Các Đối Tượng Mất Khả Năng Thanh Toán Thẻ Tín Dụng


Một nhược điểm nữa của tín dụng là nó kích thích sự lạm chi quá mức của khách hàng. Nếu sử dụng tiền mặt để mua hàng,khách hàng ý thức được số tiền mang theo là giới hạn, vì vậy sẽ chọn những mặt hàng cần thiết, phù hợp với số tiền mang theo. Nếu sử dụng thẻ để mua hàng hoá – dịch vụ, do số tiền trên thẻ có giá trị rất lớn nên khi mua hàng bạn dễ dàng lâm vào tình trạng mua bất cứ thứ gì mà mình thích dẫn đến lãng phí.


4.2.3 Rủi ro từ đơn vị chấp nhận thẻ

Nhân viên Dịch vụ chấp nhận thẻ in nhiều hoá đơn thanh toán cho một thẻ (Multiple imprint): khi thực hiện giao dịch nhân viên của đơn vị chấp nhận thẻ cố tình in nhiều bộ hoá đơn thanh toán nhưng chỉ cho chủ thẻ ký một bộ hoá đơn để hoàn thành giao dịch. Sau đó nhân viên sẽ giả mạo chữ ký chủ thẻ để nộp hoá đơn thanh toán cho ngân hàng.


4.2.4 Rủi ro khác

- Rủi ro khi sử dụng thẻ: thẻ giả (Couterfeit Card). Thẻ do các tổ chức tội phạm hoặc cá nhân làm giả dựa trên việc căn cứ từ những thông tin có được từ các chứng từ giao dịch thẻ hoặc thẻ mất cắp thất lạc. Thẻ giả được sử dụng tạo ra các giao dịch giả mạo sẽ gây tổn thất cho ngân hàng phát hành và chủ thẻ.

- Tài khoản thẻ bị lợi dụng (Account takeover). Đến kỳ phát hành lại thẻ, NHPH nhận được thông báo thay đổi địa chỉ của chủ thẻ và được yêu cầu gửi thẻ mới về địa chỉ mới. Không kiểm tra tính xác thực của thông báo nên NHPH gửi thẻ cho người không phải là chủ thẻ theo địa chỉ đó. Tài khoản của chủ thẻ bị người khác sử dụng chỉ được phát hiện khi chủ thẻ đích thực không nhận được thẻ liên lạc với NHPH hoặc khi NH yêu cầu chủ thẻ thanh toán sao kê.


- Chủ thẻ thật không nhận được thẻ phát hành: thẻ bị đánh cắp trên đường gửi từ NHPH đến chủ thẻ. Chủ thẻ không hề biết là thẻ đã được gửi cho mình trong khi đó thẻ được sử dụng. Rủi ro này NH sử dụng phải chịu.

- Giao dịch giả trên thẻ đã mất: thẻ bị đánh cấp, thất lạc, bị người khác sử dụng.

- Rủi ro khi thanh toán thẻ: bồi hoàn giao dịch không theo quy định của tổ chức thẻ quốc tế. Thanh toán giao dịch giả mạo: nếu chủ thẻ vẫn không thanh toán cho những giao dịch giả mạo thì ngân hàng đó phải chịu rủi ro này.

- Tạo băng từ giả (skimming): lấy cắp thông tin trên băng từ của thẻ thật để tạo băng từ trên thẻ giả.

- Rủi ro trong hệ thống: khi hệ thống vi tính không hoạt động hoặc có lỗi trong xử lý dữ liệu.


4.3 Phân tích

4.3.1 Thu thập dữ liệu

Dữ liệu được lấy trực tiếp từ hệ thống quản lý thẻ nội bộ của Nam A Bank, bao gồm:

- Dữ liệu về nhân thân của chủ thẻ được thu thập và nhập vào hệ thống thông qua các chứng từ và hợp đồng tín dụng thẻ. Phần dữ liệu này được lấy ngẫu nhiên trên hệ thống ở nhiều chi nhánh khác nhau nhằm đảm bảo tính khách quan và hạn chế được các đặc điểm giống nhau của chủ thẻ do yếu tổ vùng, miền, khu vực.

- Dữ liệu sử dụng thẻ của chủ thẻ tính từ 01/01/2013 đến 31/12/2018, không tính những giao dịch thẻ đã đóng, bị khóa vĩnh viễn hoặc không phát sinh giao dịch trong thời gian nói trên.

Và thời gian trên là thời gian toàn diện nhất vì Nam A Bank chính thức phát triển mảng thẻ tín dụng vào đầu năm 2013 đến nay và hoàn thiện về chính sách


cũng như quy trình cần thiết từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, chấm điểm, xếp hạng nội bộ, phê duyệt và phát hành thẻ.

Bảng 4.1 Mô tả các biến sử dụng


Biến

Thang đo

Ký hiệu

Độ tuổi

Tuổi

A


Giới tính

1 = Nam;

0 = Nữ


G


Trình độ học vấn

1 = Từ đại học trở lên 0 = Dưới đại học


E


Nghề nghiệp

1 = Lao động trí óc

0 = Lao động chân tay


C


Thu nhập

1 = Dưới 5 triệu đồng/tháng

2 = Từ 5 đến dưới 10 triệu đồng/tháng

3 = Từ 10 đến dưới 15 triệu đồng/tháng

4 = Trên 15 triệu đồng/tháng


I

Tình trạng thanh toán

1 = Có (thanh toán đúng hạn) 0 = Không (thanh toán trễ hạn)


P

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Hạn chế rủi ro thẻ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á - 7

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

4.3.2 Phân tích thống kê mô tả

4.3.2.1 Mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu bao gồm 1000 chủ thẻ đang sử dụng thẻ tín dụng tín chấp tại 50 chi nhánh và phòng giao dịch của Nam A Bank. Đây là các khách hàng có đầy đủ thông tin theo như các biến yêu cầu về nhân thân và tài chính. Các khách hàng này đều sử dụng thẻ xuyên suốt trong giai đoạn 2013 – 2018.


Thông qua bảng số liệu sau về mô tả thống kê các biến độc lập của 1000 chủ thẻ được phát hành và sử dụng xuyên suốt trong giai đoạn 2013 – 2018 tại NamABank:

Bảng 4.2 Số liệu thống kê các biến



Biến


Độ tuổi (A)


Giới tính (G)


Trình độ học vấn (E)


Nghề nghiệp (C)


Thu nhập (I)

Tình trạng thanh toán

(P)

Trung bình

26,02

0,65

0,28

0,31

1,86

0,91

Mod

22

1

0

0

2

1

Độ lệch chuẩn

4,822

0,479

0.449

0,462

0,757

0,283

Giá trị nhỏ nhất

21,00

0,00

0,00

0,00

1,00

0,00

Giá trị lớn nhất

49,00

1,00

1,00

1,00

4,00

1,00

(Nguồn: Tác giả tự xử lý từ dữ liệu điều tra)

Biến tuổi tác (A), giá trị trung bình là 26.02 cùng với mod là 22 cho thấy khách hàng thẻ tín dụng trong độ tuổi lao động và còn rất trẻ. Đây là đối tượng tiềm năng để NamABank có thể khai thác trong thời gian dài và ít rủi ro.

Biến giới tính (G), giá trị trung bình 0.65 cho thấy khách hàng thẻ tín dụng chủ yếu là nam. Sự sai khác về giới tính trong đối tượng khách hàng cũng ảnh hưởng đến nhu cầu khác nhau trong hành vi tiêu dùng thông qua thẻ tín dụng.

Biến trình độ học vấn (E), giá trị trung bình là 0,28 phản ánh phần lớn khách hàng thẻ tín dụng có trình độ dưới đại học. Vấn đề khá đang lo nếu NamABank


không thay đổi trong thời gian tới bởi khách hàng có trình độ học vấn cao sẽ hiểu rõ hơn về cách sử dụng một sản phẩm phức tạp như thẻ tín dụng.

Biến nghề nghiệp (C), tương tự như biến học vấn, giá trị trung bình ở mức 0,31 phản ánh khách hàng thẻ tín dụng phần lớn là lao động chân tay. Vấn đề này đi song song với yếu tố trình độ học vấn cần được NamABank cải thiện bởi khách hàng lao động chân tay tiềm ẩn rủi ro nhiều hơn.

Hai biến còn lại là thu nhập (I) và thanh toán đúng hạn (P) với giá trị trung bình lần lượt là 1,86 và 0,91 cho thấy khách hàng thẻ tín dụng có mức thu nhập trung bình là chủ yếu (từ 5 đến dưới 10 triệu đồng) nhưng thanh toán thẻ tín dụng khá tốt. Vấn đề này NamABank nên theo dõi để đánh giá lại khách hàng cũ cũng như tìm thêm nhiều khách hàng mới có nguồn thu nhập tốt hơn để giảm thiểu rủi ro.

Có thể nhận thấy rằng các chỉ tiêu thống kê về mức độ phù hợp với mô hình tổng thể từ mẫu nghiên cứu phản ánh đúng tổng thể. Từ đó, ta có thấy NamABank cần có những giải pháp phù hợp để quản lý rủi ro thẻ tín dụng tốt hơn trong thời gian tới, đặc biệt là các yếu tố liên quan đến thu nhập và trình độ học vấn.


4.3.2.2 Các đối tượng mất khả năng thanh toán thẻ tín dụng

Trong số 1000 chủ thẻ thì có 934 chủ thẻ vẫn trong tình trạng nợ đủ tiêu chuẩn và đủ khả năng thanh toán, chiểm tỷ trọng 93,4% và phần còn lại là 66 chủ thẻ đang trong tình trạng nợ quá hạn và mất khả năng thanh toán, chiểm tỷ trọng 6,6%. Trong số 66 chủ thẻ đó, chúng ta có thể thấy thể hiện qua các số liệu sau:


Bảng 4.3 Số liệu thống kê chủ thẻ mất khả năng thanh toán



Biến


Độ tuổi (A)


Giới tính (G)

Trình độ học vấn

(E)


Nghề nghiệp (C)


Thu nhập (I)

Tỷ lệ dư nợ/hạn mức thẻ

(P)

Trung bình

30,61

0,79

0,41

0,45

1,52

0,14

Mod

36

1

0

1

2

0

Độ lệch chuẩn

5,174

0,412

0,495

0,502

0,769

0,346

Giá trị nhỏ nhất

22,00

0,00

0,00

0,00

2,00

0,00

Giá trị lớn nhất

41,00

1.00

1.00

1.00

4,00

1,00

(Nguồn: Tác giả tự xử lý từ dữ liệu điều tra)

Chúng ta dễ dàng nhận thấy đối tượng chủ thẻ mất khả năng thanh toán tại NamABank hiện tại:

- Chủ yếu là người lao động trong độ tuổi bình quân trên 30 nhưng có thu nhập thấp trong khoảng 5-10 triệu đồng/tháng, trình độ học vấn dưới đại học và lao động chân tay. Các yếu tố này kết hợp với nhau giúp ta dễ dàng rút ra nhận định, các đối tượng chủ thẻ chậm thanh toán mặc dù trong độ tuổi lao động tốt nhưng có mức thu nhập và trình độ thấp nên khi thất nghiệp vấn đề tìm kiếm việc làm mới rất khó khăn, bên cạnh đó, do không hiểu rõ về thẻ tín dụng, các khách hàng này dễ sa vào lạm chi và mất kiểm soát tài chính. Lúc đó, các khách hàng này vốn dĩ chỉ có thể trang trải cho các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của bản thân, sẽ dễ dàng trốn tránh trách nhiệm trả nợ.

- Giới tính chủ yếu của các chủ thẻ này là Nam giới và tình trạng thanh toán luôn trễ hạn. Các yếu tố này cho chúng ta thấy, chủ thẻ là nam giới thường


kiểm soát vấn đề chi tiêu không bằng nữ giới và tình trạng thanh toán luôn trễ hạn chỉ là biểu hiện rõ ràng cho khả năng mất thanh toán của các khách hàng.


4.4 Nguyên nhân phát sinh rủi ro thẻ tín dụng

4.4.1 Nguyên nhân bên ngoài NamABank

Thứ nhất, tình hình thị trường cạnh tranh khốc liệt của các NHTM đối với việc phát triển mở rộng thẻ tín dụng với khách hàng khiến một khách hàng có quá nhiều thẻ tín dụng dẫn đến dễ sa vào việc lạm chi từ đó mất khả năng chi trả và nợ xấu phát sinh.

Thứ hai, khách hàng chưa thực sự hiểu rõ về tầm quan trọng của thẻ tín dụng mình đang sở hữu nên trong quá trình sử dụng để lộ thông tin hoặc phát sinh các giao dịch không rõ ràng nhưng cho rằng không phải trách nhiệm thanh toán của mình nên phớt lờ và không thực nghĩa vụ chi trả. Bên cạnh đó, một số khách hàng có chủ đích làm giả hồ sơ để được phát hành thẻ để chiếm đoạt tài sản ngân hàng.

Thứ ba, do luật định mà các nhóm nợ của các khách hàng phải được điều chỉnh ở mức cao nhất giữa các tổ chức tín dụng có quan hệ với khách hàng đó. Ví dụ: Khách hàng A vay ở Ngân hàng B và NamABank, nếu khách hàng này phát sinh nợ nhóm 2 ở Ngân hàng B thì NamABank vẫn phải trích lập dự phòng theo nợ nhóm 2 cho khách hàng này tại Ngân hàng mình dù khách hàng không hề vi phạm. Với vấn đề này, việc ghi nhận thông tin nhóm nợ sai của khách hàng ở một tổ chức tín dụng sẽ liên đới làm ảnh hưởng tới quan hệ tín dụng của khách hàng ở các tổ chức tín dụng khác.

Một số nguyên nhân khác, việc đánh cắp thông tin chủ thẻ tín dụng của tội phạm công nghệ cũng là vấn đề khó khăn chung cho hệ thống NHTM tại Việt Nam và đối với NamABank thì việc này cũng được xử lý vô cùng khó khăn khi yếu tố công nghệ vẫn luôn là yếu tố khó kiểm soát. Ngoài ra, trong quá trình vận hành vẫn có những lỗi khách quan từ hệ thống và phải xử lý trong thời gian dài gây khá nhiều phiền hà cho khách hàng và ngân hàng.


4.4.2 Nguyên nhân bên trong NamABank

Thứ nhất, NamABank phát triển thẻ tín dụng sau các NHTM khác nên để có thể thu hút khách hàng, các chính sách của NamABank cho việc phát hành thẻ khá dễ dàng so với các NHTM trước đó và phân khúc khách hàng chủ yếu là người có thu nhập khá thấp, đây là đối tượng khách hàng có rủi ro cao vì việc vấn đề tài chính của họ không vững và nếu có khó khăn họ sẽ sẵn sàng trốn nợ.

Thứ hai, hầu hết các chính sách phát hành thẻ tín dụng tại NamABank là tín chấp nên vấn đề này tạo tâm lý chung cho khách hàng là không phải mất gì nếu thật sự không trả được nợ sau khi đã suy xét đến vấn đề tín nhiệm của bản thân. Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên viên xử lý nợ không theo kịp với quy mô mở rộng thẻ tín dụng tại NamABank.

Thứ ba, có một số CBNV lạm dụng sơ hở của hệ thống để thực hiện trục lợi từ thẻ tín dụng của khách hàng như sử dụng số điện thoại của mình để đánh cắp nhân dạng của khách hàng hoặc không tư vấn cho khách hàng hiểu rõ về thẻ tín dụng trong quá trình sử dụng mà chỉ để đạt chỉ tiêu đề ra dẫn đến khách hàng không đồng ý thực hiện thanh toán thẻ tín dụng cho NamABank.

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, một số nguyên nhân khác dẫn đến rủi ro thẻ tín dụng có thể phát sinh như khách hàng bị đánh cắp thông tin thẻ một cách vô ý do sử dụng các ATM bị gắn thiết bị skimming, dẫn đến phát sinh các khoản giao dịch không rõ nguồn gốc. Yếu tố kiểm soát giao dịch tại các điểm giao dịch chấp nhận thẻ khá lỏng lẻo, thể hiện cụ thể ở việc người cầm thẻ không phải chủ thẻ nhưng vẫn có thể thực hiện giao dịch bình thường.


Tóm tắt chương 4

Trong chương này, tác giả trình bày chi tiết về thực trạng thẻ tín dụng tại NamABank và rủi ro thẻ tín dụng phát sinh tại ngân hàng này trong giai đoạn 2013

– 2018. Qua phân tích các số liệu từ việc xử lý dữ liệu thứ cấp thu thập được từ chính nội bộ NamABank, tác giả rút ra được các biểu hiện và nguyên nhân chính cho việc phát sinh rủi ro thẻ tín dụng tại NamABank.

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 22/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí