Tích Hợp Gdpl Trong Các Môn Học Chiếm Ưu Thế

- Về phía Bộ giáo dục: Cần có kế hoạch bồi dưỡng hàng năm cho CBGV hoạt động trong lĩnh vực GDPL. Điều chỉnh nội dung chương trình môn GDCD cho phù hợp với thực tiễn dạy học.

- Về phía Sở GD: Cần có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ giáo viên làm công tác GDPL và đặc biệt là giáo viên GDCD. Phòng Pháp chế và công tác học sinh sinh viên cần tăng cường triển khai và tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật tới các trường học và trung tâm.

- Về phía các Trung tâm GDTX: Cần tăng cường hoạt động của tổ pháp chế trong các trung tâm, thường xuyên đề ra các chương trình hoạt động GDPL, xây dựng nội quy, quy chế học sinh, quản lý tốt mọi hoạt động pháp luật của cán bộ giáo viên và học sinh.

Ngoài ra Ban giám đốc các trung tâm phải thường xuyên quán triệt công tác GDPL tới toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh, qua đó giúp họ nhận thức rõ trách nhiệm và quyền lợi của bản thân đối với sự nghiệp GD&ĐT. Bên cạnh đó, cần có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời các hoạt động vi phạm nội quy trung tâm.

- Về phía Ban chấp hành công đoàn các trung tâm GDTX: Thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa, lồng ghép các hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho cán bộ giáo viên và học sinh. Ngoài ra nên tham mưa với Ban giám đốc các trung tâm đầu tư kinh phí để quá trình GDPL hoạt động hiệu quả.

- Đoàn thanh niên: Cần quán triệt, phát động các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, thi tìm hiểu luật an toàn giao thông.... rộng rãi đến toàn thể đoàn viên thanh niên trong đơn vị, phối hợp với các ban ngành khác tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

Các cấp chính quyền và tổ chức xã hội địa phương ủng hộ và tạo điều kiện cụ thể như chính sách, chế độ khuyến khích những hoạt động này, kết hợp mục đích GDPL trong các phong trào và hoạt động xã hội.

3.2.2. Đổi mới phương pháp GDPL

* Mục tiêu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Để nâng cao chất lượng GDPL trong các trung tâm GDTX thì việc đổi mới phương pháp giáo dục là một vấn đề mang tính cấp thiết. Việc đổi mới phương pháp giáo dục sẽ tạo ra động lực để chủ thể GDPL và đối tượng GDPL phát huy được hết tiềm năng và trí tuệ của mình. Qua đó tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu tri thức pháp luật tốt hơn, rèn luyện hành vi và kỹ năng thực hiện pháp luật.

* Nội dung và cách thức thực hiện

Giáo dục pháp luật cho học sinh các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Tỉnh Thái Nguyên - 10

Kết quả khảo sát ở chương 2 cho thấy: Các trung tâm GDTX đã triển khai rất đa dạng các phương pháp GDPL. Tuy nhiên phần lớn vẫn sử dụng các phương pháp truyền thống như diễn giảng, thuyết trình mang nặng tính lý thuyết, hàn lâm, chưa kích thích hành vi sự sáng tạo của học sinh. Vì vậy, để đổi mới phương pháp GDPL cho học sinh cần phải lưu ý một số điểm sau:

- Phải coi trọng thực hành, tránh lối giáo dục thiên về lý thuyết, khô khan, xa rời thực tế, phải xuất phát từ thực tế cuộc sống và vốn sống của bản thân học sinh.

- Tôn trọng quy luật của nhận thức là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến hoạt động thực tiễn.

- Phương pháp giáo dục pháp luật hướng tới mục tiêu vì học sinh và phát huy nhân tố của học sinh. Đồng thời phương pháp đó cần khơi gợi sự say mê học tập, khám phá chân lý của học sinh.

- Phải xuất phát từ mục tiêu, nội dung của môn học, gắn liền với nội dung môn học và phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh.

- Tăng cường sử dụng các phương tiện hiện đại (máy chiếu, băng, đĩa, hình, phương tiện nghe, nhìn...) trong GDPL.

- Sử dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại coi người học là trung tâm. Tùy theo từng bài học mà giáo viên phải chọn phương pháp cho phù hợp.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy môn GDCD. Quá trình dạy môn GDCD phải tạo ra được sự tác động qua lại giữa vốn kinh nghiệm sẵn có của người học theo quy trình: Nêu chủ đề, tìm chọn thông tin, tự xác định mục tiêu và ý nghĩa của vấn đề, trao đổi nhóm, đối chiếu giữa vấn đề tham khảo với nội dung học vấn trong chương trình. Qua đó, giúp học sinh lĩnh hội được cái mới cao hơn và hình thành hệ thống giá trị mới trong mỗi học sinh. Phương pháp dạy học GDCD phải phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học. Học sinh cần được tích cực hoạt động để tự hoạt động và chiếm lĩnh các tri thức, kỹ năng mới hình thành các thái độ tích cực với sự hướng dẫn giúp đỡ của giáo viên.

Vậy đổi mới phương pháp GDPL cần tập trung vào hướng rèn luyện tư duy sáng tạo, bồi dưỡng ý chí vươn lên, năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh

* Điều kiện thực hiện biện pháp

Ban giám đốc tạo điều kiện để cán bộ phụ trách GDPL tham gia tập huấn các lớp bồi dưỡng về phương pháp giáo dục pháp luật

3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức GDPL

* Mục tiêu

Đa dạng hóa các hình thức GDPL nhằm kết nối tri thức với đời sống, giúp các em học sinh có điều kiện trải nghiệm kiến thức trong thực tiễn cuộc sống, tiếp thu tri thức pháp luật tốt hơn.

* Nội dung và cách thực hiện

Cũng dựa trên kết quả khảo sát ở chương 2 cho thấy: Học sinh các trung tâm GDTX đã được phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hình thức phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, hầu hết ở các trung tâm đều tập trung vào một số hình thức như: Tuyên truyền miệng, thông qua môn học, thông qua các buổi sinh hoạt lớp.... nên công tác GDPL chưa đạt được hiệu quả cao. Vì vậy, để nâng cao chất lượng GDPL cần phải:

- Thứ nhất, đa dạng hóa các hình thức GDPL, mở rộng và tăng cường các hoạt động ngoại khóa. Cần xây dựng và mở rộng hình thức tìm hiểu pháp luật trên phát thanh hoặc truyền hình, xây dựng trang web riêng về công tác giáo dục pháp luật để học sinh có thể cập nhật thông tin, trao đổi, bàn luận và tìm hướng giải quyết cho những vấn đề bức xúc trong đời sống pháp luật, giao lưu, tôn vinh gương người tốt việc tốt thông qua kênh thông tin báo chí, truyền hình, từ đó tác động mạnh mẽ tới tâm tư, tình cảm của các em.

- Thứ hai, giáo dục pháp luật cho các em thông qua các hoạt động thực tiễn. Giáo dục quyền và nghĩa vụ lao động bằng cách đưa các em đến các cơ sở sản xuất, đến các vùng quê để tham gia lao động, đưa các em đến trung tâm cai nghiện khi giáo dục các em sự nguy hiểm của ma túy và phối hợp với cán bộ ở trung tâm hướng dẫn các em cách phòng tránh ma túy, đưa các em đi thăm hỏi gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, gia đình có nạn nhân chất độc màu da cam để giáo dục các em biết yêu Tổ quốc, yêu hòa bình và luôn hành động vì mục tiêu đó… Đa dạng hóa và chuyên sâu hình thức giáo dục pháp luật qua phương tiện thông tin đại chúng bằng việc xây dựng và phát sóng chương trình truyền hình riêng dành cho học sinh.

- Thứ ba, kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức; Lồng ghép hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật với các cuộc vận động, các hoạt động ngoại khóa và các phong trào thi đua lớn của ngành giáo dục [11]

- Thứ tư, cần lồng ghép việc phổ biến, giáo dục pháp luật tại các buổi sinh hoạt đầu giờ, sinh hoạt lớp, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, tổ chức hội thảo, tọa đàm về trách nhiệm của học sinh và cán bộ giáo viên trong đấu tranh phòng chống tội phạm Xây dựng và phát huy phương châm mỗi học sinh là một tuyên truyền viên trong cộng đồng. Tổ chức các hoạt động, sinh hoạt tập thể để thu hút học sinh vào các hoạt động lành mạnh như liên hoan, văn nghệ, thi đấu thể dục, thể thao, thi hùng biện với nội dung phòng chống tội phạm, tổ chúc diễu hành, mít tinh, xem triển lãm về kết quả cuộc đấu tranh phòng chống hiện tượng vi phạm pháp luật để học sinh có thêm hiểu biết và tham gia tích cực vào mặt đấu tranh, phòng chống tội phạm nói chung và vi phạm pháp luật xâm nhập học đường nói riêng.

- Thứ năm, tích cực đổi mới, đa dạng hóa các hình thức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của từng nhóm đối tượng học sinh và các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng trung tâm: Tập trung vào một số các lĩnh vực pháp luật quan trọng như: An toàn giao thông, đất đai, khiếu nại, tố cáo, tài nguyên và môi trường, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng, chống tham nhũng … Bên cạnh đó, cần kết hợp chặt chẽ giữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với việc tổ chức thi hành pháp luật; Lồng ghép công tác phổ biến, GDPL với việc thực hiện các chương trình, các phong trào vận động khác trong trung tâm [27]

- Thứ sáu, cần tổ chức thi tìm hiểu pháp luật và hành động bảo vệ pháp luật trong trung tâm. Thông qua hệ thống các chủ đề thi, việc nghiên

cứu tài liệu và tham gia thi sẽ tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với hệ thống tri thức pháp luật, là hình thức nhằm động viên, khuyến khích học sinh tìm đọc, nâng cao hiểu biết pháp luật, nâng cao trình độ văn hóa pháp lý. Hành vi chấp hành tốt các quy định của trung tâm của cá nhân và tập thể cần được tổ chức thông qua các kỳ thi, các đợt phát động thi đua để đánh giá, động viên và quan trọng hơn là luyện tập kỹ năng, thói quen tốt trong lao động, học tập và sinh hoạt cộng đồng.

- Thứ bảy, Ứng dụng thông tin và truyền thông trong xử lý thông tin nhằm mục đích GDPL thông qua các phương tiện cá nhân và cộng đồng. Trong xã hội hiện đại, không thể bỏ qua phương tiện này, có thể là cá hình thức khuyến cáo cá nhân, tuyên truyền theo nhóm với hình thức rộng rãi, các kênh hình, kênh chữ được sử dụng tối đa nhằm làm cho đối tượng giáo dục được sống và làm việc trong môi trường tri thức pháp luật.

- Thứ tám, việc GDPL còn được bổ sung thêm bằng các hình thức treo băng rôn, biển khẩu hiệu, pano, áp phích có nội dung nhắc nhở mọi người sống và làm việc theo pháp luật, thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp luật.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

Ban giám đốc quan tâm và tạo điều kiện cho việc tổ chức hoạt động Tính tích cực của giáo viên và học sinh

3.2.4. Tích hợp GDPL trong các môn học chiếm ưu thế

* Mục tiêu

Dạy học tích hợp GDPL trong các môn học chiếm ưu thế có tính thực tiễn cao nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực

tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức pháp luật.

* Nội dung và cách thực hiện

Dạy học tích hợp GDPL trong các môn học chiếm ưu thế có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.

Trong khung chương trình đào tạo của các trung tâm có rất nhiều các môn học chiếm ưu thế để sử dụng tích hợp, lồng ghép GDPL như: Môn Địa lý, môn Sinh học, môn Ngữ văn, môn Lịch sử, môn GDCD.

Đặc biệt là môn GDCD là môn chính khoá trong nhà trường nhằm hình thành thế giới quan, nhân sinh quan ở người học, trang bị cho học sinh tri thức, hình thành thái độ, tình cảm, lòng tin đối với pháp luật. Từ đó giúp các em có hành vi đúng đắn, có khả năng điều chỉnh cuộc sống cho phù hợp với yêu cầu xã hội

Để biện pháp tích hợp GDPL trong các môn học chiếm ưu thế đạt hiệu quả cao cần lưu ý một số điểm sau:

- Trong quá trình giảng dạy tích hợp GDPL cần lựa chọn những kiến thức pháp luật phù hợp với đặc điểm môn học, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.

- Việc tích hợp cần nhấn mạnh dạy cho học sinh cách tìm tòi sáng tạo và cách vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau trong thực tế.

- Giáo viên cần chú ý xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức, kỹ năng khác nhau của các môn học và những kiến thức cụ thể cần tích hợp để bảo đảm

cho học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình vào giải quyết các tình huống tích hợp.

- Ngoài ra giáo viên cần đổi mới phương pháp giảng dạy môn GDCD.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

Giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng sử dụng tích hợp các môn học trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh

Ban giám đốc tạo điều kiện về thời gian, phương tiện dạy học.

3.2.5. GDPL thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp

* Mục tiêu

Giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp các em có cơ hội trải nghiệm góp phần không nhỏ trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh.

* Nội dung và cách thực hiện

- GDPL thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp thứ nhất cần tập trung vào các hình thức: Báo cáo chuyên đề thi tìm hiểu pháp luật; Lồng ghép nội dung pháp luật vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ; tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành các tài liệu, tờ rơi…nhằm cập nhật các kiến thức pháp luật mới, tạo niềm tin, tình cảm pháp luật cho người học. Chú trọng tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động mang tính thực hành chính trị, xã hội gắn với các hoạt động kỷ niệm lớn, các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước, của Ngành Giáo dục; các hoạt động nghiên cứu khoa học về các vấn đề pháp luật trong thực tiễn [11].

- Thứ hai hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những phương thức có khả năng đáp ứng cao nhiệm vụ giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông. Do vậy, trong thời gian qua nhiều nội dung mang tính pháp luật

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/01/2023