Ưu Điểm, Nhược Điểm Của Hình Thức Thanh Toán Thẻ Tín Dụng


Visa với tiền thân là Bank Americard do Bank of American phát hành vào năm 1960 khi các chi nhánh nhận thấy rằng phần lớn thẻ lúc bấy giờ chỉ dành cho giới doanh nhân giàu có, trong khi người lao động mới là đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu cho thị trường tương lai. Ngày nay Visa Card là loại thẻ có quy mô phát triển lớn nhất toàn cầu. Tính đến năm 1990 tổng doanh thu là 345 tỷ USD với 257 triệu thẻ lưu hành và đến năm 1993 tổng doanh thu đã đạt 542 tỷ USD. Hệ thống rút tiền tự động của Visa có khoảng 164.000 máy ATM ở 65 nước trên thế giới. Visa không trực tiếp phát hành mà giao cho đại lý liên kết, chính vì thế giúp Visa mở rộng được thị trường nhanh hơn so với các loại thẻ khác.

JCB xuất phát từ Nhật Bản và ra đời vào năm 1961 bởi ngân hàng Sanwa. Mục tiêu là hướng vào thị trường du lịch và giải trí, hiện nay JCB là loại thẻ cạnh tranh với Amex và người nhật đã chứng tỏ công nghệ thẻ không phải là độc quyền tuyệt đối của các tổ chức Mỹ. Điều đó được thể hiện qua số liệu sau: năm 1990 tổng doanh thu đạt 16,5 tỷ USD với 17 triệu thẻ lưu hành và năm 1993 doanh số đã tăng lên 38,1 tỷ USD với 27,5 triệu thẻ được chấp nhận ở 400.000 điểm trên 109 quốc gia.

Masters Casd ra đời vào năm 1966 với tên gọi ban đầu là Master Charge do hiệp hội ngân hàng gọi tắt là ICA (Interbank Card Assciation) phát hành thông qua các thành viên trên thế giới. Năm 1993 tổng doanh thu là 320,6 tỷ USD với 215 triệu thẻ được chấp nhận ở 220 quốc gia, có hệ thống ATM lớn nhất thế giới tại 9 triệu điểm chấp nhận thẻ.

Chính sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại, những ứng dụng của cuộc cách mạng thông tin trong lĩnh vực ngân hàng đã góp phần tạo ra những sản phẩm dịch vụ nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích khách hàng mà một trong những sản phẩm dịch vụ đó là thẻ với các tên gọi khác nhau: Thẻ séc, thẻ rút tiền mặt, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng… Với lợi thế về vốn, chuyên môn trong nghiệp vụ thẩm định, cơ sở hạ tầng sẵn có phục vụ cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Chính vì thế ngày nay thanh toán bằng thẻ đã trở thành vấn đề hết sức phổ biến, lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thẻ và các sản phẩm dịch vụ khác đã chiếm 2/3 tổng


lợi nhuận hoạt động của ngân hàng. Sự phát triển của thẻ gắn liền với sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu.

Hiện nay thẻ tín dụng được xem như một công cụ thanh toán hiện đại, văn minh thuận tiện đặc biệt là các nước phát triển. Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ vẫn liên tục cải tiến và hoàn thiện hơn tính năng của thẻ tín dụng, giúp cho thẻ tín dụng trở thành phương thức thanh toán nhanh gọn, chính xác, an toàn, tiện lợi.


2.1.1.4 Phân loại thẻ tín dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Phân loại theo phạm vi sử dụng thẻ

- Thẻ tín dụng trong nước: Là loại thẻ có phạm vi sử dụng và thanh toán trong một nước. ngân hàng phát hành và cơ sở chấp nhận thẻ cùng trong một nước. Đồng tiền của thẻ chỉ duy nhất là đồng nội tệ.

Hạn chế rủi ro thẻ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á - 3

- Thẻ tín dụng quốc tế: Là các loại thẻ do các ngân hàng, tổ chức tài chính trong nước và quốc tế ( là thành viên của của tổ chức thẻ quốc tế) phát hành. Thẻ này có thể thanh toán ở tất cả các đơn vị chấp nhận thẻ trên thế giới.

Phân loại theo đối tượng sử dụng:

- Thẻ cá nhân: Là thẻ được phát hành cho các cá nhân có nhu cầu và đáp ứng được được đủ các điều kiện phát hành thẻ. Chủ thẻ chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi tiêu thẻ bằng nguồn tiền của bản thân mình. Thẻ chính: Do cá nhân đứng tên xin phát hành thẻ cho chính mình sử dụng và cá nhân đó là chủ thẻ chính. Thẻ phụ: Chủ thẻ chính xin phát hành thẻ phụ cho người khác sử dụng ( chủ thẻ phụ). Chủ thẻ chính chịu trách nhiệm toàn bộ chi tiêu của chủ thẻ phụ.

- Thẻ công ty: Là loại thẻ tín dụng dùng cho công ty thanh toán trong hoạt động kinh doanh của mình. Công ty đứng tên ký hợp đồng sử dụng thẻ và uỷ quyền cho người đứng tên trong thẻ tín dụng để sử dụng, đồng thời mọi thanh toán liên quan đến thẻ đều do công ty thanh toán với ngân hàng phát hành.


Phân loại theo mức tín dụng. Ban đầu có hai loại: Thẻ Classic và thẻ Gold, sau này các ngân hàng có mở rộng thêm ra thêm các hạng thẻ Platinum và thẻ Infinite, các hạng thẻ này phân biệt nhau bởi hạn mức tín dụng. Trong đó, hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà chủ thẻ được phép sử dụng trong một chu kỳ tín dụng.

Phân loại thẻ theo công nghệ sản xuất

- Thẻ dập nổi (Embossed Card): hiện giờ hầu như không còn sử dụng.

- Thẻ từ tính (Magnetic Card): Các thông tin về thẻ trên một giải băng từ

- Thẻ thông minh (IC/Smard Card): Các thông tin được lưu trữ bằng các vi mạch. Thẻ này đang được sử dụng phổ biến và sẽ thay thế các dòng thẻ cũ trong tương lai.


2.1.1.5 Hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng của NHTM

Thẻ đã mang lại cho NH nhiều nguồn thu khác nhau. Đầu tiên, phải kể đến đó là những khoản phí thu được bao gồm :

- Thứ nhất: Các khoản phí mà chủ thẻ phải trả. Tuy số phí áp dụng cho mỗi thẻ là không lớn, trong nhiều trường hợp phí thu là để bù chi, nhưng với nhiều thẻ ngân hàng có thể tích lại được một nguồn thu đáng kể và việc quản lý bằng hệ thống một cách hiệu quả.

- Thứ hai: các khoản phí cho giao dịch rút tiền mặt, phí chậm trả đối do khách hàng sử dụng thẻ tín dụng để ứng trước tiền mặt. Thông thường loại phí này cao hơn lãi suất cho vay dài hạn của ngân hàng. Do đó trong trường hợp rút tiền mặt phí có thể lên tới 4% cho ngân hàng phát hành và ngân hàng được quyền tính lãi ngay.

- Thứ ba: phí thu từ các cơ sở chấp nhận thẻ khi họ muốn NH là người thanh toán cuối cùng mà nhờ việc thanh toán đó họ đã thu hút được nhiều hơn khách hàng, đem lại phần tăng trong doanh thu.

Kế đến, lợi nhuận mà NH thu được là từ hoạt động làm đại lý hay chi nhánh thanh toán cho tổ chức phát hành thẻ. Đây có thể nói là nguồn thu lớn nhất, như là một chiết khấu thương mại khi ngân hàng thanh toán lại tiền cho tổ chức phát hành.


Phần lớn các ngân hàng ở Việt Nam đều làm chi nhánh thanh toán cho tổ chức thẻ quốc tế và đã thu đươc một khoản phí lớn cho hoạt động này.

Tập trung lại, NH có thể thu 6 loại phí khác nhau:

- Chiết khấu thương mại: khoản thu phát sinh trên doanh số thanh toán của các CSCNT. Khi các CSCNT trình hoá đơn thanh toán thẻ tín dụng lên NH, NH sẽ tính chiết khấu một khoản trên doanh thu.

- Lệ phí thường niên: khoản phí mà chủ thẻ phải trả cho quyền sử dụng thẻ tín dụng.

- Phí rút tiền mặt: khoản phí thu được trên mỗi giao dịch rút tiền trực tiếp tại quầy giao dịch hoặc các máy ATM. Khoản phí 4% này chủ thẻ trực tiếp phải trả.

- Các khoản thu tài trợ do tín dụng là một dạng thức cho vay. Lãi sẽ được tính trên số dư tuần hoàn. Tại ngày đáo hạn nếu chủ thẻ thanh toán ít hơn số dư thực tế sẽ phải chịu lãi suất theo lãi suất hiện hành của ngân hàng trên phần dư nợ còn thiếu. Trường hợp chủ thẻ không thanh toán đủ số tiền thanh toán tối thiểu theo quy định, còn phải chịu khoản phí chậm trả trên phần số dư thanh toán tối thiểu còn lại.

- Phí đại lý thanh toán: với các giao dịch thẻ mà NH thanh toán hộ NHPH, Ngân hàng sẽ được hưởng một phần chiết khấu trên doanh số thanh toán hộ.

- Các khoản thu khác: phí tăng hạn mức tín dụng tạm thời, phí tra soát, phí cấp lại thẻ mất cắp, phí cập nhật thẻ mất cắp, thất lạc lên danh sách cấm lưu hành.

Tất cả những khoản thu từ nghiệp vụ thẻ đem lại một tỉ suất sinh lời lên đến 20%/năm cho NH (đối với NamABank, hiện tại lãi suất áp dụng cho thẻ tín dụng là 30%/năm). Vì vậy, dễ hiểu tại sao thẻ tín dụng có một sức hấp dẫn lớn như vậy với những tổ chức kinh doanh thẻ.

Bên cạnh lợi ích làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng, việc kinh doanh thẻ còn góp phần đa dạng hoá các hình thức dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Mà điều này có tác động không nhỏ đến uy tín của ngân hàng. Rõ ràng, khi lựa chọn một ngân


hàng phục vụ mình, khách hàng sẽ chọn ngân hàng nào có khả năng cung ứng nhiều hình thức dịch vụ hơn, giao dịch tiện lợi hơn. Vì vậy kinh doanh thẻ chính là một hướng đi đúng đắn cho các ngân hàng hiện đại để nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường…


2.1.1.6 Ưu điểm, nhược điểm của hình thức thanh toán thẻ tín dụng

a) Ưu điểm của hình thức thanh toán thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng ra đời đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của công nghệ ngân hàng hoà chung với sự phát triển về kinh tế- xã hội của thế giới, thẻ tín dụng đã phát huy vai trò tích cực của mình:

- Thứ nhất: góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Những nước phát triển thanh toán tiêu dùng bằng thẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các phương tiện thanh toán. Nhờ vậy mà khối lượng thanh toán cũng như áp lực tiền mặt trong lưu thông giảm đáng kể, từ đó làm giảm các chi phí vận chuyển, phát hành, kiểm kê tiền trong nền kinh tế, đồng thời giúp hạn chế được nạn tiền giả.

- Thứ hai: góp phần tăng nhanh tốc độ chu chuyển thanh toán. Hầu hết mọi giao dịch thẻ trong phạm vi quốc gia hay toàn cầu đều được thực hiện và thanh toán trực tuyến, vì vậy tốc độ chu chuyển thanh toán nhanh hơn nhiều so với những giao dịch sử dụng phương tiện thanh toán khác. Thay vì thực hiện giao dịch trên giấy tờ, với giao dịch thẻ mọi thông tin đều được xử lý qua hệ thống máy móc điện tử thuận tiện.

- Thứ ba: thực hiện chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước. Việc sử dụng thẻ được thực hiện thông qua mạng trực tuyến dưới sự kiểm soát của ngân hàng đã tạo điều kiện quan trọng cho việc kiểm soát khối lượng tiền giao dịch thanh toán của dân cư và của cả nền kinh tế, do đó giảm được các hoạt động kinh tế ngầm, đồng thời qua đó có thể tính toán được lượng tiền cung ứng, tăng cường tính chủ đạo của nhà nước trong nền kinh tế vĩ mô.


- Thứ tư: cải thiện môi trường văn minh thương mại, thu hút khách du lịch và đầu tư nước ngoài. Thanh toán bằng thẻ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc hội nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới trong lĩnh vực: tài chính ngân hàng thông qua các tổ chức thẻ quốc tế. Từ đó tạo ra môi trường văn minh thương mại thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài và khách du lịch. Thanh toán thẻ an toàn, hiệu quả, chính xác, nhanh chóng cũng sẽ tạo ra niềm tin đối với dân chúng vào hoạt động của hệ thống ngân hàng. Với tấm thẻ nhỏ trong tay, ta có thể thanh toán hàng hoá dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ. Trên toàn thế giới bằng bất kỳ loại tiền nào mà không phải trả thêm một khoản phụ phí nào.

- Không bị giới hạn bởi lượng tiền mang theo người, có thể giải quyết được những nhu cầu phát sinh đột xuất.

- Được cấp một hạn mức tín dụng để chi tiêu trước trả tiền sau (đây chính là tính tín dụng cúa sản phẩm).

- Có thể rút tiền mặt khi cần thiết tại các ngân hàng thanh toán thẻ hay tại các máy rút tiền tự động ATM ở khắp nơi trên thế giới.

- Có thể kiểm tra số, điểm ứng tiền mặt thông qua các thiết bị của NH.

- Được hưởng mộ số dịch vụ khác do NH phát hành và triển khai áp dụng cho chủ thẻ như: Dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ y tế, trợ giúp toàn cầu.

