Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quá Trình Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Các Trung Tâm Gdtx, Tỉnh Thái Nguyên

Vì vậy, các trung tâm GDTX cần phối hợp triển khai đồng bộ các biện pháp trên, bên cạnh đó cần nhận thức được vai trò của việc thành lập tổ pháp chế trong Trung tâm để triển khai các hoạt động tổ chức Ngày Pháp luật, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành thuộc lĩnh vực giáo dục, chú trọng các văn bản liên quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của nhà giáo, người học, cán bộ quản lý trong ngành giáo dục.

* Thông qua hình thức phỏng vấn cán bộ giáo viên các trung tâm GDTX đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả GDPL:

- Thành lập tổ pháp chế, phân công người phụ trách riêng, xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể các hoạt động GDPL theo năm học

- Đầu tư thêm kinh phí cho công tác GDPL.

- Lồng ghép các hoạt động GDPL vào các phong trào thi đua của lớp, của trung tâm.

- Lồng ghép giáo dục pháp luật vào các môn học chính khóa, các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn thanh niên.

- Tích cực tổ chức các hoạt động ngoại khóa GDPL.

- Phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác GDPL cho học sinh.

2.2.7. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục pháp luật cho học sinh các trung tâm GDTX, Tỉnh Thái Nguyên

Giống như các chương trình giáo dục khác, giáo dục pháp luật cho học sinh cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố.

*Về phía học sinh: Để khảo sát về vấn đề này, tác giả đã sử dụng câu hỏi 7 - Phụ lục 1. Thu được kết quả như sau:

Bảng 2.13. Đánh giá của học sinh về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến GDPL

STT

Yếu tố

Ý kiến học sinh

Tỷ lệ (%)

1

Biến đổi về tâm sinh lý của học sinh

110

61,1

2

Bạn bè

150

83,3

3

Gia đình

40

22,2

4

Xã hội

125

69,4

5

Giáo viên chủ nhiệm

55

30,5

6

Giáo viên dạy môn GDCD

67

37,2

7

Cán bộ quản lý trong Trung tâm

35

19,4

8

Đoàn thanh niên

47

26,1

9

Mạng internet

145

80,5

10

Phong trào thi đua của lớp

80

44,4

11

Kiểm tra, đánh giá

20

11,1

12

Khen thưởng, kỷ luật

40

22,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Giáo dục pháp luật cho học sinh các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Tỉnh Thái Nguyên - 9

Qua biểu đồ trên ta thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục pháp luật cho học sinh. Tuy nhiên, theo ý kiến của học sinh các trung tâm GDTX thì yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đó là yếu tố: Bạn bè (83,3%), mạng internet (80,5%), xã hội (69,4). Khi học tập tai trường, bạn bè là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến tất cả các hoạt động học tập cũng như vui chơi của các em. Bên cạnh đó, hiện nay trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, mạng internet đã ảnh hưởng rất lớn đến các em, có rất nhiều vụ án đánh nhau, cướp của giết người liên quan đến học sinh do xem quá nhiều các loại phim ảnh bạo lực, các loại trò chơi bạo lực trên mạng internet, dẫn đến không làm chủ được bản thân. Ngoài ra, còn phải kể đến yếu tố xã hội. Xã hội hiện nay hết sức phức tạp, có rất nhiều ngành nghề kinh tế, chạy đua theo lợi nhuận bất chấp thủ đoạn lừa lọc, lợi dụng các em học sinh.

Một số các yếu tố khác cũng ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục pháp luật cho học sinh đó là: Các phong trào thi đua của lớp, giáo viên chủ nhiệm hay giáo viên dạy giáo dục công dân, đoàn thanh niên, khen thưởng kỷ luật...

* Về phía cán bộ giáo viên

Để khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến GDPL, tác giả đã sử dụng câu hỏi 4 - Phụ lục 2. Thu được kết quả như sau:

Bảng 2.14. Đánh giá của cán bộ giáo viên về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến GDPL

STT

Yếu tố

Ý kiến

CBGV

Tỷ lệ (%)

1

Biến đổi về tâm sinh lý của học sinh

54

60

2

Bạn bè

87

96,7

3

Gia đình

46

51,1

4

Xã hội

84

93,3

5

Giáo viên chủ nhiệm

54

60

6

Giáo viên dạy môn GDCD

55

61,1

7

Cán bộ quản lý trong Trung tâm

31

34,4

8

Đoàn thanh niên

42

46,7

9

Mạng internet

86

95,6

10

Phong trào thi đua của lớp

45

50

11

Kiểm tra, đánh giá

46

51,1

12

Khen thưởng, kỷ luật

40

44,4


Qua biểu đồ cho thấy:

- Cán bộ giáo viên trung tâm đánh giá cao mức độ ảnh hưởng của các yếu tố: Mạng internet (95,6 %), yếu tố xã hội (93,3 %), yếu tố bạn bè (96,7 %) đến GDPL cho học sinh.

- Đánh giá ở mức độ trung bình ảnh hưởng của các yếu tố: Biến đổi về tâm sinh lý của học sinh (60 %), gia đình (51,1 %), giáo viên chủ nhiệm (60

%), giáo viên dạy môn GDCD (61,1 %) đến GDPL cho học sinh.

- Đánh giá ở mức thấp hơn sự ảnh hưởng của các yếu tố: Cán bộ quản lý trong Trung tâm (34,4 %), đoàn thanh niên (46,7 %), phong trào thi đua của lớp (50 %), kiểm tra, đánh giá (51,1 %), khen thưởng, kỷ luật (44,4 %) đến GDPL cho học sinh.

2.3. Đánh giá chung về thực trạng

Từ những kết quả trên, căn cứ vào các tiêu chí đánh giá có thể khẳng định hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh trong các trung tâm giáo dục thường xuyên thời gian qua còn thấp. Ngoài do những hạn chế về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, chủ thể, nội dung, phương pháp, phương tiện giáo dục pháp luật cho học sinh, nguyên nhân của tình trạng trên còn xuất phát từ nhận thức hạn chế của các chủ thể về vị trí, vai trò của quá trình giáo dục pháp luật trong sự nghiệp giáo dục, do sự tác động nhiều chiều của điều kiện xã hội, do tác động ngược chiều của thực tiễn pháp luật, do ảnh hưởng tiêu cực của điều kiện, hoàn cảnh gia đình, thiếu sự kết nối giữa nhà trường - gia đình - xã hội, sự ảnh hưởng của nhóm bạn bè tiêu cực, thiếu sân chơi lành mạnh và kinh phí dành cho các hoạt động giáo dục trong các trung tâm còn rất khiêm tốn.

Kết luận chương 2


Qua phân tích kết quả khảo sát thực trạng GDPL các trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên, tác giả rút ra một số kết luận sau:

Các trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên dưới sự lãnh đạo của Sở GD&ĐT Thái Nguyên, đã thực hiện triển khai tốt công tác pháp chế tại đơn vị. Hầu hết các trung tâm đã thành lập được tổ pháp chế.

Toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh các trung tâm GDTX bước đầu đã nhận thức được tầm quan trọng của quá trình GDPL.

Quá trình GDPL bước đầu đã đã được triển khai thông qua các hoạt động thường xuyên và định kỳ tại đơn vị và có sự phối hợp chặt chẽ giữa trung tâm với cán bộ địa phương và gia đình học sinh trong công tác quản lý, giáo dục pháp luật.

Tuy nhiên, quá trình giáo dục pháp luật vẫn còn tốn tại nhiều hạn chế: Nguồn kinh phí đầu tư thấp, đội ngũ cán bộ giáo viên chuyên trách cho công tác GDPL thiếu, số lượng học sinh ít, các hoạt động ngoại khóa chưa được tổ chức thường xuyên.

Vì vậy, để quá trình GDPL hoạt động hiệu quả cần có sự quản lý, chỉ đạo sát sao của ban Giám đốc tới tổ pháp chế các trung tâm, sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh, giữa trung tâm với gia đình và chính quyền địa phương. Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa và lồng ghép GDPL vào các môn học.

Kết quả khảo sát chương 2 là cơ sở thực tiễn để tác giả đề xuất các biện pháp giáo dục pháp luật ở chương 3 góp phần nâng cao hiệu quả GDPL

Chương 3

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục pháp luật cho học sinh

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của hoạt động giáo dục là nguyên tắc yêu cầu hoạt động giáo dục bắt buộc phải có mục đích và phải được định hướng theo mục đích ấy trong suốt quá trình hoạt động giáo dục diễn ra.

Mục đích luôn là một yếu tố quan trọng đối với tất cả các hoạt động, đặc biệt là đối với hoạt động giáo dục. Nó bảo đảm cho cả quá trình hoạt động đi đúng hướng, không có những bước đi sai lầm hoặc thừa thãi. Nếu hoạt động giáo dục không có mục đích thì chẳng khác gì con tàu đi trên biển mà không có la bàn.

Xác định được mục đích cho hoạt động quả rất quan trọng nhưng việc dùng mục đích đó để định hướng xuyên suốt trong quá trình hoạt động giáo dục diễn ra cũng quan trọng không kém.

Vì vậy khi xây dựng các biện pháp giáo dục pháp luật cho học sinh trường THPT phải xác định đúng các mục đích. Mục đích của các biện pháp GDPL học sinh là đồng thời quán triệt cả 4 phương diện: Nhận thức, thái độ, hành vi và kỹ năng [7]

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Tất cả các lý thuyết nói chung đều mang tính chất lý luận và được tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ nhiều cơ sở khác nhau nên khi áp dụng vào một trường học cụ thể thì lại phải hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện thực tiễn của

trường đó. Các biện pháp giáo dục pháp luật cho học sinh phải dựa trên thực tiễn giáo dục của nhà trường, của địa phương.

Việc xây dựng các biện pháp GDPL cho học sinh các trung tâm GDTX phải dựa trên cơ sở thực tiễn chương trình giáo dục tại trung tâm và hoạt động dạy học, làm cho nó phù hợp với những đặc điểm, điều kiện, yêu cầu thực tiễn ở cấp học phổ thông, vừa hướng vào việc cải biến thực trạng GDPL.

Như vậy, tính thực tiễn đảm bảo cho các nội dung GDPL tồn tại dưới dạng môn học, là tri thức của một lĩnh vực khoa học nhất định. Xây dựng biện pháp GDPL cho học sinh các trung tâm GDTX phù hợp với đặc điểm và điều kiện thực tiễn là con đường cơ bản nhằm GDPL cho học sinh một cách hiệu quả nâng cao chất lượng giáo dục.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Tính hệ thống là một trong những nguyên lý cơ bản trong lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nó xem xét mọi sự vật hiện tượng trên thế giới vật chất và tinh thần tồn tại, vận động và phát triển trong một chỉnh thể thống nhất và toàn vẹn.

Tính liên tục thể hiện quá trình từ nhận thức đến tình cảm, hành động của học sinh, từ cấp nhỏ đến cấp lớn, từ nhận thức trong môn học đến hoạt động ngoài xã hội. Trong quá trình GDPL phải chuẩn bị một hệ thống tri thức GDPL cần và đủ để đảm bảo cho học sinh được GDPL một cách liên tục.

Cũng như những nội dung giáo dục khác, GDPL cho học sinh các trung tâm GDTX phải đảm bảo tính hệ thống. Hai tính chất trên đây phải được đảm bảo trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau tức là mọi tri thức, hiểu biết, thái độ, niềm tin, tình cảm của người học về nội dung PL phải trở thành lối sống tích cực của chủ thể.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi biện pháp giáo dục pháp luật cho học sinh đưa ra phải được sự đồng thuận của các cấp quản lý giáo dục, của địa phương, của cha mẹ học sinh, của học sinh và đặc biệt là sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, giáo viên, các tổ chức trong nhà trường.

3.1.5. Nguyên tắc giáo dục pháp luật đảm bảo tính khoa học và tính giáo dục.

Trong GDPL hai nguyên tắc này thống nhất và có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tính khoa học thể hiện ở mức độ xác thực, đúng đắn của tri thức pháp luật, nó sẽ giúp cho cá nhân tiếp nhận tri thức pháp luật như một vấn đề khoa học. Tính giáo dục có được bởi bản thân tri thức PL như một vấn đề khoa học. Tính giáo dục có được bởi bản thân tri thức PL có luận cứ khoa học và tính định hướng mục tiêu rõ ràng làm cho cá nhân có thái độ, hành vi và thói quen tự nguyện thực hiện. Đảm bảo sự thống nhất này khắc phục được tình trạng đưa những nội dung GDPL một cách máy móc, áp đặt, gò ép hay tình trạng học ít có tác dụng giáo dục

3.2. Các biện pháp giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho các lực lượng GDPL

* Mục tiêu

Giúp cho các lực lượng tham gia vào quá trình GDPL có hiểu biết sâu sắc về vai trò, mục đích, ý nghĩa của quá trình GDPL đối với việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh, qua đó nhằm phát huy sức của các lực lượng giáo dục pháp luật.

* Nội dung và cách thức thực hiện

Để nâng cao hiệu quả của GDPL, chúng tôi thấy cần thiết phải nâng cao trình độ nhận thức cho các lực lượng tham gia vào quá trình GDPL. Giúp các chủ thể GDPL phải nhận thức được tầm quan trọng của GDPL cũng như vai trò và trách nhiệm của mình trong quá trình GDPL. Cụ thể:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/01/2023