2.1.2 Lược khảo các nghiên cứu trước đây
Susan Muchiru (2008) qua bài viết một cuộc điều tra các yếu tố quyết định gian lận thẻ tín dụng ở Kenya, với mẫu nghiên cứu bao gồm 100 chủ thẻ tín dụng đã được chọn ngẫu nhiên; 50 chủ thẻ đã bị vỡ nợ và 50 chủ thẻ thanh toán đúng hạn. Thông qua kết quả phân tích hồi quy cho thấy bên cạnh các yếu tố nhân khẩu học của các đối tượng khảo sát như giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn…Thì 03 biến số tài chính mà tác giả cho thấy có ảnh hưởng lớn nhất đến rủi ro thẻ tín dụng xuất phát từ khả năng thanh toán của chủ thẻ là:
- Tỷ lệ giữa mức thanh toán bắt buộc tối thiểu với thu nhập hộ gia đình;
- Tỷ lệ phần trăm của tổng hạn mức tín dụng đã được người tiêu dùng sử dụng;
- Số thẻ tín dụng mà người tiêu dùng đã dược đạt đến giới hạn cho vay;
Cumhur Erdem (2008) trong bài các nhân tố ảnh hưởng đến vỡ nợ thẻ tín dụng và ý định sử dụng thẻ ở Thổ Nhĩ Kỳ, Tác giả đã tiến hành nghiên cứu 520 khách hàng sử dụng thẻ tín dụng trong TP Tokat ở Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách phỏng vấn trực tiếp. Và kết quả phân tích thống kê tổng quan của các biến cho thấy rằng các mẫu quan sát sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán 55% chi tiêu tiêu dùng của họ, thu nhập trung bình của gia đình, các quan sát là 1000 USD, nữ chiếm 23% trong mẫu quan sát; hầu như toàn bộ mẫu đều đã có gia đình, tốt nghiệp trung học hay đại học và có công việc ổn định. Mức dư nợ trung bình mỗi thẻ là 470 USD và trung bình trong 06 tháng gần nhất, họ không thanh toán thẻ 01 – 02 lần. Bài nghiên cứu của ông cũng thể hiện rằng vỡ nợ thẻ tín dụng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố:
- Tỷ lệ tổng dư nợ trên thu nhập trung bình
- Thu nhập trung bình
- Thanh toán cho chi tiêu bằng thẻ tín dụng
Có thể bạn quan tâm!
- Hạn chế rủi ro thẻ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á - 1
- Hạn chế rủi ro thẻ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á - 2
- Ưu Điểm, Nhược Điểm Của Hình Thức Thanh Toán Thẻ Tín Dụng
- Phân Tích Và Xác Định Nguyên Nhân Rủi Ro Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Nam Á
- Rủi Ro Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Nam Á
- Các Đối Tượng Mất Khả Năng Thanh Toán Thẻ Tín Dụng
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Lee, Lin và Chen (2011) trong bài một phân tích thực nghiệm về rủi ro quá hạn thẻ tín dụng của khách hàng tại các NHTM vừa và nhỏ ở Đài Loan. Các tác giả đã tiến hành phân tích thực nghiệm trên 612 thẻ tín dụng về khả năng nợ quá hạn của chủ thẻ tín dụng đối với các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ tại Đài Loan.
Nghiên cứu tập trung vào thông tin chủ thẻ cũng như mối quan hệ giao dịch giữa chủ thẻ với NH phát hành nhầm mục đích xác định các đại lượng tác động đến nợ quá hạn của các chủ thẻ. Dựa trên số liệu thu được, các tác giả chứng minh được rằng rủi ro thẻ tín dụng xuất phát từ nợ quá hạn của chủ thẻ tín dụng. Tác động của các nhân tố:
- Mức ổn định của nghề nghiệp
- Tình trạng sử dụng thẻ
- Khối lượng tín dụng quay vòng
- Hạn mức tín dụng của thẻ
- Hệ số sử dụng thẻ
- Tình trạng vay nợ từ các NH khác
Alexandra Schwarz (2011) qua bài đo lường, giám sát và dự báo rủi ro thẻ tín dụng, dựa trên một bộ dữ liệu lớn về lịch sử thanh toán cá nhân, nghiên cứu này điều tra và tìm ra giải pháp khả thi cho vấn đề rủi ro thẻ tín dụng. Định nghĩa về rủi ro thẻ tín dụng được đề xuất dựa trên số tiền đến hạn phải trả và kết quả thu được của danh mục nợ phải thu. Hơn nữa, để đánhh giá hiệu quả thanh toán cá nhân trong giai đoạn tín dụng, các chỉ số giám sát và dự báo được đưa ra. Kết quả thực nghiệm cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng rủi ro thẻ tín dụng gồm:
- Số tiền đến hạn phải trả
- Kết quả thu nợ
- Chỉ số giám sát và dự báo
Chia-Chi Lee và cộng sự (2011) đã xây dựng mô hình hồi quy để đánh giá rủi ro quá hạn của chủ sở hữu thẻ tín dụng. Kết quả có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi quá hạn của chủ thẻ tín dụng để cung cấp cho NH phát hành thẻ một tham chiếu ra quyết định trong việc điều tra các đặc điểm liên quan của chủ thẻ TD và chất lượng mối quan hệ của chủ thẻ TD với NH. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cung cấp cho NH phát hành thẻ tín dụng tham chiếu thực hành của ứng dụng về quyết định quản lý rủi ro. Tổng quan sát là 612 hồ sơ, kết quả nghiên cứu cho thấy nợ quá hạn của chủ thẻ chịu tác động bởi các yếu tố:
- Nghề nghiệp
- Thu nhập hàng tháng
- Tình trạng sử dụng thẻ
- Tỷ lệ thanh toán
- Hệ số ứng tiền mặt
- Lãi suất tín dụng
- Khối lượng tín dụng quay vòng
- Dư nợ tại NH
- Hệ số rủi ro do NH quy định
- Thời gian sử dụng thẻ bình quân
- Tỷ số giữa số dư khả dụng với hạn mức tín dụng
- Hạn mức tín dụng
- Tỷ lệ thất nghiệp
- Tỷ lệ tăng trưởng tổng số tài khoản thẻ tín dụng
R. Shenbaga valli (2012) qua bài phân tích rủi ro của chủ thẻ tín dụng đã kết luận rằng thanh toán đúng hạn thẻ tín dụng, tỷ lệ thanh toán thẻ tín dụng và lãi suất là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến rủi ro thẻ tín dụng.
Florentin Butaru và các cộng sự (2016) trong bài rủi ro và quản trị rủi ro trong phát triển thẻ tín dụng giúp xem xét toàn diện các yếu tố tác động đến rủi ro thẻ tín dụng tại 6 ngân hàng thương mại tại Mỹ giai đoạn 01/2009 – 12/2013. Tác giả phân tích và so sánh việc vận hành và quản trị các yếu tố rủi ro và những kết quả này cho thấy sự cần thiết phải tùy chỉnh tiếp cận với các tổ chức tài chính giám sát và điều tiết, trong đó tỷ lệ vốn, dự phòng tổn thất và các thông số khác được chỉ định riêng cho từng tổ chức theo các dự báo và mô hình rủi ro tín dụng trong việc phát triển thẻ tín dụng.
Qua các nghiên cứu, ta có thể tổng kết việc quản trị rủi ro thẻ tín dụng được nghiên cứu dựa trên các yếu tố liên quan đến chủ thẻ là cá nhân, điều này dễ hiểu bởi đối tượng sử dụng thẻ tín dụng nhiều nhất là cá nhân do nhu cầu tín dụng nhỏ và liên tục. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thẻ tín dụng thường thu thập được là giới
tính, nghề nghiệp, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập…Và các yếu tố khác nằm ngoài cá nhân khách hàng như tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất,…
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Trong bài nghiên cứu này số liệu được thu thập là số liệu thứ cấp từ hệ thống quản lý thông tin do Trung Tâm Thẻ NamABank quản lý trong giai đoạn 2013 – 2018. Dữ liệu được chọn lọc từ 1000 chủ thẻ tín dụng tại 50 chi nhánh và phòng giao dịch của NamABank.
2.2.2 Phương pháp phân tích
Bài nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng rủi ro thẻ tín dụng tại NamABank thông qua phương pháp thống kê mô tả dữ liệu thứ cấp đã được xử lý và phân tích so sánh, đánh giá dựa trên kinh nghiệm của các nghiên cứu tham khảo trước đó.
Tóm tắt chương 2
Trong chương này, tác giả trình bày về cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. Cụ thể, các khái niệm được đề cập về rủi ro, thẻ tín dụng và rủi ro thẻ tín dụng. Bên cạnh đó, các đặc điểm cơ bản của thẻ tín dụng cũng được đề cập nhằm cung cấp nhìn nhận tổng quan và chính xác về thẻ tín dụng và rủi ro thẻ tín dụng. Các nghiên cứu tham khảo từ các đề tài trước đó cung cấp cơ sở về các rủi ro thẻ tín dụng nào cần được xem xét.
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN NGÂN HÀNG TMCP NAM Á
3.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Nam Á2
3.1.1 Lịch sử hình thành
Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) chính thức hoạt động từ ngày 21/10/1992, là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng được ban hành năm 1990, trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành đổi mới kinh tế. Qua 25 năm hoạt động, cơ sở vật chất, công nghệ thông tin và mạng lưới của NamABank ngày càng được mở rộng, đời sống cán bộ nhân viên ngày càng được cải thiện, uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao.
Từ những ngày đầu hoạt động, NamABank chỉ có 3 Chi nhánh với vốn điều lệ 5 tỷ đồng và gần 50 cán bộ nhân viên. Đến nay, qua những chặng đường phấn đấu đầy khó khăn và thách thức, NamABank không ngừng lớn mạnh với mạng lưới gồm 69 điểm giao dịch trên cả nước. So với năm 1992, vốn điều lệ hiện nay tăng hơn 600 lần, số lượng cán bộ nhân viên tăng hơn 30 lần, phần lớn là cán bộ trẻ, năng động, được đào tạo chính quy trong và ngoài nước, có năng lực chuyên môn cao.
Mục tiêu hiện nay của NamABank là phấn đấu thành một trong những ngân hàng hiện đại, hàng đầu của Việt Nam trên cơ sở phát triển nhanh, vững chắc, an toàn và hiệu quả và không ngừng đóng góp cho sự phát triển kinh tế chung của xã hội.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức Hội đồng quản trị
Hội đồng Quản trị có vai trò xây dựng chiến lược tổng thể và định hướng lâu dài cho Ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho Ban Điều hành. Hội đồng Quản trị chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ban Điều hành thông qua một số hội đồng và ban chuyên môn do Hội đồng quản trị thành lập.
2 Căn cứ theo thông tin và báo cáo tài chính đã được kiểm toán tại Website: Namabank.com.vn
Ban điều hành
Ban Điều hành gồm Tổng Giám đốc có trách nhiệm điều hành chung và các Phó Tổng Giám đốc trợ giúp cho Tổng Giám đốc. Ban Điều hành có chức năng trực tiếp điều hành mọi hoạt động Ngân hàng cũng như cụ thể hóa chiến lược tổng thể và các mục tiêu do Hội đồng Quản trị đề ra bằng các kế hoạch kinh doanh, tham mưu cho Hội đồng Quản trị về các vấn đề về chiến lược, chính sách.
Ban kiểm soát
Ban Kiểm soát có vai trò kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng về khả năng tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý của ngành Ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ của NamABank. Qua đó, đánh giá chất lượng điều hành và hoạt động của từng Đơn vị, tham mưu cho Ban Điều hành cũng như đề xuất khắc phục yếu kém, đề phòng rủi ro nếu có.
Hội đồng tín dụng và đầu tư
Thành lập từ ngày 23/04/2003, hiện nay có 7 thành viên. Hội đồng này là cơ quan cấp cao nhất về quản lý hoạt động tín dụng, thực hiện xét duyệt cho vay và bảo lãnh đối với các món tiền vượt quá 5% vốn điều lệ. Xét duyệt các phương án đầu tư hợp tác, góp vốn liên doanh với các đơn vị khác. Kiểm tra, đôn đốc, xem xét, xử lý việc thu hồi vốn và nợ quá hạn.
Hội đồng xử lý kỷ luật
Thành lập từ ngày 06/06/2003, hiện nay có 6 thành viên. Tham vấn cho Tổng Giám Đốc trong việc xử lý kỷ luật cán bộ nhân viên vi phạm kỷ luật trong hệ thống Ngân hàng Nam Á. Nhiệm vụ chính là tiếp nhận hồ sơ cán bộ nhân viên vi phạm kỷ luật từ các đơn vị gửi về; tiến hành thu thập thông tin, xem xét, đánh giá mức độ vi phạm kỷ luật của nhân viên vi phạm và kiến nghị hình thức xử lý kỷ luật. Tham gia
giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến các hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ nhân viên.
Hội đồng Nhân sự và Tiền lương
Thành lập từ ngày 06/06/2003, hiện nay có 6 thành viên. Thực hiện dự thảo quy chế hoạt động Hội đồng Nhân sự và Tiền lương của Ngân hàng TMCP Nam Á trình Chủ tịch HĐQT ban hành.
Hội đồng xử lý tài sản
Thành lập từ ngày 12/06/2003, Hội đồng Quản lý tài sản hiện nay có 8 thành viên, thực hiện công tác tham vấn, đề xuất ý kiến cho Hội đồng Quản trị, Tổng Giám Đốc trong việc tổ chức quản lý, sử dụng, mua bán có hiệu quả các tài sản của NamABank, tài sản xử lý nợ hoặc các tài sản liên quan khác trong hệ thống Ngân hàng.
Hội đồng xử lý rủi ro
Thành lập từ ngày 09/07/2003, hiện nay có 6 thành viên. Xem xét việc phân loại tài sản “có” trích lập dự phòng rủi ro của quý hiện hành do Tổng Giám Đốc thực hiện. Xem xét báo cáo tình hình theo dõi sao kê và thực hiện thu hồi nợ đối với những rủi ro đã được xử lý. Quyết định xử lý rủi ro và phương án thu hồi nợ; đồng thời xuất trình HĐQT sử dụng dự phòng để xử lý các khoản nợ vay không khả năng thu hồi.
Ban Tài chính kiểm soát
Thành lập từ ngày 15/08/2003, hiện nay có 5 thành viên. Thực hiện công tác giám sát, theo dõi, kiểm tra, kiểm toán nguồn vốn, sử dụng vốn và kết quả hoạt động kinh doanh. Thu thập số liệu để báo cáo và tham vấn, đề xuất ý kiến cho HĐQT trong việc quyết định kế hoạch chi tiêu, mua sắm tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh.
3.1.3 Quy mô
Tính đến cuối Quý I năm 2018, một vài số liệu sau phản ánh về quy mô của NamABank:
- Tổng tài sản: 56.236 tỷ đồng.
- Dư nợ cho vay: 36.657 tỷ đồng.
- Huy động vốn: 41.187 tỷ đồng.
- Vốn điều lệ: 3.021 tỷ đồng
- Thu nhập lãi ròng: 335 tỷ đồng
- Lợi nhuận sau thuế: 121 tỷ đồng
Qua các số liệu trên ta có thể thấy quy mô của NamABank vẫn thuộc nhóm ngân hàng TMCP nhỏ và hiệu quả kinh doanh còn thấp, minh chứng qua chỉ số ROA rất thấp (ở mức 0,596%).
3.1.4 Thương hiệu
Ngày nay, thương hiệu là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư cũng như khách hàng cho rằng, một công ty có uy tín, thương hiệu trên thị trường sẽ mang đến những cơ hội đầu tư tốt hơn, an toàn hơn, có tác động lớn hơn đối với khách hàng trong quá trình quyết định đầu tư hay lựa chọn sử dụng sản phẩm dịch vụ. Điều này càng đúng trong lĩnh vực ngân hàng. Bởi đây là ngành dịch vụ đặc biệt, kinh doanh dựa trên chữ tín và niềm tin.
Đó cũng là lý do nhiều tổ chức định giá thương hiệu nước ngoài uy tín (như Brand Finance, Media Tenor, Nielsen, The Banker, Forbes…) cũng như một số tổ chức trong nước (như Vietnam Report …) thường xuyên có báo cáo đánh giá độc lập, chuyên sâu về giá trị thương hiệu trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.
Nhận thấy được tầm quan trọng của yếu tố thương hiệu, Ban lãnh đạo của NamABank đã có những hành động để tăng yếu tố nhận diện của ngân hàng đối với khách hàng, cụ thể như sau: đổi toàn bộ địa điểm hoạt động của Chi nhánh và PGD có mặt tiền nhỏ hơn 08 mét, trừ một vài địa điểm đặc thù; thay toàn bộ bảng hiệu theo phông chữ mới; đồng phục của CBNV được thiết kế để làm nổi bật và tạo ấn