- An toàn về tài sản, chỉ duy nhất chủ thẻ được sử dụng và biết mật mã riêng (số PIN) để sử dụng, vì vậy an toàn trong quản ký tài chính của các đơn vị chấp nhận thẻ vì thông tin về giao dịch được lưu lại nên không thất thoát được tiền mặt cũng như tránh được tiền giả, giảm thiểu sự nhầm lẫn trong thanh toán.


b) Nhược điểm của thanh toán bằng thẻ tín dụng

Thanh toán bằng thẻ tín dụng đem lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng, lợi nhuận cho Ngân hàng và hiệu quả kinh tế- xã hội song sự việc nào cũng có mặt trái của nó. Thanh toán bằng thẻ tín dụng cũng có một số nhược điểm sau:


- Do thẻ tín dụng có giới hạn thanh toán nhất định nên khách hàng không thể rút tiền mặt hoặc mua sắm hàng hoá dịch vụ vượt quá giới hạn thanh toán của thẻ.

- Thẻ tín dụng không khuyến khích rút tiền mặt nên nếu rút tiền mặt tại các máy ATM khách hàng sẽ chịu một khoản phí nào đó.

- Sử dụng thẻ tín dụng bị giới hạn hơn sử dụng tiền mặt do thẻ tín dụng chỉ được sử dụng tại các đơn vị chấp nhận thẻ.

- Ngân hàng muốn thu hút được lợi nhuận thì phải phát hành được một số lượng thẻ đáng kể. Trong khi đó ngân hàng phát hành phải bỏ nhiều chi phí để sử dụng công nghệ thông tin, trang bị hệ thống ATM, thiết lập mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ và ngân hàng đại lý thanh toán thẻ.


2.1.1.7 Rủi ro thẻ tín dụng

Quyết định 493 Ngân hàng Nhà nước: Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ của mình theo cam kết.

Thông tư 02 Ngân hàng Nhà nước: Rủi ro tín dụng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.

Như vậy, rủi ro thẻ tín dụng chúng ta có thể hiểu là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết sau khi sử dụng thẻ tín dụng. Đối tượng chịu rủi ro là ngân hàng, chủ thẻ hoặc đơn vị chấp nhận thẻ. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thẻ tín dụng có thể đến từ các nguyên nhân tương tự như rủi ro tín dụng bởi bản chất là khoản vay của nó, ngoài ra do đặc thù hệ thống quản lý với sự tham gia của nhiều đối tượng chứ không riêng gì khách hàng và ngân hàng mà rủi ro thẻ tín dụng còn có thể đến từ một số nguyên nhân khác như sau:

- Rủi ro từ chủ thẻ:


+ Khách hàng không đủ khả năng thanh toán, dù là số tiền yêu cầu tối thiểu khi đến hạn thanh toán. Việc này có thể đến từ việc lạm chi khi khách hàng sở hữu quá nhiều thẻ tín dụng. Dư nợ quá hạn từ thẻ tín dụng vẫn được quản lý như dư nợ quá hạn của khoản vay thông thường theo quy định của NHNN.

+ Khách hàng làm giả hồ sơ để được phát hành thẻ tín dụng, thực hiện giao dịch khống.

- Rủi ro từ đơn vị chấp nhận thẻ:

+ Hành vi làm giả hồ sơ để ký hợp đồng làm đơn vị chấp nhận thẻ với ngân hàng để từ đó đánh cắp thông tin của khách hàng khi thực hiện giao dịch thông qua thẻ tín dụng tại đây.

+ Sửa số tiền giao dịch lớn so với thực tế khi chủ thẻ không để ý.

- Rủi ro từ hành vi gian lận bên ngoài: tội phạm công nghệ làm thẻ giả, sửa thông tin, sử dụng thiết bị đánh cắp thông tin chủ thẻ. Đánh cắp từ các giao dịch không xuất trình thẻ.

- Rủi ro từ ngân hàng:

+ Chính sách phát hành thẻ tín dụng không hợp lý, chỉ chú trọng mở rộng số lượng và tổng dư nợ để tăng doanh thu từ lãi mà ít quan tâm đến phí từ các sản phẩm, dịch vụ đem lại.

+ Chính sách phí, lãi áp dụng không phù hợp. Cụ thể, khi khách hàng được khuyến khích để mở thẻ tín dụng nhưng không được tư vấn rõ ràng về lãi suất và phí cũng như các vấn đề lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng và thời hạn thanh toán dẫn đến khi phí, lãi phát sinh khiến chủ thẻ mất khả năng thanh toán hoặc không đồng ý thanh toán.

+ Cán bộ kinh doanh thẻ không chấp hành đúng quy định về chính sách thẻ tín dụng, không thẩm định đầy đủ và chính xác hồ sơ đăng ký mở thẻ tín dụng của khách hàng, thậm chí còn tiếp tay cho khách hàng làm giả hồ sơ nhằm phát hành được thẻ cho mục đích đạt chỉ tiêu của mình. Các thẻ tín dụng được phát hành này dẫn đến nợ xấu phát sinh và không có hướng thu hồi, gây ra tổn thất cho ngân hàng.

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 22/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí