẻ trắng và giấy in PIN để tiến hành dập thẻ tại cơ sở đặc thù chuyên trách.

- Trong quá trình in thẻ và PIN nếu phát sinh lỗi thì chuyên viên in PIN và thẻ lập biên bản để bàn giao lại cho chuyên viên phát hành thẻ.

- Trong suốt quá trình thực hiện, 02 chuyên viên hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc quản lý thông tin thẻ của khách hàng.


4.1.6.4 Giao thẻ

Các thẻ được phát hành sẽ tiến hành giao cho khách hàng theo 02 giai đoạn và phương thức như sau:

- Giai đoạn 1: Thẻ sau khi được in sẽ thực hiện giao cho chuyên viên quan hệ khách hàng tiến hành giao đến khách hàng hoặc gửi tới ĐVKD gần nhất của NamABank do khách hàng yêu cầu.

- Giai đoạn 2: Mã Pin được gửi theo đường bưu điện đến khách hàng thông qua dịch vụ chuyển phát từ bên thứ 3 (hiện tại là Viettel)

Trong hai giai đoạn trên khách hàng đều phải ký xác nhận sau khi nhận thẻ và mã Pin. Khách hàng gọi lên NamABank bằng số điện thoại đăng ký để thực hiện kích hoạt thẻ và có thể sử dụng ngay sau đó.


4.1.7 Xử lý nợ thẻ tín dụng

Căn cứ theo quyết định số 638/2016/QĐ-NHNA-16 ban hành ngày 06/09/2016 về việc Quản lý và thu hồi nợ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Á

4.1.7.1 Nhắc nợ thẻ tín dụng

Do đặc thù của thẻ tín dụng có 02 thời điểm là:

- Ngày lập bảng thông báo giao dịch: đối với NamABank là ngày 24 hàng tháng, các giao dịch khách hàng đã sử dụng thông qua thẻ trong một tháng trước đó sẽ được tổng hợp để thông báo cho khách hàng biết về tổng số tiền nợ phát sinh (đã bao gồm phí và lãi nếu có) và số tiền thanh toán tối thiểu cần đóng vào ngày đến hạn thanh toán.

- Ngày đến hạn thanh toán: đây là thời điểm cuối cùng mà khách hàng phải thực hiện đóng ít nhất một khoản tiền bằng số tiền thanh toán tối thiểu cho NamABank đã được thông báo vào Ngày lập bảng thông báo giao dịch trước đó.

- Hai thời điểm này cách nhau ít nhất 15 ngày, và đây cũng là yếu tố then chốt quyết định việc thẻ tín dụng được miễn lãi lên đến 45 ngày như đã đề cập trước đó.

NamABank sẽ hỗ trợ nhắc nợ khách hàng thêm một lần bằng tin nhắn SMS qua điện thoại vào ngày làm việc liền kề trước Ngày đến hạn thanh toán. Sau thời điểm Ngày đến hạn thanh toán mà khách hàng vẫn chưa thực hiện thanh toán thì sẽ bị hệ thống ghi nhận là chậm thanh toán 01 kỳ, tương tự như vậy cho các khách hàng phát sinh chậm thanh toán 02 kỳ, 03 kỳ và 04 kỳ nếu liên tục không thực hiện thanh toán.


4.1.7.2 Xử lý khiếu nại thẻ tín dụng

Trong quá trình sử dụng thẻ, các giao dịch phát sinh nhưng khách hàng không đồng ý thanh toán bởi một số nguyên nhân sau:

- Khách hàng để lộ thông tin thẻ dẫn đến bị kẻ gian lợi dụng và thực hiện các giao dịch online mà không bị ràng buộc các chế độ kiểm soát bảo mật.


- Khách hàng giao thẻ cho người khác sử dụng và cho rằng trách nhiệm thanh toán không thuộc về mình.

- Những lỗi khách quan khác không lường trước được.

Các khiếu nại của khách hàng về các vấn đề nói trên sẽ được xử lý theo quy định của NamABank và Mastercard được quy định rõ trong bảng điều kiện điều khoản ký kết giữa NamABank và khách hàng.


4.1.7.3 Thu hồi nợ

Khi thẻ tín dụng của khách hàng đang ở trạng thái chậm thanh toán từ 01 đến 04 kỳ sẽ được các chuyên viên thu hồi nợ của NamABank nhắc nhở bằng nhiều hình thức như nhắn tin, gửi mail, gọi điện hoặc gặp mặt trực tiếp, cụ thể:

- Việc gửi tin nhắn SMS sẽ được gửi định kỳ vào ngày 15 hàng tháng và do TTT thực hiện bằng sự hỗ trợ của hệ thống cho toàn hệ thống NamABank.

- Việc gửi mail nhắc nhở sẽ do từng ĐVKD thực hiện đối với khách hàng mình đang quản lý.

- Gọi điện nhắc khách hàng thanh toán theo số lần và tần suất do từng ĐVKD quyết định.

- Gặp mặt khách hàng trực tiếp để lập biên bản khi các biện pháp nêu trên không hiệu quả.

- Các biện pháp khác tuân theo quy định của pháp luật.

Chuyên viên xử lý nợ có thể thực hiện linh động theo trình tự trên hoặc kết hợp nhiều phương thức cùng một lúc tùy theo từng tình huống cụ thể để có thể tiến hành thu hồi nợ nhanh nhất có thể. Ngoài ra, chuyên viên có thể tiếp xúc bên phía người thân của khách hàng để vận động việc trả nợ thay nếu có thể. Việc kết hợp với chính quyền địa phương và cơ quan khách hàng làm việc cũng là một cách để tạo áp lực trả nợ đối với các khách hàng có khả năng tài chính nhưng không có thiện chí trả nợ.


4.1.7.4 Trích lập dự phòng

Việc trích lập dự phòng sẽ tuân thủ theo quy định của NamABank và thông tư 02/2013/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà Nước ban hành ngày 21/01/2013, cụ thể:

Sau khi chậm thanh toán 04 kỳ mà khách hàng vẫn không thực hiện thanh toán thì NamABank sẽ thực hiện chuyển nợ quá hạn khách hàng vào ngày 24 của tháng đó và đây cũng là thời điểm đánh dấu khánh hàng đã nợ quá hạn một ngày. Từ đó, tỷ lệ trích lập dự phòng theo nhóm nợ sẽ thực hiện như sau:

- Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): ghi nhận cho các khách hàng không chậm thanh toán hoặc phát sinh nợ quá hạn dưới 10 ngày. Không thực hiện trích lập đối với nhóm nợ này.

- Nợ nhóm 2 (Dư nợ cần chú ý): ghi nhận cho các khách hàng phát sinh nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. Tỷ lệ trích lập là 5% cho các dư nợ thẻ tín dụng thuộc nhóm này.

- Nợ nhóm 3 (Dư nợ dưới tiêu chuẩn): ghi nhận cho các khách hàng phát sinh nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. Tỷ lệ trích lập là 20% cho các dư nợ thẻ tín dụng thuộc nhóm này.

- Nợ nhóm 4 (Dư nợ có nghi ngờ): ghi nhận cho các khách hàng phát sinh nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. Tỷ lệ trích lập là 50% cho các dư nợ thẻ tín dụng thuộc nhóm này.

- Nợ nhóm 5 (Dư nợ có nghi ngờ): ghi nhận cho các khách hàng phát sinh nợ quá hạn từ 361 trở lên. Tỷ lệ trích lập là 100% cho các dư nợ thẻ tín dụng thuộc nhóm này.

Ngoài ra, NamABank còn phải thực hiện trích lập dự phòng chung là 0,75% cho tổng dư nợ thuộc nợ nhóm 1,2,3 và 4.

Việc quản lý nhóm nợ trên hệ thống được mã hóa dưới dạng các ký tự sau:

- Nợ nhóm 1 gồm:

+ Mã L101: cho biết dư nợ thẻ tín dụng của khách hàng không chậm thanh toán hoặc chỉ phát sinh chậm thanh toán từ 01 đến 04 kỳ.


+ Mã O122: cho biết dư nợ thẻ tín dụng của khách hàng đã chuyển sang nợ quá hạn dưới 10 ngày.

- Nợ nhóm 2 gồm:

+ Mã L205: cho biết dư nợ thẻ tín dụng của khách hàng không chậm thanh toán hoặc chỉ phát sinh chậm thanh toán từ 01 đến 04 kỳ nhưng khách hàng đang có nợ nhóm 2 khoản vay khác tại NamABank.

+ Mã O207: cho biết dư nợ thẻ tín dụng của khách hàng đã chuyển sang nợ quá hạn dưới 10 ngày nhưng khách hàng đang có nợ nhóm 2 khoản vay khác tại NamABank.

+ Mã O203: cho biết dư nợ thẻ tín dụng của khách hàng đã chuyển sang nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.

- Nợ nhóm 3 gồm:

+ Mã L308: cho biết dư nợ thẻ tín dụng của khách hàng không chậm thanh toán hoặc chỉ phát sinh chậm thanh toán từ 01 đến 04 kỳ nhưng khách hàng đang có nợ nhóm 3 khoản vay khác tại NamABank.

+ Mã O328: cho biết dư nợ thẻ tín dụng của khách hàng đã chuyển sang nợ quá hạn dưới 10 ngày nhưng khách hàng đang có nợ nhóm 3 khoản vay khác tại NamABank.

+ Mã O306: cho biết dư nợ thẻ tín dụng của khách hàng đã chuyển sang nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.

- Nợ nhóm 4 gồm:

+ Mã L411: cho biết dư nợ thẻ tín dụng của khách hàng không chậm thanh toán hoặc chỉ phát sinh chậm thanh toán từ 01 đến 04 kỳ nhưng khách hàng đang có nợ nhóm 4 khoản vay khác tại NamABank.

+ Mã O432: cho biết dư nợ thẻ tín dụng của khách hàng đã chuyển sang nợ quá hạn dưới 10 ngày nhưng khách hàng đang có nợ nhóm 4 khoản vay khác tại NamABank.

+ Mã O409: cho biết dư nợ thẻ tín dụng của khách hàng đã chuyển sang nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.


- Nợ nhóm 5 gồm:

+ Mã L514: cho biết dư nợ thẻ tín dụng của khách hàng không chậm thanh toán hoặc chỉ phát sinh chậm thanh toán từ 01 đến 04 kỳ nhưng khách hàng đang có nợ nhóm 5 khoản vay khác tại NamABank.

+ Mã O537: cho biết dư nợ thẻ tín dụng của khách hàng đã chuyển sang nợ quá hạn dưới 10 ngày nhưng khách hàng đang có nợ nhóm 5 khoản vay khác tại NamABank.

+ Mã O512: cho biết dư nợ thẻ tín dụng của khách hàng đã chuyển sang nợ quá hạn từ 361 ngày trở lên.


4.1.7.5 Khởi kiện và sử dụng dự phòng

Sau khi sử dụng tất các biện pháp có thể nhưng NamABank vẫn không nhận được sự hoàn trả từ phía khách hàng thì chuyên viên xử lý nợ của NamABank sẽ thực hiện khởi kiện các khách hàng đang ở trạng thái nợ từ nhóm 2 trở lên theo đúng trình tự của luật Dân Sự 2015 và quy định của NamABank.

Riêng đối với các khách hàng thẻ tín dụng có nợ nhóm 5 thì sau khi khởi kiện, các chuyên viên xử lý nợ của NamABank sẽ hoàn tất hồ sơ trình bên Phòng Quản Lý Rủi Ro để thực hiện sử dụng dự phòng đã trích lập để xử lý nợ xấu của các khách hàng này và tiếp tục theo dõi cho đến khi thu hồi được nợ.


4.2 Rủi ro thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Á

4.2.1 Rủi ro ngân hàng

Về khía cạnh rủi ro thì thẻ tín dụng có độ an toàn cao hơn nhiều dạng đầu tư và cho vay khác. Tính an toàn thể hiện ngay ở hình thức phát hành của nó. Hiện nay thẻ tín dụng được phát hành dưới ba hình thức đó là:

- Thế chấp.

- Tín chấp.

- Kết hợp cả hai.


Trong lần phát hành đầu tiên chủ thẻ phải thế chấp từ 110% hạn mức tín dụng được cấp (căn cứ theo quy định hiện hành của NamABank đã được tổng hợp tại Phụ Lục). Đương nhiên hình thức này thì an toàn tuyệt đối cho ngân hàng. Nhưng nếu phát hành theo cách này sẽ gây khó khăn cho nỗ lực phát triển thị trường thẻ và nó chỉ phù hợp trong giai đoạn thử nghiệm.

Tín chấp được quan tâm đến như một nhân tố mở rộng thị trường thẻ. Ngân hàng căn cứ vào nhân thân, mức thu nhập hằng năm để quyết định hạn mức tín dụng. Tuy nhiên, trường hợp này chứa nhiều rủi ro, nhất là khi chủ thẻ không thể thanh toán được do nguyên nhân chủ quan từ phía chủ thẻ hay nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến việc trả nợ của chủ thẻ. Và trên thực tế thì các ngân hàng hiện nay đều kết hợp sử dụng cả hai biện pháp trên, đó là thẩm định khách hàng và/hoặc yêu cầu ký quỹ rồi từ đó quy định hạn mức tín dụng.

Hoạt động của thẻ tín dụng góp phần tạo ra cho ngân hàng những đối tác lâu dài và mang tính ổn định cao vì nó là hình thức tín dụng tiêu dùng và mang tính ngắn hạn nên ít chịu biến động của chu kỳ kinh tế. Và khi hợp đồng thẻ tín dụng được ký kết sẽ gắn ngân hàng với khách hàng, trong quá trình kinh doanh thẻ số lượng khách hàng của ngân hàng chỉ tăng chứ không giảm (rất ít khi chủ thẻ chủ động chấm dứt hợp đồng sử dụng thẻ trừ khi họ bị ngân hàng buộc tất toán).Việc tạo lập được những quan hệ tín dụng, thanh toán lâu dài trong bối cảnh môi trường kinh doanh luôn biến động và tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay là một lợi thế lớn mạnh của kinh doanh thẻ.


4.2.2 Rủi ro từ chủ thẻ

Ngân hàng phát hành thẻ cho khách hàng có đơn xin phát hành thẻ với đơn xin giả mạo (Fraudulen Applications). Thẻ cấp nhưng không thẩm định kỹ các thông tin khách hàng trên hồ sơ xin phát hành thẻ. Trường hợp này có thể dẫn đến rủi ro về tín dụng cho ngân hàng phát hành khi chủ thẻ sử dụng thẻ mà không có khả năng về tài chính, không có khả năng thanh toán.

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 22/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí